Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 2 trang )
Nhắc tới Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), người đời nhớ tới tác phẩm
Vũ trung tùy bút của ông. Một bút pháp nghệ thuật tinh tế, tài
hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách
kẻ sĩ Bắc Hà cuối thời Lê - Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.
Nhắc tới Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), người đời nhớ tới tác phẩm Vũ trung tùy bút của ông. Một bút
pháp nghệ thuật tinh tế, tài hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà
cuối thời Lê - Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.
Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút đặc sắc, rút trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình
Hổ.
Tùy hứng mà viết, tùy bút mà viết, cảm hứng dào dạt, dâng trào, cảnh ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm,
cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc
nơi Hồ Tây giữa thế ki XVIII, sự nhũng nhiễu cùa bọn hoạn quan khắp chốn dân gian... đã được tác giả
Vũ trung tùy bút chấm phá qua một vài nét, thế mà ta chỉ đọc qua một lần là có thể nhớ mãi.
Chuyện cũ... đã xảy ra vào khoảng năm Giáp Ngọ - Ất Mùi (1774 - 1775), đó là lúc Đàng Ngoài "vô sự",
là những năm tháng hoàng kim của Thịnh Vương (Trịnh Sâm); khi mà người ngọc Đặng Thị Huệ được
chúa sủng ái trở thành nguyên phi. Trịnh Sâm sống trong xa hoa: thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường
ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Chúa ra chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây
Hồ mỗi tháng ba bốn lần. Cảnh đón tiếp với các thứ nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có "binh lính dàn
hầu vòng quanh bốn mặt hồ"Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang "đều bịt khăn, mặc đồ đàn
bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán”
Thuyền ngự đi tới đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ... Gác chuông
chùa Trấn Quốc trở thành nơi hòa nhạc của bọn nhạc công cung đình. Đình đài, cung điện được xây dựng
"liên tục" nhằm thỏa mãn cuộc sống ăn chơi của vua chúa và bọn quan lại thời Lê - Trịnh. Bao nhiêu tiền
của, vàng bạc, châu báu, nước mắt mồ hôi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng. Phạn Đình Hổ đã được
mắt thấy tai nghe những Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh nên cách kể, cách tả của ông rất sống động.
Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc đế vương, từ chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức
hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì "sức thu lấy" trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và
chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian “không thiếu một thứ gì". Có những cây cảnh "cành lá rườm rà... như
cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rể dài đến vài trượng" phải dùng đến một cơ binh mới khiêng nổi, từ
bên bắc chở qua sông đem về. Trong phù chúa "điểm xuyết" bao núi non bộ trông lạ mắt như "bốn bể
đầu non". Vườn ngự uyển, trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề,