Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.23 KB, 2 trang )

Qua đoạn văn trên, nhà văn Minh Châu đã đưa lên trang giấy
những suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc đời. Cái nét bình dị, đôn
hậu của con người thường gần gũi với cuộc sống, quê hương và đó
là nét đẹp đích thực của con người.
Nhân vật Nhĩ trong truyện đang trong hoàn cảnh bệnh tật, không thể đi lại được. Mọi sinh hoạt cá nhân
đều phải nhờ đến các thành viên trong gia đình. Xây dựng tình huống này, tác giả muốn thể hiện thân
phận con người trong cảnh ngộ phải phụ thuộc.
Những bông hoa bằng lăng ngay từ khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Cảnh vật ấy phù hợp với căn bệnh
của nhân vật Nhĩ đến nỗi hàng ngàv phải ngồi ngửa cổ lên cho vợ, con bón từng thìa thức ăn.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy qua khung
cửa sổ vòm trời như cao hơn, những tia nắng đầu thu đang di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ
bãi bên kia sông và anh khao khát được sống.
Miêu tả cảnh sống của nhân vật trong cái khung cảnh ấy, tác giả muốn thể hiện nỗi đau của nhân vật. Là
người hoạt động, trước kia đi khắp đó đây, nay chỉ còn thấy vòm trời qua khung cửa sổ có hoa bằng lăng,
có những tia nắng sớm và còn nữa là một bãi bồi phù sa ớ bên kia sông Hồng.
Xây dựng tình huống của nhân vật, tác giá muốn thể nghiệm một điều “Con người không có gia đình,
không có quê hương, không thể sống yên lành”. Hay là tình cảm gia đình thực sự là một sự nâng đỡ chăm
sóc, đùm bọc khi một thành viên lâm cảnh ốm đau, bệnh tật.
Chính nhờ những bàn tay vợ, con, trong những ngày cuối cùng của đời mình, Nhĩ vẫn còn được thể hiện
lòng khát khao được sống. Thiên nhiên và cuộc sống bao giờ cũng phát triển, nảy nở tươi đẹp.
Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả cái chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác
thường: “ ... mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau
khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, Các chi tiết ấy cho thấy tính “khẩn
thiết” trong khát vọng được sống một cuộc sống tự do, được hưởng những giây phút bình dị trên chính
mảnh đất quê hương
Đó là một mảng đời sống đầy ý nghĩa với tất cả mọi người.
Hình như con người sắp sang bên kia thế giới, thường ôn lại những hình ảnh đầy ấn tượng ấy.
Tác giả để cho nhân vật suy ngẫm rồi rút ra một nhận xét: "Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa gia đình
trong những ngày này”.
Tác giả miêu tả rất sinh động cái bến đò ngang: “Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài lớp đàn bà đi
chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc sổ tóc ra bắt chấy”


Tác giả để cho nhân vật của mình nói đến đứa con mà anh ta tìm mãi không thấy, thì ra: “Thằng bé vẫn
cắp cuốn sách bên nách đang sa vào một dám người chơi phá cờ thế trên hè phố”.
Từ đó, nhân vật nhớ lại là mình cũng đã nhiều năm đi chơi phá cờ thế trên vỉa hè, không dứt ra được.


“Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh. Liên vẫn còn mặc
áo nâu chít khăn mỏ quạ! So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Cũng
như: cảnh bãi bồi nằm phơi mình bên kia. Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu
đựng hi sinh từ bao đời nay, và cũng chính nhờ có điều đó nhiều ngày tìm kiếm... Nhĩ đã thấy được nơi
nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
Qua đoạn văn trên, nhà văn Minh Châu đã đưa lên trang giấy những suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc đời.
Cái nét bình dị, đôn hậu của con người thường gần gũi với cuộc sống, quê hương và đó là nét đẹp đích
thực của con người.

Trích: loigiaihay.com



×