Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.2 KB, 1 trang )

Truyện được trần thuật theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu,
người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông.
Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện, nhất
là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay
Truyện được trần thuật theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ
éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện, nhất là sự việc lúc cha
con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật
xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó.
Lòng trắc ấn, sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “ Bỗng thấy
khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”. Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng:

Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.
Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể
theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận những ý nghĩ để dẫn dắt sự
tiếp nhận của người đọc, người nghe. Ví dụ đoạn: “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng
kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây
lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rốì được phần nào tâm trạng của anh”.
Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Trích: loigiaihay.com



×