Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

bài 3 Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Em hãy phân tích và chứng minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.86 KB, 1 trang )

Truyện ngắn Làng đã thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu
làng thống nhất, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai một nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
Kim Lân là một nhà văn có tên tuổi trong văn đàn Việt Nam. ông viết rất ít, suốt từ năm 1962 đến nay,
ông không viết tác phẩm nào khác ngoài hai tập truyện ngắn Con chó xấu xí và Nên vợ nên chồng. Tuy
nhiên, ông đã để lại trong lòng người đọc một dấu ấn sâu đậm, một phong cách rất riêng. Điều đó đã được
thể hiện sinh động qua truyện ngắn Làng. Tác phẩm đã cuốn hút người đọc qua việc thể hiện tinh thế và
sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, đặc biệt là khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Ông Hai là một người nông dân, sống trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông yêu cái làng quê của
mình, làng Chợ Dầu như yêu chính bản thân mình vậy. Thế nên, khi ông đi tản cư xuống vùng Bắc Giang,
ông suốt ngày khoe về làng của mình, đặc biệt là về tinh thần kháng chiến. Thế nhưng, ngay giữa cái lúc
ông Hai đang náo nức, tự hào về tin thắng lợi kháng chiến thì ông hay tin làng Chợ Dầu theo giặc. Qua
việc đặt nhân vật vào tình huống gay gắt như vậy, tác giả đã bộc lộ. tâm lí, thái độ nhân vật qua nhiều
phương diện.
Tác giả đã diễn tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, khai thác mọi biểu hiện, cử chỉ nét mặt đến suy nghĩ nội tâm bên
trong để làm nổi bật nỗi đau. xót, nhục nhã, tủi hổ ê chề, nỗi ám ảnh nặng nề, sợ hãi trong lòng ông Hai
khi nghe tin làng mình theo giặc, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được... hay ông cất tiếng hỏi,
giọng lạc hẳn đi...
Qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, ta càng thấm thía thêm nỗi lòng đau xót của ông Hai khi hay làng
mình là làng kháng chiến, ông nói một mình, khi thì chửi, hét lên rằng: Chúng bay ăn miếng cơm hay
miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Mặc dù sau đó, ông cô
trấn tĩnh, tự an ủi mình nhưng cũng không xoa dịu nỗi bực bội, u uất trong ông, một con người tình đi
khoe khắp nơi về làng - cứ như thể trên khắp thế giới này không nơi đâu tuyệt như làng ông, vậy mà lại
nghe tin làng mình theo giặc, ông tự hỏi mình: Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố
con ông mà đi bây giờ?... Tin làng Dầu theo giặc đẩy gia đình ông Hai tới nỗi bế tắc, tuyệt vọng có nguy
cơ bị đuổi. Trong ông đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, ông đã phải lựa chọn một bên là làng, một bên
là kháng chiến, là cách mạng: Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi là phải
thù. Lòng yêu nước, trung thành với kháng chiến bao trùm lên tình yêu làng. Tuy đã xác định như thế
nhưng lòng ông vẫn day dứt, tủi hổ khi nhớ về làng mình. Điều này được thể hiện qua cuộc trò chuyện
với đứa con trai mới chỉ ba tuổi, rằng nhà ta ở làng Chợ Dầu và ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Ổng
lão như đang tự nói với lòng mình, tự an ủi, vỗ về chính bản thân mình..
Thông qua việc miêu tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác diễn biến nội tâm nhân vật, ý nghĩ, cử chỉ, ngôn


ngữ, đặt nhân vật vào tình huống thử thách, bộc lộ chiều sâu tâm trạng, Kim Lân đã thể hiện tinh tế và
sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Qua đó đã thể hiện
chân thực, sinh động tình cảm yêu làng thống nhất, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai - một
nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
Trích: loigiaihay.com



×