Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.53 KB, 2 trang )

Truyện ngắn Làng gợi cho em nhiều suy nghĩ về những chuyển
biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì
kháng chiến chống Pháp. Suy nghĩ ấy đến khi em cảm nhận hết
những vẻ đẹp của nhân vật ông Hai.
Kim Lân sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống văn hoá. Nó được coi là cái nôi của vùng văn hoá Kinh
Bắc. Từ nhỏ ông đã sống ở thôn quê, vì thế ông rất gần gũi với người nông dân, gần với những thú vui,
nỗi khổ của họ.
Truyện ngắn Làng gợi cho em nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông
dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Suy nghĩ ấy đến khi em cảm nhận hết những vẻ đẹp của
nhân vật ông Hai.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhiều thành phố, làng mạc
gần thủ đô hoặc các địa phương trọng yếu tản đi nơi khác. Nằm trong vùng kháng chiến, làng Chợ Dầu
của ông Hai phải tản cư. Phải rời làng ra đi nhưng tình cảm của ông Hai luôn gắn chặt với làng. Tình cảm
ấy được thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình. Đối với ông, cái
gì ở làng ông cũng đáng tự hào. Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường.
Hai con mắt ông sáng hẳn lên, mít chuyển biến hoạt động, ông khoe làng ông có phòng thông tin rộng rãi,
có chòi phát thanh, có nhà ngói san sát, sầm uất.... Đường trong làng lát toàn đá xanh.
Sự hãnh diện về bộ mặt của làng cũng không có gì lạ lắm bởi nó xuất phát từ tình yêu của ông đối với quê
hương. Nhưng đôi khi tình yêu ấy khiến ông thái quá. ông hãnh diện cho làng có được cái sinh phần của
viên tổng đốc làng ông. Khi có khách lên chơi ông dắt ra xem cho kì được cái sinh phần ấy. Nhưng sau
Cách mạng tháng Tám, ông mới nhận ra sai lầm của mình vì chính cái làng ấy nó làm khổ ông, làm khổ
bao nhiêu người trong làng. Cái chân khập khiễng của ông bây giờ cũng vì cái làng ấy. Ông thù nó lắm,
nó không đáng để ông hãnh diện nữa. Từ ngày kháng chiến, ông không chỉ tự hào vì nó đẹp mà còn vì
làng ông tham gia kháng chiến, ông hãnh diện vì cái làng kháng chiến của mình trong những buổi tập
quân sự, có nhiều hỗ, nhiều ụ, nhiều giao thông hào để chuẩn bị cho kháng chiến.
Khi nghe anh dân quân đọc báo về tin kháng chiến, ông mừng rỡ trước những chiến thắng của ta, ông hả
hê trước thất bại của địch khiến ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! Nhưng đau khổ thay cho ông là
làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông lão trở nên sững sờ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông
lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.
Bấy lâu nay ông luôn tự hào về cái làng ấy mà nay bỗng dưng sụp đổ. Bản thân ông cảm thấy như chính
mình mang nỗi nhục của tên Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống đi về nhà nằm vật ra giường. Có lẽ từ nay


ông không còn mặt mũi nào mà nhìn bà con hàng xóm, ông không dám sang nhà bác Thứ nữa. Có lẽ chỉ
những người yêu mến tha thiết làng quê mới day dứt nhục khổ như thế. Giờ đây, trong lòng ông luôn băn
khoăn giữa hai ý nghĩ: trở về làng hay ở lại đây. Ở lại đây thì ông không còn mặt mũi nào đi đến đâu
nhưng về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ. Ổng nghĩ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù.
Nhưng cuối cùng cái điều mà ông Hai chờ đợi cũng đã đến: ông chủ tịch làng lên thông báo làng Chợ
Dầu không đi theo Việt gian, ông vui mừng không tả xiết. Ông đi đến sẩm tối mới về với vẻ mặt rạng rỡ
và còn chia quà cho bọn trẻ, rồi ông sang nhà bác Thứ, đi hết nơi này đến nơi khác thông báo làng ông
không theo Việt gian cho mọi người.


Trong ông Hai luôn cháy bỏng tình yêu tha thiết với làng lộ rõ trên gương mặt của ông: ông vui sướng khi
kể về làng Chợ Dầu của ông và ông cảm thấy khổ nhục nếu làng theo giặc, ông Hai chính là đại diện cho
những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Người
nông dân đã ý thức rõ hơn vai trò, nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp giải phóng. Ý thức ấy đã chuyển
thành những hành động cao cả và tốt đẹp.
Trích: loigiaihay.com



×