Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.09 KB, 1 trang )

Những bài thơ đó sẽ đi sâu vào tâm thức và tinh thần của mọi
người. Nó như là một sức mạnh mãnh liệt thúc đẩy, giúp họ chiến
thắng những khó khăn, gian khổ của chiến tranh.
Phạm Tiến Duật và Chính Hữu là hai nhà thơ đã từng sống và trải qua sự khốc liệt, hiểm nguy của chiến
tranh, có lẽ chính vì thế hai nhà thơ này đã sáng tác ra Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Đồng chí hay
đến vậy.
Cả hai bài thơ đều ca ngợi những tấm gương yêu nước, bất chấp những khó khăn, gian khổ vì một lòng
muốn bảo vệ Tổ quốc. Họ đều có những lí tưởng sống thật cao đẹp, vĩ đại, họ là những con người vì nước
quên mình, sống trong chiến tranh vẫn ấm áp tình đồng đội (Đồng chí) vẫn lạc quan yêu đời (Bài thơ về
tiểu đội xa không kính), ở Đồng chí toát lên sự mộc mạc, sự ấm áp của tình đồng đội, của những người
anh em cùng một hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn luôn sát cánh bên nhau trong lúc gian khổ nhất, lúc
ốm đau, bệnh tật họ đều có nhau. Còn ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính thì ta lại thấy có sự sôi nổi, ung
dung lạc quan yêu đời của người lính lái xe tuy không có đảm bảo về phương tiện nhưng họ vẫn ung
dung, bất chấp hiểm nguy. Cả hai bài thơ đều nói lên được sự dũng cảm của những người lính Cụ Hồ ở
trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Đọc hai bài thơ, ta thấy được những phẩm chất đẹp của họ nhưng
đọc bài Đồng chí ta thấy có sự sâu lắng, trầm tư, còn ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính thì giọng điệu
sôi nổi, lạc quan. Đó chính là sự khác nhau giữa những người lính chống Pháp và những người lính chống
Mĩ. Những người lính chống Pháp thì ra đi theo sự bắt buộc bảo vệ đất nước còn những người lính chống
Mĩ ra đi theo tiếng gọi bảo vệ hoà bình, bảo vệ đất nước nên họ có sự lạc quan, yêu đời, vô tư. Ý thức của
những người lính chống Mĩ giác ngộ cao hơn, sẵn sàng bất chấp hiểm nguy mà không hề tiếc nuối, không
có sự băn khoăn. Họ cũng có khó khăn thiếu thốn nhưng vượt lên trên tất cả họ đều chiến đấu vì Tổ quốc,
vì quê nhà. Bằng những phương pháp miêu tả, tự sự, biểu cảm, hai tác giả đều khắc hoạ được hình tượng
của người lính vừa đẹp vừa chân thực, mộc mạc.
Những bài thơ đó sẽ đi sâu vào tâm thức và tinh thần của mọi người. Nó như là một sức mạnh mãnh liệt
thúc đẩy, giúp họ chiến thắng những khó khăn, gian khổ của chiến tranh.
Trích: loigiaihay.com



×