Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.34 KB, 2 trang )
Sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê; Trịnh và khí thế sấm
chớp của phong trào Tây Sơn là chủ đề nổi bật của Hoàng Lê nhất
thống chí mà độc giả cảm nhận được.
1. Tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi
chép (như báochí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước
của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình
thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh
Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc
Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm
lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn
Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
Hoàng Lê nhất thống chí còn gọi là An Nam nhất thống chí. Trong đó, các hồi 4 (Nguyễn Huệ kéo quân
ra Bắc Hà...), hồi 5 (Nguyễn Huệ lấy Ngọc Hân công chúa), hồi 14 (Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh) là
hấp dẫn nhất. Sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê; Trịnh và khí thế sấm chớp của phong trào Tây
Sơn là chủ đề nổi bật của Hoàng Lê nhất thống chí mà độc giả cảm nhận được.
2. Tóm tắt Hồi thứ mười bốn
Trong bản chữ Hán, Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí có tựa đề: Chiến Ngọc Hồi Thanh sư bại tích Khí Long Thành Lê đế như yên, có nghĩa là: “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận – Bỏ Thăng Long,
Chiêu Thống trốn ra ngoài".
Có thể tóm tắt như sau:
Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long “không mất một mũi tên, như vào chỗ
không người". Y rất “kiêu căng buông tuồng"', quan quân chỉ lo ăn chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã
thì y nói: “Ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân
Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến
mà xem!" Bọn tay sai thì “vui mừng" vì được “thấy lại bóng mặt trời” dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống
trong tình trạng “võ lắng, văn im, thảy đều bê trễ ”
Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về
mối lo tình hình của giặc. “Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân... ra
Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần...". Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân “nhớ nhà” mà chống chọi thì
"địch sao nổi”. Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, “tha thiết xin xuất quân”
liền bị y quở trách.