Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Trang điểm cơ bản 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 165 trang )

BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Nhập môn Make up cơ bản(Trang
điểm)
Tác giả: Park Sojeong, Lee Hye Jin

Hun Min Sa


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

LỜI MỞ ĐẦU
Make up (trang điểm) có từ rất xa xưa, nó là một trong những phương tiện quan trọng nhất để thể
hiện cái đẹp, thể hiện cá tính của người phụ nữ. Khi chúng ta ngày càng quan tâm đến hình ảnh
bề ngoài thì làm thế nào make up một cách đẹp nhất, kỹ xảo nhất là mối quan tâm lớn của rất
nhiều phụ nữ. Chính vì thế mà make up đã được đưa vào giảng dạy tại trường đại học, tại trung
tâm văn hóa và tại các học viện và nhận được rất nhiều quan tâm từ các sinh viên.
Để thay đổi hình ảnh của bản thân thì chính chúng ta phải là những chuyên gia make up, điều
quan trọng nhất là chúng ta phải học từ cơ bản make up, những định nghĩa, lý luận cho đến thực
tế có như vậy chúng ta mới hiểu cơ bản. Để có thể make up một cách kỹ xảo nhất chúng ta phải
đi từ dễ trước, đây chính là nội dung chi tiết về make up thông qua giáo trình nhập môn make up
└Basic Make -up┐( trang điểm cơ bản).
Chương 1 của quyển sách này để giúp chúng ta hiểu cơ bản make up là như thế nào, nó đề cập
đến giới thiệu khái quát, nguồn gốc, phân tích theo các thời kỳ, phân tích khuôn mặt, quản lý
từng loại da, nguyên liệu và dụng cụ trang điểm, phân tích màu…Chương 2 nói đến cách make


up làm sao đẹp nhất theo khuôn mặt, phụ thuộc da của từng người bằng việc thực hành thực tế.
Chương 3 theo chủ đề, make up cho phái đẹp từ make up tự nhiên đến make up trong lễ cưới, từ
make up cơ bản đến make up kỹ xảo.
Để hiểu rõ các chương chúng tôi có chèn them hình ảnh và phần mềm đồ thị(illust), để cho sinh
viên hiểu một cách chính xác và nắm bắt chi tiết. Chúng tôi khi vọng các bạn đọc quyển sách này
và có những lời khuyên hữu ích nhất dành cho chúng tôi. Tài liệu này là tài liệu nhập môn cơ bản
make up mong rằng sẽ giúp được nhiều cho các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà xuất
bản, và giám đốc Kim Jeong Soe đã mang đến cho chúng tôi quyển sách bổ ích này.


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

MỤC LỤC MAKE UP CƠ BẢN
1. Khái quát chung về make up .13
1) Định nghĩa make up .13
2) Mục đích của make up. 16
3) Phân loại của make up .17
4) Lưu ý khi make up .18
2. Khởi nguồn của make up .19
1) Lý thuyết bảo vệ da.19
2) Lý thuyết trang điểm.21
3) Lý thuyết về sự quyến rũ với người khác giới .21
4) Lý thuyết về tôn giáo .22
5) Lý thuyết về việc biểu thị địa vị, thân phận .22
3. Phân tích make up theo các thời kỳ.24
1) Lịch sử văn hóa trang điểm Hàn Quốc .24
2) Make up theo thời kỳ của Châu Âu.30
4. Phân tích khuôn mặt.59
1) Tên theo phần của khuôn mặt.59

2) Cân bằng của khuôn mặt(face proportion).61
3) Phân tích từng khuôn mặt.63
5. Quản lý loại da.66
1) Da trung tính(normal skin).66


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
2) Da khô( dry skin).68
3) Da dầu(oily skin).70
4) Da hỗn hợp(combination skin).71
6. Phân tích theo màu sắc. 73
1) 3 yếu tố phân loại màu. 73
2) Hỗn hợp màu.75
3) Tông màu(tone).76
4) Phối màu.77
5) Hình ảnh của màu sắc chủ yếu.81
6) Hình ảnh được phối màu. 85
7) Chuẩn đoán màu của bản thân(personal color)
7. Dụng cụ make up.91
1) Mút trang điểm.91
2) Bông phấn .92
3) Cọ trang điểm.92
4) Dụng cụ khác .95

Kỹ xảo make up
1. Make up cơ bản .99
1) Make up cơ bản .99
2) Nền(foundation) .102
3) Phấn phủ(face powder) .107

2. Make up lông mày .109
1) Mục đích .109
2) Chủng loại .109


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
3) Mục đích sử dụng từng màu lông mày .110
4) Phương pháp sửa. 110
5) Phương pháp kẻ cơ bản .111
6) Minh họa hình ảnh theo các loại lông mày .111
3. Make up mắt .113
1) Phấn mắt(eye shadow).113
2) Bút kẻ mắt.123
3) Chuốt mi( mascara).126
4) Lông mi giả(false eyelashes) .127
4. Make up Môi( Lip make up) .129
1) Mục đích. 129
2) Chủng loại .129
3) Màu.131
4) Phương pháp.132
5) Hình ảnh minh họa theo viền môi .133
6) Make up kỹ xảo theo từng loại môi .133
5. Make up gò má( Cheek make up) .135
1) Mục đích .135
2) Chủng loại của phấn má hồng .135
3) Hình ảnh theo màu .135
4) Phương pháp make up gò má.137
5) Kỹ xảo cơ bản .137
6) Make up kỹ xảo gò má theo từng khuôn mặt.138


Make up theo chủ đề


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
1. Make up tự nhiên.143
1) Make up tự nhiên biểu hiện da không sáng bóng.143
2) Make up tự nhiên thể hiện làn da sáng bóng.145
2. Make up theo mùa.148
1) Mùa xuân.148
2) Mùa hè.150
3) Mùa thu.153
4) Mùa đông.155
3. Make up khi phỏng vấn .158
4. Make up hình ảnh( Photo make up).160
1) Make up ảnh đen trắng.160
2) Make up ảnh màu.163
5. Make up dự tiệc .166
1) Make up cơ bản .166
2) Make up lông mày.166
3) Make up mắt.166
4) Make up môi.167
5) Make up gò má.168
6. Make up mặc hanbok.169
1) Make up cơ bản .166
2) Make up lông mày.166
3) Make up mắt.166
4) Make up môi.167
5) Make up gò má.168



BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
7. Make up fashion(thời trang).172
1) Make up thời trang cao cấp(haute couture).174
2) Trang điểm diễn xuất.178
8. Make up lễ cưới .181
1) Ảnh thanh lịch và chững chạc .181
2) Ảnh lộng lẫy và trang hoàng.183


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Nhập môn Make up cơ bản(Trang điểm)


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

1. Khái quát chung về make up(trang điểm)
1) Định nghĩa về make up
Make –up(trang điểm) trong từ điển có nghĩa là “làm cho hoàn chỉnh”, “ trang điểm chỉnh
sửa cho đẹp”. Nó là hành động sửa sang bản thân cho đẹp nhất, nâng cao điểm mạnh bổ sung
những khiếm khuyết còn thiếu. Theo từ ngữ chuyên dụng chúng ta vẫn thường hay sử dụng
đó là trang điểm, thoa son phấn lên khuôn mặt làm cho khuôn mặt trở nên rực rỡ, đồng thời
mặc trang phục đẹp phù hợp với trang điểm.
Trang điểm làm cho bản thân trở nên đẹp hơp, người ta còn nói đó là phương tiện ngụy trang
chính mình, chỉnh những phần không đẹp, che xấu phần khuyết điểm trở thành người đẹp

nhất trong mắt mọi người. Sau thời đại khai hóa văn minh tiếng ngoại lai được sử dụng phổ
biến, và đề cập đến lĩnh vực này có rất nhiều nghĩa được sử dụng như làm đẹp, trang điểm
làm cho đẹp lên. Trong tiếng Hàn Quốc có nhiều từ đơn giản tương ứng với nghĩa trang điểm
như 장식(phiên âm là jang sik) có nghĩa là trang trí, 단장 (phiên âm là tan jang): trang điểm,
야용( ya yong) có nghĩa là hóa trang cho khuôn mặt trở nên đẹp hơn. Mỹ phẩm cũng có
những từ như sau 장식품 (jang sik pum) có nghĩa là phụ kiện,장렴 (jang ryom): đồ trang
điểm, 장구(jangku) công cụ trang điểm. Các từ trên trong cách thể hiện có chút khác nhau,
nghĩa gần giống nhau.


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Khi trang điểm khuôn mặt thì họ sử dụng từ 야용( ya yong) có nghĩa là hóa trang cho khuôn mặt
trở nên đẹp hơn, còn khi chỉnh sửa trang phục cho phù hợp với trang điểm người ta sử dụng
từ 단장 (phiên âm là tan jang): trang điểm, khi trang điểm hàng ngày thì sử dụng từ 장식(phiên
âm là jang sik) có nghĩa là trang trí, trang điểm, trong trường hợp ăn diện từ phụ kiện đến cách
ăn mặc người ta cũng dung từ 장식(phiên âm là jang sik) có nghĩa là trang trí, trang điểm. Có
điều đặc biệt là khi ăn mặc một cách lộng lẫy chỉnh tề người ta sử dụng bằng từ 성장(phiên âm
là song jang) nghĩa là ăn mặc chỉnh tề.
Tương tự như vậy tùy theo mức độ trang điểm mà biểu hiện bằng các từ tiếng Hàn khác nhau.
Trong trường hợp trang điểm nhẹ nhàng thì gọi là 담장(tam jang), trong trường hợp màu hóa
trang đậm thì có thể phân loại thành 3 từ sau 농장(nong jang).단장(tan jang), 성장(song jang).
Ngay cả cách trang điểm ngày xưa của Hàn Quốc và thời đại bây giờ khác nhau nên người ta
dùng từ khác nhau cho khái niệm làm đẹp này ví dụ như 화.가식(phiên âm là hoa sik, ga sik)
đều với nghĩa làm đẹp. Cách trang điểm không sặc sỡ hoặc không trang điểm cho khuôn mặt nhỏ
lại, mà tập trung trọng tâm vào trang điểm nhẹ nhàng nên có sử khác biệt cách trang điểm giữa
hai thời đại.



BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Những người phụ nữ bình dân, giản dị có có cách trang điểm thường ngày khác với những người
trang điểm vì người khác mà phục vụ. Nó phân thành hai loại cách trang điểm cho bản thân và
trang điểm phục vụ mục đích công việc như 기생(gi seng): kỹ nữ,무녀(mu nio): nữ pháp sư,
악공(ak kong): nhạc công...
Đề cập đến từ ngoại lai tiếng Hàn vay mượn cả tiếng anh ví dụ 페인팅 phát âm của từ painting,
từ tiếng pháp 마뀌아쥬 phát âm chính là từ maquillage, 토일렛 phát âm là toilet. Từ make up
trong tiếng Hàn đầu tiên sử dụng là từ 페인팅 phát âm của từ painting vào thế kỷ 16 trong vở
kịch Shakespeare. Từ thế kỷ 16-17 có thêm nguyên liệu chì trắng người ta vẫn gọi là 페인팅
phát âm của từ painting, sau đó thì sự kết hợp các hương liệu và màu sắc nên bắt đầu có trang
điểm có nhiều màu sắc hơn trên khuôn mặt.
Đầu thế kỷ 17 nhà thơ Richard Crashou đã sử dụng từ 메이크업 phát âm của từ make up, có
nghĩa là hành vi đề cao vẻ đẹp quyễn rũ của người phụ nữ thì gọi là make up(trang điểm). Sau đó
vào thế kỷ 20 mỹ phẩm Max Factor xuất hiện trong Hollywood , nhiều công ty mỹ phẩm sử dụng
từ make up. Và hiện tại từ make up(trang điểm) sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong giới trẻ
ngày nay.
Trong thời đại ngày nay make up được sử dụng là phương tiện thể hiện cá tính của bản thân, đã
vượt qua khái niệm không chỉ là trang điểm tập trung vào khuôn mặt thông thường. Người ta
nhận thấy rằng nó là một lĩnh vực phải đòi hỏi sự chuyên nghiệp không chỉ làm sao trang điểm
cho khuôn mặt đúng với mục đích, vai trò mà chính là việc thay đổi hình ảnh tổng thể bản thân.
Thông qua cách trang điểm nó sẽ thể hiện nội tâm bên trong và xúc cảm bên ngoài.
(1)

Nguồn gốc của từ make up


Nó là từ kết hợp của hai từ “make”(làm), “up”(tăng lên), chính là việc làm cho hiệu quả tăng lên.
(2)

Ý nghĩa trong từ điển

Nó có nghĩa là làm cho hoàn thiện hơn, làm cho đẹp hơn đầy đủ hơn.
(3)

Ý nghĩa thông thường

Đó chính là việc trang điểm cho khuôn mặt để bề ngoài trông đẹp hơn.
(4)

Ý nghĩa rộng


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
Bổ sung vào những khuyết điểm, nhấn mạnh đến ưu điểm của bản thân, nói đến quá trình cải
thiện hình ảnh của bản thân trở nên đẹp hơn.
2)

Mục đích của make up

Mục đích của make up chính là việc làm cho hình ảnh bản thân trở nên khác tùy theo văn hóa
từng nước, với mục đích tích cực , nó là một khái niệm trìu tượng để chỉ cái đẹp. Hành vi make
up trong thời hiện đại chính là phần rất quan trọng ảnh hưởng đến khía cạnh tâm lý, ảnh hưởng
đến cảm giác hiệu quả giống như sinh lý học và xã hội học.
(1)


Mục đích bảo vệ da

Có thể bảo vệ da tránh bụi bặm, chất ô nhiễm, tia tử ngoại bên ngoài
(2)

Mục đích trang điểm làm đẹp

Làm hoàn thiện hơn những khuyết điểm bề ngoài, theo bản năng ham muốn cái đẹp của con
người, nhấn mạnh đến những ưu điểm.
(3)

Mục đích có khả năng xã hội

Vì cuộc sống sinh hoạt xã hội, nó có hiệu quả tích cực trong việc làm cho bản thân tự tin hơn
mặc dù có những khuyết điểm bên ngoài.
(4)

Mục đích giá trị theo đuổi là tâm lý

Biểu hiện khía cạnh tâm lý như giá trị theo đuổi, tính cách của bản thân...
3)

Phân loại make up

(1)

Make up làm đẹp thông thường

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày make up thường biểu hiện chủ yếu trong make up tự nhiên

ngày thường, make up theo mùa, make up mặc quần áo hanbok(trang phục truyền thống của Hàn
Quốc), make up trong lễ cưới.
(2)

Make up hình ảnh

Make up biểu hiện trong quảng cáo và trên màn hình như TV,CF, phim và hình ảnh.
(3)

Make up sân khấu

Make up thể hiện trên sân khấu với nhiều cá tính các nhau như múa, kịch, opera, âm nhạc...
(4)

Make up nghệ thuật


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
Make up thể hiện và tổng hợp trong các khía cạnh nghệ thuật như fantasy, painting face(vẽ khuôn
mặt), painting body( săm hình toàn thân).

(5)

Trang điểm đặc biệt

Bao gồm trang điểm nổi bật như fim 3D cùng với công việc trang điểm như quảng cáo hình ảnh,
trang điểm giả làm vết thương như trong các bộ phim, sản xuất hình ảnh trưng bày các phụ kiện,
khi đó cần trang điểm sặc sỡ để làm nổi bật khuôn mặt hoặc bộ phận nào đó trên cơ thể con
người.


4)

Những lưu ý khi trang điểm làm đẹp

(1)

Trước tiên bản thân phải nắm bắt được ưu điểm tai, mắt,mũi,
môi trên tổng thể khuôn mặt. Làm sao make up thể hiện được hình ảnh tự nhiên nhất mà
không phải là sự make up giả tạo.

(2)

Make up cơ bản( base make-up) chính là việc lựa chọn màu sắc
của da, loại da, độ nhạy cảm của da, cân chỉnh trái phải cho phù hợp với tổng thể make
up.

(3)

Khi make up tạo ra hình ảnh nhất quán, hài hòa màu sắc da và
màu sắc make up, giữa khuôn mặt, lông mày, môi, má phải được hài hòa, phù hợp và cân
đối.

(4)

Khi make up thì phải lựa chọn thời gian(time), địa điểm(place),
chủ thể(objection), hài hòa hình ảnh bản thân với tổng thể như trang phục, tóc phải phù
hợp với bầu không khí tham gia. Nếu là ban ngày, khi make up đi chơi ngoài trời thì
make up tự nhiên. Nếu là ban tối chơi trong nhà thì lựa chọn ánh sáng nhân tạo để make
up cho phù hợp. Make up làm sao phối màu phù hợp, để nổi bật đường nét trên khuôn

mặt. Khi nắm rõ được mục đích và nơi mình đến thì sẽ có cách make up cho đẹp và phù
hợp.

(5)

Make up trọng tâm vào một điểm(one point make up) nhấn
mạnh vào mắt hoặc môi. Khi biết cần phải make up nhấn mạnh vào điểm nào thì sẽ cách
make up cho phù hợp. Nếu xung quanh mắt có nhược điểm thì make up nhấn mạnh vào
môi, khi môi có khuyết điểm thì make up nhấn mạnh vào mặt.

2.

Nguồn gốc cuả make up

Có rất nhiều học thuyết thể hiện rõ lý do và nguyên nhân của make up tuy nhiên nó vẫn chưa
được xây dựng một cách bài bản và cụ thể. Căn cứ theo tính cần thiết và theo bối cảnh thời


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
đại mà đã có cách phân tích khác nhau. Make up phát triển không ngừng qua các thời kỳ,
phản ánh cốt lốt cơ bản của thời kỳ đó như tình hình xã hội, tính cần thiết việc bảo tồn nòi
giống và hơn hết đó chính là nhu cầu theo đuổi thẩm mỹ của bản thân.
Có rất nhiều quan điểm đa dạng liên quan đến nguồn gốc của makeup và điển hình là những
quan điểm như make up là đồ bảo vệ, đồ trang trí, đồ quyến rũ người khác giới, make up để
chỉ tôn giáo, make up để thể hiện địa vị, thân phận.
1)

Đồ bảo vệ


Theo bản năng của con người đồ bảo vệ chính là việc trang điểm các đồ đó nhằm mục đích
che đậy hoặc ngụy trang để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh như khí hậu
siêu tự nhiên, động vật, côn trùng, kẻ thù…
Trong thời đại nguyên thủy thì người ta sử dụng lông chim, sừng động vật bốn chi, lá cây,
phối màu cùng với thực vật lên cơ thể người hoặc khuôn mặt như là đồ trang trí phù hợp với
môi trường thiên nhiên, hành động đó để thể hiện tính dũng cảm, tính tự tôn uy hiếp kẻ thù
xung quanh trong các cuộc chiến với dã thu và loài người nguy hiểm hoặc đó là phương tiện
để ngụy trang bản thân.

Nữ hoàng bức tượng Nefertiti
(B.C.Khoảng năm 1355)

Phụ nữ thời Ai Cập cổ đại sử dụng kohl và để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời họ trang
điểm cho mắt đậm lên. Họ còn sử dụng hương liệu để bảo vệ da khỏi các con côn trùng. Hơn
nữa họ còn xăm trên cơ thể giống như một là bùa thần hộ mình tránh tai ương hoặc ma quỷ
chêu trọc xung quanh.
2)

Đồ trang sức

Ý nghĩa make up bắt đầu từ nhu cầu theo bản năng của con người là muốn mình đẹp lên và
thể hiện con mắt thẩm mỹ thông qua việc make up lên khuôn mặt và cơ thể con người.


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Từ thời đại nguyên thủy con người đã sử dụng nguyên liệu bùn đất với nhiều màu sắc khác
nhau hoặc xăm hoặc chạm trổ, vẽ trên da với nhiều hình khác nhau như thêu có hình động
vật, hoa tự nhiên. Hành động đó chính là cách họ thể hiện cái đẹp của bản thân thông qua

việc vẽ hình hài lên khuôn mặt và cơ thể. Dần dần thì văn hóa quần áo cũng xuất hiện và phát
triển, việc make up từ đó lấy trọng tâm là khuôn mặt thể hiện nhu cầu thẩm mỹ của bản thân.
Các hoạt động make up trở nên đa dạng và phong phú hơn qua các thời kỳ.
3)

Đồ quyễn rũ người khác giới

Bộ tộc Châu Phi

Ý nghĩa của make up cũng bắt đầu từ ý nghĩa make up để quyễn rũ người khác giới. Thông
qua việc trang điểm cho cơ thể họ chứng tỏ cho người khác giới biết về mức độ quyến rũ giới
tính của mình. Make up thể hiện nhu cầu rất bản năng của con người là tình yêu năm nữ,


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
vượt quá giới hạn của thời đại. Tuy khác nhau về tiêu chuẩn thẩm mỹ thời đại nhưng đều
chung mục đích cho người khác giới thấy được tình yêu và cái đẹp. Tại thời kỳ này họ đã
trang điểm và sử dụng đồ trang sức tạo nên nhiều màu sắc trên cơ thể và khuôn mặt.
4)

Học thuyết make up để chỉ tôn giáo

Ý nghĩa của make up cũng bắt đầu từ tư tưởng tôn giáo, là hành động mang tính chất tôn giáo
nguyên thủy họ luôn cầu mong may mắn, đẩy những vận xấu tai ương ra khỏi cuộc đời.
Bằng những hành động đó họ sử dụng mùi hương hoặc đa màu sắc trên cơ thể thể hiện huyền
bí, mang màu sắc tôn giáo để loại bỏ những nguy hiểm luôn rình rập như nguy hiểm siêu tự

nhiên, bệnh tật, ma quỷ, tai ương…


Ý thức Jecheon Ấn Độ

Để đuổi linh hồn ma quỷ và thờ cúng thần thánh họ sử dụng màu trắng với ý nghĩa thuần
khiết, màu đỏ để tránh máu. Thời Ai Cập cổ đại họ trang trí trên khuôn mặt nhiều màu sắc
sặc sỡ, ăn mặc sạch sẽ, rắc mùi thơm trên cơ thể để đi cúng thần linh. Ngày nay trên thế giới
có rất nhiều di tích mà nhìn qua đó chúng ta thấy được dấu tích make up bằng trang phục
quần áo tôn giáo thiêng liêng và thần thánh.
5)

Quan điểm make up để chỉ thân phận, vị trí, địa vị

Ý nghĩa của trang điểm cũng bắt đầu từ quan điểm make up để chỉ thân phận, địa vị, nòi
giống, giới tính, tính dân tộc của bản thân. Trong thời kỳ lịch sử này những kẻ thống trị luôn
trang điểm một cách sặc sỡ để phân biệt với dân thường trong các lễ hội hoặc các cuộc họp
mặt, cách trang điểm như vậy thể hiện sự uy nghiêm và cái đẹp. Kiểu tóc cũng để phân biệt
người chưa lập gia đình và lập gia đình, thể hiện giới tính. Thêm vào đó phụ nữ tại Ấn Độ để
phân biệt người chưa lập gia đình và người lập gia đình người ta sử dụng chấm màu đỏ thể
hiện người đã lập gia đình.
Make up cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phân biệt giữa các nòi giống
hoặc ở bộ tộc Châu Phi giữa các bộ tộc họ thể hiện thân phận, địa vị của trưởng tộc bằng
cách đeo đồ trang sức khác nhau, xăm hình hoặc trang điểm đa màu sắc.


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Chấm màu đỏ của người phụ nữ Ấn Độ


BASIC MAKE UP

Nhập môn make up cơ bản
3.

Phân tích make up qua các thời kỳ

1)

Văn hóa trang điểm của Hàn Quốc

Từ thời tiền sử Hàn Quốc đã có tiền sử là make up(trang điểm) làm đẹp. Trong thời kỳ đồ đá
họ cũng trang điểm bằng cách lấy da động vật hoặc cây cỏ trang trí. Hyperborean địa phương
Mãn Châu thì bôi mỡ lợn vào mùa đông để da được mìn màng và đã biết cách làm cho hình
ảnh mình thêm đẹp hơn.
Thần thoại Tangun hổ và gấu sau này trở thành con người ăn tỏi và ngải cứu, trong vòng 100
ngày không nhìn ánh sáng mặt trời. Kẻ thống trị trong xã hội cổ đại là người da màu trắng,
với suy nghĩ da màu trắng đẹp hơn nên họ phân tích quan điểm này gọi là ma thuật để hóa
trang.
Đến hiện tại thì họ vẫn quan niệm người có da màu trắng là người cao quý. Người gần đây
nhất khu vực Altai cũng có thần thoại về người da trắng. Ngải cứu và tỏi được xem xét là
nguyên liệu làm đẹp hữu hiệu và hiệu quả để làm trắng da. Những người cổ đại Hàn Quốc họ
rất quan tâm đến làm đẹp ra và bảo vệ da trong mùa đông.
Tùy theo gia cấp và thân phận mà họ có cách trang điểm khác nhau và họ đã sử dụng và làm
nhiều đồ trang sức từ đá, vỏ con hến, xương động vật 4 chân.


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

(1) Thời kỳ Tam Quốc
Từ thời kỳ Tam Quốc, chúng ta có thể nhìn thấy được văn hóa trang điểm cũng như mỹ phẩm thông

qua những ghi chép và di vật còn lưu lại, một trong số đó là bức bích họa trong ngôi mộ cổ ở Soosanri. Vị
phu nhân của bức bích họa trong ngôi mộ cổ ở Soosanri đầu đội khăn chum, môi và má được tô son, còn
nhân vật chính trong bức bích họa Ssangyoungchong trông có vẻ như đều là nữ quan và thị nữ nhưng tất
cả đều trải đầu đẹp đẽ, lông mày tỉa ngắn và đậm, má được tô son. Bên cạnh đó, tóc các nhân vật đều
được buộc ra phía sau, tô son ở trán, trên đầu trang trí bằng cẩm đằng và họ trang điểm không phân biệt

thân phận.
Bích họa trong ngôi mộ cổ ở Soosanri

Bích họa Ssangyoungchong

Hiện nay hầu như không còn bất kỳ ghi chép nào về trang điểm của người Baekje, nhưng trong sử thư
của người Nhật cũng như cuốn “Tam tài đồ hội(三才圖會)” có ghi chép lại rằng người Nhật Bản đã học
kỹ thuật làm mỹ phẩm và cách trang điểm từ Baekje, vậy nên có thể đoán được rằng vào thời kỳ đó
Baekje có những kỹ thuật trang điểm rất tiến bộ. Hơn nữa, các ghi chép còn nêu ra rằng người Baekje
trang điểm khá mỏng, chứng tỏ họ thích trang điểm nhẹ.

Hòm đất của người Baekje


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản
Người Shilla chịu ảnh hưởng từ tư tưởng thể chất và tinh thần hợp nhất, tức „thể chất đẹp sẽ chứa
những linh hồn đẹp‟ nên họ rất coi trọng việc chăm sóc ngoại hình. Các công tử của tầng lớp quý tộc
thường trang điểm với vẻ đẹp của các thiếu niên và đeo đủ các loại trang sức như hoa tai, vòng cổ, vòng
tay, nhẫn v.v. Không chỉ vậy, người Shilla không kể tầng lớp, thân phận còn đeo túi hương, bấm lỗ tai và
đeo khuyên tai v.v. Họ làm ra son rồi tô lên môi, má và trán, ngoài phấn trắng ra người ta còn sử dụng
phấn màu làm từ Sơn đan(山丹: Nhị đỏ của hoa bách hợp). Kỹ thuật làm mỹ phẩm của Shilla còn phát
triển hơn Nhật Bản, có ghi chép
thuật lại rằng năm 692 một vi sư đã làm ra

phấn và được tặng thưởng. (Có thể
nói việc tạo ra phấn từ khoảng thế kỷ7 là
một phát minh lớn chưa từng có
trong lịch sử phát triển mỹ phẩm thế giới)

Lư hương
Sau Shilla, tại Goguryeo và Baekje từ khoảng thế kỷ 4~6 Đạo Phật được truyền bá và thờ phụng rộng
rãi, sự thanh khiết và thanh tịnh được đề cao nên việc tắm rửa đã được phổ biến hóa. Điều này giúp thúc
đẩy sự phát triển cả các vật dụng dùng trong tắm rửa, và việc sử dụng cám gạo làm đẹp da tăng lên.Tuy
nhiên, tầng lớp thường dân lại dùng xà bông được làm từ vỏ đỗ tương, đỗ xanh.Loại xà bông này sau khi
sử dụng sẽ lưu lại mùi trên cơ thể nên được sử dụng luôn như nước hoa, hương liệu.

(2) Thời kỳ Goryeo
Thời kỳ Goryeo là thời kỳ hưng thịnh về văn hóa, Thái Tổ khích lệ văn hóa trang điểm, mối quan tâm
về cái đẹp ngày càng được nâng cao.
Vào đầu thời kỳ Goryeo, cách trang điểm Bundae (粉黛化粧) rất thịnh hành mà trọng tâm là kỹ nữ ở
các giáo phường đã được thể chế hóa. Trang điểm Bundae là cách trang điểm rất đậm ở thời kỳ đó với
đầu được trải bóng bằng dầu, mặt được đánh nhiều phấn trắng, lông mày được kẻ mảnh và rõ rồi tô
son.Đây là cách trang điểm có thể nói là gợi tình, tượng trưng cho kỹ nữ.
Con gái trong các gia đình thường dân tránh sử dụng cách trang điểm Bundae thường đánh một lớp
phấn mỏng, nhẹ lên mặt, không tô son, kẻ lông mày rộng và đeo túi hương .
Các dụng cụ trang điểm thời kỳ Goryeo ngoài vàng, bạc, đồng còn chế tạo hàng loạt đồ bằng sứ rất
bền và đẹp, hiện nay còn giữ lại đươc khá nhiều.Dụng cụ trang điểm thời kỳ Tam Quốc chủ yếu là bằng
đất và gỗ nên hầu như đã bị hư hỏng. Dụng cụ trang điểm tiêu biểu như gương đồng, lọ đựng nước hoa,
hộp son, hộp phấn v.v, đặc biệt gương đồng được chế tạo một cách tinh xảo cho thấy trình độ trang điểm
cao và mức độ quan tâm đến trang điểm cũng nhiều. Hộp trang sức khảm màu ngọc trai được phát triển
từ hộp trang sức bằng đất (hiện được bảo tàng quốc gia Kyeongju cất giữ) của Shilla, có giá trị nghệ thuật
rất cao, dụng cụ trang điểm bằng sứ xanh, sứ trắng v.v thích hợp hơn tất cả các chất liệu khác khi cân
nhắc mức độ an toàn cho mỹ phẩm.



BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

1. Hộp son
2. Hộp hương
3. Gương
4. Hộp đựng đồ trang điểm

(3) Thời kỳ Joseon
Đầu thời kỳ Joseon, tầng lớp thống trị lấy nguyên lý Nho giáo làm căn bản của xã hội, nhấn mạnh cần
kiệm, cấm tự do luyến ái và ra khỏi nhà. Nữ giới coi trọng phẩm hạnh đoan chính và cơ thể thanh khiết
nên văn hóa tắm rửa ngày càng phát triển, vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong được đồng nhất, thậm chí
việc nữ giới trang điểm còn được coi là hành vi thất đức. Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất mỹ
phẩm ở thời kỳ Joseon bị lụi tàn hay việc trang điểm bị biến mất mà thậm chí còn thúc đẩy sự phân nhánh
của khái niệm trang điểm.
Nữ giới ở tầng lớp thường dân trang điểm sinh hoạt nhẹ nhàng, còn đối với nữ giới ở các tầng lớp đặc
trưng như cung nữ, kỹ nữ lối trang điểm Bundae ngày càng rõ rệt hơn. Trong lối trang điểm sinh hoạt của
thường dân, thường lấy sự thanh khiết làm chủ đạo và cũng phân chia thành cách trang điểm khi ra ngoài,
khi có lễ hội, khi cưới hỏi v.v. Điều này cũng bắt nguồn từ cách nhìn phụ nữ theo 2 chiều của nam giới.
Đối với nam giới thời kỳ Joseon, hình tượng lỹ tưởng cho mỹ nhân và hình tượng lý tưởng cho nữ giới là
hoàn toàn khác nhau. Thiếp hay kỹ nữ nếu có khuôn mặt hình trứng gà, da trắng như ngọc, lông mày
mỏng, má đào, môi đỏ như anh đào, tóc như mây, eo thon thì được coi là mỹ nhân. Còn đối với con dâu
hay vợ, nam giới thường theo đuổi những người có khuôn mặt tròn, da trắng, không có sẹo hay nốt ruồi,
thể chất khỏe mạnh, tính cách tốt và thành thật. Theo quan niệm thời kỳ đó mỹ nhân thường bạc mệnh,
vậy nên khi chọn vợ người ta thường ưu tiên chọn theo hình tượng vượng tử. Do đó vào thời kỳ Joseon,
cách trang điểm Bundae được phổ cập nhờ thiếp và kỹ nữ, còn nữ giới tầng lớp thường dân thường cố
gắng để giữ làn da sáng và sạch, nên chỉ dừng lại ở mức trang điểm nhẹ nhàng.



BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

1. Mỹ nhân đồ của Sin Yoon Bok
2. Tranh vẽ phu nhân Ha Yeon
3. Bàn trang điểm
4. Lược
Tuy nhiên, trong cuốn tiểu thuyết „Nữ dung quốc truyện(女容國傳)‟ đã khuyến khích và ví việc trang
điểm của nữ giới với chính trị của quốc gia. Việc xuất hiện những 18 dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm, và
việc vào thời kỳ Túc Tông đã tồn tại những cửa hàng bán mỹ phẩm chứng tỏ vào thời kỳ Joseon , sản xuất
và mua bán mỹ phẩm được tiến hành đa dạng với số lượng lớn đến mức cho thấy dấu hiệu của việc công
nghiệp hóa.

Bồn tắm gỗ


BASIC MAKE UP
Nhập môn make up cơ bản

Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng vào thời kỳ Joseon đã từng xuất hiện cơ quan chuyên sản xuất
mỹ phẩm trong cung đó là Sở bổ diễm. Ngay sau loạn năm Nhâm Thìn (1592) vào thời vua Tuyên Tổ,
trong tờ quảng cáo của một loại dung dịch mỹ phẩm gọi là „Asanosuyu (sương sớm), có ghi rằng „đã
được sản xuất theo phương thức mới nhất của Joseon‟, cho thấy rằng kỹ thuật sản xuất mỹ phẩm ở giữa
thời Joseon khá cao. Tuy nhiên đến cuối thời kỳ
Joseon, cũng giống như tất cả các lĩnh vực khác,
kỹ thuật sản xuất mỹ phẩm không thể thoát khỏi
trình độ thủ công, chậm chễ trong việc đưa vào
công nghiệp hóa nên không thể sánh bằng kỹ thuật
của nước ngoài.


Phấn nhà họ Park

Trường hợp phấn nhà họ Park được cấp phép sản xuất số 1 vào năm 1922, rất được ưa chuộng, một
ngày có thể bán được đến 50 nghìn hộp, tuy nhiên do phương thước sản xuất vẫn chỉ dừng lại ở kiểu
truyền thống, và tác dụng phụ do có chứa thành phần chì nên đã nhận khá nhiều phê phán. Cũng vào
khoảng thời kỳ này, phấn trắng được nhập khẩu qua đường chính thức cũng như không chính thức có tác
dụng phụ do chì nhỏ nên đã khiến nảy sinh sự mất lòng tin đối với
các sản phẩm trong nước. Ngoài ra mỹ phẩm nước ngoài còn sử
dụng cách trang điểm lập thể nên rất được quần chúng hoan nghênh
đặc biệt là kỹ nữ và phụ nữ có lối sống mới, cách trang điểm theo
kiểu mới và trang điểm màu sắc được phổ biến.

Hộp phấn làm bằng bạc

(4) Sau thời kỳ Khai hóa
Sau khi tiến hành khai thương theo hiệp ước tỉnh Kanghwado (năm 1876), công nghệ makeup mới và
các cách trang điểm được ổ ạt du nhập vào trong nước và dần dần thay đổi cách trang điểm và mỹ phầm
truyền thống. Khởi điểm chủ yếu được du nhập từ Nhật Bản và nhà Thanh, sau khi Nhật Hàn hợp nhất
vào những năm 1920 được mở rộng ra đến tận Châu Âu mà chủ yếu là từ Pháp thông qua các chuyến tàu
nhập khẩu. Mỹ phẩm nhập khẩu chủ yếu là kem, phấn trắng, xà phòng, nước hoa v.v được đóng gói đẹp
và chất lượng tốt lên rất được nữ giới ưa chuộng.
Trong khoảng thời gian này, xu hướng trang điểm được ưa chuộng là loại bỏ lông thừa ở vùng trán,
trộn phấn nhà họ Park với nước rồi đánh lên mặt cho trắng. Sau đó một lưu học sinh từ Nhật Bản lần đầu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×