Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp thuộc bộ oribatida (acari) trên đất trồng ngô tại làng lập trí, xã minh trí, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
-----------------------------------

BÙI VĂN CHUẨN

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG
THÀNH PHẦN LOÀI VE GIÁP THUỘC BỘ
ORIBATIDA (ACARI) TRÊN ĐẤT TRỒNG NGÔ
TẠI LÀNG LẬP TRÍ, XÃ MINH TRÍ,
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
-----------------------------------

BÙI VĂN CHUẨN

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG
THÀNH PHẦN LOÀI VE GIÁP THUỘC BỘ
ORIBATIDA (ACARI) TRÊN ĐẤT TRỒNG NGÔ
TẠI LÀNG LẬP TRÍ, XÃ MINH TRÍ,
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh thái học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Thu Anh
TS. Đào Duy Trinh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ tận tình của các đơn vị và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành nhất tới:
Các thầy cô trong khoa Sinh – KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 đã nhiệt tình giảng dạy.
Sự hỗ trợ khoa học và tạo diều kiện làm việc của các cán bộ của bộ môn
Động vật học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu
Anh; TS. Đào Duy Trinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

BÙI VĂN CHUẨN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn
Thị Thu Anh, TS. Đào Duy Trinh.

Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên

BÙI VĂN CHUẨN


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng mẫu đất thu theo các giai đoạn phát triển của cây ngô... 7
Bảng 3.1. Thành phần loài và phân bố của Oribatida trên đất trồng ngô làng
Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ............................. 13
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học Ve giáp trên đất trồng ngô tại làng Lập
Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .................................... 16
Bảng 3.3: Danh sách họ, giống, loài Ve giáp phân bố theo độ sâu trên đất
trồng ngô tại làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 18
Bảng 3.4. Một số chỉ số định lượng của Oribatida ở các giai đoạn phát triển
của cây ngô khu vực nghiên cứu ………………………………………………..21
Bảng 3.5. Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng đất trồng ngô tại
làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội................................26

Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế ở tầng đất A1 ở ruộng ngô làng Lập Trí,
xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ............................................ 28
Bảng 3.7. Các loài Oribatida ưu thế ở tầng đất A2ở ruộng ngô tại làng Lập
Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ..................................... 29


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Các loài Oribatida ưu thế của tầng đất A1…………..30
Hình 3.1. Các loài Oribatida ưu thế của tầng đất A2…………..31



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1.Tình hình nghiên cứu ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari) trên thế giới ...............3
1.2 Tình hình nghiên cứu Ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari) ở Việt Nam ...............5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM,THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................7
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................7
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................7
2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015 .................7
2.4. Dụng cụ nghiên cứu .............................................................................................8
2.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................8
2.5.1. Ngoài thực địa ...................................................................................................8
2.5.2. Trong phòng thí nghiệm ....................................................................................8
2.6 Xử lí số liệu .........................................................................................................10
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................13
3.1. Thành phần loài Oribatida trên đất trồng ngô tại làng Lập Trí, xã Minh Trí,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ............................................................................13
3.1.1.Danh sách thành phần họ, giống, loài Oribatida trên đất trồng ngô tại làng
Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .........................................13
3.1.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở đất trồng ngô làng Lập Trí, xã Minh
Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội......................................................................16
3.2. Đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida trên đất trồng ngô làng Lập Trí, xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ...........................................................18
3.2.1. Phân bố theo độ sâu tầng đất..........................................................................18
3.2.2.Đặc điểm phân bố theo các giai đoạn phát triển của cây ngô ........................21

3.3. Một số chỉ số định lượng của Oribatida trên đất trồng ngô làng Lập Trí, xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ...........................................................25


3.3.1. Số lượng cá thể ................................................................................................25
3.3.2. Số lượng loài ...................................................................................................25
3.3.3 Chỉ số đa dạng loài H’ .....................................................................................26
3.3.4. Chỉ số đồng đều J’...........................................................................................26
3.4. Những loài Oribatida ưu thế trên đất trồng ngô làng Lập Trí, xã Minh Trí,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ............................................................................27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................33

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh vật trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là sinh
vật sống trong môi trường đất. Chúng chiếm khoảng 91% tồng số sinh vật
sống trên cạn và hơn 50% tổng số sinh vật trên trái đất ( Vũ Quang Mạnh,
2000) [4].
Loài chiếm ưu thế về số lượng trong hệ thống động vật đất phải kể đến
nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda). Hai đại diện chính của nhóm này là
Oribatida (Acari) và Bọ nhảy (collembola). Bộ Oribatida (Acari: Oribatida)
bao gồm những nhóm Oribatida đa dạng và phong phú nhất. Ngoài tự nhiên,
chúng sống chủ yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan
với hệ sinh thái đất, như thảm lá rừng và xác vụn thực vật, trên thân hay dưới
vỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bám trên thân cây, đất treo trên cành cây, trong tán lá
cây xanh. Oribatida tham gia tích cực trong sự phân hủy vật chất hữu cơ,

trong chu trình nito và trong quá trình tạo đất (Vũ Quang Mạnh, 2007) [5].
Oribatida là những chân khớp có kìm (Arthropoda: Chelicerata), thuộc
lớp hình nhện (Arachnida), có kích thước cơ thể khoảng 0,1 - 0,2mm đến 1,0
- 2,0mm, nên được xếp vào nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) cùng với
nhóm Collembola của quần xã sinh vật đất.
Do thành phần loài đa dạng, mật độ cá thể lớn trong 1m2 đất (có thể lên
tới vài trăm nghìn cá thể), nên việc nghiên cứu và phát hiện đầy đủ nhóm
động vật này giúp ta có thể đánh giá đa dạng sinh học, đặc điểm, tính chất của
địa động vật. Một số nhóm Oribatida còn là đối tượng gây hại trực tiếp cho
cây trồng, lây chuyền một số mầm bệnh và giun sán kí sinh cây trồng, vật
nuôi và con người, tuy nhiên việc nghiên cứu về loài Oribatida trên đất nông
nghiệp vẫn còn chưa nhiều, đặc biệt là trên đất trồng ngô.

1


Ngô, bắp hay bẹ ( Zea mays L.) là một loại cây lương thực được phát
hiện tại khu vực Trung Mỹ và sau đó phát tán ra khắp châu Mỹ. Ngô phát tán
ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu
Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 [15].
Ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng của nước ta và
thế giới. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, có nơi ngô đã thay thế gạo trong bữa ăn
hàng ngày của người dân. Tại làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội đã có truyền thống trồng ngô do có đặc điểm thời tiết khí
hậu thuận lợi [16].
Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự
biến động về thành phần loài ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari) trên đất
trồng ngô tại làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sự biến động thành phần loài Oribatida, đồng thời nghiên
cứu đặc điểm phân bố của chúng trên đất trồng ngô tại xã Minh Trí, huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Việc nghiên cứu Oribatida ở Miền Bắc Việt Nam bước đầu đánh giá về
tác động của Oribatida đến đất trồng nông nghiệp tại xã Minh Trí, huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
Đa dạng thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng ngô.
Đặc điểm phân bố, biến động số lượng của Oribatida theo độ sâu tầng
đất trồng ngô.
Phân tích chỉ số định lượng của Ve giáp, sự tương đồng thành phần loài
Ve giáp ở đất trồng ngô.
Xác định các loài Ve giáp ưu thế trên đất trồng ngô.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari) trên thế
giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống nói chung và
Oribatida nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Ở
Đức, với công trình của Hermann J.F năm 1804; ở Ý là công trình của
Canestrini G. & Fanzago F. năm 1876, 1877,… Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
Trong các công trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của
Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt. Ông là một
trong những người quan tâm đến Ve giáp ở Châu Âu sớm nhất. Chỉ từ năm
1881 đến 1923, ông đứng tên một mình, hoặc là đồng tác giả của 73 công

trình nghiên cứu về Acari, Micoarthropoda, Scorpione. Trong đó ông đã mô
tả khoảng 120 loài Oribatida. Tuy nhiên, tất cả những loài do Berlese mô tả
(hầu hết là loài mới cho khoa học) đều viết bằng tiếng la tinh rất ngắn gọn, chỉ
gồm một vài nét gạch đầu dòng. Vì thế sau này, các loài do Berlese mô tả đã
được Hammen (2009) tu chỉnh, sắp xếp lại dựa trên hệ thống phân loại của
Grandjean (1954) và công bố trong công trình „„Berlese‟s primitive Oribatida
mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (Zipende Zoo.com).
Ở Canada, khu hệ ve giáp là một trong những khu hệ được nghiên cứu
khá kỹ. Theo Behan – Pelletier et al,, 2000, mặc dù các dẫn liệu về sinh thái,
phân bố của chúng có nhiều, nhưng về khu hệ, số loài được biết chỉ chiếm 1/4
số loài có trong thực tế [10].
Còn ở Thụy Sĩ, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác,
cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình. Schatz, 2002 đã công bố và tổng
hợp bản mục lục các loài ve giáp đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh mục

3


này gồm 543 loài ve giáp thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng ve giáp
đã thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thuộc Trung Mĩ như Cuba (225
loài), Jamaica (28 loài)… Hiện tại 498 loài ve giáp đã được ghi nhận (gồm 300
loài đã xác định tên, 198 loài còn ở dạng sp.) (Schatz, 2002) [11].
Ở Nga, nghiên cứu về Ve giáp phát triển mạnh từ những năm 50 của
thế kỷ 20. Cho đến nay đã ghi nhận được 300 loài Ve giáp ở tất cả các hệ sinh
thái, riêng khu hệ Oribatida song trên cây cũng được đặc biệt đến nghiên cứu
từ mấy chục năm (Ermilov S.G., et al., 2007) [1],[2].
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất
treo và các nhân tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác
giả, Oribatida là một trong những nhóm Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng
trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hơn 50 loài. Độ đa dạng

loài Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ở đất rừng
(Karasawa, 2004) [12].
Nghiên cứu về sinh học và sinh thái học của Oribatida trên thế giới hiện
nghiên cứu về: vai trò của Oribatida trong sự phân hủy và chu trình dinh
dưỡng, về quy luật và các yếu tố phát tán Oribatida, nghiên cứu về môi
trường sống, về sự đa dạng và phân bố của Oribatida trên toàn cầu…
Cũng như các động vật đất khác, nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) với
đại diện chủ yếu là Acari đã được biết đến cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu về chúng vẫn còn ít và chỉ phát triển mạnh trong vài
chục năm gần đây. Khu hệ Oribatida trên thế giới hiện đã được mô tả khoảng
10.000 loài và số loài Oribatida thực tế có thể vào khoảng 50.000 loài. Như
vậy, số lượng Oribatida hiện được biết đến chỉ vào khoảng 20% tổng số loài
thực tế đang tồn tại .
Ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa có một cách sắp xếp
thống nhất vị trí của nhóm Oribatida nói chung trong hệ thống phân loại.

4


Thông thường, Oribatida thuộc bộ Ve giáp (Acarina) bao gồm tất cả nhóm
Oribatida khác nhau nằm trong nhóm Chân khớp hình nhện (Arachnida).
Nhờ khoa học kĩ thuật tiến bộ, nhiều nhà nghiên cứu đã nhờ sự trợ giúp
của các kĩ thuật phân tích sinh học hiện đại như phương pháp phân tích ADN
để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, tiến hóa của Oribatida ở mức độ loài.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về Oribatida diễn ra mạnh
mẽ tại nhiều vùng ở các nước trên khắp các châu lục và đã thu được nhiều kết
quả to lớn. Trong thời gian này, theo Balogh, số lượng giống Oribatida được
phát hiện trên thế giới đã tăng từ 700 lên đến hơn 1.000 giống [9].
Có thể thấy lịch sử nghiên cứu của Oribatida đã có từ rất lâu trên thế
giới, đươ ̣c nghiên cứu mô ̣t cách hê ̣ thố ng về cả khu hê ̣ , sinh ho ̣c, sinh thái và

vai trò chỉ thi. ̣
1.2 Tình hình nghiên cứu Ve giáp thuộc bộ Oribatida (Acari) ở Việt Nam
Từ năm 1975, nhóm Chân khớp bé và các nhóm động vật không xương
sống khác ở đất mới bắt đầu được các tác giả Việt Nam tiến hành khá đồng
bộ. Các nghiên cứu hầu như tập trung tìm hiểu thành phần loài và được tiến
hành trên nhiều khu vực của đất nước.
Một số công trình khoa học như: Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987)
đã giới thiệu đặc điểm phân bố và danh pháp phân loại học của 11 loài mới
cho khu hệ Oribatida Việt Nam và 1 loài mới cho khoa học [7].
Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dẫn liệu về
thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở vườn
quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, ĐHQG HN, 26(01),
tr.49-56 [6].
Mai Thị Hạnh, Bùi Thị Quế, Lâm Thị Thu Hiền, Ngô Thùy Chi, Hà Trọng
Hiến, Đào Duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài Ve giáp
(Acari: Oribatida) ở đai cao rừng kim giao Vườn Quốc gia Cát Bà – Huyện Cát

5


Hải”, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Giao thông vận tải, tr.502 – 509 [7].
Triệu Thị Hường, Nguyễn Văn Đạt, Hoàng Văn Hưng, Vũ Văn Trường,
Đào Duy Trinh (2012), “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài Ve giáp
(Acari: Oribatida) tại Khu công nghiệp Bình Xuyên và phụ cận thuộc huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”, Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các
trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VI, Nxb Giao thông vận tải, tr.538 – 543 [8].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các báo cáo khoa học về
Chân khớp bé đã và đang đươ ̣c thực hiê ̣n


. Tuy đã đa ̣t đươ ̣c những kế t quả

đáng chú ý , nhưng đây mới chỉ là những kế t quả bước đầ u mang tiń h chấ t
thăm dò đinh
̣ hướng, vẫn còn nhiề u ha ̣n chế và nhiề u điề u chưa biế t đế n . Vì
vâ ̣y, cần thực sự hiể u rõ vai trò quan tro ̣ng của Chân khớp bé , từ đó ứng du ̣ng
vào thực tiễn, phục vụ cho con người thì cần phải nghiên cứu nhiều hơn.

6


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM,
THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Oribatida (Acari) thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), phân ngành
Chân khớp có kìm (Chelicerata), lớp Hình nhện (Arachnida), phân lớp Ve
giáp (Acari).
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại đất trồng ngô làng Lập Trí, xã Minh Trí , huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội.
2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
Bảng 2.1 trình bày số liệu về số lượng mẫu đất thu theo các giai đoạn phát
triển của cây ngô
Bảng 2.1. Số lượng mẫu đất thu theo các giai đoạn phát triển của cây ngô ở
khu vực nghiên cứu
STT

Giai đoạn phát triển của cây


Tầng đất
A1

A2

1

20 ngày sau gieo, cây có khoảng 8-10 lá

5

5

2

35 ngày sau gieo, cây chuẩn bị trổ cở

5

5

3

50 ngày sau gieo, cây tung phấn

5

5

4


65 ngày sau gieo, cây đóng bắp

5

5

5

80 ngày sau gieo, trước thu hoạch

5

5

25

25

Tổng

50
Ghi chú: A1: tầng đất có độ sâu từ 0 - 10(cm); A2: tầng đất có độ sâu từ 10 20(cm)
7


2.4. Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật, túi nilon đựng mẫu, dây chun, giấy ghi nhãn, bút bi, sổ ghi chép, thùng
đựng mẫu, máy ảnh…

- Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
+ Dụng cụ thu và tách Oribatida: rây lọc, phễu thủy tinh cứng, bóng
bay, ống nghiệm, bông, dây chun, lọ thủy tinh…
+ Dụng cụ tách và phân tích mẫu: đĩa petri, lam kính, lamel, ống pipet,
giấy lọc, bông, kính lúp, kính hiển vi,…
- Hóa chất: formol 4%, glixerol,…
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Ngoài thực địa
Ngoài thực địa, thu mẫu định lượng theo phương pháp chuẩn Ghilarov,
1975.
Cách lấy mẫu: Dùng hộp cắt bằng kim loại hình khối hộp chữ nhật, lấy
mẫu ở hai tầng A1 và A2. Kích thước của mỗi mẫu là (5x5x10)cm. Diện tích
bề mặt tương ứng là 25cm2.
Lấy mẫu trên nền đất trồng cây ngô. Các mẫu định lượng của đất được
thu lặp lại 5 lần ở mỗi tầng và ở mỗi giai đoạn phát triển của cây ngô. Các
mẫu được cho vào 1 túi nilon riêng buộc chặt, bên trong có chứa nhãn ghi đầy
đủ các thông số: tầng đất, ngày tháng, địa điểm… lấy mẫu.
2.5.2. Trong phòng thí nghiệm
Sử dụng phương pháp phễu lọc Berlese – Tullgren do phương pháp này
phổ biến, đơn giản, tiện lợi và đạt hiệu quả khá cao, có thể thu được 73 - 98%
tổng số lượng Microarthropoda từ mẫu đất (Edward, 1991). Nguyên lí chung

8


của phương pháp là dựa theo tập tính hướng sáng âm và chui sâu xuống đất
của các nhóm động vật đất khi các lớp trên bị khô dần [1]. Các thao tác trong
phòng thí nghiệm bao gồm:
Đặt mẫu: Trước khi đặt mẫu phải đảm bảo giá gỗ và phễu lọc sạch.
Các mẫu đất được đặt lên rây lọc để trên phễu. Bộ phễu được đặt trên giá gỗ,

vòi phễu gắn với ống thu chứa dung dịch định hình formol 4% để hứng động
vật nhỏ có trong mẫu. Sử dụng phễu Berlese - Tullgren, phễu bằng thủy tinh,
có chiều cao 30 cm, đường kính miệng 25cm, đường kính vòi 1,5cm. Giá gỗ
gồm 3 tầng, mỗi tầng đặt mẫu của một sinh cảnh, mỗi tầng chia làm 2 hàng,
mỗi hàng đặt 5 mẫu, lưu ý đặt 5 mẫu ở tầng (0 – 10)cm ở 1 hàng, 5 mẫu ở
tầng (10 – 20)cm ở 1 hàng để quá trình thu và phân tích mẫu thuận tiện,
nhanh chóng và tránh sai sót hơn. Ống thu là một ống nghiệm bằng thủy tinh,
có chứa dung dịch formol 4%, nhãn ghi đầy đủ ngày, tháng, địa điểm lấy mẫu
cho vào trong ống. Mẫu đất cần được bẻ nhỏ. Đặt mẫu ở chỗ thoáng gió, tận
dụng được ánh sáng mặt trời, tránh bị động chạm, tránh mưa gió mạnh và
chuột bọ trèo vào [1].
Thu mẫu: Các mẫu đất bị khô dần từ lớp mặt và Oribatida chui dần
xuống lớp sâu hơn, chui qua lưới lọc, rơi vào phễu và trượt theo thành phễu,
rồi xuống ống thu. Sau khi đặt mẫu 7 ngày đêm liên tục, cần nhẹ nhàng nhấc
rây lọc ra. Để nguyên phễu một thời gian cho thành trong của phễu khô hết,
rồi lắc nhẹ phễu để một số mẫu vật dính vào thành rơi vào ống thu. Tiến hành
thu các ống thu, nút bông, dùng dây chun bó 5 ống thu ở cùng tầng đất trong
cùng sinh cảnh vào một bó, rồi cho vào bình miệng rộng có chứa formol 4%
để bảo quản khi chưa phân tích [1].
Phân tích và định hình bước đầu Oribatida: Các ống thu trong đó có cả
mẫu và dung dịch định hình được đổ ra giấy thấm tròn, lọc trên phễu lọc,

9


tráng ống nghiệm vài lần để không bị sót mẫu. Giấy thấm đã lọc hết nước
cùng mẫu đọng lại được lấy ra, đặt vào đĩa petri. Quan sát dưới kính lúp, chọn
và nhặt mẫu bằng kim mũi mác, cho vào các ống nghiệm có chứa dung dịch
formol 4%, thêm vài giọt axit lactic và glyxerin làm cho mẫu không bị khô
giòn và giúp làm trong mẫu [1].

Định loại Oribatida: Định loại Oribatida dưới kính hiển vi: Dùng kim
mũi mác chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dưới lam kính lõm để quan sát
các tư thế khác nhau theo hướng lưng bụng và ngược lại. Tất cả các mẫu phân
tích sau khi được TS. Đào Duy Trinh và TS. Nguyễn Thị Thu Anh kiểm tra sẽ
được đưa vào ống nghiệm có chứa formol 4%, thêm vài giọt glyxerin, bên
trong có nhãn ghi thời gian lấy mẫu, địa điểm, sinh cảnh tầng đất rồi nút kín
bằng bông, cho vào lọ thủy tinh lớn. Các loài trong một giống được sắp xếp
theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo tài liệu phân loại, khóa định loại của
tác giả Vũ Quang Mạnh, 2007.
2.6 Xử lí số liệu
- Độ ưu thế (D):

Trong đó:

D : Độ ưu thế
na: Số lươ ̣ng cá thể của loài a
n: Tổ ng số cá thể của toàn bô ̣ mẫu theo sinh cảnh.

Độ ưu thế được phân ra 4 mức sau:
+ Rất ưu thế: > 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.
+ Ưu thế: 5,1 – 10% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.

10


+ Ưu thế tiềm tàng: 2,0 – 5,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu.
+ Không ưu thế: < 2,0% trong tổng số cá thể của sinh cảnh nghiên cứu
[12].
Theo Ermilov và Chistyakov, 2007, loài ưu thế là loài có số lượng cá thể
chiếm từ 5% tổng số cá thể của quần xã trở lên.

- Độ đa dạng loài (H’):

Trong đó: s: Số lượng loài
ni: Số lượng cá thể của loài thứ i
N: Tổng số lượng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu.
Giá trị H‟ dao động trong khoảng 0 đến ∞. Chỉ số đa dạng của quần xã phụ
thuộc vào 2 yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của các
loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều chưa
hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng, ở một khía cạnh nào đó cho
biết tính đa dạng của một quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính
đa dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực [1].
- Chỉ số đồng đều (J’) – Chỉ số Pielou

Trong đó: H‟: Chỉ số đa dạng loài
S: Số loài có trong sinh cảnh.

11


Giá trị J‟ dao động trong khoảng từ 0 đến 1 [1].
- Chỉ số tương đồng thành phần loài J (Jaccard)

Trong đó: a: Số lươ ̣ng loài ở dạng sinh cảnh 1
b: Số lươ ̣ng loài ở dạng sinh cảnh 2
c: Số lương
̣ loài chung cho dạng sinh cảnh1 và dạng sinh cảnh 2
J: Chỉ số Jaccard, chỉ sự gần gũi thành phần loài giữa 2 quầ n
xã sinh vật ở hai sinh cảnh sống nghiên cứu.

12



CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thành phần loài Oribatida trên đất trồng ngô tại làng Lập Trí, xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
3.1.1.Danh sách thành phần loài Oribatida trên đất trồng ngô tại làng Lập
Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Danh sách loài Oribatida thu thập được trên đất trồng ngô tại làng Lập
Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trong danh sách này,
thành phần loài Oribatida được xếp theo hệ thống phân loại của Balogh J.etal,
1992; Vũ Quang Mạnh, 2007 và các tác giả Willmann, 1931; Grandjean,
1954; Sellnick, 1960; Ghilarov, 1975 [9].
Bảng 3.1. Thành phần loài Oribatida trên đất trồng ngô làng Lập Trí, xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
STT

HỌ/GIỐNG/LOÀI

Tầng đất
A1

I

A2

OTOCEPHEIDAE BALOGH, 1961
Otocepheus Berlese, 1905
1 Acrotocepheus duplicornutus Aoki, 1965


II

x

OPPIIDAE GRANDJEAN, 1954
Karenella Hammer, 1962
2 Karenella acuta (Csiszar, 1961)

x

Ramusella Hammer, 1962
3 Ramusella clavipectinata (Michael, 1885)

x

Insculptoppia Subias, 1980
4 Insculptoppia insculpta (Paoli, 1908)
III

XYLOBATIDAE J. BALOGHET P. BALOGH, 1984
Brasilobates Perez-Inigo et Baggio, 1980

13

x


5 Brasilobates maximus Mahunka, 1988

x


x

Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967
6 Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967

x

Perxylobates Hammer, 1972
7 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988

x

8 Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968)

x

x

Xylobates Jacot, 1929
9 Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904)
10 Xylobates monodactylus (Haller, 1804)
IV

x
x

x

ORIBATULIDAE THOR, 1929

Cordiozetes Mahunka, 1983
11 Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987)

V

x

HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936
Rostrozetes Sellnick, 1925
12 Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979

VI

x

SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953
Euscheloribates Kunst, 1958
13 Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958

x

Scheloribates Berlese, 1908

VII

14 Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836)

x

15 Scheloribates praeincisus (Berlese, 1916)


x

ORIPODIDAE JACOT, 1925
Oripoda Bank, 1904
16 Oripoda excavata Mahunka, 1988

x

x

Truncopes Grandjean, 1956
17 Truncopes orientalis Mahunka, 1987
VIII

x

CERATOZETIDAE JACOT, 1925
Allozetes Berlese, 1914
18 Allozetes pusillus Berlese, 191

x

14

x


Ceratozetes Berlese, 1908
19 Ceratozetes gracilis (Michael, 1884)

IX

x

AUSTRACHIPTERIIDAE LUXTON, 1985
Lamellobates Hammer, 1958
20 Lamellobates palustris Hammer, 1958

X

x

ORIBATELLIDEA JACOT, 1925
Oribatella Bank, 1895
21 Oribatella sculpturata Mahunka, 1987

XI

x

GALUMNIDAE JACOT, 1925
Pergalumna Grandjean, 1936
22

Pergalumna granulatus Balogh et Mahunka, 1967

x
17

Tổng


10
22

Ghi chú:

X: loài được ghi nhận
A1: tầng đất 0 – 10cm
A2: tầng đất 10 – 20cm

Từ bảng 3.1 cho thấy ở đất trồng ngô làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện
Sóc Sơn đã ghi nhận được 22 loài, 19 giống, 11 họ
3 họ ghi nhận số giống và số loài nhiều nhất, đó là họ Xylobatidae,
Oppiidae, họ Scheloribatidae. Trong đó: họ Oppiidae có 3 giống, 3 loài; họ
Scheloribatidae có 3 giống, 4 loài; họ Xylobatidae có 4 giống, 6 loài. Các họ
còn lại chỉ có từ 1 đến 2 giống và 1 đến 2 loài/ giống, đó là các họ:
(Otocepheidae (1 giống, 1 loài); họ Oribatulidae (1 giống, 1 loài), họ
Haplozetidae (1 giống, 1 loài), họ Oripodidae (2 giống, 2 loài), họ
Ceratozetidae (2 giống, 2 loài), họ Austrachipteridae (1 giống, 1 loài), họ
Oribatellidae (1 giống, 1 loài), họ Galumnidae (1 giống, 1 loài).
Có 3 giống có 2 loài/ giống, đó là các giống: Perxylobates, Xylobates,
Scheloribates. Các giống còn lại chỉ có 1 loài/ giống.
15


3.1.2. Thành phần phân loại học của Ve giáp ở đất trồng ngô làng Lập Trí,
xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu về thành phần phân loại học ve giáp trên đất trồng
ngô làng Lập Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trình bày ở
bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần phân loại học Ve giáp trên đất trồng ngô tại làng Lập
Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Tỷ lệ (%) trong tổng số
TT

Họ

Số giống

Số loài
Loài

Giống

1

Otocepheidae

1

1

4,55

5,26

2

Oppiidae


3

3

13,64

15,79

3

Xylobatidae

4

6

27,27

31,58

4

Oribatulidae

1

1

4,55


5,26

5

Haplozetidae

1

1

4,55

5,26

6

Scheloribatidae

2

3

13,64

15,79

7

Oripodidae


2

2

9,09

10,53

8

Ceratozetidae

2

2

9,09

10,53

9

Austrachipteriidae

1

1

4,55


5,26

10

Oribatellidea

1

1

4,55

5,26

11

Galumnidae

1

1

4,55

5,26

19

22


100%

100%

TỔNG SỐ

16


Kết quả nghiên cứu về thành phần phân loại học trình bày ở bảng 3.2
cho thấy:
Có 1 họ XylobatidaeJ. Balogh et P. Balogh, 1984 có 6 loài / họ chiếm
27,27% tổng số loài. Có 2 họ là Oppiidae Grandjean,1954; và họ
Scheloribatidae Grandjean, 1953; có số loài /họ là 3 tương ứng chiếm 13,64%
tổng số loài.
Có 6 họ (Otocepheidae Balogh, 1961; Oribatulidae thor, 1929;
Haplozetidae

Grandjean,

1936;

Austrachipteriidae

Luxton,

1985;

Oribatellidea Jacot, 1925; Galumnidae Jacot, 1925 chỉ có số loài là 1 loài/họ
chiếm 4,55% tổng số loài.

Hai họ còn lại có 2 loài /họ chiếm 9,09% tổng số loài.
Có 2 họ có số giống nhiều nhất 3giống/họ (Oppiidae Grandjean, 1954;
Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984).
Có 2 họ có 2 giống /loài (Oripodidae Jacot, 1925; Ceratozetidae Jacot,
1925)
Các họ còn lại chỉ có 1 giống /họ (Otocepheidae Balogh, 1961;
Oribatulidae Thor, 1929; Haplozetidae Grandjean, 1936; Austrachipteriidae
LLuxton, 1985; Oribatellidea Jacot, 1925; Galumnidae Jacot, 1925).

17


×