Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nội dung văn hóa và du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và những bài học quan trọng trong thực tiễn lịch sử du lịch văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.67 KB, 13 trang )

VĂN HÓA DU LỊCH

Với nhận thức thu hoạch từ môn học kết hợp tự nghiên cứu, và liên hệ thực tế . anh
chị nêu nhận thức tâm đắc nhất của mình về:
1.Nội dung văn hóa và du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa - du lịch và những
bài học quan trọng trong thực tiễn lịch sử du lịch văn hóa
2.Giải pháp "đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phát triển
hoạt động du lịch" qua khai thác các giá trị văn hóa
BÀI LÀM
1.Nội dung văn hóa và du lịch, mối quan hệ giữa văn hóa - du lịch và những
bài học quan trọng trong thực tiễn lịch sử du lịch văn hóa
Theo UNESCO văn hóa là tổng thể nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Bao gồm: nghệ thuật và văn chương, những lối sống,những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị,những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa
đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý trí có óc phê phán,và dấn thân
theo một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện tự ý thức
được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình mới mẻ những công trình vượt trội bản thân.
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1


Văn hóa và du lịch là hai phạm trù không thể tách rời nhau được, nó bổ sung và có
mối quan hệ qua lại với nhau. Trong phần này ta cần làm rõ hai khái niệm “du lịch
văn hóa” và “du lịch văn hóa” để thấy được nội dung của văn hóa và du lịch.
Du lịch văn hóa hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong
phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo


hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive
(khen thưởng),Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm))… và du
lịch văn hóa. Đốivới các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế
và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được
coi là một trong những sản phẩm chủ đạo.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống .
Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc
văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền
thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến
trúc…Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát
triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng
cao thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới
của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn
hóa và chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó
con người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa
mình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người
và những nền văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có
cái nhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân
ái hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng
nữa người ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho
loại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình
du lịch khác.
Chung quy lại nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du
lịch, thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch,
thuộc sản phẩm du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa
hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc
biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường
khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.


2


Trong du lịch văn hóa là lấy văn hóa làm hạt nhân (gồm di tích văn hóa, sản phẩm
văn hóa, cảnh quan văn hóa, cơ sở thiết chế văn hóa, không gian văn hóa… gọi
chung là giá trị văn hóa) với tất cả giá trị nguyên thuỷ của nó mà linh hồn sống
chính là “ấn tượng” nó để lại trong lòng du khách thông qua những gì được tiếp
cận, từ đó có thể thu nhỏ hình ảnh trong tâm thức được mang về sau cuộc hành
trình, bên cạnh sự thoả mãn được đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ một cách tốt
nhất. Đó chính là “văn hóa du lịch”. Văn hóa du lịch là một vấn đề không kém
phần quan trọng trong công tác tổ chức du lịch nhưng hầu như nó ít được quan tâm
như khi người ta bàn về “du lịch văn hóa”. Trước tiên, khái niệm này chỉ yếu tố
văn hóa trong du lịch, hoàn toàn khác với nghĩa khai thác văn hóa để phục vụ du
lịch. Mà nói đến văn hóa trong du lịch thì có nhiều vấn đề liên quan cần bàn, bao
hàm cả thái độ ứng xử (văn hóa ứng xử) của nhà tổ chức du lịch, khách du lịch đối
với cảnh quan - môi trường (trong đó có cảnh quan - môi trường văn hóa), của nhà
tổ chức du lịch đối với khách du lịch (biểu hiện thông qua thái độ, chất lượng phục
vụ, chất lượng sản phẩm du lịch cả về hình thức lẫn nội dung)…
Giữa văn hóa và du lịch có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau:
Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình
thành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành
lên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du
khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những
sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận
bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng
thủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi
vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan
niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn
(đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thể
là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực;

lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng,
tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát
triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều
kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa
phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc,
các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với
các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo
3


tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai
thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các
khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính những
tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và
phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt
động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo
đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan
hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vai
trò của văn hoá trong phát triển kinh tế) đã được khẳng định. Nói cách khác, hành
vi kinh doanh muốn có được thành công phải được thực hiện một cách văn hoá. Có
thể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh.
Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này được thể hiện: nếu muốn
phát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường
tự nhiên và môi trường nhân văn - hai yếu tố này không tách rời). Môi trường tự
nhiên như không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá…môi trường
nhân văn đó là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên làm việc ở nơi du lịch phải
có văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…
Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những động

lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Ngược lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng
trong mối quan hệ này. Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn
các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong
nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.
Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được tăng
cường và mở rộng.
Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộc
đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước những biến cố của lịch
sử. Đấy có thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệu
dân ca, một món ăn dân tộc... thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các
thời đại đã qua. Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai
thác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá trị của những di
sản đó.

4


Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa
phương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá. Nhờ đó các tài
sản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở
văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại. Chính vì văn hoá và
du lịch có mối quan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên văn hoá và du lịch
không thể tách rời nhau và càng không thể đối lập nhau.
Như vậy có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là một hoạt động văn hoá mang
tính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thể hiện
hoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Các hoạt động
chủ yếu của du lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải trí (nhu cầu
nội tại của con người...) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc để làm thoả
mãn nhu cầu đời sống thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều mang những

đặc trưng văn hoá, khát vọng về văn hoá - thể hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi đối
với nền văn hoá của nơi khác. Du khách có thể bỏ những căn phòng với tiện nghi
cao cấp để được sống trong các căn nhà sàn, nhà lá đơn sơ, có thể bỏ phương tiện
giao thông hiện đại để đi thuyền độc mộc, đi xe xích lô lọc xọc trên những đường
phố cổ, có thể bỏ những món ăn quen khẩu vị để thưởng thức những món “khó
chơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để mua đặc sản của nước khác...
“Những vật mà du khách có thể nhìn thấy, ăn, sờ, cầm nắm được tuy là loại vật
chất cụ thể nhưng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà du
khách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản thân
vật chất mà ở chỗ thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp” . Vì thế du
lịch mặc dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế,
nhưng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn hoá xã
hội của loài người.
Trở lại vấn đề du lịch văn hóa chúng ta thấy rằng, thông thường, khi nói đến du
lịch văn hóa chúng ta hay chú trọng đến thế mạnh tiềm năng văn hóa, xem đó là
mục tiêu khai thác. Thế nhưng chỉ có tiềm năng không thôi thì vẫn chưa đủ điều
kiện để khai thác du lịch văn hóa hiệu quả. Khi tiến hành qui hoạch, đầu tư xây
dựng điểm du lịch văn hóa theo mô hình lấy văn hóa làm hạt nhân thì chung quanh
nó phải là một hệ thống đồng bộ được thiết lập theo phương châm “truyền thống hiện đại” về mặt văn hóa đồng thời đáp ứng mọi tiện ích tốt nhất cho du khách. Đó
là hệ thống đường sá, phương tiện vận chuyển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà
hàng với đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp và có những kiến
thức nhất định về văn hóa địa phương cũng như sản phẩm du lịch của mình. Ngoài
5


ra, cũng cần chú trọng đến hệ thống siêu thị, quầy bán hàng lưu niệm với những
sản phẩm văn hóa đặc sắc, cơ sở vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt
là nghệ thuật dân gian truyền thống kể cả nghệ thuật văn hóa ẩm thực, trò chơi dân
gian được tổ chức theo nhiều cách thức, thậm chí có thể cho du khách được trực
tiếp tham gia vào những sinh hoạt truyền thống đó để họ cảm thấy thực sự được

hòa mình vào một không gian văn hóa sống động. Câu trả lời cho nhà tổ chức du
lịch là du khách có gì để xem, để chơi một cách thích thú, hào hứng và ấn tượng
sau khi đã được đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất?
Một vấn đề đáng bàn khác là vấn đề vệ sinh trong khu du lịch và hệ thống nhà vệ
sinh công cộng. Một số tiêu chuẩn tiện ích được xem như hành vi của văn minh
nhưng rõ ràng trong đó có ý nghĩa văn hóa. Khách hàng đến từ nhiều nơi trên thế
giói mang theo những nền văn hóa khác nhau với những quan niệm, tập tục, thói
quen, tâm lý khác nhau. Đồng thời mỗi cá nhân du khách được hấp thu một nền
giáo dục và có trình độ, nhận thức khác nhau. Muốn du khách tôn trọng tập tục,
văn hóa địa phương và ứng xử một cách có văn hóa với điểm du lịch trước tiên các
nhà làm du lịch phải tạo ra một cảnh quan môi trường văn hóa - văn minh. Hình
ảnh du khách xả rác, phóng uế bừa bãi ra khu du lịch không thể đổ lỗi hoàn toàn
cho họ. Trước tiên, phải đặt câu hỏi chúng ta đã làm gì để cải thiện tình trạng đó và
triệt tiêu những hoàn cảnh có thể tạo điều kiện cho những hành vi thiếu văn hóa đó
có cơ hội phát triển? Tức trả lời câu hỏi chúng ta đã ứng xử văn hóa với khách du
lịch chưa? Hay việc cấm du khách đưa thức ăn vào khu du lịch trong khi ở đó lại
phục vụ những món ăn kém chất lượng với cái giá cắt cổ theo kiểu kinh doanh độc
quyền cũng là một hình thức kinh doanh phi văn hóa. Mọi biểu hiện kém cỏi trong
chất lượng hoạt động dịch vụ đều đem đến sự phiền lòng cho du khách , tạo một
tâm lý không thoải mái và đó chính là một kết quả thất bại cho du lịch.
Một số biểu hiện khác được gọi là không lành mạnh hay phản văn hóa tồn tại trong
một số khu du lịch người ta gọi là hành vi phản hiệu lực. Đó là tình trạng lợi dụng
du lịch, núp bóng du lịch để hoạt động mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, thậm chí
cả buôn bán trẻ em, phụ nữ…là những hành vi phạm pháp cần phải đấu tranh, ngăn
chặn.

2. Giải pháp "đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phát
triển hoạt động du lịch" qua khai thác các giá trị văn hóa
Việc phát triển các hoạt động kinh tế du lịch đúng hướng không chỉ đem lại
nguồn lợi cho du lịch, đóng góp vào sự phát triển nói chung, mà cũng chính qua

6


phát triển du lịch các giá trị văn hóa trở thành những sản phẩm có giá trị, bản sắc
văn hóa dân tộc được nhân lên góp phần tôn vinh đất nước và con người nước
nhà.
Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố thúc đẩy và còn là hệ điều tiết cho
sự phát triển. Tuy văn hóa là sản phẩm của chính quá trình phát triển kinh tế,
nhưng đó không phải là sản phẩm thụ động. Kinh tế nói chung, du lịch nói riêng
không thể phát triển nếu thiếu một nền tảng văn hóa. Văn hóa ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển kinh tế dựa trên trình độ công nghệ
ngày càng phức tạp, hiện đại.
Như vậy, để phát triển du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm của
ngành Du lịch, hiển nhiên phải dựa trên cơ sở phát huy các tiềm năng văn hóa dân
tộc. Và chính sự phát triển của du lịch theo hướng này sẽ làm giàu thêm các giá trị
văn hóa nước nhà.
Việt Nam là một nước có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , đây là
một lợi thế cho việc phát triển các hoạt động du lịch. Thông qua các hoạt động du
lịch thì sẽ làm cho các giá trị văn hóa càng đậm bản sắc. Cụ thể là:
 Việt Nam ta có một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng, phong
phú, cần phải tập trung bảo tồn và phát huy trong quá trình phát triển du lịch.
Chẳng hạn Văn Miếu, đền Hùng, cố đô Huế, phố cổ Hội An... Đây là nguồn
lực quan trọng nhất bảo đảm sự phát triển bền vững du lịch nước nhà.
 Tuy là quốc gia còn nghèo, nhưng với sự quan tâm của nhà nước chúng ta
cũng đã có được một hệ thống các nhà bảo tàng để lưu giữ, bảo quản các
hiện vật, biểu trưng cho tiến trình phát triển của dân tộc. Hiện chúng ta đã
xây dựng được hệ thống bảo tàng từ trung ương xuống địa phương, nhất là
hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng cách mạng, bảo
tàng các lãnh tụ, danh nhân, bảo tàng các lĩnh vực chuyên ngành như các
ngành văn học nghệ thuật… Đây thực sự là cơ sở rất quan trọng cho phát

triển du lịch.
 Sự phong phú của hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể như nhã nhạc cung
đình Huế, không gian cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh,
rối nước và nhiều truyền thuyết nổi tiếng đã và đang là yếu tố quan trọng
cho đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
 Văn hóa ẩm thực của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Mỗi mùa, mỗi
vùng đều có các món ăn, uống đặc trưng. Các khách du lịch, kể cả trong
nước và quốc tế đều có nhu cầu nghỉ ngơi và thưởng ngoạn các danh thắng
cùng với thưởng thức các món ăn của mỗi vùng.
 Hệ thống các làng nghề truyền thống ở Việt Nam cũng khá đa dạng.
7


Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục:
+ Các dạng hình du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu. Việt Nam chưa có một
khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như: Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa
(Singapore), Bali (Inđônêsia), hay Genting (Malaysia).
+ Du lịch Việt Nam chưa biết cách để làm cho du khách tiêu hết đồng tiền
cuối cùng trong túi của mình. Điều này, một phần cũng bởi Du lịch
Việt Nam chưa phong phú và đa dạng.
+ Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch còn yếu, còn thiếu, còn chưa được
đào tạo một cách hệ thống về năng lực quản lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ.
Trình độ giao tiếp ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa dân tộc còn hạn chế.
+ Vấn đề vệ sinh môi trường chúng ta làm còn chưa tốt làm ảnh hưởng tới
không khí trong lành, nguồn nước và vẻ đẹp của cảnh quan. Vì vậy đi liền với các
chế tài cần chú ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các tầng lớp dân cư.
+ Công tác an ninh, trật tự còn hạn chế, nhất là tại một số địa điểm du lịch
lớn còn có hiện tượng người bán hàng chèo kéo khách, ăn xin… gây hình ảnh
phản cảm.
+ Một hạn chế rất lớn nữa là bộ máy quản lý du lịch nhất là trong công tác

xúc tiến, quảng bá, trong thanh tra kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là
trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để có được sự phát triển bền vững đối với ngành Du lịch thời gian tới một
trong những hướng quan trọng là phải tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch phát triển hoạt động du lịch qua khai thác các giá trị văn
hóa như đã nói trên:
 Phải xây dựng chiến lược du lịch dựa trên nền tảng văn hóa. Nguyên
tắc quan trọng trong chiến lược du lịch là không được vì kinh tế mà
bỏ qua văn hóa. Phải gắn các giá trị văn hóa vào trong các giá trị du
lịch thành một thể thống nhất.
 Đầu tư tôn tạo và bảo tồn kết hợp khai thác hợp lý các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể. Để làm tốt việc này, cần quán triệt quan điểm
xã hội hóa trong phát triển du lịch để khai thác các nguồn lực khác
nhau và tạo cơ chế hài hòa để vừa bảo vệ tốt vừa tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế tham gia khai thác các di sản dưới sự quản lý
của nhà nước.
 Thực hiện đa dạng hóa các chương trình du lịch. Có thể hình thành
các chương trình thiên về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch
8










khảo sát thị trường...Hoặc cũng có thể kết hợp các đặc tính này.

Cùng với đa dạng hóa trong đặc trưng là đa dạng hóa thời gian theo
mùa và độ dài của các tuyến du lịch và cũng nên nghiên cứu tổ chức
hình thức du lịch đêm, vì thực tế nhiều phong cảnh về đêm mới thấy
được vẻ đẹp. Hơn nữa trong xã hội hiên đại nhu cầu giải trí về đêm
ngày một tăng... Có đa dạng hóa như vậy mới đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của thị trường khách du lịch hiện nay.
Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng-khách sạn hiện đại gắn với đặc
điểm và truyền thống văn hóa. Cần có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ
với các cấp độ giá cả khác nhau trong đó chú ý cách bài trí phòng
nghỉ vừa hiện đại song lại khai thác được phong tục tập quán lành
mạnh của dân cư địa phương. Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa
thực đơn theo nhu cầu của khách và kết hợp với nét đặc trưng trong
phong cách chế biến và thưởng ngoạn các đồ ăn, thức uống. Mở rộng
và đa dạng hóa các cửa hàng bán đồ lưu niệm sao cho phù hợp với
đặc trưng văn hóa vùng và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Chuyên môn hóa và phát triển các làng nghề, các ngành nghề tạo
hành hóa phục vụ khách du lịch. Các sản phẩm này cần tạo được
những nét đặc trưng về nghệ thuật, hoặc đặc trưng theo các nét văn
hóa của các vùng, miền. Chúng ta còn hạn chế trong việc thúc đẩy
chi tiêu của khách du lịch một phần quan trọng là do thiếu các dịch
vụ và chất lượng dịch vụ hạn chế. Việc chuyên môn hóa và phát triển
các ngành nghề phục vụ sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du
lịch vừa tạo việc làm, vừa lưu giữ được khách, thúc đẩy mức chi tiêu
của khách, tạo ấn tượng cho khách đối với các chương trình du lịch
và như vậy mới thu hút sự trở lại của khách đối với thị trường du lịch
Việt Nam.
Đa dạng hóa nhưng phải làm khác biệt sản phẩm du lịch. Đây là
hướng rất quan trọng. Vì nếu chỉ tạo ra nhiều chương trình du lịch,
song nó đều tương tự nhau không chỉ đối với các chương trình trong
nước mà còn đối với các chương trình của nước ngoài, chắc chắn sẽ

không hấp dẫn được khách du lịch. Cần thực hiện khác biệt cả trong
sản xuất và phân phối các sản phẩm du lịch dựa trên phong tục tập
quán lành mạnh của các dân tộc.
Nâng đậm nét văn hóa Việt Nam trong đa dạng hóa các chương trình
quảng bá du lịch. Đây là việc làm cần thiết, bởi để đa dạng hóa sản
phẩm du lịch thành công không chỉ ở khâu sản xuất, chế biến sản
phẩm mà phải có sự quảng bá rộng rãi trên các thị trường mục tiêu.
Ngoài các giải pháp xúc tiến thông thường nên kết hợp phát huy các
9


đặc trưng văn hóa Việt để xúc tiến, như thông qua các lễ hội, các
chương trình nghệ thuật dân gian, hội thi ngành nghề truyền thống....
 Và một vấn đề quan trọng nữa là tạo dựng văn hóa trong tổ chức du
lịch. Ngoài việc thống nhất quản lý của cơ quan quản lý nhà nước
cần hình thành các tổ chức, các hiệp hội để phối hợp với nhau trong
thực hiện các dịch vụ du lịch. Tránh các hiện tượng ép khách, mồi
chài, tranh khách...tác động xấu đến môi trường du lịch nói chung.
Tóm lại, hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh
mà đó còn là hoạt động văn hóa. Vì vậy để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch một trong những hướng quan trọng là phải khơi dậy-khai thácphát huy các nguồn lực văn hóa cho du lịch nước nhà. Phải gắn các giá trị văn hóa
với các giá trị du lịch thành một thể thống nhất mới có thể có được sự phát triển
bền vững của du lịch.
Hiện tại, tôi là sinh viên năm 3 và mong ước sau khi ra trường sẽ được
công tác tại công ty du lịch tỉnh nhà để có thể vận dụng những kiến thức về văn
hóa du lịch, du lịch văn hóa,… vào nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó mong
muốn có thể góp sức vào để nhận thấy được tình hình phát triển du lịch của tỉnh
nhà cũng như đề ra, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch để phát triển các hoạt động du lịch phù hợp với các giá trị văn
hóa để phát huy tối đa nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Đầu tiên, là phải đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh nhà (trong trường
hợp nó chưa phát triển), lựa chọn những con người thật sự am hiểu về văn hóa về
du lịch nắm được đặc trưng của vùng, đa dang hóa các loại hình du lịch: du lịch
sinh thái , du lịch nghỉ dưỡng,…giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch tôn tạo các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử văn hóa khu vui chơi giải trí. Tạo lập nhiều khu văn hóa ẩm
thực dân tộc và đặc sản. Khôi phục và xây dựng có chất lượng các làng văn hóa
dân tộc. Tại các khu du lịch thì cần phát triển nhiều hơn hệ thống bán quà lưu
niệm…
Nhân viên du lich thì phải nắm bắt được động cơ và sở thích của du khách,
nắm bắt được tâm lý du khách theo từng vùng, quốc gia, châu lục để phục vụ
khách một cách tinh tế nhất. thấy rõ được tính chất quan trọng trong công tác đào
tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, trung thực, hiểu biết,.
Phát triển thêm hệ thống dịch vụ nhà hàng khách sạn có chất lượng, đảm
bảo được sự yên tĩnh cho du khách.

10


Đảm bảo về vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường để công tác du
lịch phát triển hơn.
Đối với các du lịch tư nhân thì chính quyền cũng cần quan tâm đến hoạt
động du lịch ở đây để mỗi sản phẩm du lịch tạo ra được đảm bảo chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


/> />id=193203

huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.html
/> /> />5DDA0BC6F36434FC9C3ADF8ED?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecy
cle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=centertop&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticl
eview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=13025&_EXT_ARTICLEVI
EW_articleId=51348&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEV
IEW_i=19&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redir
ect=%2Fweb%2Fguest%2F116

12


13



×