Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động, từ đó tìm ra các ưu nhược điểm và mô hình này chịu những áp lực thách thức gì trong thời gian tới tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.96 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây,nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước ngày
càng phát triển,thu nhập của người dân tăng nâng cao mức sống của người dân. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thì hệ thống doanh nghiệp ngày càng phát triển kéo
theo lượng hàng hóa tiêu dùng, thiết bị khoa học công nghệ xuất nhập khẩu trong
nước và giữa các nước ngày một tăng. Điều đó đòi hỏi nhu cầu về vốn đầu tư và các
hình thức thanh toán thuận tiện,nhanh và uy tín là rất cần thiết. Ngân hàng là một tổ
chức ra đời nhằm đóng vai trò giải quyết những vấn đề trên.
Hiện nay, hệ thống Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế. Với ba chức năng cơ bản là trung gian tài chính, trung
gian thanh toán và tạo phương tiện thanh toán. Ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ đa
dạng cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội. Những hoạt động chính của Ngân
hàng như: Nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay, thanh toán, quản lý ngân quỹ, cung cấp
các dịch vụ môi giới chứng khoán và bảo hiểm…Do đó, quản lý xây dựng và phát
triển hệ thống Ngân hàng là rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Ngân hàng hoạt động
hiệu quả khi có bộ máy quản lý tối ưu. Vì vậy trước những biến động liên tục của nền
kinh tế ảnh hưởng tới tình hình hoạt động,tìm hiểu mô hình tổ chức về ngân hàng
đang hoạt động và đánh giá được các ưu nhược điểm của mô hình ngân hàng đang
hoạt động với những thách thức từ môi trường hoạt động là một yêu cầu cấp thiết đối
với các Ngân hàng.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh Thăng Long,tôi thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đã đạt được những
thành tựu rất lớn trong những năm qua. Tuy nhiên nền kinh tế luôn biến động và phát
triển do vậy hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý để Ngân hàng có thể phát triển phù
hợp với cơ chế thị trường là cần thiết. Vì vậy để góp phần cải thiện cơ cấu, hoàn
thiện tổ chức tại chi nhánh nên em đi sâu tập trung nghiên cứu về: “Tìm hiểu mô
hình tổ chức hoạt động, từ đó tìm ra các ưu nhược điểm và mô hình này chịu
những áp lực thách thức gì trong thời gian tới tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long”.


Phạm Trung Kiên Lớp: CH18Q
Bài tập cá nhân
Bố cục bài tập cá nhân bao gồm những phần cơ bản sau:
Chương I: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thăng Long.
Chương II: Những áp lực và thách thức đối với mô hình hoạt động của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Việt Lâm, ban lãnh đạo Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long đã cho phép tôi tìm hiểu về
thực tiễn của mô hình hoạt động của Ngân hàng. Hy vọng trong thời gian tới Ngân
hàng sẽ xem xét chính thức những thách thức mà trong chuyên đề này do tôi tìm hiểu
để áp dụng vào thực tiễn từ đó có những bước tiến vững chắc, tăng trưởng bền vững
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong cùng khu vực hoạt động.
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
2
Bài tập cá nhân
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG
1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THĂNG LONG
- Tên Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
- Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam –
Thanglong branch.
- Tên gọi tắt: BIDV Thăng Long
- Địa chỉ: Số 08 – Đường Phạm Hùng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 3.7544965
- Website: bidv.com.vn
- Email:
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và

các hoạt động khác ghi trong điều lệ của NHNN.
1.1.Chức năng nhiệm vụ,lĩnh vực hoạt động kinh doanh
-Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức
-Cho vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ
-Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của
Chính phủ, các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh
nghiệp hoạt động tại Việt Nam
-Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước.
-Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi
tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
-Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
3
Bài tập cá nhân
-Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng Quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card,
cung cấp séc du lịch, ATM.
-Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh
toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
-Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Năm 1991, Chi nhánh gồm 22 người được chia làm 3 phòng, đó là:
- Phòng Tín dụng cấp phát và Kinh doanh .
- Phòng Kế toán thường vụ .
- Phòng Tổ chức - Hành chính - ngân quỹ .
Tính đến thời điểm 30/12/2009 Chi nhánh có 13 phòng, ban; 7 phòng giao
dịch và 3 điểm giao dịch; với 160 cán bộ công nhân viên, số cán bộ chủ chốt là 24
người trong đó Ban giám đốc gồm 3 người (một Giám đốc và hai Phó giám đốc).

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Thăng Long được khái quát qua sơ đồ sau:
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
4
Bài tập cá nhân
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA BIDV THĂNG LONG
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
5
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH - TỔNG HỢP
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
PHÒNG GIAO DỊCH 1
109 Nguyễn Chí Thanh
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
PHÒNG GIAO DỊCH 2
A4 Làng Quốc tế Thăng Long
PHÒNG GIAO DỊCH 3
110 Hồ Tùng Mậu
PHÒNG GIAO DỊCH 4
551 Kim Mã
PHÒNG GIAO DỊCH 8 Tòa
B TTTM The Manner Mỹ Đình
PHÒNG GIAO DỊCH 10
Đường Phạm Văn Đồng
PHÒNG QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ
KHO QUỸ
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

ĐIỂM GIAO DỊCH 5
tòa nhà F5 –
khu đô thị Yên Hòa
ĐIỂM GIAO DỊCH 7
114 Hào Nam
ĐIỂM GIAO DỊCH 9
Số 6 Lô A1
Khu 02 Đô thị
Nghĩa Đô
PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG
BAN
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Bài tập cá nhân
2.2.Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
2.2.1.Giám đốc
- Nhận vốn và các nguồn lực khác do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chuyển, giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ do Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam giao.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm.
- Điều hành hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thăng Long, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động của chi
nhánh, về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao và kết quả kinh doanh của chi
nhánh.
- Tổ chức triển khai các hoạt động của chi nhánh theo Quy chế tổ chức và hoạt động
của Sở giao dịch/chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam do Hội đồng
quản trị ban hành.
- Chịu sự quản lý, kiểm tra toàn diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
về tổ chức, hoạt động; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước

và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long do Hội đồng
quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành.
2.2.2.Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện quy định của nhà nước và ngân hàng đầu có liên quan đến chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình
độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh
Thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhân
viên chi nhánh
Phối hợp cùng phòng kế toán lập kế hoạch mua sắm và sửa chữa tài sản cố định…
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
6
Bài tập cá nhân
Thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, quản
lý và sử dụng xe ô tô, điện, điện thoại và các trang thiết bị tại chi nhánh
Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà
nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh
Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo sơ kết, tổng kết và ban giám
đốc tiếp khách
Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ và các khoản chi tiêu nội bộ của Chi nhánh
Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng
2.2.3.Phòng tài chính kế toán
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo
cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc
Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi
nhánh

Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu
nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...) của chi nhánh
Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán
Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ (mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động...)
Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ
Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận)
của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
7
Bài tập cá nhân
2.2.4.Phòng kế hoạch tổng hợp
Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh;
xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting,
chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn
Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng
năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch
kinh doanh của chi nhánh
Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh
Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Chi
nhánh
Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách
hàng
Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro.
Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh; các hệ số NIM,
ROA,... trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ.
2.2.5.Phòng quản lý rủi ro
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo ngành,
vùng, địa phương; chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của BIDV

Thực hiện thẩm định độc lập hoặc tái thẩm định
Thẩm định xác định gia hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ
tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thẩm định các khoản vay và dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh cấp tín dụng khác có
độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của BIDV.
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của
Giám đốc chi nhánh
Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác
hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
Phạm Trung Kiên Lớp:CH18Q
8

×