Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.46 KB, 6 trang )

NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
PGS, TS Võ Thị Chi Mai

Mục tiêu:
Sau khi học chương này, học viên có khả năng:
1/ Mô tả cách lấy và vận chuyển bệnh phẩm dịch não tủy.
2/ Kể tên các vi khuẩn thường gây viêm màng não; đề cập mối liên hệ với ký chủ và các yếu tố
độc lực của từng tác nhân.
3/ Biết khảo sát các thay đổi của dịch năo tủy trong viêm màng năo do vi khuẩn.
4/ Kể các virus liên quan tới viêm màng não, viêm não.

MỞ ĐẦU
Tác nhân gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương thường xâm nhập theo đường máu hoặc
theo dây thần kinh ngoại biên. Não và tủy sống được hộp sọ và cột sống che chắn khỏi áp lực cơ
học, bị biến dạng, sự lây lan rộng mầm bệnh. Mạch máu và dây thần kinh đi ngang qua thành của
hộp sọ và cột sống là những con đường chính để mầm bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh: đường
máu phổ biến hơn xâm nhập qua dây thần kinh ngoại biên. Ổ nhiễm ở tai - xoang, chấn thương cục
bộ hay khuyết tật bẩm sinh (như cột sống chẻ đôi) cũng dẫn tới nhiễm trùng thần kinh trung ương,
nhưng lây nhiễm theo đường khứu giác thì rất hiếm gặp.
Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương thường nặng và đe dọa tử vong, có thể do vi khuẩn, virus,
vi nấm hay ký sinh trùng gây ra. Kết quả xét nghiệm dương tính có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối
với th̀y thuốc điều trị.
MỐI LIÊN HỆ KÝ CHỦ – MẦM BỆNH
Tình trạng nhiễm trùng là hậu quả sự tác động qua lại phức tạp giữa cơ thể, vi sinh vật, và môi
trường. Tiền tố nguy cơ của ký chủ bao gồm tuổi, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch, và
bệnh song hành. Đối với vi sinh vật, thành phần cấu trúc của chúng - nang (capsule), tua (fimbriae)
– giúp kết dính vào tế bào biểu mô hô hấp có vai trò quan trọng trong nhiễm trùng màng não. Nang
của vi khuẩn còn kháng thực bào, kháng tác dụng trung gian diệt khuẩn của bổ thể nên càng tăng
cường sự tồn tại trong dòng máu. Ký chủ thì cố giới hạn ổ nhiễm bằng họat động miễn dịch dịch thể
(IgA), sự hiện diện của bổ thể và các kháng thể đặc hiệu.
VIÊM MÀNG NÃO


Viêm màng não cấp do vi khuẩn (Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis,
Haemophilus influenzae) hay virus (Enterovirus, Herpes virus, virus quai bị) gây nên. Những tác
nhân ít gặp hơn gồm có xoắn khuẩn, protozoa, giun Angiostrongylus. Bệnh biểu hiện với sốt, nhức
đầu, nôn ói, sợ ánh sáng, cứng/đau gáy và thay đổi tâm thần. Ở trẻ em và trẻ nhỏ, biểu hiện viêm
màng não có thể chỉ là tình trạng kích thích, bất an, bỏ ăn.
Viêm màng não do vi khuẩn
Sinh bệnh học
Đầu tiên, vi khuẩn gây bệnh đến xâm trú vùng mũi-hầu, bám vào các thụ thể đặc biệt ở niêm
mạc bằng những tua (fimbriae) tiếp đến xâm lấn hàng rào niêm mạc tại chỗ. Cơ thể phản ứng bằng
cách tít ra IgA trong dịch nhày, nhưng vi khuẩn có thể sinh protease phá hủy IgA.
Sau đó vi khuẩn đi vào máu. Nang (capsule) của tế bào vi khuẩn giúp chúng kháng sự thực bào
của bạch cầu đa nhân và chống hoạt động của bổ thể.
Người ta vẫn chưa biết đích xác cách thức và ngõ vào hệ thần kinh trung ương của vi khuẩn. Vi
khuẩn có thể xâm nhập do chấn thương làm nứt bể xương sọ và màng năo, do thủ thuật trị liệu,
hoặc vi khuẩn di chuyển theo trục từ tế bào thần kinh ngoại biên vào. Vi khuẩn cũng có thể vượt
hàng rào máu-năo theo máu hay mạch lymph vào thần kinh trung ương gây viêm màng năo. Thực
nghiệm cho thấy lượng vi khuẩn trong máu càng cao thì càng dễ tìm thấy vi khuẩn trong dịch não

1


tủy. Nội độc tố của vi khuẩn Gram âm còn kích thích cơ thể sản xuất cytokine viêm như IL-1, TNF
làm tăng tính thẩm thấu của hàng rào máu-màng não tạo thuận cho vi khuẩn qua màng não. Tại
khoang dưới nhện, vi khuẩn nhân đôi, phóng thích các yếu tố độc lực như acid teichoic,
peptidoglycan, lipopolysaccharide gây phản ứng viêm. Hậu quả là điếc, phù não. Rút dịch năo
tủy khảo sát trực tiếp thấy dịch năo tủy đục và số lượng bạch cầu tăng. Có thể thấy xuất hiện điểm
xuất huyết, đốm xuất huyết, hay mảng xuất huyết trên da bệnh nhân.

Bảng 1. Các yếu tố độc lực trong viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não vi khuẩn – Các yếu tố độc lực

Mầm bệnh
N meningitidis
H influenzae
Nang
+
+
IgA protease
+
+
Pili
+
+
Nội độc tố
+
+
Protein màng ngoài
+
+
Yếu tố độc lực

S pneumoniae
+
+
-

Viêm màng não do não mô cầu
Neisseria meningitidis được Weichselbaum phân lập đầu tiên năm 1887. Vi khuẩn có dạng song
cầu Gram âm, được chia làm 13 nhóm huyết thanh dựa trên tính kháng nguyên khác biệt của
polysaccharide ở nang vi khuẩn. Các nhóm huyết thanh A, B, C, Y, W-135 gây bệnh hầu hết các
trường hợp trên thế giới. Não mô cầu nhóm A, C, W-135 có thể gây dịch. Trận dịch năm 1977-1978

ở miền Nam do nhóm C. Thành ph̀ần lipid A của lipooligosaccharide ở màng ngoài vi khuẩn khi
được phóng thích vào cơ thể gây ra sốt, dăn mạch, viêm, sốc và đông máu lan tỏa.
Người thiếu các yếu tố bổ thể C5-C9 hay properdin thì mẫn cảm hơn với não mô cầu. Trẻ nhỏ
hết kháng thể nhận từ mẹ, trẻ vị thành niên chưa có miễn dịch đặc hiệu týp là đối tượng dễ bị
nhiễm nhất. Nếu bệnh nhân bị đồng nhiễm các virus làm tăng tiết nhày đường hô hấp thì vi khuẩn
còn dễ lây lan hơn. Trong lúc có dịch viêm màng não do não mô cầu, tỷ lệ người mang mầm bệnh
lên tới 60-80%. Bệnh xảy ra ở trẻ từ 3 tháng đến 15 tuổi và ở người lớn.
Bệnh thể tối cấp có thể giết chết bệnh nhân trong vòng 6 giờ.
Vaccinee chứa polysaccharide nhóm A, C, Y, và W-135 dùng cho trẻ lớn hơn 2 tuổi. Vaccinee
não mô cầu cộng hợp biến độc tố (toxoid) bạch hầu được chấp thuận dùng cho người 11-55 tuổi.
Gần đây người ta đă chế được vaccine ngừa năo mô cầu nhóm B.
Viêm màng não do Haemophilus
Haemophilus influenzae là tác nhân quan trọng gây viêm màng não ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi, nhất là
ở lứa 6-12 tháng tuổi. H influenzae là một trực-cầu khuẩn Gram âm. Ngòai viêm màng não nó còn
gây viêm tai, viêm phổi, và viêm tiểu thiệt. Có 6 týp (a-f) H influenzae, khác nhau về mặt huyết
thanh học ở thành phần polysaccharide của nang tế bào vi khuẩn. 90% trường hợp viêm màng não
ở trẻ con là do týp b. Những dòng không có nang thường hiện diện ở họng của người khỏe mạnh.
Thời kỳ ủ bệnh của H influenzae từ 5-6 ngày, bệnh khởi đầu âm thầm hơn trong viêm màng não
cấp do phế cầu hay não mô cầu; ít gây tử vong hơn nhưng lại có biến chứng thần kinh nặng 10%
nhiều hơn viêm màng não do não mô cầu (điếc, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển tâm
thần và động kinh).
Kháng thể của người mẹ có thể bảo vệ trẻ trong 3-4 tháng, nhưng sau đó kháng thể của người
mẹ hết mà trẻ chưa tự sản xuất được kháng thể cho bản thân. Kháng thể kháng nang là những
opsonin tốt, giúp cho việc thực bào và diệt khuẩn, nhưng trẻ em thường không tạo ra được opsonin
trong 2-3 năm đầu đời. Hiện nay đã có vaccine Hib dùng chủng cho trẻ em vào lúc 2-4-6 tháng tuổi
hiệu quả rất tốt.

2



Viêm màng não do phế cầu
Streptococcus pneumoniae gây viêm màng não cho mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở trẻ lớn và người
lớn > 50 tuổi.
Phế cầu đã được phân lập từ hơn 100 năm trước đây và từ đó đã được nghiên cứu rất nhiều,
dù vậy người ta biết rất ít về độc lực của nó. Những dòng gây bệnh có nang polysaccharide bảo vệ
vi khuẩn khỏi bị thực bào, sản xuất protease hủy IgA tiết, sản xuất pneumolysin ngăn cản tác động
của lysosome; chúng còn có phosphorylcholine trong vách tế bào vi khuẩn, chất này bám lấy thụ
thể của tế bào cơ thể ở phổi, màng năo, thành mạch máu.
S pneumoniae có dạng song cầu Gram dương, hiện diện ở biểu mô đường hô hấp trên của 4070% người lành. Người lớn bị mắc bệnh hồng cầu hình liềm, suy kiệt hoặc cắt lách, hay sau chấn
thương đầu, người có nồng độ kháng thể chống polysaccharide nang thấp thì nhạy cảm hơn với vi
khuẩn này. Kháng thể opsonin hóa vi khuẩn và kích thích sự thực bào, nhờ vậy bảo vệ ký chủ khỏi
bị nhiễm. Tuy nhiên, sự bảo vệ này có tính đặc hiệu týp mà S pneumoniae có đến khỏang 92 týp
huyết thanh dựa trên kháng nguyên polysaccharide nang khác nhau.
Vaccine Pneumovax chế từ polysaccharide nang của 23 týp huyết thanh thường gặp nhất
phòng ngừa được 80-90% dòng phế cầu gây bệnh. Ngoài ra còn có vaccine cộng hợp đa giá
(seven-valent) hiệu lực tốt đối với trẻ dưới 2 tuổi.
Viêm màng não do Listeria monocytogenes
Listeria monocytogenes là một trực-cầu khuẩn Gram dương và là một nguyên nhân quan trọng
gây viêm màng não ở những người lớn bị suy giảm miễn dịch, - bệnh nhân ghép thận, ung thư -,
trẻ sơ sinh, người già > 60 tuổi. L monocytogenes ít nhạy cảm với penicillin hơn Streptococcus
pneumoniae và thuốc điều trị được khuyên dùng là penicillin hoặc ampicillin phối hợp gentamicin.

Bảng 2. Bệnh cảnh lâm sàng của viêm màng não vi khuẩn

Mầm bệnh

Viêm màng não vi khuẩn – Bệnh cảnh lâm sàng
Ký chủ
Bệnh cảnh lâm sàng
Tỉ lệ chết

(% điều trị)
Trẻ em, người Cấp tính (6–24h), phát 7 – 10
lớn
ban ở da
< 5 tuổi
Ít cấp tính hơn (1–2 ngày) 5

Neisseria
meningitidis
Haemophilus
influenzae
Streptococcus Mọi lứa tuổi, đặc Cấp tính, có thể sau viêm 20 – 30
pneumoniae
biệt trẻ < 2 tuổi phổi, hoặc nhiễm trùng
và người già
huyết ở người già

Di chứng
(% điều trị)
<1
9
15 – 20

Viêm màng não do Streptococcus suis
Streptococcus suis là một tác nhân gây bệnh nghề nghiệp từ động vật truyền sang người, tuy
hiếm gặp, nhưng bệnh thường nặng, có thể có biến chứng điếc, nhìn đôi, hoặc rối loạn điều vận.
Rối loạn điều vận và điếc là những biến chứng thường gặp ở 50-75% bệnh nhân viêm màng não và
có thể tồn tại lâu dài trong một nửa số ca mắc bệnh.
Đây là cầu khuẩn Gram dương, có dạng bầu dục hoặc hơi duỗi dài, xếp thành chuỗi; 80% thuộc
nhóm D theo phân loại Lancefield. Dựa vào kháng nguyên nang thì S suis có 35 týp huyết thanh;

thường gặp týp 2 gây bệnh cho người.
Nhiễm khuẩn không tạo được miễn dịch bảo vệ lu dài: ít nhất có một trường hợp bị tái nhiễm
cùng chủng S. suis týp 2, sau khi bị nhiễm lần đầu 15 năm trước.
Sự lây nhiễm thường xảy ra qua trung gian vết thương và những cá nhân có tiếp xúc với heo
hoặc với thịt heo nhiễm khuẩn S suis, tạo thành một quần thể có nguy cơ (khả năng xảy ra 1 ca
viêm màng não do S suis ở người chăn nuôi heo hoặc nhân viên làm việc tại lò giết mổ heo sẽ là
1.500 lần nhiều hơn). Dù vậy, số ca bệnh ở người được xem là hiếm so với tỉ lệ mang vi khuẩn;

3


khoảng 9% công nhân lò mổ, 10% nhân viên kiểm dịch và 21% người chăn nuôi heo có kháng thể
đặc hiệu.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Bệnh ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra nhưng thường gặp nhất là Escherichia
coli và Streptococcus agalactiae (Streptococcus tiêu huyết β nhóm B). Ở lứa tuổi này sức đề kháng
của bệnh nhân kém, nhất là ở trẻ sinh ra với cân nặng thấp (dưới 1000g). Tử vong khoảng 35%
trường hợp. Bệnh cũng thường dẫn đến các di chứng thần kinh như liệt các dây thần kinh sọ não,
động kinh, chậm phát triển tâm thần hoặc não úng thủy. Điều này một mặt do khó chẩn đoán viêm
màng não ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu nghèo nàn không có gì khác ngoài sốt, bú kém, nôn ói, suy hô
hấp hoặc tiêu chảy. Mặt khác, nguyên nhân gây bệnh thì nhiều loài khác nhau nên điều trị mù
không đạt được kết quả khả quan .
Viêm màng não do vi khuẩn khác: trực khuẩn Gram âm, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí.
Viêm màng não do xoắn khuẩn Treponema pallidum, Borrelia burgdorferi
Viêm màng não do lao
Bệnh nhân bị viêm màng não do lao luôn có 1 ổ nhiễm vi khuẩn lao trong cơ thể, nhưng 25%
không có biểu hiện lâm sàng hoặc tiền căn bệnh lao. Hơn 50% trường hợp viêm màng não thường
kết hợp với lao kê.
Bệnh bắt đầu từ mệt mỏi, lãnh đạm, chán ăn kéo dài vài tuần, kế đến cứng cổ và tổn thương ý
thức. Đôi khi khởi bệnh nhanh hơn, có thể nhầm lẫn với xuất huyết dưới màng nhện. Chẩn đoán và

điều trị thích ứng muộn sẽ đưa đến biến chứng nghiêm trọng và di chứng.
Lao cột sống hiện ít gặp, trừ ở những nước đang phát triển, vi khuẩn trong cột sống phá hủy
các điã liên đốt sống tạo thành những áp xe dưới màng cứng khiến chèn ép cột sống và dẫn đến
liệt 2 chi dưới.
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus là viêm màng não thường gặp nhất. Bệnh cảnh nhẹ hơn so với do vi
khuẩn, với nhức đầu, sốt, sợ ánh sáng, nhưng ít khi có cứng cổ. Dịch não tủy trong và không có vi
khuẩn – vì thế mà gọi là viêm màng não nước trong hay viêm màng não vô khuẩn –, tế bào chủ yếu
là lympho bào, mặc dù có thể gặp bạch cầu đa nhân trong giai đoạn sớm của bệnh. Tác nhân virus
(Echovirus, Coxsackievirus nhóm A và nhóm B, Poliovirus) chỉ phân lập được ít hơn phân nửa số
trường hợp, nên chẩn đoán vi sinh cần phải dùng kỹ thuật sinh học phân tử. Thường gây viêm
màng não vô khuẩn nhất là Enterovirus và Herpesvirus, còn virus quai bị, virus gây viêm màng
nhện lympho bào (lymphocytic choriomeningitis virus), và HIV thì ít gặp hơn.
Viêm màng não do vi nấm
VIÊM NÃO DO VIRUS
Biểu hiện điển hình là rối loạn chức năng não như là hành vi bất thường, động kinh, mất ý thức,
thường kèm theo buồn nôn, nôn và sốt. Mầm bệnh thường gặp là Herpesvirus, Enterovirus, hay
Arbovirus.
Virus xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, đến hệ bạch huyết và máu, tăng sinh và
đi đến các cơ quan. Sau đó, virus xâm lấn hệ thần kinh gây tổn thương:
 Tổn thương tế bào thần kinh gây co giật toàn thân hay cục bộ.
 Tổn thương nhu mô não gây rối loạn tri giác.
 Tổn thương cuống não gây hôn mê, suy hô hấp.
Viêm não do Herpes simplex virus (HSV)
Có 2 dạng viêm não do HSV:
- 1 dạng xảy ra do nhiễm trùng nguyên phát lan tỏa ở trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ nhiễm HSV-2
khi sổ dạ.
- 1 dạng khác gặp ở trẻ lớn, người trưởng thành, có lẽ do virus HSV-1 tái hoạt hoá trong hạch
thần kinh sinh ba, sau đó virus đi vào thùy não thái dương.


4


Có thể gặp sang thương do Herpes ở da hoặc niêm mạc. Chẩn đóan dựa vào các dấu hiệu lâm
sàng của tổn thương ở thùy thái dương, hoặc chụp CT hay cộng hưởng từ, cũng có thể đo điện
não đồ, tìm DNA virus bằng kỹ thuật chuỗi polymerase (PCR). Nếu không điều trị tỉ lệ chết là 70%.
Điều trị sớm bằng aciclovir làm giảm tỉ lệ tử vong.
Varicella-zoster virus gây viêm não thường là di chứng sự tái hoạt hoá của virus. Viêm não do
Cytomegalovirus là biến chứng ở người bị suy giảm miễn dịch có thể xảy ra do nhiễm nguyên phát
hay do virus tái hoạt động từ ổ nhiễm tiềm tàng đã lâu.
Viêm não do Arbovirus
Arbovirus có ái lực cao với hệ thần kinh trung ương. Ở nước ta cũng như vùng Đông Á, Nam Á,
Đông-nam Á, nguyên nhân chính gây viêm não là virus Nhật Bản. Đây là một virus RNA chuỗi
đơn, chủ yếu gây bệnh cho thú vật, người chỉ là ký chủ tình cờ bị lây nhiễm do muỗi đốt.
Bệnh có thể lan thành dịch, kéo dài khoảng 3-4 tháng. Trung gian truyền bệnh là các loài muỗi
Culex. Trong vùng dịch lưu hành, trẻ em lứa 3-15 tuổi mắc bệnh nhiều gấp 5-10 lần người lớn.
Bệnh thể ẩn nhiều gấp hàng trăm lần thể có triệu chứng lâm sàng.
Vaccine chủng cho trẻ 3-15 tuổi, hai mũi đầu tiêm cách 7-14 ngày và mũi thứ ba sau 1 năm.
Sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3-4 năm.
Viêm não do Enterovirus
o

Poliovirus gây sốt bại liệt. Sau thời kỳ đầu sốt 1-4 ngày với đau họng và mệt mỏi thì dấu
hiệu và triệu chứng màng não xuất hiện. Virus có ái lực cao với tế bào sừng trước tủy
sống, hủy hoại các tế bào này gây tổn thương thần kinh vận động và liệt. Bệnh lưu hành
quanh năm ở các nước nhiệt đới, lây qua đường tiêu hóa, xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn
người lớn.
Người là ký chủ duy nhất của Poliovirus. Virus bại liệt có 3 týp huyết thanh với phản ứng
chéo nhẹ giữa chúng, vì vậy, cần có kháng thể bảo vệ đặc hiệu týp. Có ít nhất 75% các ca
bại liệt là do Poliovirus týp 1. Hiện nay bệnh được phòng ngừa bởi vaccine sống giảm độc

dùng đường uống.

o

Các enterovirus khác (Coxackievirus, Echovirus) cũng đôi khi gây viêm não.

o

Enterovirus týp 71 gây viêm não-màng não, bệnh dịch tay-chân-miệng ở trẻ em dưới 5
tuổi. Trong trận dịch năm 1998 ở Đài Loan có 19% bệnh nhi tử vong. Bệnh để lại di chứng
thần kinh vĩnh viễn.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc tay-chân-miệng (TCM) ghi nhận gần đây ở
nước ta tăng cao, lên đến 3.000 ca mắc mới/tuần. Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2012 gần
40.000 ca. Dịch diễn biến phức tạp do tỉ lệ người lành mang virus rất cao ở vùng có dịch.

Virus quai bị là nguyên nhân gây viêm não nhẹ thường gặp
Virus quai bị là một Paramyxovirus. Khoảng 50% bệnh nhân viêm tuyến mang tai có viêm não
thể ẩn vì số lượng tế bào trong dịch não tủy tăng chứng tỏ virus xâm nhập hệ thần kinh trung ương.
Mặt khác, viêm màng não và viêm não cũng thường gặp mà không có viêm tuyến mang tai.
Viêm não do virus dại
Viêm não-màng não do Retrovirus
Bệnh do nhiễm virus tiến triển chậm
Viêm não do chủng ngừa virus
LẤY VÀ CHUYỂN BỆNH PHẨM HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Dịch não tủy: do bác sĩ chuyên khoa chọc hút. Phải đảm bảo thao tác vô trùng. Tớt nhất nên lấy
bệnh phẩm trước khi dùng kháng sinh.
- Sát trùng vị trí chọc dò với povidone-iodine 10% hay cồn iod 2% và alcohol 70% trước khi đâm
kim.

5



- Đâm kim có nòng vào giữa đốt sống lưng L3 - L4 hoặc L4 – L5. Khi đến khoảng dưới màng
nhện, rút nòng ra và dịch não tủy sẽ chảy ra ở đầu kim.
- Cho dịch não tủy chảy chậm vào những lọ/tube vô trùng. Lấy tổng cộng khoảng 6 mL vào bốn
lọ/tube xét nghiệm. Gửi ống thứ nhất cho sinh hóa, ống thứ hai và thứ ba cho vi sinh và ống thứ tư
cho huyết học. Trong bất kỳ tình huống nào luôn gửi lọ/ống chắc chắn nhất chứa dịch đục nhất
đến xét nghiệm vi sinh ngay.
Nếu lượng dịch không đủ, bác sĩ điều trị phải cân nhắc theo thứ tự ưu tiên của xét nghiệm. Xử lý
mẫu quá ít thường dẫn đến kết quả âm giả và điều này có hại hơn là chọc hút lại cho có đủ thể tích.
 1mL để cấy vi khuẩn,  2mL để cấy vi nấm, tìm virus và vi khuẩn lao.
Ap xe não, mô sinh thiết:
Lấy mẫu khi phẫu thuật. Phải yêu cầu cấy kỵ khí.
-Hút bệnh phẩm tại tổn thương và gửi ngay tới phòng xét nghiệm trong môi trường vận chuyển
kỵ khí, trong ống bơm tiêm hay lọ/tube vô trùng. Không thêm formalin.
-Yêu cầu nhuộm Gram và cấy vi sinh (hiếu khí và kỵ khí).
Tốt nhất gởi bệnh phẩm đến xét nghiệm ngay. Nếu không, phải giữ bệnh phẩm ở nhiệt độ phòng
và gởi xét nghiệm càng sớm càng tốt.
KHẢO SÁT DỊCH NÃO TỦY TRONG VIÊM MÀNG NÃO DO VI KHUẨN
1/ Tăng áp lực dịch não tủy: > 180 mm H2O.
2/ Tăng bạch cầu đa nhân trung tính: > 100/µL.
3/ Giảm nồng độ glucose: < 2,2 mmol/L, hay < 40 mg/dL. Tỉ lệ glucose trong dịch não tủy/glucose
huyết thanh < 0,4 trong khoảng 60% trường hợp.
4/ Tăng nồng độ protein: > 0,45 g/L hay > 45 mg/dL.
5/ Nuôi cấy vi khuẩn dương tính > 80%, trừ trường hợp viêm màng não cụt đầu.
6/ Nhuộm Gram dịch não tủy tìm thấy vi khuẩn > 60%, trừ trường hợp viêm màng não cụt đầu.
7/ Dùng phản ứng ngưng kết latex phát hiện nhanh vi khuẩn trong dịch não tủy. Kết quả âm tính
không loại trừ được nhiễm não mô cầu hoặc phế cầu do độ nhạy với hai loại vi khuẩn này không
cao.
8/ Có thể phát hiện DNA vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction).


6



×