Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Vat ly 10 LUYEN TAP CHUYEN DONG THANG DEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.11 KB, 17 trang )

ÔN TẬP: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


Tóm tắt công thức




Độ dời: ∆x = x2 – x1
Vận tốc trung bình:

vtb =
v=

∆x
∆t
S
t



Tốc độ trung bình:



Khi vật chỉ chuyển động theo chiều dương thì độ dời trùng
với quãng đường, do đó vận tốc trung bình bằng tốc độ
trung bình.




Phương trình chuyển động: x = x0 + v.t


Phương pháp giải bài tập


Bài toán 1: Tính vận tốc trung bình

Hầu hết các bài toán dạng này, vật chỉ chuyển động theo một chiều.
Khi đó vận tốc trung bình chính bằng tốc độ trung bình.
Do đó, để giải quyết bài toán chỉ cần áp dụng công thức:
S
v=
t




Ví dụ 1: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi,
ô tô chạy với vận tốc không đổi bằng 40 km/h. Trên quãng đường còn
lại, ô chạy với vận tốc không đổi bằng 60 km/h. Tính vận tốc trung
bình của ô tô trên cả quãng đường.

Tóm tắt:
- S1 = S2 = S/2
- v1 = 40 km/h
- v2 = 60 km/h
-v = ?




Giải
Thời gian xe đi hết nửa đầu của đường đi là:


S1 S / 2 S
t1 = =
=
v1
40 80

Thời gian xe đi hết nửa sau của đường đi là:

S2 S / 2
S
t2 =
=
=
v2
60 120

Tổng thời gian đi hết cả quãng đường:
S
S
S
t = t1 + t2 =
+
=
80 120 48
Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:


S
S
v= =
= 48 (km / h)
S
t
48

ĐS: 48 km/h




Ví dụ 2: Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến
địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa
đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h.
Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.
Tóm tắt:
- t1 = t2 = t/2
- v1 = 60 km/h
- v2 = 40 km/h
-v = ?



Giải
Quãng đường xe đi được trong nửa thời gian đầu là:
S1 = v1.t1 = 60.(t/2) = 30t
Quãng đường xe đi được trong nửa thời gian sau là:

S2 = v2.t2 = 40.(t/2) = 20t
Tổng chiều dài quãng đường là:
S = S1 + S2 = 30t + 20t = 50t
Tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường là:


S 50t
v= =
= 50 (km / h)
t
t
ĐS: 50 km/h


Phương pháp giải bài tập


Bài toán 2: Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau

B1: Chọn hệ quy chiếu gồm:
+ Gốc tọa độ
+ Chiều dương trục tọa độ
+ Gốc thời gian
B2: Viết phương trình chuyển động của 2 vật
- x1

= x01 + v1.t

- x2


= x02 + v2.t

B3: Khi 2 xe gặp nhau ta có: x1 = x2 (1)
B4: Giải phương trình (1) ta tìm được t.
B5: Thay t vào x1 hoặc x2 ta xác định được vị trí gặp nhau.




Ví dụ 1: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô
khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1=
60km/h, xe kia có vận tốc v2= 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy
giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km ?

Tóm tắt:
- S = 250 km
- v1 = 60 km/h
- v2 = 40 km/h
- Hỏi thời gian và vị trí 2 xe gặp nhau ?





Giải:

Chọn gốc tọa độ trùng với điểm A, chiều dương hướng từ A đến B.
Chọn gốc thời gian lúc 2 xe bắt đầu xuất phát (7 giờ sáng).
Phương trình chuyển động của xe từ A:


x1 = x01 + v1t
x1 = 0 + 60t
x1 = 60t

Phương trình chuyển động của xe từ B:

x2 = x02 + v2t

x2 = 250 − 40t
Khi 2 xe gặp nhau:

Chú
ur ý:
- v1 cùng hướng với ox
nên v1 mang giá trị
dương.
uu
r
- v ngược hướng với ox
2
nên v2 mang giá trị âm.


x1 = x2
60t = 250 − 40t
t = 2,5 ( h)

Vậy 2 xe gặp nhau sau khi xuất phát 2,5 giờ (lúc 9h30 phút).



Vị trí 2 xe gặp nhau:
x1 = x2 = 60.2,5 = 150 (km)
Vị trí gặp nhau cách điểm B là:
250 -150 = 100 (km)
Vậy 2 xe gặp nhau tại vị trí cách điểm B 100 km.




Ví dụ 2: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô
chạy cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là
54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Xác định thời điểm và vị trí
của hai xe khi gặp nhau.

Tóm tắt:
- S = 10 km
- v1 = 54 km/h
- v2 = 48 km/h
- Hỏi thời gian và vị trí 2 xe gặp nhau ?





Giải:

Chọn gốc tọa độ trùng với điểm A, chiều dương hướng từ A đến B.
Chọn gốc thời gian lúc 2 xe bắt đầu xuất phát.
Phương trình chuyển động của xe từ A:


x1 = x01 + v1t
x1 = 0 + 54t
x1 = 54t
Phương trình chuyển động của xe từ B:

x2 = x02 + v2t
x2 = 10 + 48t

Khi 2 xe gặp nhau:

x1 = x2 ⇔ 54t = 10 + 48t
⇔t=

5
( h)
3

Vậy 2 xe gặp nhau sau khi xuất phát 5/3 giờ.
Vị trí 2 xe gặp nhau:

x1 = x2 = 54.(5/3) = 90 (km)

Vậy 2 xe gặp nhau tại vị trí cách điểm A 90 km.


BÀI TẬP LÀM THÊM
1. Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng
AB. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là
12km/h là trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe
đạp trên cả đoạn đường AB.

2. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều. 2 giờ đầu xe chạy
với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung
bình 40km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian
chạy.
3. Một xe chuyển động thẳng đều không đổi chiều có vận tốc trung
bình là 20km/h trên ¼ đoạn đường đầu và 40km/h trên ¾ đoạn
đường còn lại .Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường.


4. Lúc 5 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60 km/h. Cùng
lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50 km/h. A và B
cách nhau 220km. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
5. Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc hướng về
nhau. Vật qua A có vận tốc v1= 10m/s, qua B có vận tốc v2=
15m/s. AB = 100m.
a. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.
b. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m


Bạn nào ghi không kịp thì tạm dừng video để ghi bài nhé!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/thin.the
Email: hoặc
SĐT: 01634120495 (gặp thầy Thìn).


CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!




×