Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.02 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

VŨ THỊ KIM CHI

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT BƯỚM TRẮNG
CỦA NHẤT LINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS.GVC Thành Đức Bảo
Thắng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, chu đáo và động
viên giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện khoá luận tốt
nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã giúp
đỡ em về mọi mặt để tôi hoàn thành khoá luận này.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015


Sinh viên

Vũ Thị Kim Chi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có
tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên
quan dưới sự hướng dẫn của TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng.
Khoá luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có.
Kết quả khoá luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên
cứu tác giả Nhất Linh.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Kim Chi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 2
5.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
6.Cấu trúc .......................................................................................................... 6
7.Đóng góp đề tài .............................................................................................. 6
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 7
1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 7
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................. 7
1.2. Nhất Linh và tiểu thuyết Bướm trắng ...................................................... 10
1.2.1 Cuộc đời ................................................................................................. 10
1.2.2 Sự nghiệp văn chương............................................................................ 11
CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI
VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ........................................................................ 14
2.1. Ngôn ngữ trần thuật hướng tới khai thác tâm lí ....................................... 14
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật với điểm nhìn linh hoạt ........................................ 14
2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa kể và tả ........................................... 15
2.2. Ngôn ngữ đối thoại.................................................................................. 21
2.2.1. Đối thoại ám chỉ .................................................................................... 22


2.2.2. Đối thoại hàm ẩn……………………………………………………... 28
2.3. Độc thoại nội tâm………………………………………………………. 30
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorơki), là một trong
những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của
nhà văn. Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là
con đường tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ.
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Tự lực văn đoàn là tổ
chức văn học đã thể hiện ý thức cách tân sâu sắc trong các sáng tác của mình.

Nhất Linh là người sáng lập, người điều hành, đồng thời cũng là cây bút trụ
cột của nhóm. Các sáng tác của ông không nhiều, tuy vậy Nhất Linh đã “vạch
ra con đường riêng” theo hướng hiện đại và khẳng định được vị trí, vai trò
quan trọng của mình đối với sự phát triển của văn học. Đúng như Huy Cận
nhận xét: Nhất Linh và Tự lực văn đoàn “đã có những đóng góp lớn vào nghệ
thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn của
dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam”.
Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên trong những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn
học cũng như đặc điểm nghệ thuật trong các sáng tác của Nhất Linh đã công
bố, chưa có công trình nào tập trung tìm hiểu sâu vào ngôn ngữ nghệ thuật
của nhà văn. Vấn đề này cách đây hơn 50 năm, đã được gợi ra: “Vấn đề ngôn
ngữ Nhất Linh là một điểm thiết tưởng cần phải được để ý và đề cao”
(Nguyễn Văn Trung, Tạp chí Văn số 14, 15.7.1964); nhưng sau nhiều năm
trôi qua, việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh vẫn chưa có sự tiến
triển đáng kể.
Là sinh viên năm cuối, thực hiện đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong
quá trình giảng day và nghiên cứu khoa học sau này.

1


Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh” nhằm đi sâu nghiên cứu
ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong phạm vi tác phẩm và thấy được
những đóng góp của nhà văn đối với quá trình hiện đại hoá ngôn ngữ văn học
dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh
thông qua việc phân tích và làm rõ yếu tố ngôn ngữ trong tiểu thuyết Bướm

trắng.
- Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu
thuyết Bướm trắng của Nhất Linh để thấy được giá trị, phong cách, tài năng của
nhà văn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là ngôn ngữ nghệ thuật trong
tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dừng lại ở cuốn tiểu thuyết tiêu biểu
của Nhất Linh là Bướm trắng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn
học có tên Tự lực văn đoàn – tổ chức văn học có vai trò quan trọng trong sự

2


thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bởi vậy số lượng bài
viết và các công trình nghiên cứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến
nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong khuôn khổ vấn đề
nghiên cứu, chúng tôi tập trung khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan đến
ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói chung và tiểu thuyết
Bướm trắng nói riêng, sắp xếp các ý theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một
cách khách quan của vấn đề.

Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu
hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên
cứu văn học cùng thời với Nhất Linh đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc,
phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó
có đề cập đến phương diện ngôn ngữ trong tiểu thuyết Bướm trắng.
Trong Tạp chí Thời Tập, Sài Gòn, số 13, tháng 10.1974; khi bàn về sự
đa nghĩa trong ngôn ngữ của tiểu thuyết Bướm trắng, ngay nhan đề cũng
mang tới những lí giải và nhận thức sâu sắc: Bướm Trắng, biểu tượng tươi
đẹp của thời thanh xuân lành mạnh. Bướm Trắng, biểu tượng chập chờn của
nội tâm con người bất trắc. Bướm Trắng, biểu tượng giản dị của tình yêu êm
đềm không phức tạp. Ta vẫn không thể quả quyết giải thích nào gần nhất cho
nhan đề Bướm Trắng của Nhất Linh.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái
quát về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh từ
Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu
thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết
tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng
tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta”.
Hay công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử
văn học Việt Nam tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957) nhận xét

3


rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả một thế giới tâm tình trước kia hé
mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được mổ xẻ phơi bày tinh vi”. “Nhất Linh
thành công ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi
bật tâm lí nhân vật”.
Một số ý kiến khác như của Dương Thị Hương trong công trình nghiên
cứu của mình về Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực

văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh “thành công và
chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận
đề phù hợp với chân lí đời sống , đem lại những khám phá chân thực về nhân
vật, về tâm lí”. Phan Cự Đệ thì nhận xét: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài
miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín
đáo và ý nhị”.
Khi khẳng định một thế giới mới trong sáng tác của Nhất Linh qua
Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn
học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng định: “Qua Bướm trắng Nhất
Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt nhân bản muôn thuở
với trường hợp bi đát con người bị giằng co giữa tình yêu và cái chết”
[22;160].
Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà
nghiên cứu nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau
này. Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt (NXB Đại học và
Giáo dục chuyên nghiệp, tái bản năm 1991), đã có ý kiến nhận định khái quát
về nghệ thuật trong Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ
thuật của Đôi bạn và Bướm trắng già dặn hơn những nhận xét về tâm lí nhân
vật sâu sắc và tinh vi hơn” [9;317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn
Bướm trắng năm 1989 Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như
những hạn chế như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm

4


chất nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo thiếu tự nhiên nhưng tác giả
đã khai thác tinh tế những tầng lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất
khúc của con người”.
Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí
Văn học, số 10-1996, Đỗ Đức Hiển cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết

hiện đại; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu” (như Thuỷ hử,
Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ…) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở
đây là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc,
giấc mơ đẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết… Bướm trắng, với cốt truyện
đơn giản, là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và
cái tiềm thức, cái vô lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [13;328].
Trương Chính trong bài “Nhất Linh” đã so sánh: Lối hành văn của
Nhất Linh là lối hành văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Nhất Linh không đẽo
gọt, trau truốt câu văn của mình như Khái Hưng nhưng tự nó có nhịp điệu, tự
nó đã du dương bởi ý bao hàm ở trong là một ý thơ.
Vu Gia cũng có nhận xét về ngôn ngữ của Nhất Linh trong tiểu thuyết
“Bƣớm trắng”: Ông vẫn duy trì được lối viết trong sáng, giàu chất thơ, chất
hoạ vốn đã quen thuộc trong nhiều tác phẩm trước, nhưng đến Bướm trắng
đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, tuy đôi chỗ còn gượng gạo, thiếu
tự nhiên, nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những
ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người.
Bạch Năng Thi trong bài “Nhất Linh – tác giả tiêu biểu” đã đưa ra
những lời đánh giá về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh: … lời văn ngắn
gọn, chặt chẽ, chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc (…) Văn Nhất Linh vừa
rành mạch, trong sáng, vừa có nhạc điệu, có hình ảnh. Nó diễn tả được
những cảm giác tinh vi. Nó sử dụng các so sánh cụ thể, có khả năng tạo hình
và gợi cảm.

5


Trong công trình nghiên cứu “ Những cách tân trong văn xuôi Tự lực
văn đoàn”, Trịnh Hồ Khoa cũng nêu ra ý kiến xác đáng: Văn Nhất Linh ngắn
gọn, chặt chẽ, chính xác, giản dị nhưng không thiếu chất thơ. Giống con
người Nhất Linh, văn ông tế nhị, có chừng mực, trang nhã, tả rất đạt những

tâm tình thanh sạch…
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mai Hương – DHSP Thái Nguyên –
2008, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật, trong đó có nhắc đến
đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nhất Linh qua hai tác phẩm Đôi
bạn và Bướm trắng.
Nhìn chung các nhà nghiên cứu mới đã đưa ra những nhận xét khái
quát về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh hoặc đề cập đến một số đặc điểm
về ngôn ngữ trong một vài tác phẩm nói chung và trong tiểu thuyết Bướm
trắng nói riêng. Những nhận xét của người đi trước cũng đã gợi ý cho chúng
tôi thực hiện đề tài này.
6. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục và tư liệu tham khảo, luận
văn gồm có 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội
tâm
7. Đóng góp đề tài
Luận văn làm rõ ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của
Nhất Linh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm

Theo cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), ngôn ngữ nghệ
thuật là: “… một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu
thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta cũng có thể nói
đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [17;185/186].
Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật
nhưng chưa chỉ ra được những nét riêng của ngôn ngữ nghệ thuật với tư cách
là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học - loại hình nghệ thuật ngôn
từ. Vì thế khái niệm “ngôn ngữ nghệ thuật” cần được khu biệt rõ hơn.
Theo chúng tôi “Ngôn ngữ ngệ thuật” là ngôn ngữ được sử dụng một
cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình
tượng, tính biểu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực
tế, thuật ngữ này thường được dùng tương đương với các thuật ngữ: Ngôn từ
nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ thuật.
Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ
thể, sinh động, có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chứ không phải là
ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác của ngôn ngữ với tư cách đối
tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học.
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật
- Với nhà văn:
Ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình
tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý đồ nghệ thuật của
mình. Ngôn ngữ nghệ thuật có “cội nguồn từ ngôn ngữ nhân dân”, nhưng

7


được chon lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, trở thành
phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cư Đệ nhận thấy:
“Ngôn ngữ khoa học không mấy khi có nhiệm vụ tái hiện lại mối quan hệ tình
cảm giữa người nói với đối tượng được nói đến. Còn ngôn ngữ nghệ thuật thì

bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được
miêu tả, truyền vào đấy các lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về
thế giới của anh ta, nói tóm lại là ngôn ngữ đó mang dấu ấn cá tính và phong
cách nghệ sĩ. Đặc điểm nói trên tạo nên sự rung cảm, thuyết phục và thu hút
đặc biệt của ngôn ngữ nghệ thuật”.
Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn
cũng được các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Ngôn
ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo,
phong cách, tài năng của nhà văn” [10;215]. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật,
mỗi nhà văn có điều kiện bộc lộ tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của
mình.
- Với các thời kì, các trào lưu văn học:
Ngôn ngữ nghệ thuật chịu sự chi phối của môi trường văn hoá xã hội.
Kho ngôn ngữ là của toàn dân, được bồi đắp qua các thời kì lịch sử, nhưng
cách sử dụng như thế nào lại phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời
đại, mỗi trào lưu văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá của
thời đại , mỗi một trào lưu văn học, mỗi một thể loại văn học có những nét
riêng trong sử dụng ngôn ngữ. Trong những đặc điểm chung về thời đại, về
trào lưu sáng tác, mỗi nhà văn với cá tính, với vốn sống, trình độ văn hoá và
quan điểm thẩm mĩ của mình lại tạo ra phong cách ngôn ngữ riêng. Vì thế
ngôn ngữ nghệ thuật cũng góp phần tạo ra diện mạo phong phú, đa dạng của
một nền văn học.

8


- Với các thể loại văn học:
Mỗi thể loại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của thể loại trữ
tình mang đậm dấu ấn cảm xúc chủ quan của nhà nghệ sĩ. Sự lựa chon từ ngữ,
phương thức tu từ trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng nhằm làm cho nội

dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hay phê phán của chủ thể trở
nên nổi bật. Mỗi câu thơ dường như đều có những từ chứa đựng sức nặng tình
cảm. Người xưa gọi đó là “thi nhãn” tức là những tiêu điểm để từ đó nhìn
thấu tâm hồn tác giả. Còn thể loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu
tả sự kiện. Ở loại này tác giả có thể đứng ngoài kể, cũng có thể để cho nhân
vật tự kể. Vì thế ngôn ngữ của thể loại tự sự là ngôn ngữ mang tính khách
quan: “lời tự sự là lời miêu tả, trần thuật theo lối kể, phân tích, chỉ ra các
thuộc tính một cách khách quan”.
Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tiểu thuyết, còn nhận thấy sự khác biệt:
“Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần phải đẹp, cao cả và trang trọng
thì trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trước hết cần phải chính xác, có khả năng tái
tạo lại các đối tượng trong hình thái cá thể, không lắp lại của nó”.
Không chỉ có sự khác nhau trong ngôn ngữ giữa các thể loại, mà ngay
trong cùng một thể loại ở mỗi thời đại khác nhau lại có cách sử dụng ngôn
ngữ khác nhau. Ngôn ngữ tự sự trung đại khác với ngôn ngữ tự sự hiện đại.
Thậm chí trong cùng một thể loại, ở cùng một hoàn cảnh lịch sử, nhưng ở
những phương pháp sáng tác khác nhau thì ngôn ngữ nghệ thuật có những
điểm khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực cũng khác với ngôn ngữ tiểu
thuyết lãng mạn. Ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện thực giản dị, chân thật, “mỗi
từ đều phải dễ hiểu đối với người đánh xe ngựa chở các cuốn sách từ nhà in
đi” (Tônxtôi); đồng thời phải mang tính điển hình nghĩa là phản ánh đúng tính
cách, gắn liền với tâm lí xã hội và hoàn cảnh sinh sống của nhân vật, phản ánh
đúng các điển hình trong cuộc sống.

9


Còn “trong tiểu thuyết lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ bộc lộ rất
rõ trong màu sắc ngôn ngữ, trong lối nói cường điệu và phóng đại, lối nói
trang trọng gây hưng phấn, lối dùng các biện pháp tu từ, lối dùng một thứ văn

giàu nhạc điệu…”.
- Với hoạt động tiếp nhận văn học:
Trong hoạt động tiếp nhận văn học, ngôn ngữ nghệ thuật cũng có vai
trò quan trọng. Đó là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với
tác phẩm”; là “hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm”.
Và từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy mà người đọc có thể tìm hiểu,
khám phá tư tưởng nghệ thuật, thế giới hình tượng… đã được nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm.
Tiếp nhận văn học dù với mục đích nào thì cũng đều phải bắt đầu từ
ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi vì “cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh,
cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và
con người… chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ”.
Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thế giới nghệ thuật mà nhà
văn đã sáng tạo, từ nhân vật đến không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, kết
cấu,… không một bình diện nào nằm ngoài ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế
muốn nắm bắt được thế giới nghệ thuật ấy của nhà văn, người đọc không thể
không đi sâu khám phá ngôn ngữ trong tác phẩm.
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả hay một thể loại, một
trào lưu văn học là một phương diện quan trọng trong nghiên cứu văn học.
1.2. Nhất Linh và tiểu thuyết Bướm trắng
1.2.1 Cuộc đời
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7
năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông lập gia đình với bà
Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con.

10


Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha
ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nguyễn Tường

Tam đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng
đến văn học của Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Thạch Lam sau này.
Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học
trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội . Năm 16 tuổi, Nguyễn Tường Tam làm
thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài "Bình Luận Văn
Chương về Truyện Kiều" trên Nam Phong tạp chí.
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào
trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với
Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong.
Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật nhưng chỉ một năm
rồi bỏ.
Năm1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ
Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên
hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống
bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.
Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học. Ở nơi ấy, ông vừa
học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm1930, ông
đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hoá) và trở về nước trong năm
đó.
1.2.2 Sự nghiệp văn chương
1.2.2.1. Hoạt động văn chương
Trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra
tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép
quá hạn, bị rút. Trong hai năm từ 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng
Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng.

11


Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hoá

của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười
trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào “Âu Hoá” và đề cao chủ
nghĩa cá nhân. Chính vì vậy mà từ năm 1932 -1935 tờ “Phong Hoá” đã trở
thành nơi tập hợp của các cây bút văn chương lãng mạn, là trung tâm của
cuộc vận động văn hoá tư sản trên văn đàn công khai lúc bấy giờ. Nhất Linh
làm giám đốc kiêm toàn bộ công việc quản lí từ điều khiển ban biên tập dến
chỉ sự và cả viết bài vở cho tờ báo Phong Hoá.
Năm 1933, Nhất Linh đứng làm chủ soái thành lập nhóm Tự lực văn
đoàn gồm có các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Trường Tam), Khái Hưng
(Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long),
Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn
Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Đây là thời kì mà Nhất Linh viết được
nhiều nhất, bởi ngoài việc quản lí, công việc sáng tác cho văn đoàn, để văn
đoàn hoạt động mạnh mẽ thôi thúc ngòi bút của ông rất nhiều. Lúc bấy giờ Tự
lực văn đoàn đã trở thành nhóm văn học hoạt động có hiệu quả, ngoài việc
xuất bản sách của nhóm, còn tổ chức trao giải thưởng mang tên “Giải thưởng
Tự lực văn đoàn” thúc đẩy văn học phát triển rầm rộ.
Năm 1935, sau khi tờ “Phong Hoá” bị đóng cửa Nhất Linh cho ra đời
tạp chí Ngày nay, rồi tham gia thành lập Hội ánh sáng – một tổ chức từ thiện
chủ trương “làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo”.
Từ năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Nhất Linh ngừng sáng tác
chuyển sang hoạt động chính trị, bí mật thành lập “Đảng Hưng Việt”, sau một
thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam quốc dân Đảng.
Nhất Linh hoạt động trong tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, làm tổng thư kí
Đảng “Đại Việt dân chính” có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu
Tưởng. Cuối năm 1945 Nhât Linh theo Nguyễn Hải Thần về nước tham gia
chính phủ liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng bộ ngoại giao. Khi quân đội Tưởng

12



rút về, Nhất Linh chạy theo chúng sang Trung Quốc. Năm 1951, Nhất Linh về
Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam, sinh sống ở Đà Lạt, chơi hoa lan và
viết sách. Năm 1958, Nhất Linh trở về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng
Giang và nguyệt san Văn hoá ngày nay nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực
văn đoàn. Năm 1961, thành lập trung tâm văn bút. Nhất Linh mang tư tưởng
chống Cộng triệt để và cũng không đồng tình với chế độ gia đình trị của Ngô
Đình Diệm. Vì nghi có liên quan đến vụ chính biến ngày 11-11-1960 do
tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, Nhất Linh bị theo dõi và chuẩn bị đưa ra
toà án Đặc biệt xử. Ông hoàn toàn bế tắc cả về hoạt động chính trị lẫn sáng
tác, mười hai giờ đêm ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963 Nhất Linh uống thuốc
độc tự tử tại nhà riêng ở Sài Gòn, một ngày trước khi ra toà.
Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và văn học nghệ thuật.
Trong phần giới thiệu này, chúng tôi chỉ điểm qua những hoạt động của ông
trong lĩnh vực báo và văn học trước cách mạng tháng Tám.
1.2.2.2. Tác phẩm
- Tiểu thuyết:Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió
(cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934);Đoạn tuyệt (1934-1935); Lạnh
lùng (1935-1936); Đôi bạn (1936-1937); Bướm trắng (1938-1939); Xóm cầu
mới (1949-1957). Trường thiên, viết dở dang là “Dòng sông Thanh
Thủy” (1960-1961). Trường thiên, tác phẩm cuối cùng, gồm ba tập:
Ba người bộ hành
Chi bộ hai người
Vọng quốc
- Tập truyện:Nho phong (1924); Người quay tơ (1926); Anh phải
sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933); Đi Tây (1935); Hai buổi chiều
vàng (1934-1937); Thế rồi một buổi chiều (1934-1937); Thương chồng (1961)
- Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)
- Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974


13


CHƢƠNG 2. NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI
VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
2.1. Ngôn ngữ trần thuật hƣớng tới khai thác tâm lí
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật với điểm nhìn linh hoạt
Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ kể của tác giả tức
ngôn ngữ trần thuật cũng đã khơi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.
Lý thuyết tự sự học quan niệm diễn ngôn trần thuật là văn bản được tạo
ra bởi hành động kể dưới dạng truyền miệng hoặc viết. “Mỗi văn bản trần
thuật là sự móc nối và luân phiên giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn
ngôn của nhân vật” (Dolezel). Theo đó, một văn bản trần thuật thường bao
gồm hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn
của nhân vật.
Diễn ngôn trần thuật trong các tác phẩm của Nhất Linh đã tạo được một
tương quan mới có tính nghệ thuật giữa diễn ngôn người kể chuyện và diễn
ngôn nhân vật.
Ta thấy nếu như ở các tác phẩm trước như Lạnh lùng hay Đoạn tuyệt,
Nhất Linh chủ yếu đứng bên ngoài thuật chuyện bằng cái nhìn khách quan,
theo trình tự thời gian, xâu chuỗi các sự kiện hiện tại để thúc đẩy cốt truyện
vận động, hoặc đôi lúc đoán định tâm trạng nhân vật theo lô gic thông thường
trong cuộc sống thì ở Bướm trắng Nhất Linh đã đi sâu, thâm nhập vào thế giới
nội tâm nhân vật và để nhân vật tự bộc lộ.Vị trí người trần thuật ở ngôi thứ
ba, ẩn tàng, có thể thay đổi liên tục điểm nhìn, có thể đi ngược quá khứ, hoặc
len lỏi vào ngõ ngách sâu tối nhất của nhân vật, mà không một thế lực nào cản
trở, ngôn ngữ kể của Nhất Linh đã trở lên sinh động, đa dạng, không đơn giản
chỉ là lời kể về các tình tiết, xâu chuỗi các sự kiện để tạo nên sự vận động của
cốt truyện. Có lúc tác giả dùng lời kể khách quan ghi lại diễn biến câu
chuyện, có lúc nhập vào tâm trạng của Trương để miêu tả. Tuy trần thuật

nhưng thực ra Nhất Linh chỉ đứng ngoài, nhìn nhận, miêu tả tâm trạng nhân

14


vật, nhà văn đã trần thuật theo giọng điệu, ngôn ngữ, tình cảm và ý thức của
nhân vật.
2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật đan xen giữa kể và tả
Ngôn ngữ kể trong tiểu thuyết Bướm trắng đi sâu hơn vào nội tâm của
nhân vật, dường như nhập hẳn vào dòng suy nghĩ, cảm giác của Trương, đưa
người đọc vào miền miên man khó lắm bắt của tiềm thức, của vô thức, thấy
được cả những vùng mờ tối của tâm thức con người. Ngay từ những dòng đầu
tiên của truyện, tác giả đã đưa người đọc đến với thế giới tâm hồn Trương với
biết bao bất ngờ, ẩn chứa bao mâu thuẫn. Chàng “vô cớ” thấy lòng vui đột
ngột, khác thường, nhìn cuộc sống khốn khó của con người trong một ngày
mùa đông lại thấy thú vị, “tự nhiên” thấy vui thích khi nhìn bà cụ già bán
hàng cho một câu bé; nhìn cơn gió thổi bay “mấychiếc lá khô”, bất chợt cảm
thấy nỗi buồn hiu quạnh của cuộc đời cô độc; “thốt nhớ đến Liên”, người yêu
của mình, “đã chết vì bệnh lao ba năm trước”; nghĩ đến tâm trạng mình khi
mắc bệnh lao, Trương hi vọng là sẽ khỏi bệnh nên “thấy mình náo nức muốn
sống, yêu đời và vui vẻ”, nhưng lại một ý nghĩ khác chợt len đến : “thế ngộ
nhỡ mình không khỏi bệnh”…
Chỉ bằng một đoạn văn ngắn mà thế giới tâm hồn con người đã được
bộc lộ một cách đầy đủ với biết bao những sắc thái mà chúng ta khó tìm thấy
lời giải đáp từ thế giới bên ngoài. Đoạn văn trên như muốn dự báo về sự bùng
nổ dữ dội của tâm hồn nhân vật trước biến cố của số phận con người.
Trương là nhân vật được xây dựng mang trong mình sẵn nỗi cô đơn,
nỗi buồn của con người cá nhân. Dù là trần thuật nhưng thực ra Nhất Linh tái
hiện lại mọi dòng suy nghĩ nhân vật bằng lời văn của mình. Tác giả miêu tả
nhân vật thấy mình trơ trọi, buồn khổ: Trương thấy một nỗi buồn lạnh lẽo

thấm vào tâm hồn lạnh lẽo. Ngay đầu tác phẩm: Trương cảm thấy nỗi buồn
hưu quạnh của cuộc đời cô độc; chàng cảm thấy mình trơ trọi trước cuộc đời

15


không bạn hữu, không cha mẹ, anh em… Bệnh tật, cái chết, khát vọng tình
yêu, cô đơn, … vây quanh chàng sinh viên trường luật.
Sau khi Trương gặp bác sĩ Chuyên và biết mình sắp chết, Trương vô
cùng đau khổ, ngồi uống café cùng Quang nhưng tâm trí Trương chỉ nghĩ đến
cái chết. Miêu tả lại tâm trạng ấy, người trần thuật dường như đã nói cùng
Trương những toan tính trong lòng: Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời,
chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống
cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa.
Chàng sung sướng vì chỉ thấy mình như một con chim thoát khỏi lồng, nhẹ
nhàng trong sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của đời
sống thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn hết e dè được hoàn toàn
sống như ý mình [14;40].
Miêu tả tâm trạng Trương khi chàng đã lừa thành công để Chuyên nói
thực sự tình bệnh mình ra sao, đặc biệt là khi nghe Chuyên nói “- Anh đừng
lo..” càng làm chàng thấy khó chịu:
Trương thấy nóng hai tai, nghe mãi thấy tiếng “anh đừng lo” chàng đã phát
cáu toan nói những câu rồ dại, chàng lại thôi. Mắt chàng tự nhiên nhìn vào
mấy bông hoa cẩm chướng và hình ảnh những con bướm bay trong nắng một
ngày chủ nhật đã xa xôi lại hiện ra trước mắt.
Còn đây là sự thú nhận của nhân vật sau những cuộc hành lạc thâu
đêm qua ngôn ngữ người kể chuyện: Trương nhận thấy mình là một người
hấp hối cần suy nghĩ bao quát cả đời sống của mình trước khi nhắm mắt.
Ngay lúc đó, thực tình chàng còn mệt mỏi chán sống hơn cả thân thế chàng.
Chàng đã đạt tới mục đích: là không sợ cái chết nữa. Giá đời mình không có

Thu! Gía thu không yêu chàng hoặc hơn thế nữa, chàng ghét được Thu thì
thực là hoàn toàn thoát nợ, thoát khỏi ngục đời… [14;151].

16


Lời kể của người trần thuật ở đây thể hiện ở cách gọi nhân vật bằng
ngôi thứ ba, còn phần vị ngữ thì giống lời trực tiếp của nhân vật. Nếu ta thay
“Trương” và “chàng” bằng “tôi” hoặc “mình” thì câu văn sẽ không có gì thay
đổi về ý nhưng hình thức sẽ là độc thoại nội tâm.
Rồi tới khi biết bệnh tình, Trương miên man theo dòng suy nghĩ, chàng
đi dưới mưa như vô thức rồi nảy ý muốn gặp Thu. Đến nhà chỉ thấy Mỹ ra
tiếp nhưng có vẻ Mỹ đang bận, chàng vẫn cố ý ngồi đợi để được gặp Thu dù
biết mình rất phiền. Có tiếng còi ô tô, Mỹ chạy ra và chàng theo sau rồi sung
sướng như người thoát nợ, Nhất Linh miêu tả:
Tiếng Thu nói ở ngoài hàng rào, Trương đứng dừng lại, lòng thấy bỗng
nhẹ như bông tơ, đám mây mù u uất trong hồn chàng cũng vừa tan đi vì một
nỗi vui xuất hiện đến sáng như một quãng trời xanh ấm nắng…
Tránh được ý định muốn về nhà lúc này, Trương cùng gia đình Thu về
quê, mọi người cùng chào đón chàng và chàng thấy: Vừa nhìn thấy những
ngón tay thon đẹp của Thu loay hoay buộc cái gói, chàng vừa tự hỏi không
muốn hiểu vì cớ gì Mỹ lại trở nên ân cần đối với chàng như thế. Trương thấy
ấm áp trong lòng và từ nay về sau ở gia đình Thu chắc chắn chàng sẽ không
còn cái cảm tưởng mình là một người xa lạ nữa.
Tâm trạng của chàng dường như thay đổi, ta thấy rõ sự hân hoan trong lời
tả của tác giả. Trương tự buồn rồi tự mình cảm thấy vui, chàng tự hài lòng với mọi
chuyện vừa diễn ra, lúc đó sao thấy mọi chuyện trên đời mới “đẹp lạ”.
Tới ấp nhà Thu, bận rộn như người trong nhà mọi việc làm Trương
quên đi sự thật là mình sắp chết và:
Trương vừa nghĩ vớ vẩn vừa lắng tai nghe. Ở ngoài vườn tiếng ếch

nhái ran lên từng loạt, thỉnh thoảng có tiếng chẫu chuộc nghe lõm bõm như
tiếng chân rút mạnh của một người lội trong bùn.

17


Trương quay lại ý tưởng thế nào cũng phải chết mà việc đi về ấp của
Thu làm lãng quên. Mới từ sáng đến giờ đã bao nhiêu việc dồn dập tới.
Trương nhớ đến mấy bông hoa cẩm chướng và hàm răng của Chuyên nhe ra
khi Chuyên xem ngực chàng. Trương cảm thấy mình ghét Chuyên lạ lùng.
Nghĩ loanh quanh mãi không có mạch lạc gì, Trương nhắm mắt lại cố ngủ.
Trong buổi đêm yên ắng đó, như có sự giao cảm, Trương chú ý từng
tiếng động xung quanh, tiếng Thu nói, tiếng ếch nhái ngoài đồng và rồi:
Trương thấy một nỗi buồn thấm hồn, lạnh lẽo, chàng chợt nghĩ ra điều
gì khẽ động vào vai Hợp, Hợp vẫn ngủ say không biết… Trương nghiêng đầu
nhìn chếch sang một bên, nhưng mặt Thu bị khuất sau một chiếc gối. Chàng
nhìn qua xuống phía dưới: trên nền vải trắng một bàn tay của Thu hiện ra
trước mắt chàng. Mấy ngón tay thon để xoãi ra và khẽ lên xuống theo điệu
thở. Trương yên lặng nhìn như vậy lâu lắm. Sau lúc đó chàng thấy chàng khổ
sở thế: chàng cũng không hiểu tại sao, chàng mang máng thấy đời người đẹp
vô cùng, trong sự sống có bao nhiêu cái đệp mà riêng mình chàng bị hất hủi.
Đối với đời chàng như người được ngắm có cái bàn tay.
Tâm trạng người đang yêu là những biến động khó hiểu và Nhất Linh
đã thực sự đi vào dòng suy nghĩ, ý thức của nhân vật để tái hiện lại bằng ngôn
ngữ kể sinh động của mình.
Hôm Trương về quê dự đám cưới tiện thể bán luôn đất ở đó, trong khi
ngồi nhìn các cô phù dâu trang điểm cho nhau bỗng chàng nảy ra ý định trong
đầu hay là giết Thu, rồi tự cho đó là xấu. Miêu tả tâm trạng Trương vào chiều
hôm đó:
Chiều đến, Trương xuống cuối làng thăm mộ hai thân chàng. Trương

không muốn chết quê nhưng chàng mong khi chết rồi người ta sẽ đem chàng
mai táng ở nghĩa địa nhà, chàng thấy nằm ở các nghĩa địa gần Hà Nội có vẻ
tạm thời không được vĩnh viễn và ấm áp như ở đây, cạnh những người thân

18


thuộc. Chàng hơi buồn nghĩ đến chẳng bao lâu nữa lại có những đứa trẻ như
chàng hồi còn bé, chạy nhảy trên mộ chàng, hoặc thả diều, hoặc bắt châu
chấu những buổi chiều hè lộng gió. Chàng sẽ không biết đau khổ là gì nữa:
trên mặt đất, chỗ chàng nằm chỉ còn có mấy ngọn cỏ may hồng rung rung
trước gió thờ ơ và ở một thời nào đó Thu mà chàng không bao giờ quên vẫn
đi lại, cười nói, sống tự nhiên trong ánh sáng của thế gian trên kia.
Trong đầu Trương lúc này, cái chết luôn hiện hình và lởn vởn quanh
đây. Hình ảnh nghĩa địa, nấm mộ, bên kia thế giới… Nhân vật sống ở thực tại
nhưng nhìn nhận tương lai đầy chết chóc và Nhất Linh dường như thâm nhập
vào suy nghĩ nhân vật rồi tái hiện lại một cách sinh động.
Ở chương cuối cùng, khi cố ý gửi cho Thu bức thư hẹn gặp nàng để
giết Thu rồi tự sát, sau khi gửi thư và biết Thu đồng ý, chàng bắt xe đi loanh
quanh Hà Nội, vào vườn bách thú thăm lại những con vật thân thuộc với
chàng từ năm nhất:
Trương đi vòng một lượt không bỏ sót một con nào và bắt đầu mỏi
chân. Khi đã tới đường nhựa, Trương thấy một đám ma từ phía trên đi tới.
Chàng ngừng lại, đứng đợi, thấy hay hay vì chàng nghĩ đến lúc được nhìn
những thiếu nữ mặc tang phục trắng đi sau linh cữu. Trương nhớ lại hôm gặp
Thu lần đầu và hai con mắt của Thu to và đen sáng lóng lánh ẩn trong khung
vải trắng. Trong đám người mặc tang phục, Trương thoáng nhận thấy có
người quen nhưng không nhớ là ai. Bỗng Trương chớp mắt cố nhìn vào trong
bọn người đi đưa: Trương tưởng mình nằm mơ và thoáng trong một lúc chỉ
mấy giây đồng hồ chàng thấy có cảm tưởng mình đã chết rồi; chàng chết nằm

trong quan và sau áo quan các bạn cũ của mình đương đi kia: Điệp, Linh,
Mỹ, …và tất cả các bạn học cũ ở trường luật.
Cho tới cuối tác phẩm cái chết vẫn ám ảnh nhân vật, từ cái đám tang lạ
chàng gặp ngoài đường Trương nghĩ ngay đó là đám tang của chính mình;

19


chàng thấy Thu trong đó và cả đám bạn học cùng. Trương thấy lòng man mác
buồn, những nỗi buồn vô cớ mà chính chàng cũng không hiểu.
Bướm trắng là tiểu thuyết tình cảm, cả tác phẩm là dòng suy nghĩ của
Trương. Cái chết luôn hiện hình trong từng suy nghĩ và hành động của
Trương. Tuy nhiên kết thúc tác phẩm, cái chết không hề được nhắc tới,
Trương không còn ý định sẽ giết người mình yêu là Thu rồi tự sát nữa, mà mở
ra đó là tương lai tươi sáng của chàng với Nhan:
Nói xong, Nhan nhìn trương, mỉm cười; nàng sung sướng có cái cảm
tưởng như được săn sóc âu yếm đến một người chồng.
Đây là cái cảm tưởng trong trí tưởng tượng của một thôn nữ, đó là một
kết thúc lấp lửng của Nhất Linh. Theo tình tiết kết thúc câu chuyện, giọng kể
của Nhất Linh đưa đến kết thúc như vậy. Tác giả như tự do nói với bạn đọc,
đưa đến một kết thúc đúng với đặc điểm sáng tác tiểu thuyết lãng mạn của Tự
lực văn đoàn.
Nếu như câu văn trần thuật trong Bướm trắng là những dòng tâm trạng
miên man của nhân vật thì Đoạn tuyệt lại là những câu giản dị, mạch lạc để đi
sâu phân tích lí giải tâm trạng nhân vật, tạo ra câu văn uyển chuyển, phù hợp
với tâm trạng con người.
Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên dãy nhà
trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối tăm, lạnh
lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng
mới, ánh sáng rực rỡ phấp phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng, nghĩ

đến những người tự dấn thân vào cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui
sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính
mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một
ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh
đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chứa chất

20


×