Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN giúp học sinh viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.57 KB, 17 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận
Qua quá trình giảng dạy và chấm bài kiểm tra của học sinh, bản thân cá
nhân tôi nói riêng, cũng như giáo viên nói chung, đều nhận thấy một vấn đề
đáng lo ngại. Đó là vấn đề viết sai chính tả, ít nhất là từ năm đến bảy lỗi, nhiều
là hàng chục lỗi. Đối với tôi một giáo viên dạy Ngữ văn nên càng có dịp kiểm
chứng lỗi viết sai chính tả của học sinh. Lỗi chính tả trong bài viết của học
sinh là khá nghiêm trọng và đáng lo ngại. Vấn đề đó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp….ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến lỗi chính tả của học sinh. Từ đó, đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
2. Cơ sở thực tế
a. Nguyên nhân khách quan
Ngay từ lúc các em bắt đầu học chữ, thì các bậc phụ huynh đã cố gắng
dạy chữ, dạy viết cho con em mình để khi đến trường không thua kém bạn bè.
Nhưng bản thân họ lại chưa được đào tạo về việc dạy chữ, thậm chí có bậc
phụ huynh học vấn “khiêm tốn” và chưa chuẩn về chính tả. Từ đó dẫn đến
việc trẻ viết sai chính tả ngay từ lúc mới học chữ ê, a ..do cha mẹ dạy cho.
Mặt khác khi đi học ở cấp mầm non, tiểu học đến THCS do học sinh
trong một lớp quá đông nên một số thầy cô chưa chú ý hoặc không đủ thời
gian để rèn luyện chính tả cho học sinh. Từ đó, học sinh có thói quen viết sai.
Đã thế, sai chính tả nhưng không bị thầy cô nhắc nhở, hay trừ điểm của bài
kiểm tra, nên học sinh cứ tưởng như vậy là mình đã viết đúng. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh.
Phải chăng, vì phải đáp ứng yêu cầu truyền đạt tri thức lý thuyết có phần
“quá tải” trong một lượng thời gian khá eo hẹp của phân phối chương trình
quy định. Nên đa số giáo viên không thể tiến hành công việc kiểm tra, đánh

1



giá kĩ năng nói, viết của học sinh đến nơi, đến chốn, trong đó có việc sửa
chữa, khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
Hơn nữa, là do đặc điểm của từng địa phương. Trong cách nói, phát âm
sao thì viết vậy, nên có sự khác biệt về ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ tiếng Việt
để đặt tên người, sự vật và địa danh ở từng địa phương. Từ đó, đẫn đến lỗi
chính tả viết sai với ngôn ngữ chính thống của tiếng Việt.
Một vấn đề nữa, đó chính là những pa-nô, áp phích, biển quảng cáo, biển
cấm, thông điệp,….viết sai chính tả nhưng vẫn được treo ở những nơi công
cộng, ở dọc đường đông người qua lại, chẳng hạn như: các biển cấm, người ta
viết và cắm ở những nơi công cộng hoặc gần nhà mình để ngăn chặn hành vi
của nười khác nên đã viết bảng “ cấm đổ rát”; tạp hóa có bán xăng lẻ, thông
báo cho khách hàng biết nên ghi bảng “có bán xăn” hoặc các chủ vườn thông
báo cho mọi người đừng vào vườn bắt cá, bắt ốc,….nên cắm bảng “cá nui cấm
bắc”, “ốc nui”,… hay dòng chữ của học sinh ghi lên tường, lên bàn: “Tôi tên
là A, B muốn làm wen với các bạng”,…. Hoặc trên các kênh truyền hình
thường xuyên xuất hiện các dòng chữ quảng cáo nhắn tin đến tổng đài số 9…
để biết các thông tin chẳng hạn: “Người ấy có iu bạn không?”, “Muốn làm
wen với bạn khác giới”…
b. Nguyên nhân chủ quan
Trong những học sinh viết sai chính tả mà lớp tôi dạy, có em viết sai ít có
em viết sai nhiều, trong đó có em học một năm có em học hai năm và đã được
bản thân tôi sửa chữa. Những cuối năm vẫn còn viết sai chính tả, điều đó cho
thấy rằng lỗi chính tả còn có nguyên nhân chủ quan ở bản thân học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu ý thức về chính tả, về việc rèn luyện
chính tả của học sinh. Có học sinh có thói quen đồng nghĩa giữa dấu hỏi và
dấu ngã nên trong suốt bài viết chỉ dùng dấu hỏi hoặc dấu ngã. Có học sinh
viết hoa tự do theo ý thích, viết tùy tiện hay viết tắt, dùng ký hiệu trong bài
kiểm tra của mình, có học sinh sai dấu chấm câu hết câu, bắt đầu câu khác

2



không viết hoa….thậm chí ngay cả họ tên mà học sinh viết trong bài kiểm tra
cũng không viết hoa, mà còn viết tắt.
Sự thiếu ý thức về việc rèn luyện chính tả này không phải phát sinh ngày
một ngày hai ở cấp độ học nào, mà đó có mầm mống từ nhỏ, từ những cấp học
thấp đến cao. Mầm mống đó, được phát triển dần dần đến mức ổn định thì đã
thành thói quen thành tật mà đã thành tật thì khó khắc phục, khó sửa chữa nếu
giáo viên không có những biện pháp tích cực, thiết thực và hữu hiệu. Đồng
thời bản thân học sinh không ý thức rèn luyện về chính tả.
Nguyên nhân này, cũng xuất phát từ lời ăn tiếng nói của học sinh, học
sinh ưa nói tắt, nói trống, nói thiếu lễ phép, đến mức vô lễ. Chẳng hạn: viết
vào ô lời phê của giáo viên, học sinh chỉ viết “lời phê”, khi đi trễ xin thầy cô
vào lớp, đáng lẽ phải nói: Thưa thầy (cô) cho em vào lớp, hoặc thưa thầy (cô)
em đi trễ cho em vào lớp. Thì nhiều học sinh lại nói: “Thầy đi trễ”, “cô đi
trễ” hay khi xin thầy, cô ra ngoài đi tiểu lại nói : “Thầy đi tiểu” “Cô đi tiểu”,
… những lời nói không có đầu có đuôi trở thành vô lễ như vậy. Nhưng ít được
thầy, cô nhắc nhở, uốn nắn nên đã trở thành thói quen.
Từ đó bản thân tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm “giúp học sinh
viết đúng chính tả”

3


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
Nhìn chung, có thể phân loại các lỗi chính tả dựa trên cơ sở các quy định
về chính tả và chuẩn về ngôn ngữ tiếng Việt. Dựa trên cơ sở đó, có thể xếp các
loại chính tả của học sinh thành các lỗi sau: Lỗi viết hoa, lỗi viết tắt, lỗi viết
sai thanh điệu, lỗi sai phụ âm và nguyên âm. Đây là những lỗi cơ bản và phổ

biến trong các bài viết của học sinh.
1.1. Lỗi viết hoa
Viết hoa là một trong những lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết
của học sinh lỗi viết hoa gồm hai dạng: Dạng viết hoa đúng quy định về chính
tả và dạng viết hoa tùy tiện.
a. Dạng viết hoa không đúng quy định chính tả
Đó là không viết hoa đầu câu, đầu đoạn, không viết hoa danh từ riêng
như tên người, địa danh Việt Nam; không viết hoa chữ cái đầu tên tác phẩm,
đoạn trích, bài báo, tập san,…
Ví dụ: Phạm văn đồng, Lê hữu trác, Hoài thanh, tỉnh Sóc trăng, tỉnh Hậu
giang, thành phố hồ Chí Minh, đoạn trích những ngày thơ ấu,…
Mà lẽ ta viết đúng quy định chính tả là:
Phạm Văn Đồng, Lê Hữu Trác, Hoài Thanh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu
Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đoạn Trích “Những ngày thơ ấu”,..
b. Dạng viết hoa tùy tiện
Viết hoa tùy tiện là dạng viết hoa những từ ngữ bình thường, danh từ
chung, không nằm trong quy định về viết hoa nhưng học sinh vẫn viết hoa
theo ý thích hoặc theo thói quen viết hoa của riêng mình.
Ví dụ:

4


- Ngày nay hiện tượng vứt rác Bừa Bãi rất phổ biến ở Học sinh.
- Nói đến loài hoa thì có rất nhiều loại Hoa khác nhau nhưng em chỉ Thích
loài Hoa mai.
- Người ta thường nói hoa Mai đem lại nhiều May Mắn cho mọi người vào
dịp tết….
Lỗi viết hoa tùy tiện này là lỗi phổ biến và thường gặp ở học sinh và
người lớn, thậm chí cả giáo viên. Lỗi này dễ tránh, dễ khắc phục nếu nắm

được quy định về cách viết hoa.
1.2. Lỗi viết tắt
Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh ít hơn nhiều so với lỗi
viết hoa. Nhưng cũng cần phải rèn luyện cho học sinh về quy định viết tắt và
cách thức viết tắt: không viết tắt tùy tiện, lỗi viết tắt gồm hai kiểu: viết tắt sai
quy định và viết tắt tùy tiện.
a. Viết tắt sai quy định chính tả
Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không đúng theo quy định chính
tả về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm
hoặc dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt…
Chẳng hạn: P/V, T.P, H.Đ.N.D,… (phóng viên, thành phố, hội đồng nhân
dân,…).
Lẽ ra phải viết đúng quy định là PV, TP, HĐND,…
b. Lỗi viết tắt tùy tiện
Viết tắt tùy tiện là dùng kí hiệu viết tắt mang tính cá nhân vào bài viết
chính thức. Đó là dùng những kí hiệu bằng chữ tiếng việt hay viết nước ngoài,
chữ Hán Nôm, để chế biến thành chữ viết của mình.
Ví dụ:

5


Kí hiệu: ≈ là (những), ~ (nhưng), λ (nhân), λ, (nhấn), on (trên), (phát
triển), t2 (tư tưởng), use (sử dụng)… đáng lẽ ra các kí hiệu này dùng để viết tắt
cho nhanh trong ghi chép cá nhân, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài
viết, bài thi, thì nó trở thành lỗi chính tả. Lỗi chính tả này cũng dễ khắc phục
nếu như học sinh có ý thức tránh viết khi làm bài kiểm tra, bài thi, hoặc khi
làm bài xong dò lại để sửa chữa.
1.3. Lỗi chính tả viết sai dấu thanh
Đây là lỗi dùng sai dấu thanh, thanh điệu (hay còn gọi là âm vị siêu đoạn

tính) khi viết nói được lồng vào các tiếng. Trong tiếng Việt có sáu thanh điệu,
được ghi bằng năm dấu thanh, thanh sắc(/), huyền(\), hỏi(?), ngã(~), nặng(.),
ngang, (không có dấu).
Hiện tượng viết sai dấu thanh chủ yếu xảy ra giữa hai dấu thanh là hỏi và
ngã. Lỗi này xuất hiện khá nhiều, hầu như học sinh nào cũng mắc phải và kể
cả người lớn, giáo viên.
Ví dụ: Lời ngõ, kỹ niệm, chiến sỉ, diển viên, Ngử văn,..
Lỗi chính tả này nếu người viết nắm chắc được các quy định và phương
pháp dùng dấu hỏi, ngã thì sẽ tránh được hoặc bớt viết sai dấu hỏi, ngã.
1.4. Lỗi viết sai phụ âm và nguyên âm
Lỗi viết ai phụ âm và nguyên âm (hay gọi chung là lỗi về âm vị đoạn
tính). Lỗi phụ âm bao gồm các kiểu viết sai phụ âm đầu và phụ âm cuối, còn
lỗi nguyên âm gồm các kiểu viết sai nguyên đơn và nguyên đôi.
a. Lỗi viết sai phụ âm đầu
Hiện tượng viết sai phụ âm đầu là do cách phát âm của từng địa phương.
Phát âm sao viết vậy hoặc do lẫn lộn các chữ cái có cách phát âm giống nhau.
Các phụ âm đầu dễ mắc lỗi như:
-Tr/ch: cây che, từng chải, cá chôi, chủ chương, chăng chối…

6


-S/x: Xum họp, xúc vật, xi mê, xâu sắc, sâu sa, sương máu,….
-V/d : Dĩa hè, dô học, dào lớp, dĩ dãng, dùi dập, dô đề,…
-Gi/d: Tác dả, dành lại, giả man, giả thú, để giành, ….
-H/q: Vinh hoang, quyền bí, quang tàn, hỏa quyết,…
-G (gh)/r: Ranh tị, hàn rắn, gắn gỏi, xả gác, gau sạch,…
b. Lỗi viết sai phụ âm cuối
Lỗi này cũng do cách phát âm của địa phương, phát âm sao viết vậy và do
lẫn lộn giữa phụ âm này với phụ âm khác, bởi vì chưa nắm được chính xác ý

nghĩa của từ ngữ. Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi như:
-C/t: Tất đất, chất phát, heo húc, mặc đất, mặt áo, thời tiếc,…
-N/ng: Hiên ngan, lãng mạng, lá bàn, vụn về, bàng gỗ, bàng đạp,…
c. Lỗi viết sai nguyên âm đơn
Lỗi này do học sinh thường mắc do không phân biệt được nguyên âm
hoặc lẫn lộn giữa các nguyên âm với nhau, các nguyên âm thường lẫn lộn là:
-Ă/â: câm phẫn, thiết lặp, tối tâm, xăm lược, hâm hở, căm lặng,….
-O/ô: Bốc lột, óc nuôi, cột móc, ông bướm, tốc tai, lừa lộc,….
-Ơ/ô: Hồi hợp, đớp chát, bộp tai, hớp hác, cớp xe, hợp đèn,…
d. Lỗi viết lẫn lộn giữa nguyên âm đơn nguyên âm đôi
Thường gặp ở các nguyên âm sau:
-i/ê: Lin bang, lin hoan, điu đứng, điểu cáng, chiệu đựng, hiêu quạnh,…
-u/uô: tuổi thẹn, nút lời, đen đuổi, đứt đui, xui tay, …
-ư/ươ: Tức tửi, rác rửi, sửi ấm, cừi chê, con hưu, gưởi thư, ghê gướm,..
e. Ngoài ra học sinh cũng thường viết sai giữa bán âm cuối: o/u và lẫn
lộn gia i/y

7


Ví dụ:
-o/u: Báo vật, cao có, lếu láu, mếu máu, máo mủ, trao dồi, đao đớn,…
-i/y: ái nái, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, bàn tai,..
Trong các lỗi về phụ âm và nguyên âm. Học sinh thường viết sai âm cuối, tiếp
đến là nguyên âm và phụ âm đầu, còn âm đệm và bán âm thì sai ít hơn.
2. Yêu cầu của đề tài
Giúp bản thân học sinh nhận ra các lỗi chính tả thường mắc phải. Từ đó,
biết cách rèn luyện, khắc phục, sửa chữa lỗi về chính tả.
3. Những biện pháp thực hiện
Muốn giáo dục học sinh có ý thức trong việc viết đúng chính tả, trước hết

cần phải nắm được một số vấn đề sau:
a. Khái niệm về chính tả
Như vậy, chính tả là gì? Hiểu theo ý nghĩa Hán Việt thì: Chính tả là chính
xác, đúng so với các đồng loại, tả là viết, trình bày chi tiết vậy, chính tả là
cách viết đúng, trình bày chính xác theo quy định chung của ngôn ngữ tiếng
Việt. Để đánh giá việc viết đúng hay sai chính tả, phải dựa trên cơ sở quy định
chung (chuẩn mục) của ngôn ngữ tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ.
b. Tính mới của đề tài là
Phương pháp dùng những mẹo sửa lỗi chính tả, các đề xuất nhằm khắc
phục lỗi chính tả của học sinh.
4. Giải pháp
Căn cứ vào những nguyên nhân và các lỗi chính tả của học sinh nêu trên,
cá nhân tôi có một số giải pháp và đề xuất để khắc phục lỗi chính tả, đồng thời
giúp học sinh rèn luyện chính tả tốt hơn như sau:
Hướng khắc phục lỗi chính tả và cách rèn luyện:

8


Như đã trình bày, phân tích nguyên nhân, các lỗi chính tả của học sinh
nêu trên là khá nghiêm trọng và đáng quan tâm. Muốn khắc phục được lỗi
chính tả và rèn luyện chính tả cho học sinh, cần phải có những biện pháp và
nổ lực tích cực từ nhiều phía như: giáo viên, các ban, đoàn thể và chính học
sinh.
4.1. Những biện pháp cụ thể
a. Giáo viên giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các quy định về
chính tả tiếng Việt
+ Viết hoa đầu câu, đầu đoạn văn, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng
đầu tiên mỗi câu.
+ Viết hoa danh từ riêng tên người, tên địa danh Việt Nam: viết chữ cái

đầu của mỗi tiếng.
VD: Hồ Chí Minh, Phạm Duy Tốn, Phan Bội Châu, tỉnh Hậu Giang, tỉnh
Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ,…..
+ Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài: chỉ viết hoa chữ cái đầu
tiên của tiếng phiên âm thứ nhất, các tiếng phiên âm còn lại không viết hoa.
VD: Lê- nin, Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, Va-ren, Pa-ri,…
+ Viết hoa tên tác phẩm. đoạn trích, tờ báo, …chỉ viết chữ cái đầu tiên ở
tiếng thứ nhất của tên tác phẩm, văn bản…và bỏ trong ngoặc kép.
VD: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” được trích trong “Bình luận văn
chương” của Hoài Thanh. Bài báo “Người cùng khổ” là một bản án chế độ
thực dân.
b. Rèn luyện các âm dễ mắc lỗi
+ Tr/ch:
- Tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe. Do
đó, gặp những vần này ta cứ viết với ch.

9


VD: Choáng, chích chòe, loắt choắt,…
- Những từ Hán việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr:
VD: Trang trọng, triệu phú, trụ sở, chiến trận, trị giá, trình độ, truyền
thống, trần gian, triều đại,…
-Tr và Ch không láy với nhau, nếu âm đầu là tr thì âm cuối cũng là tr và
ngược lại.
VD: Trơ trọi, trống trải, trùng trục, trân tráo, trừng trị, trì trệ, trục trặc;
chập choạng, chậm chạp, chăm chỉ, chắt chiu, chim chóc, chong chóng, chênh
choáng,…
+ S/x:
- S không kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe,… còn x thì có

thể. VD: xuề xòa, xoay xở, xệch xoạc, xuềnh xoàng, …
- S và x không láy với nhau nên hai âm đều phải s hoặc x.
VD: Sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sắc sảo, sáng sủa, sụt sùi,…
Xao xuyến, xanh xao, xào xạc, xì xồ, xí xóa, …
+ Gi/ d
-Gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oăn, ùa, oe, uê, uy, còn d
có thể đứng trước các vần ấy.
VD: Dọa nạt, doanh trại, duy trì, duyên nợ, duyệt binh, hậu duệ, ….
-D không đi với dấu hỏi, dấu sắc nhưng đi với dấu ngã, và dấu nặng.
Ngược lại gi đi với dấu hỏi dấu hỏi dấu sắc nhưng lại không đi với dấu ngã và
dấu nặng.
VD: Diễn viên, hấp dẫn, kỳ diệu, tiêu diệt, hãnh diện, dũng cảm,…
Giải thích, giảng bài, giá cả, giới thiệu, tam giác, giáo sư, tác giả,…
-D và gi không láy với nhau nên trong từ láy chỉ có d và d hoặc gi và gi.

10


VD: dai dẳng, dại dột, dan díu, dào dạt, dí dỏm, dông dài,….
Giặc giả, giềnh giàng, giữ gìn, giấm giúi, …
c. Rèn luyện các dấu thanh dễ mắc lỗi
- Thanh hỏi và thanh ngã
Trong từ láy tiếng Việt, có qui luật trầm bổng. Nghĩa là trong từ láy, 2
tiếng thì 2 tiếng này đều là bỗng hoặc cùng đều là trầm, chứ không có trường
hợp một tiếng thuộc hệ thống bỗng lại láy âm với một tiếng hệ trầm.
Các thanh thuộc hệ bỗng đi với nhau: Sắc, hỏi, ngang (không dấu)
Các thanh thuộc hệ trầm đi với nhau: huyền, ngã, nặng,
Cho nên, khi gặp một chữ mà ta không biết dùng thanh hỏi hay ngã thì
tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nó là thanh sắc, thanh không hay thanh
hỏi thì nó sẽ là thanh hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là thanh huyền, thanh nặng, hay

thanh ngã, thì nó sẽ là thanh ngã.
VD:
-Không – hỏi: Mê mẩn, ngẩn ngơ, khẳng khiu, đảm đang, trong trẻo,…
-Hỏi – hỏi: Đủng đỉnh, lửng thửng, lẩn thẩn, lỏng lẻo, lỉnh kỉnh,…
-Sắc-hỏi: Sáng sủa, sớm sủa, rẻ rúng, nhảm nhí, hối hả, bướng bỉnh,…
-Huyền –ngã: Mỡ màng, não nùng, dỗ dành, hãi hùng, bão bùng,…
-Ngã-ngã: Lõa xõa, nhũng nhiễu, lõm bõm, lẫm bẫm, lẵng chẵng,…
-Nặng – Ngã: Nũng nịu, rộng rãi, quạnh quẽ, gỡ gạc, lộng lẫy, rộn rã,…
Trong Hán Việt các từ có âm: M, NH, N, V, L, D, NG, thì viết bằng dấu
ngã. Để dễ nhớ có thể đọc thuộc lòng câu: mình (m) nhớ (nh) nên (n) viết (v)
là (l) dấu (d) ngã (ng).
VD: -M: Mĩ mãn, mãng xà, miễn dịch, mã lực, kiểu mẫu, mãn khóa,…
-NH: Nhũng nhiễu, nhã nhặt, nhẫn nại, nhiễm độc, nhãn hiệu,…

11


-N: trung não, trí não, nam nữ, nỗ lực,…
-V: vũ lực, vãng lai, vãn cảnh, vĩ tuyến, hùng vĩ, vũ đạo,…
-L: Phụ lão, kết liễu, lữ khách, lẫm liệt, lãng phí, lễ độ,…
-D: Dã man, dũng cảm, dưỡng sinh, dĩ nhiên, diễm lệ, diễn viên,…
-NG: ngỡ ngàng, ngỗ ngược, ngũ ngôn, ngã ngửa....
4.2. Một số biện pháp khác
Đối với giáo viên: Cần phải chỉ cho học sinh thấy việc viết sai chính tả,
không đơn giản là chuyện hình thức chữ viết mà đó chính là biểu hiện của tinh
thần, thái độ học tập, sự đánh giá trình độ hiểu biết về ngôn ngữ và chữ viết
dân tộc, trình độ văn hóa của cá nhân. Trau dồi, rèn luyện chính tả(chữ
viết)còn là biểu hiện của tinh thần khoa học, lòng yêu quí ngôn ngữ và chữ
viết của dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Trong quá trình chấm bài giáo viên lưu ý đánh dấu lỗi, sửa lỗi bằng mực

đỏ để khi trả bài kiểm tra học sinh nhận thấy. Ở ô lời phê, giáo viên cần nhận
xét cụ thể về lỗi chính tả của bài viết. Có thể nêu lên những lỗi điển hình,
những từ ngữ học sinh sai nhiều. Từ đó nhắc nhở để học sinh sửa lỗi rút kinh
nghiệm.
- Việc đánh dấu lỗi sai và sửa lỗi chính tả cho học sinh trong bài kiểm tra
đòi hỏi giáo viên phải đọc kĩ nên mất nhiều thời gian. Nhưng đó là một biện
pháp thiết thực có hiệu quả trong việc khắc phục lỗi chính tả và rèn luyện
chính tả của học sinh.
- Giáo viên phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết đối với lỗi chính tả.
Trước khi học sinh nộp bài kiểm tra, giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại
chính tả và nêu lên quy định về việc thực hiện chính tả.
Chẳng hạn: trừ điểm bài kiểm tra theo theo thang điểm:

12


Sai từ 5-10 lỗi trừ 0.5 điểm, sai từ 10-15 trừ 1 điểm, sai từ 16 lỗi trở lên
trừ 2 điểm. Trừ lỗi chính tả tối đa không quá 2 điểm. Bởi vì những lỗi chính tả
nhiều thường gặp là những bài làm yếu. Từ việc bị trừ điểm bài kiểm tra, học
sinh sẽ có ý thức rèn luyện chính tả.
4.3. Đánh giá kết quả rèn luyện chính tả
Dưới đây là kết quả đánh giá tình hình rèn luyện chính tả của những học
sinh mà cá nhân tôi đã dạy từ đầu năm 2014 – 2015 đến nay như sau:
Kết quả điều tra bài “Khảo sát chất lượng đầu năm”.
STT

Lớp

Mức độ rèn luyện


Sỉ số
Chưa đạt (sai
từ 16 lỗi trở
lên)

TB (Sai từ

Khá (Sai từ

10 – 15 lỗi)

5 – 10 lỗi)

Tốt
(Không
sai)

1

6A5

40

17

10

8

5


2

6A6

25

6

16

3

0

3

6A7

25

5

11

8

1

Tổng


3

90

28

37

19

6

* Tỉ lệ: + Chưa đạt chiếm:

31,1%

+ Trung bình:

41,1%

+ Khá:

21,1%

+ Tốt:

6,7%

Kết quả điều tra từ bài viết số 5 học kì 2 ( 2 tiết ).

STT

Lớp

Mức độ rèn luyện

Sỉ số
Chưa đạt (sai
từ 16 lỗi trở
lên)

TB (Sai từ

Khá (Sai từ

10 – 15 lỗi)

5 – 10 lỗi)

Tốt
(Không
sai)

1

6A5

40

6


8

11

14

2

6A6

25

2

7

7

8

3

6A7

25

3

5


9

10

13


Tổng

3

* Tỉ lệ:

90

11

20

+ Chưa đạt chiếm:

12,2%

+ Trung bình:

22,2%

+ Khá:


30%

+ Tốt:

35,6%

27

32

* Qua bảng so sánh đối chiếu, chúng ta thấy kết quả sau khi áp dụng đề tài
được cải thiện một cách đáng kể.
5. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh về việc thực hiện đúng
chính tả ở mọi phương diện: trước khi học sinh làm bài và nộp bài kiểm tra,
trong quá trình đọc văn bản, đọc truyện...
- Cần phải nghiêm khắc, cương quyết đối với những lỗi chính tả của học
sinh, như trừ điểm bài kiểm tra, đọc bài sai của học sinh trước lớp để những
học sinh khác cần tránh.
- Thường xuyên cung cấp những mẹo, kinh nghiệm về sửa lỗi chính tả
nêu trên ở phần giải quyết vấn để nêu trên.
- Cho học sinh kiểm tra lỗi chéo bài kiểm tra với nhau trong giờ trả bài.
- Giáo viên có những biện pháp khen thưởng kịp thời đối với những em
có tiến bộ để khích lệ các em khác viết đúng.
* Một số đề xuất nhằm khắc phục lỗi chính tả
Như đã trình bày những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh
nêu trên, bản thân cá nhân tôi có một số đề xuất sau:
- Đối với học sinh:
+ Phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện cách đọc, phát âm, cách viết.


14


+ Tạo cho mình thói quen tự kiểm tra nếu thấy nghi ngờ không biết chính
xác thì phải tra cứu, suy xét hoặc hỏi bạn bè, thầy cô chứ không nên viết bừa.
Từ việc cẩn thận đó, sẽ trở thành thói quen tốt cho việc rèn luyện chính tả.
- Ngành giáo dục cần những công trình nghiên cứu về chính tả, từ đó đưa
ra những quy định chung về chính tả, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân
dân.
- Bậc phụ huynh khi dạy chữ chữ cho trẻ cần phải chính xác, nếu không
biết rõ ràng thì không nên dạy, tránh việc dạy sai.
- Đối với giáo viên, cần phải nghiêm khắc, cương quyết trong việc sửa
chữa, rèn luyện chính tả của học sinh.
- Đối với chính quyền, các đoàn thể, nhất là cán bộ văn hóa ở địa phương
phải nhắc nhở, tháo gỡ những biển quảng cáo, biển cấm,…viết sai chinh tả.
- Đối với báo chí, truyền hình cần phải loại bỏ những thông tin quảng cáo
viết sai chính tả.

III. KẾT LUẬN
Bằng những giải pháp và các mẹo sửa lỗi chính tả nêu trên, đã khắc phục
được phần lớn việc sai chính tả của học sinh.
Qua quá trình áp dụng những biện pháp trong SKKN trình bày ở phần
giải quyết vấn đề, và việc đối chiếu lỗi chính tả của học sinh ở bài kiểm tra
chất lượng đến bài Tập làm văn số 1... bài Tập làm văn số 5(học kì 2), thì mức
độ rèn luyện của học sinh đạt kết quả khá tốt tỉ lệ sai chính tả giảm đáng kể.
Còn đối với những học sinh rèn luyện chính tả chưa đạt, giáo viên tiếp tục áp
dụng những kinh nghiệm nêu trên để những học sinh đó rèn luyện tốt hơn.
Nhưng đây chỉ là những ý kiến của cá nhân chắc chắn trong khi viết, tôi không
tránh khỏi khiếm khuyết, vậy kính mong các đồng chí trong hội đồng khoa
học nhà trường và cấp trên góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa kinh

nghiệm này và để kinh nghiệm có khả năng thực tiễn hơn.

15


Vĩnh Phước, ngày 19 tháng 1 năm 2015
Người viết

Trần Văn Minh
• Ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

• Ý kiến đóng góp của hội đồng xét SKKN trường.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

16


...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

17



×