Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

an toàn trong phòng thí nghiệm (dành cho sinh viênhọc viên thực hiện nghiên cứu tại bộ môn kt hữu cơ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.5 KB, 47 trang )

AN TOÀN
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
(Dành cho sinh viên/học viên thực hiện
nghiên cứu tại bộ môn KT hữu cơ)
2014


Thông tin tổng quát
PTN

Phạm vi sử dụng

404B2

Giảng dạy TNHC

403B2

Giảng dạy TNHC
Nghiên cứu: tổng hợp hữu cơ

209B2

Nghiên cứu: Tổng hợp hữu cơ, hợp
chất tự nhiên, hương liệu, mỹ
phẩm, dệt nhuộm, tẩy rửa,…

210B2

Thiết bị phân tích


211B2

Văn phòng làm việc

CTVL1

Thiết bị phân tích

CTVL2

Nghiên cứu: nano dược, mỹ phẩm

CTVL3

Nghiên cứu: tổng hợp hữu cơ

Cán bộ phụ trách

PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan
TS. Lê Xuân Tiến

PGS. TS. Phan Thanh Sơn Nam
TS. Trương Vũ Thanh


Nhân sự cần liên hệ
PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan

Trưởng Bộ môn KTHC


TS. Lê Xuân Tiến

Trưởng PTN KTHC

PGS. TS. Phan Thanh Sơn Nam

Trưởng PTN CTVL

TS. Trương Vũ Thanh

Phó trưởng PTN CTVL

KS. Trần Thị Nguyệt Viên

Kỹ thuật viên
Phụ trách dụng cụ, hóa chất, vệ sinh

Mai Trần Tuấn Sơn

Kỹ thuật viên
Phụ trách kỹ thuật thiết bị, điện, nước,…

ThS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh

Nghiên cứu viên
Phụ trách các thiết bị phân tích P.209B2

ThS. Nguyễn Kim Chung

Nghiên cứu viên


ThS. Nguyễn Đăng Khoa

Nghiên cứu viên

KS. Nguyễn Trần Vũ

Nghiên cứu viên


Thông tin tổng quát
Thời gian làm việc Thứ hai- thứ sáu
7h30-17h00
Làm việc ngoài giờ

-Liên hệ GVHD
-Đăng ký với cán bộ trực

Điều kiện

-Có GVHD thuộc bộ môn
-Đã đăng ký và được chấp thuận của trưởng PTN
-Đã qua lớp hướng dẫn an toàn PTN
-Có bảo hiểm tai nạn (nộp bản photo)

Nghĩa vụ

-Chấp hành các quy trình hoạt động/an toàn PTN
-Mượn/trả dụng cụ, thiết bị đúng quy định
-Phân bố thời gian làm việc hợp lý

-Chỉ thực hiện các thí nghiệm có phép của GVHD và TPTN


10 nguyên tắc cơ bản trong PTN
1. Tiêu chuẩn làm việc: Chỉ SV/HV/CB được chấp thuận của TPTN.
2. Bảo hộ cá nhân: Sử dụng đúng trang bị bảo hộ cá nhân

3. Sức khỏe: Đảm bảo sức khỏe cá nhân.
4. An toàn thí nghiệm: Chỉ tiến hành các thí nghiệm được sự đồng ý của

GVHD và TPTN.
5. An toàn hóa chất: Sau khi tiếp xúc hóa chất và trước khi rời PTN, rửa

sạch tay bằng xà bông và nước.


10 nguyên tắc cơ bản trong PTN
6. An toàn khu vực làm việc: Giữ khu vực làm việc thoáng, đồ đạc chỉ
đặt vào khi cần thiết. Dọn vệ sinh thường xuyên theo lịch trực.
7. An toàn thiết bị: Khi sử dụng thiết bị, phải biết cách sử dụng và ghi vào
nhật ký máy.
8. Chất thải: Rác thải phải được sắp xếp và loại bỏ đúng quy định.
9. Xử lý khi tai nạn: Biết vị trí đặt đồ chữa cháy, hệ thống rửa khẩn cấp và
sơ cứu. Biết lối thoát hiểm khẩn cấp. Biết cách sơ cứu khi tai nạn.
10. Thông báo cho GVHD/ cán bộ PTN về bất kỳ sự cố xảy ra


1.Tiêu chuẩn làm việc
-Tất cả sinh viên, học viên, cán bộ liên quan chuyên ngành CN hóa hữu cơ
-Không cho phép người không có tên trong danh sách làm việc vào PTN =>

đình chỉ làm việc nếu sai phạm
-Khi có người lạ cần tham quan hay công việc trong PTN, báo ngay cho cán bộ
gần nhất hoặc trưởng PTN.


1.Tiêu chuẩn làm việc
Quy trình đăng ký làm việc:
-Đăng ký làm việc (hoặc viết đơn có GVHD xác nhận nếu không thuộc bộ môn)
+ nộp photo bảo hiểm tai nạn
-Tham gia học và đạt yêu cầu lớp hướng dẫn an toàn PTN
-Trưởng PTN chấp thuận, đưa tên vào danh sách chính thức
-Liên hệ cán bộ PTN để được phân vị trí làm việc, mượn dụng cụ, thiết bị, …
đóng lệ phí (nếu cần)
-Sau khi hoàn thành: trả dụng cụ, thiết bị, thanh toán các chi phí (nếu có)


2.Trang bị bảo hộ cá nhân
1.Áo blouse dài tay
2.Kính bảo hộ
3.Giày kín mũi
4.Găng tay
5.Khẩu trang



Nên sử dụng áo blouse tay dài. Giữ tay áo dài vừa phải và ko chật



Quần dài. Không dùng quần short hay váy




Không mang đồ trang bị bảo hộ cá nhân ra khỏi khu vực PTN và để
đúng nơi quy định


2.Trang bị bảo hộ cá nhân





Giày bít mũi và thấp.

Đeo kính bảo hộ bảo vệ mắt trong suốt thời gian vào PTN. Không

dùng kính sát tròng. Kính bình thường có thể chấp nhận cho những
thao tác xa khu vực thí nghiệm.


2.Trang bị bảo hộ cá nhân



Tóc phải kẹp/cột gọn gàng



Đeo găng tay phù hợp



3.Sức khỏe

•Phải đảm bảo đủ sức khoẻ làm việc
•Không có vết thương hở hay chấn thương trên cơ thể
•Không được vào khi chuẩn bị hay đang có thai

•Trường hợp bị bệnh, cảm thấy mệt hay có những triệu chứng bất
thường, lập tức chấm dứt buổi thí nghiệm.


3.Sức khỏe

•Không chạm tay lên mặt khi
làm việc trong PTN

•Không ăn uống trong PTN

•Sau khi tiếp xúc hóa chất và trước khi rời PTN, rửa sạch tay bằng xà bông và
nước.


4.An toàn thí nghiệm
Quy trình thực hiện cho 1 thí nghiệm mới:
•Nắm vững các bước thực hiện
•Chuẩn bị hóa chất và thông tin liên quan (MSDS)
•Tìm hiểu và nắm vững các kỹ thuật thực hành liên quan thí nghiệm chuẩn
bị
•Đăng ký sử dụng, tìm hiểu các kỹ thuật sử dụng thiết bị liên quan thí

nghiệm
•Nắm vững cách thức xử lý khi thí nghiệm có sự cố
•Lựa chọn thời gian, địa điểm thực hiện hợp lý cho thí nghiệm
•Dọn dẹp dụng cụ, hóa chất liên quan khi kết thúc thí nghiệm
Chỉ tiến hành các thí nghiệm được sự đồng ý của GVHD và TPTN.


4.An toàn thí nghiệm
•Không tiến hành thí nghiệm khi chỉ có 1 mình trong phòng
•Không tiến hành thí nghiệm quá trễ để kéo dài đến ngoài giờ
•Phải có mặt suốt thời gian thực hiện thí nghiệm
•Không để thí nghiệm kéo dài qua đêm, nếu có phải báo cáo hướng dẫn
và cán bộ trực
•Cảnh báo cho sinh viên xung quanh khả năng ảnh hưởng của thí nghiệm
•Lưu trữ mẫu đúng nơi quy định, có dán nhãn và thông tin đầy đủ. Xử lý
mẫu sau khi không sử dụng nữa.
=>Sẽ đình chỉ SV nào vi phạm an toàn thí nghiệm


4.An toàn thí nghiệm
Bộ môn không phân công lịch trực ngoài giờ, PTN chỉ mở cửa ngoài
giờ khi cần thiết và có cán bộ chịu trách nhiệm trực.
Làm việc ngoài giờ:
•Cần có ít nhất 02 sinh viên và 01 cán bộ
•Khi có nhu cầu làm ngoài giờ, liên hệ GVHD đầu tiên để sắp xếp hoặc
tham khảo lịch làm việc của CBNC (nếu có)
•Đăng ký sổ làm ngoài giờ
•Phải kết thúc thí nghiệm trước 21h (18h đối với chủ nhật)



5.An toàn hóa chất
•Hóa chất thí nghiệm:
•Không đem hóa chất lạ, không được phép vào PTN
•Không được nếm, ngửi hay sử dụng tay trần để làm việc.
•Khi sử dụng các loại hoá chất dễ bay hơi, phải thao tác trong tủ hút.
•Nghiêm cấm đun hở các loại dung môi.
•Tuyệt đối cẩn thận khi làm việc với các acid đặm đặc
•Xử lý nhanh và sạch các vết đổ hóa chất
•Sau khi tiếp xúc hóa chất và trước khi rời PTN, rửa sạch tay bằng xà
bông và nước.


5.An toàn hóa chất
Một số dạng biểu tượng hóa chất độc:
-


5.An toàn hóa chất
Phân loại nguy hiểm theo đặc

Phân loại nguy hiểm theo đặc tính

tính vật lý:

hóa học:

•-combustible liquid

•Corrosives


•compressed gas

•Flammables

•explosive

•Oxidizers

•flammable

•Toxins

•organic peroxide

•Reactive Chemicals

•oxidizer
•pyrophoric
•unstable (reactive)
•water-reactive


5.An toàn hóa chất
Hóa chất thí nghiệm:
-Cần tìm hiểu thông tin an toàn trước khi làm việc
-Các thông tin MSDS (Material safety data sheet) của hóa chất sử dụng
cần lưu trong sổ tay thí nghiệm để tham khảo khi cần thiết
-Tính toán đủ lượng sử dụng
-Hóa chất cần được trữ đúng nơi quy định, không trữ quá nhiều tại nơi
thực hiện thí nghiệm



5.An toàn hóa chất
Hóa chất thí nghiệm:
-Trên chai cần có các thông tin: Tên hóa chất, hàm lượng, nguồn gốc,
người sử dụng, ngày mở chai, tính chất cơ bản
-Đọc kỹ ít nhất 2 lần nhãn hiệu của chai trước khi sử dụng
-Đóng kín nắp sau khi sử dụng
-Không đổ ngược lại vào chai lượng hóa chất thừa
-Xử lý chai sau khi sử dụng hết hóa chất bên trong

Toluene 99.8% (Sigma)

MOF -5(sản phẩm)

Dung môi dễ cháy

Xúc tác

Nguyễn Văn Chí (nhóm thầy Nam)

Nguyễn Văn Chí (nhóm thầy Nam)

Ngày mở: 20/06/2012

Ngày đóng: 06/2012


5.An toàn hóa chất
Mẫu thí nghiệm:

-Đồ chứa mẫu phải ghi rõ thông tin và bảo đảm an toàn, không rò rỉ xung
quanh

-Tự trang bị hộp to để chứa các lọ đựng mẫu, tránh vung vãi hay thất lạc
-Không để mẫu/hóa chất trên mặt bàn thí nghiệm hay tủ hút
-Mẫu thí nghiệm sau khi đo đạc phải xử lý và làm vệ sinh khu vực làm việc

-Định kỳ xử lý mẫu, không để mẫu tồn đọng sau thời gian làm nghiên cứu



6.An toàn khu vực làm việc
An ninh:

•Để ý sự xuất hiện của người lạ hoặc không có trong danh sách làm việc
trong phòng
•Túi xách, laptop, đồ đạc có giá trị,…phải tự bảo quản và để ngăn nắp

•Trước khi ra ngoài, phải bảo đảm có người còn lại trong phòng. Nếu là
người cuối cùng thì phải đóng cửa. Nếu còn lại ít sinh viên thì phải thông báo
và nhắc người ở lại lưu ý an ninh.

•Không mở cửa PTN quá nhiều nếu số sinh viên ít và khó theo dõi bao quát
cả phòng
•Nếu có sự cố, báo ngay cho cán bộ trực và bảo vệ trường.


6.An toàn khu vực làm việc
An toàn:


•Giữ khu vực làm việc thoáng, đồ đạc chỉ đặt vào khi cần thiết.
•Không để hóa chất, chai lọ, dụng cụ,… quá nhiều trên mặt bàn làm thí nghiệm
hay tủ hút

•Hóa chất chỉ để đủ dùng tại khu vực làm việc và đặt trên kệ
•Dọn dẹp ngay khi đổ hóa chất hoặc vỡ dụng cụ
•Không vứt rác thí nghiệm trong bồn rửa

•Trữ hóa chất thải đúng quy định
•Điểm danh khi đến/về ở mỗi phòng thí nghiệm
•Không đùa giỡn trong PTN. Ăn uống, nghỉ ngơi bên ngoài PTN

•Áo blouse, dép mang trong PTN phải để ngăn nắp


×