Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá công tác tổ chức kế toán, quản lý, và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động tại trường thcs trung nhứt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THÁI NGỌC DUYÊN
MSSV: LT11290

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ
TOÁN, QUẢN LÝ, VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG
THCS TRUNG NHỨT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN HỮU ĐẶNG

Tháng 11 – 2013

i


LỜI CẢM TẠ
Kính thưa Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ
Trải qua thời gian học tập lí luận trong trường, được sự chỉ dạy tận tình
của Thầy Cô em đã nắm được những kiến thức cơ bản về “Kế toán”, em cảm
ơn Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc trực tiếp với
thực tế. Với kiến thức thật bổ ích vận dụng vào thực tế, nay em đã hoàn thành
đề tài công tác kế toán, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tại đơn vị.
Đến nay em đã hoàn tất nhiệm vụ được giao, nghiên cứu về đề tài “Kế
toán hành chính sự nghiệp” tại Trường THCS Trung Nhứt. Tuy nhiên với mức


độ hiểu biết cho phép sẽ không tránh khỏi những sai sót. Bằng sự quyết tâm
học tập cùng với sự truyền đạt kiến thức và góp ý nhiệt tình của Thầy Cô
Trường Đại học Cần Thơ em mong đề tài của em sẽ hoàn thành một cách tốt
đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Đặng trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành báo cáo, Thầy đã hướng dẫn tận tình và luôn giúp đỡ,
chỉ dạy để em hoàn thành thực tập thực tế ở cơ sở.
Đồng thời em xin cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban Giám Hiệu
cùng quý Thầy Cô ở Trường THCS Trung Nhứt, đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập, và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp.
Trân trọng kính chào!
Cần thơ, ngày

tháng

Người thực hiện

ii

năm 2013


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013.
Người thực hiện


iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày

Tháng

Năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU………………………………………………….....1
1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
1.3.1 Phạm vi về thời gian..................................................................................2
1.3.2 Phạm vi về không gian..............................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........3
2.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm,đặc điểm đơn vị HCSN............................................................3
2.1.1.1 Khái niệm...............................................................................................3
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động................................................................................3
2.1.2 Nhiệm vụ kế toán dơn vị HCSN................................................................3
2.1.3 Nội dung công tác kế toán HCSN.............................................................4
2.1.4 Nội dung, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh
phí.......................................................................................................................5
2.1.4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán của kế toán nguồn kinh phí.............5
2.1.4.2 Nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí....................................................6
2.1.5 Chứng từ và các sổ kế toán nguồn kinh phí..............................................6
2.1.6 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động trong đơn vị HCSN............................7
2.1.7 Kế toán chi hoạt động trong đơn vị HCSN...............................................8
2.1.7.1 Nội dung chi hoạt động..........................................................................8
2.1.7.2 Nhiệm vụ kế toán chi hoạt động.............................................................9
2.1.7.3 Chứng từ và sổ kế toán chi hoạt động....................................................9
2.1.7.4 Hạch toán kế toán chi hoạt động............................................................9
2.1.8 Các sổ sử dụng trong kế toán nguồn kinh phí và chi kinh phí sự
nghiệp...............................................................................................................11

v



2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................................12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ TRUNG NHỨT..........................................................................................13
3.1 Quá trình hình thành và phát triển..............................................................13
3.2 Chức năng và nhiệm vụ..............................................................................14
3.3 Tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị.......................................................14
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị...........................................14
3.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ bộ máy hoạt động của đơn vị....................15
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán đơn vị.................................................................15
3.4.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán đơn vị.............................................15
3.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị......................................................16
3.5 Sơ lược về quy mô học sinh và tình hình kinh phí của Trường.................17
3.5.1 Sơ lược về quy mô học sinh....................................................................17
3.5.2 Tình hình kinh phí của Trường...............................................................17
3.6 Thuận lợi và khó khăn................................................................................18
3.6.1 Thuận lợi.................................................................................................18
3.6.2 Khó khăn.................................................................................................18
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN,
QUẢN LÝ, VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI
TRƯỜNG THCS TRUNG NHỨT..................................................................19
4.1 Đánh giá công tác kế toán..........................................................................19
4.1.1 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động..........................................................19
4.1.1.1 Mô tả các nghiệp vụ phát sinh trong Quí 2/2013................................19
4.1.1.2 Kế toán chi tiết.....................................................................................24
4.1.1.3 Kế toán tổng hợp..................................................................................43
4.1.2 Kế toán chi tiết chi hoạt động..................................................................49
4.2 Đánh giá tình hình thực dự toán kinh phí..................................................63


vi


4.2.1 Công tác quản lý sử dụng kinh phí tại Trường THSC Trung Nhứt trong
Quí 2/2013........................................................................................................63
4.2.2 Công tác quản lý thực chi tại đơn vị........................................................64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI ĐƠN VỊ....................................................................................................66
5.1 Nhận xét, phân tích, đánh giá công tác kế toán tại đơn vị.........................66
5.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị..................66
5.2.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ chuyên môn..................................................66
5.2.2 Giải pháp về nhân sự...............................................................................67
5.2.3 Giải pháp về trang thiết bị.......................................................................67
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................68
6.1 Kết luận......................................................................................................68
6.2 Kiến nghị....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu bộ máy hoạt động của Trường……………………………..15
Bảng 3.2: Tình hình kinh phí tính trên mỗi học sinh từ 2011-2013………….18
Bảng 4.1 Thực dự kinh phí hoạt động sự nghiệp tại Trường THCS Trung
Nhứt từ năm 2011 – 2013…………………………………………………….63
Bảng 4.1 Thực chi hoạt động sự nghiệp tại Trường THCS Trung Nhứt từ năm
2011 – 2013…………………………………………………………………..64


viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán nguồn kinh phí hoạt động…………………………8
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán kế toán chi hoạt động…………………………….10
Hình 3.1: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái…….17

ix


DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS : Trung học cơ sở
HCSN : Hành chính sự nghiệp
XDCB : Xây dựng cơ bản
TSCĐ : Tài sản cố định
NSNN : Ngân sách nhà nước
HMKP : Hạn mức kinh phí
KP: Kinh phí
QT: Quyết toán

x


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các mẫu sổ chi tiết nguồn kinh phí hoạt động……………………70
Phụ lục 2: Các mẫu sổ chi tiết chi hoạt động………………………………...72
Phụ lục 3: Dự toán các khoản chi Quí 2/2013………………………………..74
Phụ lục 4: Các mẫu chứng từ………………………………………………...75


xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của xã hội, là công cụ để chi phối và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị
trường của đất nước. Vì thế, để nhà nước tồn tại và phát triển cần phải có một
ngân sách nhà nước ổn định và vững chắc thì việc quản lý chặt chẽ các hoạt
động thu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sao cho đúng mục
đích và có hiệu quả.
Đơn vị sự nghiệp là đơn vị sử dụng toàn bộ kinh phí từ ngân sách cấp nếu
việc quản lý chi ngân sách không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
cán bộ, giáo viên, công nhân viên của đơn vị về mặt vật chất lẫn tinh thần gây
ảnh hưởng xấu đến công tác trọng tâm của đơn vị. Do đó để đảm bảo việc sử
dụng vốn ngân sách nhà nước cấp theo đúng mục đích và hiệu quả thì cần có
bộ phận theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí đúng qui định, quản
lý việc sử dụng hệ thống kế toán chặt chẽ theo đúng pháp luật, đúng chế độ,
tiêu chuẩn định mức của nhà nước về tài sản , nguồn vốn từ khâu dự toán đến
khâu quyết toán.
Trường Trung Học Cơ Sở Trung Nhứt là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thốt Nốt – TP.Cần Thơ. Trường là đơn vị
sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và được
giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Trong quá thực hiện để hoàn thành tốt việc
sử dụng nguồn kinh phí , đơn vị phải tổ chức hạch toán kế toán theo dự toán,
đồng thời kế toán theo dõi giám sát các khoản chi tiêu sao cho hợp lý vừa tiết
kiệm kinh phí cho đơn vị, vừa tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
Để hiểu rõ hơn, thực tế hơn về công tác kế toán trong đơn vị hành chính

sự nghiệp. Nên đề tài “Đánh giá công tác tổ chức kế toán, quản lý, và sử
dụng nguồn kinh phí hoạt động tại Trường THCS Trung Nhứt” được
chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá công tác tổ chức kế toán, quản lý, và sử dụng các nguồn kinh
phí tại Trường THCS Trung Nhứt để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác tổ chức kế toán, quản lý, và sử dụng các nguồn kinh phí tại Trường.

1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng về công tác tổ chúc kế toán, quản lý, và sử dụng
nguồn kinh phí tại đơn vị.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản
lý, và sử dụng các nguồn kinh phí tại Trường.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013.
- Số liệu trong đề tài là số liệu Quí II/2013.
1.3.2 Phạm vi về không gian
- Phòng kế toán Trường Trung Học Cơ Sở Trung Nhứt.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Thực hiện công tác kế toán tại Trường Trung Học Cơ Sở Trung Nhứt.

2


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị HCSN
2.1.1.1 Khái niệm
Hành chính sự nghiệp là khái niệm được sử dụng để chỉ lĩnh vực hoạt
động thuộc về quản lý nhà nước, quản lý hành chính và các hoạt động phi sản
xuất liên quan đến sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, quốc phòng… mà kinh
phí hoạt động cho lĩnh vực này được đài thọ từ ngân sách nhà nước và các
khoản thu khác theo luật định.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các tổ chức được hình thành và hoạt động
trong lĩnh vực HCSN mà việc quản lý tài chính và thực hiện kế toán ở các đơn
vị này chịu sự chi phối trực tiếp của luật ngân sách nhà nước. Đơn vị HCSN
rất đa dạng bao gồm từ các cơ quan trung ương đến các đơn vị cơ sở xã,
phường.
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động
- Hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao và được ngân
sách nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần dự toán kinh phí hoạt động thường
xuyên được cấp có thẩm quyền duyệt.
- Hàng quý, hàng năm đơn vị phải lập dự toán thu chi theo các định mức,
chế độ, tiêu chuẩn do nhà nước qui định; hoặc nhà nước cho phép thủ trưởng
đơn vị được qui định một số khoản chi tiêu nội bộ.
- Đối với các đơn vị HCSN trong cùng một ngành dọc được tổ chức
thành đơn vị dự toán các cấp: đơn vị dự toán cấp I, đơn vị dự toán cấp II, đơn
vị dự toán cấp III.
2.1.2 Nhiệm vụ kế toán đơn vị HCSN
Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin
bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết
toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình
hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức thu, chi
của nhà nước ở các đơn vị HCSN.

Kế toán HCSN có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

3


- Thu nhận, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí
được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác và tình hình sử
dụng các khoản kinh phí, các khoản thu tại đơn vị theo chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; tình hình quản lý sử
dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị; tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân
sách nhà nước, kỷ luật thanh toán và chế độ khác; phát hiện và ngăn ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, tình
hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán kinh phí của các đơn vị cấp
dưới.
- Tổng hợp số liệu, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các loại báo cáo tài chính
cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính. Đồng thời phải cung
cấp thông tin, số liệu kế toán cho các đối tượng khác theo qui định của pháp
luật.
- Thực hiện phân tích công tác kế toán, đánh giá hiệu quả sử dụng các
nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị, nhằm cải tiến nâng cao chất lượng công tác
kế toán và đề xuất các ý kiến phục vụ cho lãnh đạo, điều hành hoạt động của
đơn vị.
Kế toán ở đơn vị HCSN cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu;
- Chính xác và trung thực;
- Kịp thời, phản ánh liên tục từ phát sinh đến khi kết thúc hoạt động, từ
khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán.
2.1.3 Nội dung công tác kế toán HCSN
Kế toán trong đơn vị HCSN phải phản ánh tất cả các hoạt động kinh tế tài

chính liên quan đến tài sản và nguồn kinh phí của đơn vị. Các đối tượng kế
toán trong từng đơn vị HCSN cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và
nguồn kinh phí hoạt động của mỗi đơn vị. Các nội dung cụ thể của kế toán
trong các đơn vị HCSN gồm:
- Kế toán tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh tình trạng và sự
biến động của các khoản tiền và tương đương tiền trong đơn vị HCSN.
- Kế toán vật tư và tài sản: phản ánh tình trạng và sự biến động của các
loại vật tư, tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị HCSN.

4


- Kế toán nguồn kinh phí, quỹ: phản ánh tình trạng và sự biến động của
các nguồn kinh phí, các khoản quỹ, vốn của đơn vị HCSN.
- Kế toán các khoản thanh toán: phản ánh tình trạng và sự biến động của
các khoản thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị HCSN.
- Kế toán khác: bao gồm kế toán các khoản thu, chi và xử lý chêch lệch
thu, chi liên quan đến hoạt động của đơn vị HCSN, lập báo cáo tài chính,…
2.1.4 Nội dung, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ của kế toán nguồn
kinh phí
2.1.4.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán của kế toán nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí của các đơn vị HCSN là nguồn tài chính mà các đơn vị
được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên
môn có tính chất HCSN hoặc có tính chất kinh doanh của mình.
Nguồn kinh phí của đơn vị HCSN thường gồm có:
- Nguồn kinh phí hoạt động
- Nguồn kinh phí dự án
- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Kinh phí các loại trong các đơn vị HCSN thường được hình thành các
nguồn chủ yếu:
- Ngân sách nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán
được phê duyệt (gọi tắt là nguồn kinh phí Nhà nước).
- Các khoản đóng góp hội phí, đóng góp các hội viên, thành viên.
- Thu sự nghiệp được sử dụng theo quy định và bổ sung từ kết quả các
hoạt động có thu theo chế độ tài chính hiện hành.
- Điều chỉnh bổ sung từ các quỹ dự trữ tài chính nội bộ.
- Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay nợ của Chính phủ.
- Các khoản kết dư Ngân sách năm trước.
Để đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ nguồn kinh phí, kế toán cần
quán triệt các nguyên tắc sau:

5


- Đơn vị phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí, từng loại
vốn, từng loại quỹ, theo mục đích sử dụng và theo nguồn hình thành vốn, kinh
phí.
- Việc kết chuyển từ nguồn kinh phí này sang nguồn kinh phí khác phải
chấp hành theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết. Không được kết
chuyển một cách tùy tiện.
- Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bổ sung nguồn kinh phí, khi
phát sinh hạch toán vào tài khoản các khoản thu (Loại tài khoản 5), sau đã
được kết chuyển sang tài khoản nguồn kinh phí liên quan theo quy định hoặc
theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán phê
duyệt, đúng tiêu chuẩn và đúng định mức của nhà nước. Cuối niên độ kế toán
kinh phí không sử dụng hết hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được

kết chuyển sang năm khi được phép của cơ quan tài chính.
- Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết
toán tình hình tiếp nhận và sử dụng theo từng loại kinh phí với cơ quan tài
chính, cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án
theo đúng quy định của chế độ hiện hành.
2.1.4.2 Nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí
- Phản ánh kịp thời, chính xác đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình
biến động của từng nguồn kinh phí của đơn vị.
- Giám đốc chặt chẽ kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn kinh phí
của đơn vị. Đảm bảo cho việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, hợp lý
và có hiệu quả.
- Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị
nhằm phát huy hiệu quả của từng nguồn kinh phí.
2.1.5 Chứng từ và các sổ kế toán nguồn kinh phí
- Chứng từ kế toán nguồn kinh phí:
+ Thông báo hạn mức kinh phí được cấp
+ Giấy phân phối hạn mức kinh phí
+ Giấy nộp trả kinh phí
+ Lệnh chi
+ Giấy rút hạn mức kinh phí kiêm lĩnh tiền mặt

6


+ Giấy rút hạn mức kinh phí bằng chuyển khoản…
- Sổ kế toán
+ Sổ theo dõi nguồn kinh phí: S41 – H ( xem Phụ lục 1)
+ Sổ tổng hợp chi tiết nguồn kinh phí: S41a – H ( xem Phụ lục 1)
+ Sổ theo dõi hạn mức kinh phí: S42 – H
+ Sổ theo dõi kinh phí ngoài hạn mức: S42a – H

+ Sổ chi tiết các khoản thu: S52 – H
2.1.6 Kế toán nguồn kinh phí hoạt động trong đơn vị HCSN
Nguồn kinh phí hoạt động là nguồn kinh phí nhằm duy trì và đảm bảo sự
hoạt động theo chức năng của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
Nguồn kinh phí hoạt động được theo dõi trên sổ chi tiết theo từng nguồn
hình thành (NSNN cấp, cấp trên cấp, nhận viện trợ phi dự án, từ các nguồn
khác như thu phí, lệ phí được để lại, từ hoạt động sự nghiệp, thu khác…)
Kế toán nguồn kinh phí hoạt động sử dụng tài khoản 461 – Nguồn kinh
phí hoạt động.
Tài khoản 461 – Nguồn kinh phí hoạt động, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4611 – Năm trước, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 46111 – Nguồn kinh phí thường xuyên
+ Tài khoản 46112 – Nguồn kinh phí không thường xuyên
- Tài khoản 4612 – Năm nay, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 46121 – Nguồn kinh phí thường xuyên
+ Tài khoản 46122 – Nguồn kinh phí không thường xuyên
- Tài khoản 4613 – Năm trước, tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 46131 – Nguồn kinh phí thường xuyên
+ Tài khoản 46132 – Nguồn kinh phí không thường xuyên

7


TK 111, 112

TK 461

Nộp lại số KP sử dụng

TK 111, 112, 152, 155, 211..


KP được cấp, rút HMKP

không hết

bằng tiền, vật tư, hàng hóa

TSCĐ….
TK 661

TK 331

Kết chuyển chi hoạt động

Rút KP thanh toán trực

vào nguồn KP khi báo cáo

tiếp cho nhà cung cấp,

quyết toán được duyệt

trả nợ vay…

TK 461(4611)

TK 511

Kết chuyển nguồn KP năm


Bổ sung KP hoạt động

nay thành KP trước hoặc năm

từ thu sự nghiệp

sau, KP năm trước thành KP
năm nay

TK 661
Rút KP để chi hoạt động
thường xuyên

TK 341
HMKP thực rút, khoản thu
khác bổ sung KP của đơn
vị cấp dưới(ở đơn vị cấp trên)

TK 421
Bổ sung KP từ các khoản
chênh lệch thu, chi

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán nguồn kinh phí hoạt động
2.1.7 Kế toán chi hoạt động trong đơn vị HCSN
2.1.7.1 Nội dung chi hoạt động
Chi hoạt động bao gồm các khoản chi hoạt động thường xuyên và không
thường xuyên, theo dự toán chi đã được duyệt, như chi cho công tác hoạt động
nghiệp vụ chuyên môn và quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ
trang, các hội, liên hiệp hội, tổng hội do Ngân sách Nhà nước cấp, do thu phí,


8


lệ phí, hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và do các nguồn khác
đảm bảo.
2.1.7.2 Nhiệm vụ kế toán chi hoạt động
- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi phí hoạt động theo từng nguồn kinh phí,
theo niên độ kế toán và theo mục lục chi Ngân sách Nhà nước. Riêng các đơn
vị thuộc khối Đảng, an ninh, quốc phòng kế toán theo mục lục của khối mình.
- Kế toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán
và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi
tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.
2.1.7.3 Chứng từ và sổ kế toán chi hoạt động
- Chứng từ kế toán chi hoạt động
Kế toán chi hoạt động sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
+ Bảng kê mua hàng
+ Hóa đơn mua hàng
+ Phiếu chi
+ Giấy thanh toán tạm ứng
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Bảng thanh toán tiền lương....
- Sổ kế toán
+ Sổ chi tiết hoạt động: theo mẫu S61a – H (xem Phụ lục 2)
+ Sổ tổng hợp chi hoạt động: theo mẫu S61b – H (xem Phụ lục 2)
2.1.7.4 Hạch toán kế toán chi hoạt động
Kế toán chi hoạt động sử dụng tài khoản 661 – Chi hoạt động. Tài khoản
này dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động thường xuyên
và không thường xuyên theo dự toán chi được duyệt.
Tài khoản 661 – Chi hoạt động, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6611 – Năm trước; tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 66111 – Chi thường xuyên
+ Tài khoản 66112 – Chi không thường xuyên
- Tài khoản 6612 – Năm nay; tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 66121 – Chi thường xuyên

9


+ Tài khoản 66122 – Chi không thường xuyên
- Tài khoản 6613 – Năm sau; tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 66131 – Chi thường xuyên
+ Tài khoản 66132 – Chi không thường xuyên
TK 111, 112

TK 661

TK 461

Chi TM, TGNH cho hoạt

Quyết toán chi

động thường xuyên

hoạt động

TK 152, 643, 155

TK 3318


Xuất VL, DC, HH cho hoạt

Các khoản chi HĐTX,

động thường xuyên

chi sai chế độ phải thu hồi

TK 332, 334

TK 631

Trích lương, trích quỹ BHXH,

Các khoản chi SNTX phục

BHYT cho viên chức HCSN

vụ cho kinh doanh

TK 331, 111, 112
Các dịch vụ mua ngoài cho

TK 6611
K/C chi HĐTX sang năm sau

hoạt động thường xuyên

chờ duyệt


TK 341
Tổng hợp chi HĐTX từ các
đơn vị cấp dưới

TK 466
Mua TSCĐ phục vụ HĐTX ghi
tăng NKP hinh thành TSCĐ

TK 337
Quyết toán vật tư, hàng hóa....
vào kinh phí của năm báo cáo

TK 6613
Kết chuyển chi HĐ năm trước
chuyển sang năm nay

Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán kế toán chi hoạt động

10


2.1.8 Các loại sổ sử dụng trong kế toán nguồn kinh phí và chi kinh
phí sự nghiệp
Theo quy định đơn vị HCSN có thể lựa chọn áp dụng một trong ba hình
thức tổ chức sổ kế toán sau:
Hình thức “ Nhật ký sổ cái”
- Là hình thức kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với
phân loại theo hệ thống (theo tài khoản kế toán) các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái.

- Các loại sổ kế toán chủ yếu:
+ Sổ tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái
+ Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Hình thức “ Nhật ký chung”
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào
sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh
và theo nội dung kinh tế ( định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó láy số
liệu trên các sổ Nhật ký ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Các sổ kế toán chủ yếu:
+ Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặt biệt. Sổ cái;
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hình thức “ Chứng từ ghi sổ”
- Là hình thức tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với phân loại
theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào 2
sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái.
- Căn cứ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ, còn căn
cứ để ghi vào các sổ chi tiết là chứng từ gốc đính kèm theo các Chứng từ ghi
sổ đã lập, cho nên việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết
tách rời nhau.
- Các loại sổ kế toán chủ yếu:
+ Sổ tổng hợp: sổ Đăng ký chúng từ ghi sổ, Sổ cái;
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Hình thức “ Nhật ký – Chứng từ”

11


- Hình thức kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân
loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cùng loại phát sinh vào một
loại sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ Nhật ký – Chứng từ. Nhật ký – Chứng

từ vừa là sổ Nhật ký các nghiệp vụ cùng loại, vừa là chứng từ ghi sổ để ghi Sổ
Cái.
- Các loại sổ kế toán chủ yếu:
+ Nhật ký chứng từ
+ Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Hình thức “ Kế toán trên máy tính”
- Là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm
kế toán trên máy tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của
một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định
trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán,
nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
- Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các
loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán
ghi bằng tay.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước khi tìm hiểu bất kỳ một vấn đề gì, phương pháp nghiên cứu cũng
là một trong những vấn đề đầu tiên cần xác định. Tùy từng đề tài, tùy mục
đích nghiên cứu mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Trong đề tài này, em
chọn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp thu thập qua
một số tài liệu tham khảo như: Sách, tạp chí, báo, Internet….( được liệt kê ở
phần Tài liệu tham khảo).
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
là: tông hợp thông tin, so sánh, đối chiếu số liệu, số tương đương, phân tích số
liệu từ thực trạng kế toán tiếp nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vi thực tập.
Ngoài ra, có sử dụng các mẫu chứng từ, sổ kế toán nhằm phân tích để làm rõ

hơn các vấn đề nghiên cứu.

12


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRUNG NHỨT
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trường Trung Học Cơ Sở Trung Nhứt là một trường chính quy, đào tạo
học sinh cấp bậc trung học cơ sở. Trường được xây dựng trước năm 1992.
Trước đây trường sáp nhập chung với Trường Tiểu học Trung Nhứt I thuộc
Ấp phúc lộc 2, Phường Thạnh Hòa, Quận Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ
(ngày nay). Đến năm 1998 được tách thành một trường độc lập đào tạo cấp
trung học cơ sở có tên là: “ Trường THCS Trung Nhứt” trực thuộc Phòng
Giáo Dục & Đào Tạo Thốt Nốt cho đến nay.
+ Tên đơn vị: Trường THCS Trung Nhứt.
+ Địa chỉ:Khu vực Tràng A, P.Trung Nhứt, Q. Thốt Nốt, Tp.Cần Thơ.
+ Điện thoại: 07103.851.167
+ Cấp Ngân sách: 3
+ Mã đơn vị sử dụng ngân sách: 1097616
+ Tài khoản; 321.01.09.00072
+ Tại KBNN: Kho bạc nhà nước Thốt Nốt.
Đến năm 2000, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh đã đầu tư hỗ trợ và tạo điều
kiện cho trường từ trường học tre lá nay được mở rộng xây dựng tu bổ thành
bê tông hóa, khang trang, sạch đẹp. Cảnh quan ngôi trường thoáng mát do có
những cây trồng lâu năm và sân trường rộng với tổng diện tích là 6.253 m2.
Sân chơi và bãi tập chiếm 4.787 m2 rất thuận tiện cho các em học sinh học các
buổi ngoài trời và sinh hoạt giờ ra chơi; diện tích các phòng học, các phòng

ban chiếm 1386 m2 ( gồm có: 15 phòng học, 02 phòng thư viện, 02 văn phòng,
01 phòng giáo viên, 03 phòng thí nghiệm, 01 phòng vi tính); 02 nhà vệ sinh
chiếm diện tích 80 m2.
Trường có đội ngũ giáo viên tốt nghiệp từ Cao đẳng đến Đại học, có
phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy, yêu nghề mến
trẻ. Hiện nay trường có tổng số CB-GV-CNV là 77 người. Trong đó:
+ Hiệu trưởng:

01

+ Phó hiệu trưởng:

02

13


+ Giáo viên:

64

+ Văn thư:

01

+ Kế toán:

01

+ Thủ quỹ:


01

+ Thư viện:

01

+ Thiết bị

:

03

+ Bảo vệ:

02

+ Y tế:

01

3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Nguồn kinh phí của trường năm 2013 thực hiện theo nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường THCS Trung Nhứt là cơ sở giáo dục bậc trung học cơ sở, có
nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục khác
đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở do Bộ

giáo dục và đào tạo quyết định ban hành.
Quản lý cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh
Quản lý, sử dụng đất đai, các cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính
theo qui định của pháp luật.
3.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị
BAN GIÁM HIỆU

TỔ
VĂN
PHÒNG

KẾ
TOÁN
VĂN
THƯ

KHỐI
1

THƯ
VIỆN
THIẾT
BỊ

GIÁO
VIÊN

KHỐI
2


KHỐI
3

GIÁO
VIÊN

14

GIÁO
VIÊN

KHỐI
4

GIÁO
VIÊN

KHỐI
5

GIÁO
VIÊN

KHỐI
6

GIÁO
VIÊN



×