Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐẶC điểm SINH vật học, SINH THÁI học của sâu đục THÂN MÌNH HỒNG NHỎ SESAMIA INFERENSWALKER LEP NOTUIDAE hại mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.5 KB, 6 trang )

Hội nghị Côn trùng học toàn quốc Lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, trang 176-180

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN
MÌNH HỒNG NHỎ SESAMIA INFERENS WALKER
(LEP: NOTUIDAE) HẠI MÍA
TS. Nguyễn Đức Quang
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát
PGS. TS. Phạm Văm Lầm
Viện Bảo vệ thực vật

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker được mô tả đầu tiên vào
năm 1856 với tên Leucania inferens Walker. Sau đó được các tác giả khác nhau đặt tên
mới khác nhau. Sâu đục thân mình hồng nhỏ được ghi nhận gây hại cho lúa, ngô, cao
lương, mía và nhiều loài thực vật họ hòa thảo (Allsopp et al., 2001). Những dẫn liệu về
sinh vật học, sinh thái học của loài Sesamia inferens Walker ở nước ta từ trước đến
nay đều ghi nhận dưới góc độ nó là sâu hại lúa (Nguyễn Xuân Cung, 1974; Trương
Quốc Tùng , 1977;...). Chưa có nghiên cứu nào về loài sâu hại này dưới góc độ sâu hại
mía ở nước ta(1). Bài viết này cung cấp các dẫn liệu về sinh vật học, sinh thái học của
loài Sesamia inferens Walker.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát theo
phương pháp của Young và nnk (1992) trong tủ sinh thái SANYO ML350 H.
Thu nhộng của loài Sesamia inferens Walker để vũ hóa ra trưởng thành. Trưởng
thành xuất hiện được ghép cặp trong lồng vải màn (đường kính 0,6 x 1.0 m chiều cao)
có bụi mía 2 tháng tuổi để làm nơi đẻ trứng. Thu trứng mới đẻ cho vào tủ sinh thái ở 2
nhiệt độ 25 và 300C với cùng độ ẩm là 80%. Sâu non nở ra được nuôi bằng các đoạn
thân của mầm mía. Sâu non từ tuổi 3 được nuôi bằng các lóng mía đến khi hóa nhộng.
Khi trưởng thành vũ hóa được ghép cặp để theo dõi khả năng đẻ trứng và tuổi thọ.
Nhiệt độ khởi điểm phát dục của các pha phát dục được tính theo Iakhontov (1969).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


1. Tập tính sống của sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker
Trứng loài Sesamia inferens Walker được đẻ thành ổ, xếp 2 hàng trong những
bẹ lá mía đang tách dần khỏi thân cây; trên mặt ổ trứng phủ một lớp keo trong suốt.
Khi nở, sâu non đục lỗ trên đỉnh của trứng để chui ra ngoài và ăn một phần vỏ trứng,
để lại vết ổ trứng.
Ngay sau nở, sâu non sống tập trung cạnh vết ổ trứng. Cuối tuổi 2, chúng bắt
đầu phân tán, đục vào nơi non, mềm trên thân cây. Đường đục kéo dài từ 2-3 lóng
trong thân, theo hướng đi lên là chủ yếu. Sâu non đẫy sức hóa nhộng trong thân cây
hoặc bẹ lá trên mầm mía. Trưởng thành vũ hóa vào ban đêm, trên đồng thường đậu ở
các phiến lá mía.
2. Thời gian phát dục các pha, vòng đời của loài Sesamia inferens Walker
Nuôi ở nhiệt độ 30oC, ẩm độ 80%, sâu non loài Sesamia inferens Walker có 5
tuổi. Thời gian phát dục của các tuổi tăng dần theo tuổi của chúng. Sâu non tuổi 1 có
132


thời gian phát dục là 2,6 ngày. Thời gian phát dục dài nhất ở sâu non tuổi 5 gấp 2,9 lần
thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 và kéo dài 7,6 ngày (Bảng 1).
Bảng 1. Thời gian phát dục của sâu non loài Sesamia inferens Walker ở phòng thí
nghiệm (tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát, 1999-2000)
Thời gian phát dục của sâu non (ngày)

Tuổi sâu non
Đợt nuôi 1

Đợt nuôi 2

Đợt nuôi 3

Trung bình


Tuổi 1

2,5 ± 0,33

2,8 ± 0,32

2,6 ± 0,25

2,6 ± 0,30

Tuổi 2

3,7 ± 0,57

3,5 ± 0,69

3,9 ± 0,75

3,7 ± 0,67

Tuổi 3

4,0 ± 0,81

4,1 ± 0,97

4,2 ± 0,62

4,2 ± 0,80


Tuổi 4

5,5 ± 0,42

5,7 ± 0,68

5,1 ± 0,70

5,4 ± 0,60

Tuổi 5

7,5 ± 0,96

7,9 ± 0,58

7,4 ± 0,56

7,6 ± 0,70

Cả pha sâu non

23,7 ± 1,95

24,0 ± 1,26

23,2 ± 1,47

23,6 ± 1,56


Ghi chú: Nuôi trong điều kiện nhiệt độ 30oC và ẩm độ 80%
[(1)Trước năm 2000 gọi tên loài S. inferens Walker hại mía theo tài liệu của Viện
Nghiên cứu Mía Đường. Do đó, dẫn liệu đăng trên tạp chí Bảo vệ thực vật số 5/2000 (tr.
15-18) là của loài sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia sp.]
Trong điều kiện 30oC, ẩm độ 80%, thời gian phát dục pha trứng của loài S.
inferens kéo dài 4,5 ngày và kéo dài hơn là 5,9 ngày ở 25oC. Thời gian phát dục pha
nhộng trung bình từ 9,8 ngày ở 30oC đến 12,8 ngày ở 25oC. Thời gian trước đẻ trứng
của trưởng thành cái loài S. inferens Walker trung bình là 2,4-3,3 ngày. Như vậy, thời
gian vòng đời của sâu đục thân mình hồng nhỏ (S. inferens) trung bình từ 40,3 ngày ở
30oC đến 54,0 ngày ở 25oC (Bảng 2).
Bảng 2. Thời gian phát dục các pha, vòng đời của loài S. inferens
(tại Viện NCMĐ, Bên Cát, 1999-2000)
Các pha phát dục

Thời gian phát dục của các pha (ngày)

Pha trứng

4,5 ± 0,48

5,9 ± 0,72

Pha sâu non

23,6 ± 1,56

31,9 ± 3,8

Pha nhộng


9,8 ± 0,79

12,8 ± 4,5

Trước đẻ trứng

2,4 ± 0,24

3,3 ± 0,52

40,03 ± 2,56

54,0 ± 3,76

30,0
80,0

25,0
80,0

Vòng đời
Nhiệt độ (oC)
Ẩm độ (%)

133


Khi nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 80%, thời gian phát dục các pha của
sâu đục thân mình hồng nhỏ chênh lệch khá rỏ, đặc biệt thời gian phát dục pha sâu non

chênh lệch nhau nhiều nhất đạt tới 8,3 ngày (31,9 ngày ở 25oC so với 23,6 ngày ở
30oC) (Bảng 2).
3. Nhiệt độ khởi điểm của sâu đục thân mình hồng nhỏ
Loài S. inferens Walker được nuôi ở nhiệt độ cố định 25oC và 30oC trong tủ
sinh thái tại Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát. Nhiệt độ khởi điểm của pha trứng,
sâu non, nhộng và phát dục đẻ trứng của trưởng thành cái loài S. inferens Walker được
tính theo Iakhontov (1969) như sau:
T1t1 – T2t2 5,95 x 25 - 4,48 x 30
Pha trứng là: Ce = ----------- = ------------------------ = 9,76oC
T1 – T2
5,95 - 4,48
T1t1 – T2t2
31,80 x 25 - 23,65 x 30
Pha sâu non là: Cl = ----------- = ------------------------------= 10,66oC
T1 – T2
31,90 - 23,65 x 30
T1t1 – T2t2
12,80 x 25 – 9,80 x 30
Pha nhộng là: Cp = ------------ = ------------------------------ = 8,66oC
T1 – T2
12,80 - 9,80
T1t1 – T2t2
3,35x25 – 2,36x30
Trưởng thành cái: Ci =------------ = ---------------------------- = 13,08oC
T1 – T2
3,35 - 2,36
Dựa vào nhiệt độ khởi điểm phát dục, thời gian phát dục các pha và nhiệt độ nuôi
sâu thí nghiệm, đã tính được tổng nhiệt độ hữu hiệu của một vòng đời loài S. inferens
Walker là 797,12oC (gần tương đương kết quả của jing tại Trung Quốc). Theo số liệu
khí tượng trung bình 1983-1998, tổng tích ôn hữu hiệu của loài S. inferens Walker tại

vùng Bến Cát, Bình Dương) là 5.962,9oC. Về lý thuyết, loài S. inferens Walker tại Bến
cát có thể hoàn thành 7 thế hệ/năm. Tại Okinawa loài này có 6-7 thế hệ/năm (Azuma et
al., 1969).
4. Khả năng sinh sản, tuổi thọ của trưởng thành loài S. inferens
Bảng 3. Khả năng sinh sản của trưởng thành loài S. inferens Walker
(tại Viện NCMĐ, Bến Cát, 1999-2000)
30oC, ẩm độ 80%

25oC, ẩm độ 80%

3,9 ± 0,73

4,3 ± 0,55

Số trứng trong ổ (trứng/ổ)

50,5 ± 16,40

57,4 ± 21,37

Số trứng đẻ (trứng/cái)

163,5 ± 30,60

157,5 ± 27,13

Số trứng không đẻ (trứng/trưởng thành cái)

88,9 ± 25,30


82,0 ± 21,17

Tổng số trứng đẻ (trứng/trưởng thành cái)

252,4 ± 18,30

239,5 ± 23,65

Tỷ lệ trứng đẻ được (%)

64,7

65,8

Thời gian đẻ trứng (ngày)

3,8

4,8

Chỉ tiêu theo dõi
Số ổ trứng đẻ (ổ/trưởng thành cái)

134


Nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 80%, trưởng thành cái loài S. inferens
Walker có thời gian đẻ trứng trung bình là 3,8 - 4,8 ngày. Mỗi trưởng thành cái có khả
năng đẻ trứng trung bình 3,9 – 4,3 ổ. Số trứng trong một ổ đạt trung bình là 50,5 - 57,4
trứng. Mỗi trưởng thành cái đẻ trứng trung bình được khoảng 239,5 - 252,4 trứng.

trưởng thành cái chỉ đẻ được trung bình 64,76% tổng số trứng đã phát dục. Lượng trứng
còn sau đẻ trong bụng trưởng thành cái là 82,0-88,9 quả/cái (Bảng 3).
Kết quả trên cho thấy khả năng sinh sản của trưởng thành cái loài S. inferens
Walker nuôi bằng mía trong tủ sinh thái ở 25oC và 30oC, ẩm độ 80% là rất thấp (Bảng
4). Tại Trung Quốc, một trưởng thành cái đẻ 8-656 trứng (Zhou et al., 1985).
Theo dõi 4 đợt thí nghiệm với 45 cặp trưởng thành loài S. inferens Walker ở
nhiệt độ 30oC và ẩm độ 80% cho thấy thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái kéo dài
trong 4 ngày. Số trứng đẻ được tập trung vào các ngày thứ 3, 4 và 5 sau vũ hóa. Trong
thời gian này, mỗi ngày, trưởng thành cái đẻ được một lượng trứng chiếm 23,7-38,5%
tổng số trứng đẻ được. Lượng trứng đẻ vào thứ 6 sau vũ hóa đạt thấp nhất chỉ bằng
3,7-7,6% tổng số trứng đẻ được (Bảng 4).
Tỷ lệ trưởng thành cái của loài S. inferens Walker hầu như tương đương với
trưởng thành đực trong cùng một điều kiện. Tỷ lệ cái biến động từ 49,6-52,3%. Tỷ lệ
cá thể đực 47,7-50,4% (Bảng 5). Tại Trung Quốc, số lượng cá thể đực lại luôn luôn
cao hơn số lượng cá thể cái, cứ một cá thể cái có 1,2-1,4 cá thể đực (Zhou et al., 1985).
Bảng 4. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái loài S. inferens Walker
(tại Viện NCMĐ, Bến Cát, 1999-2001)
Đợt thí nghiệm

Tỷ lệ lượng trứng đẻ được các ngày sau vũ hóa (%)
Ngày thứ 3

Ngày thứ 4

Ngày thứ 5

Ngày thứ 6

1


32,8

38,2

23,7

5,3

2

30,3

38,5

27,5

3,7

3

25,6

37,0

33,3

4,1

4


30,0

31,9

30,5

7,6

Ghi chú: Mỗi đợt theo dõi 10-15 cặp trưởng thành.
Trong cùng điều kiện, tuổi thọ của trưởng thành cái loài S. inferens Walker luôn
cao hơn tuổi thọ của trưởng thành đực. Trong điều kiện nhiệt độ 300C, ẩm độ 80% tuổi
thọ của trưởng thành cái trung bình đạt 6,5 - 7,8 ngày và tuổi thọ của trưởng thành đực
chỉ trung bình đạt 4,4-5,6 ngày. Khi nhiệt độ là 250C tuổi thọ của trưởng thành cái tăng
lên đạt trung bình 7,7-8,1 ngày và tuổi thọ trung bình của trưởng thành đực cũng tăng
lên đạt 5,2-5,7 ngày (Bảng 5).
5. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, phát triển của sâu non loài S .inferens
Chiều dài thân các pha phát dục của loài S. inferens Walker nuôi bằng mía luôn
nhỏ hơn so với khi nuôi bằng lúa ở cùng điều kiện. Chênh lệch lớn nhất là 1,3 mm
(gấp 1,1 lần) quan sát được ở chiều dài thân sâu non tuổi 4 nuôi bằng lúa (13,1 mm) và
bằng mía (11,8 mm). Chênh lệch nhỏ nhất là 0,1 mm giữa chiều dài thân sâu non tuổi
1 nuôi bằng lúa và bằng mía (2,2 mm) (Bảng 6).
135


Bảng 5. Tuổi thọ và tỷ lệ giới tính của trưởng thành loài S. inferens Walker
(tại Viện NCMĐ, Bến Cát)
Đợt thí
nghiệm

Điều kiện

Nhiệt độ 300C,
ẩm độ 80%

Tuổi thọ (ngày)
Cá thể cái
Cá thể đực

Tỷ lệ giới tính (%)
Cá thể cái: Cá thể đực

Đợt 1

7,0 ± 0,49

5,6 ± 0,32

52,0 : 48,0

Đợt 2

6,5 ± 0,37

4,5 ± 0,51

49,9 : 50,1

Đợt 3

7,8 ± 0,47


4,4 ± 0,44

51,7 : 48,3

Nhiệt độ 25 C, Đợt 1
ẩm độ 80%
Đợt 2

7,7 ± 0,42

5,5 ± 0,23

52,3 : 47,7

7,8 ± 0,62

5,2 ± 0,45

49,6 : 50,4

Đợt 3

8,1 ± 0,48

5,7 ± 0,54

50,5 : 49,5

0


Khi thức ăn lá mía, các pha phát dục của loài S. inferens Walker đều kéo dài
hơn khi nuôi bằng lúa. chênh lệch lớn nhất đạt 1,9 ngày (hay gấp 1,38 lần) quan sát
được ở thời gian phát dục của sâu non tuổi 4 khi nuôi bằng mía và lúa (7,3 ngày so với
5,4 ngày). Chênh lệch ít nhất (0,2 ngày) là thời gian phát dục ở sâu non tuổi 1. Thời
gian phát dục pha sâu non nuôi bằng lúa là 23,6 ngày, bằng mía đạt 29,9 ngày. Do thay
đổi thức ăn từ lúa sang mía nên vòng đời của sâu đục thân mình hồng loại nhỏ tăng 8,4
ngày từ 40,3 lên 48,7 ngày (Bảng 6).
Bảng 6. Thức ăn và sinh trưởng, phát triển của loài S. inferens Walker
(tại Viện NCMĐ, Bến Cát, 1999 – 2000)
Pha phát dục
Trứng
Sâu non tuổi 1
Sâu non tuổi 2
Sâu non tuổi 3
Sâu non tuổi 4
Sâu non tuổi 5
Cả pha sâu non
Nhộng
Trước đẻ trứng
Vòng đời

Nuôi bằng lúa
Chiều dài
Thời gian phát
thân (mm)
dục (ngày)
0,9 x 0,4
4,5 ± 0,45
2,2 ± 0,28
2,6 ± 0,30

4,3 ± 0,52
3,7 ± 0,67
7,4 ± 0,27
4,2 ± 0,80
13,1 ± 0,48
5,4 ± 0,60
21,1 ± 0,95
7,6 ± 0,70
23,6 ± 1,56
15,9 ± 1,24
9,8 ± 0,45
2,4 ± 0,24
40,3 ± 2,56

Nuôi bằng mía
Chiều dài
Thời gian phát
thân (mm)
dục (ngày)
0,8 x 0,4
4,7 ± 0,36
2,1 ± 0,83
2,8 ± 0,40
4,0 ± 2,12
4,3 ± 0,56
7,1 ± 2,17
5,7 ± 0,45
11,8 ± 2,81
7,3 ± 0,96
19,8 ± 3,74

9,9 ± 0,68
29,9 ± 1,92
15,2 ± 1,09
11,5 ± 1,56
2,6 ± 0,36
48,7 ± 3,14

KẾT LUẬN
Sâu non của sâu đục thân mình hồng nhỏ S. inferens Walker có 5 tuổi. Thời
gian phát dục các pha và vòng đời của loài S. inferens Walker ngắn hơn so với loài sâu
đục thân mình hồng lớn Sesamia sp. Thời gian vòng đời của sâu đục thân mình hồng
136


nhỏ trung bình từ 40,3 ngày ở 30oC đến 54,0 ngày ở 25oC. Một trưởng thành cái có thể
đẻ trung bình được 239,5 - 252,4 trứng. Trong điều kiện Bến Cát (Bình Dương), loài S.
inferens Walker có thể hoàn thành 7 thế hệ/năm.
Nhiệt độ, thức ăn đều ảnh hưởng lớn tới thời gian phát dục các pha và vòng đời
của sâu đục thân mình hồng nhỏ. Thời gian phát dục của các pha và vòng đời kéo dài,
khi nhiệt độ giảm từ 30oC xuống 25oC. Thời gian phát dục các pha và vòng đời kéo dài
hơn khi nuôi loài S. inferens Walker bằng mía
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allsopp P. G., Sallam M. S. (2001). Sesamia incursion management plan, Bureau of
Sugar Experiment Station Publication, Qeensland, Australia, p. 62-70.
2. Nguyễn Xuân Cung (1974). “Một số đặc điểm về sự phát sinh gây hại của sâu đục thân lúa
ở miền Bắc Việt Nam”, Thông tin BVTV, số 10, trang 15-16.
3. Trương Quốc Tùng (1977). “Nhận xét về thành phần sâu đục thân lúa trong điều kiện sản
xuất mới ở Vĩnh Phú”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 9, trang 659-662.
4. Young G. R., Kuniata S. L. (1992). “Life history and biology of Sesamia grisescens
Walker (Lepidoptera: Noctuidae) a sugar cane bore in papua New Guinea”, J. Aust.

entomol. Soc., 31, pp.199-204.
5. Zhou C. B., Chen A. F. (1985). “Observations on the bionomics and hibernation of Sesamia
inferens (Walker) in the nothern part of hainan Island”, Insect Knowledge 22, pp. 199-201.

Thẩm định khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm - Viện Bảo vệ thực vật
FINDINGS ON BIOLOGY OF THE MALL PINK BORER, SESAMIA
INFERENS (WALKER) DAMAGING SUGARCANE
IN THE SOUTHEAST REGION OF VIETNAM
(Summary)
Dr. Nguyen Đuc Quang
Ben Cat Institute of Sugarcane Research
Prof. Dr. Pham Van Lam
National Institute of Plant Proctection

Study on biological characteristics of the small pink borer Sesamia inferens
Walker (Lep.: Noctuidae) has been conducted at the Institute of sugarcane Research.
The life cycle of the mall pink borer S. inferens Walker was investigated in the lab. at
25-300C, 80% RH.
The duration of the egg, larval, and pupal stages lasted 4.5-5.9, 23.6-31.9, 9.812.8 days, respectively. The pre-oviposition period was 2.4-3.3 days. The mall pink
borer completes its life cycle from 40.3 days at 30oC, 80% RH to 54.0 days at 25oC,
80% RH. Each female S. inferens Walker laid 252.4-239.5 eggs when reared on
sugarcane. The longevity of females and males lasted 6.5-8.1 and 4.4-5.7 days,
respectively.
The life cycle of S. inferens Walker reared on rice was shorter than that of S.
inferens Walker reaed on sugarcane.
137




×