Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT số kết QUẢ NGHIÊN cứu bước đầu về BỆNH nấm hại mía ở MIỀN ĐÔNG NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.43 KB, 5 trang )

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ BỆNH NẤM
HẠI MÍA Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
ThS. Hà Đình Tuấn
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh hại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất cây mía. Đến nay trên thế
giới đã ghi nhận được 126 loại bệnh hại cây mía, trong đó có 68 loại bệnh do nấm gây
ra (Chinea và ctv, 2000; Joaquin, 2000; Ricaud và ctv, 1989). Nhiều loại bệnh đã gây
tổn thất lớn cho ngành mía đường ở nhiều nước sản xuất mía như bệnh rỉ sắt, bệnh
than, bệnh thối đỏ, bệnh đốm vàng, v.v…
Để góp phần tìm hiểu về bệnh hại cây mía ở Việt Nam, đã tiến hành điều tra
bệnh nấm hại cây mía tại một số nghiên cứu tại vùng miền Đông Nam Bộ. Dưới đây là
một số kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra thu thập mẫu bệnh và đánh giá mức độ xuất hiện của các bệnh hại mía
được tiến hành theo theo phương pháp phổ biến trong nghiên cứu bệnh cây. Phân lập
các tác nhân gây bệnh chủ yếu trên môi trường PDA (khoai tây-dextrose-agar). Việc
giám định các tác nhân gây bệnh bằng tài liệu D-CAS 1.2 và các tài liệu liên quan.
Diễn biến một số bệnh hại quan trọng được điều tra vào các thời điểm sinh
trưởng chính của cây mía như: giai đoạn mọc mầm/tái sinh (tháng 11), giai đoạn đẻ
nhánh (tháng 2), giai đoạn làm lóng-vươn cao (tháng 5) và 10 tháng tuổi (vào tháng 8tháng 9).
Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh hại qua tỷ lệ cây (hoặc các bộ phận của
cây) bị bệnh so với tổng số cây (hoặc các bộ phận của cây) điều tra. Trong đó mức độ
phổ biến được xác định như sau:
+++: Triệu chứng xuất hiện ở mức độ rất nhiều (>75% bị bệnh)
++: Triệu chứng xuất hiện ở mức độ nhiều (51-75% bị bệnh)
+: Triệu chứng xuất hiện ở mức độ trung bình (26-50% bị bệnh)
- : Triệu chứng xuất hiện ở mức độ ít (< 25% bị bệnh)
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần bệnh nấm gây hại trên cây mía ở miền Đông Nam bộ


Trong thời gian 10/2003-10/2005, điều tra trên mía tại các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai và Tây Ninh đã thu thập được 31 loại triệu chứng bệnh hại mía. Phân lập
các triệu chứng bệnh thu thập đã xác định được 28 loài nấm gây bệnh (Bảng 1). Các
loài nấm trên đã gây ra 20 triệu chứng bệnh trên lá và phần ngọn cây mía, 5 triệu
chứng bệnh trên thân, 4 triệu chứng bệnh trên bẹ lá và 2 triệu chứng bệnh trên rễ.
Như vậy, thành phần bệnh do nấm gây ra trên phần ngọn và lá mía khá phong
phú, các bệnh xuất hiện với mức độ rất khác nhau. Các bệnh xuất hiện ở mức độ rất
nhiều gồm bệnh đốm vòng, đốm đỏ bẹ, đốm vàng bệnh thối đỏ. Các bệnh xuất hiện ở
mức độ nhiều gồm đốm trắng, bệnh than, thối đỏ bẹ, cháy lá và sọc nâu. Các bệnh xuất
hiện ở mức độ trung bình gồm bệnh thối rễ, xoắn cổ lá, thối đen bẹ, gỉ sắt đỏ, muội
đen và đốm nâu. Các bệnh còn lại xuất hiện ở mức độ ít (Bảng 1).
166


Bảng 1. Thành phần bệnh nấm hại mía ở miền Đông Nam Bộ (2003-2005)
Tên
Việt Nam
1 Buộc lá

TT

Tên nấm gây bệnh

7
8

Myriogenospora
aciculispora
Đốm lá
Curvularia lunata

Ceratocystis paradoxa
Rách lá
Scleropora miscanthi
Thối rễ
Pythium spp.
Khô thân
Phaeocytostroma
sacchari
Khô vằn bẹ
Rhizoctonia solani
Thối khô ngọn Ligniera vascularum

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28

V. tròn đồng tâm Gloeocercospora sorghi
Đốm trắng
Elsinoe sacchari
Đốm vòng
Leptosphaeria sacchari
Xoắn cổ lá
Fusarium moniliforme
Thối đen bẹ
Cytospora sacchari
Khô gốc
Marasmius sacchari
Bệnh than
Ustilago scitaminea
Than cờ
Ustilago cruenta
Than cờ
Sporisorium cruentum
Gỉ sắt đỏ
Puccinia melanacephala
Thối đỏ bẹ
Corticium rolfsii
Cháy lá
Stagonospora sacchari
Đốm đỏ bẹ
Mycovellosiella vaginae
Muội đen
Capnodium sp.

Muội đen
Fumago sacchari
Đốm mắt én Bipolaris sacchari
Sọc nâu
Bipolaris stenospila
Đốm nâu
Cercospora longipes
Đốm vàng
Cercospora koepkei
Thối đỏ
Colletotrichum falcatum

2
3
4
5
6

Pyrenomycetes

Clavicipitales

Mức độ
phổ biến
-

Euascomycetes
Oomycetes
Oomycetes
Oomycetes

Coelomycetes

Pleosporales
Ophiostomatales
Peronosporales
Peronosporales
Erysiphales

+
-

Hymenomycetes Ceratobasidiales
Plasmodiophoromycetes
Dothideomycetes Pleosporales
Ascomycetes
Myriangiales
Ascomycetes
Dothideales
Ascomycetes
Hypocreales
Ascomycetes
Diaporthales
Basidiomycetes
Agaricales
Basidiomycetes
Utilaginales
Basidiomycetes
Utilaginales
Basidiomycetes
Utilaginales

Basidiomycetes
Uredinales
Basidiomycetes
Polyporales
Deuteromycetes Coelomycetes
Deuteromycetes
Dothideales
Deuteromycetes
Dothideales
Deuteromycetes
Dothideales
Deuteromycetes
Dematiales
Deuteromycetes
Dematiales
Deuteromycetes
Moniliales
Deuteromycetes
Moniliales
Deuteromycetes Melanconiales

-

Lớp

Bộ

++
+++
+

+
++
+
++
++
+++
+
+
++
+
+++
+++

2. Tình hình phát sinh của một số bệnh hại mía phổ biến
2.1 Bệnh đốm vàng (Cercospora koepkei)
Bệnh đốm vàng là một trong những bệnh hại mía phát sinh khá phổ biến ở các
vùng mía nguyên liệu thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. Bệnh này phát
sinh và gây hại mạnh nhất vào giai đoạn cây mía được 10 tháng tuổi. Vào thời điểm
bệnh đốm vàng có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đạt cao nhất, tương ứng là 71,61% và
39,06% (Bảng 2). Kết quả này phù hợp với những kết quả nghiên cứu của Trạm thực
nghiệm mía Quảng Ngãi năm 1961 (Quang-Ngai Sugarcane Experiment, 1961).
167


Bảng 2. Diễn biến bệnh đốm vàng qua các giai đoạn sinh trưởng của mía (2003-2005)
Chỉ
tiêu
Vùng
mía


Mức độ bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng của mía
Làm lóng-vươn
10 tháng tuổi
Mọc mầm
Đẻ nhánh
cao
TLB
CSB
TLB
CSB
TLB
CSB
TLB
CSB
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)

Bình Dương

0,00

0,00

16,48


6,41

31,98

15,85

72,33

39,59

Đồng Nai

0,00

0,00

17,31

6,11

27,92

15,22

72,57

39,45

Tây Ninh


0,00

0,00

16,49

6,14

28,43

15,18

69,94

38,14

Ghi chú: TLB: Tỉ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh

2.2 Bệnh gỉ sắt (Puccinia melanocephala)
Bệnh gỉ sắt ghi nhận chỉ xuất hiện tập trung trên lá già và lá bánh tẻ. có xu
hướng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Khi cây mía ở giai đoạn tái
sinh/mọc mầm có tỉ lệ bệnh là 21,1-25,36% và chỉ số bệnh là 6,09-5,53%. Trong khi
đó vào giai đoạn 10 tháng tuổi, cây mía bị bệnh nặng hơn với tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh
tương ứng đạt 65,97-70,93% và 18,87-20,46% (Bảng 3).
Bảng 3. Diễn biến bệnh gỉ sắt trên giống My55-14 qua các giai đoạn sinh trưởng
Chỉ
tiêu
Vùng


Tái sinh/mọc
mầm
TLB
CSB
(%)
(%)

Đẻ nhánh
TLB
(%)

CSB
(%)

Làm lóng-vươn
cao
TLB
CSB
(%)
(%)

10 tháng tuổi
TLB
(%)

CSB
(%)

Bình Dương


22,11

5,53

42,42

11,20

46,05

14,56

70,93

20,46

Tây Ninh

25,36

6,34

42,85

10,71

50,30

13,17


65,97

18,87

Đồng Nai

24,37

6,09

48,79

12,20

55,63

14,50

70,86

19,06

Ghi chú: TLB: Tỉ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh

Sự phát triển của bệnh diễn biến chậm ở giữa giai đoạn đẻ nhánh và làm lóng
vươn cao, nhưng lại gia tăng nhanh ở thời kỳ giữa giai đoạn tái sinh/mọc mầm đến đẻ
nhánh và giữa giai đoạn từ làm lóng vươn cao đến 10 tháng tuổi. Kết quả điều tra cho
thấy bệnh gỉ sắt không chỉ xuất hiện rất sớm vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu mà còn
xuất hiện mạnh trên các cây mới mọc trong giai đoạn đẻ nhánh. Khi cây mía được 10
tháng tuổi là giai đoạn có số lượng lá tương đối ổn định. Sự gia tăng về tỉ lệ bệnh và

chỉ số bệnh là do sự lan rộng trên cùng một lá và từ lá già qua lá non hơn. Trong thời
gian từ giai đoạn đẻ nhánh đến làm lóng vươn cao bệnh gỉ sắt phát triển chậm do bộ lá
luôn thay đổi với sự xuất hiện nhiều lá non nhanh hơn.
2.3 Bệnh than (Ustilago scitaminea)
Bệnh than là một trong các bệnh phổ biến trên mía ở vùng Đông Nam Bộ. Tỉ lệ
bệnh than tăng dần theo các giai đoạn sinh trưởng của cây mía. Trong thời gian từ giai
đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn 10 tháng tuổi tỉ lệ bệnh than tăng nhanh nhất. Một điều
168


đáng quan tâm là tỉ lệ bệnh than trên mía gốc ln cao hơn trên mía tơ và sự gia tăng của
bệnh than trên mía gốc cũng gia tăng nhanh hơn trên mía tơ (Hình 1). Trong thực tế, sự
gia tăng này là do bệnh than phát sinh trên cây mầm vơ hiệu và trên các chồi nách của
nhiều cây mía lớn. Do đó tỉ lệ bệnh than gia tăng nhanh ở các giai đoạn sinh trưởng sau
của cây mía.
12.00
Mía tơ

Bụi bò bệnh (%)

10.00

Mía gốc

8.00
6.00
4.00
2.00
0.00
TS/MM


Đẻ nhán h

LL-VC

10 thán g tuổi

Thời điểm

Hình 1. Diễn biến bệnh than qua các giai đoạn sinh trưởng của cây mía (2003-2005)
2.4 Bệnh thối đỏ (Colletotrichum falcatum)
Triệu chứng bệnh thối đỏ trên gân chính của lá mía nhìn chung gây ảnh hưởng
trực tiếp khơng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, nhưng khi nấm xâm
nhập xuống thân cây thì gây hại đến sản xuất cây mía.
Kết quả điều tra cho thấy triệu chứng bệnh thối đỏ trên lá mía xuất hiện ngay từ
giai đoạn tái sinh/mọc mầm và có xu hướng gia tăng nhanh theo các giai đoạn sinh
trưởng của cây mía. Sự phát sinh phát triển nhanh nhất của bệnh thối đỏ quan sát được
vào thời gian từ giai đoạn đẻ nhánh với tỉ lệ bệnh là 10,03% đến giai đoạn làm lóng
vươn cao với tỉ lệ bệnh đạt 28,90% (Bảng 4).
Bảng 4. Diễn biến bệnh thối đỏ trên lá qua các giai đoạn sinh trưởng của cây mía
Địa điểm
theo dõi

Tỉ lệ lá bị bệnh thối đỏ ở các giai đoạn sinh trưởng của cây mía (%)
Tái sinh/mọc
10 tháng tuổi
Đẻ nhánh Làm lóng-vươn cao
mầm

Bình Dương


7,13

10,35

28,49

36,13

Đồng Nai

6,80

9,84

28,54

38,26

Tây Ninh

7,27

9,91

29,68

36,25

Ghi chú: TLB: Tỉ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh


Thời gian bệnh thối đỏ phát triển nhanh bắt đầu từ tháng 5 trở đi. Đây là thời
gian ở miền Đơng Nam Bộ có lượng mưa và ẩm độ cao. Điều này giúp cho bào tử nấm
gây bệnh thối đỏ lây lan mạnh trên lá và xâm nhập xuống thân cây gây ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng mía.
169


KẾT LUẬN
Tại vùng Đông Nam Bộ trong thời gian 2003-2005, đã ghi nhận được 31 loại
triệu chứng bệnh hại trên cây mía do 28 loài nấm gây ra. Trong đó, các triệu chứng
bệnh xuất hiện rất phổ biến trên lá như bệnh đốm vàng, đốm vòng, thối đỏ và đốm đỏ
bẹ lá. Các bệnh xuất hiện ở mức độ nhiều như bệnh cháy lá, đốm trắng, sọc nâu than
và thối đỏ bẹ.
Các bệnh quan trọng đều gia tăng cao theo các giai đoạn sinh trưởng của cây
mía. Đề nghị cần tiếp tục điều tra nghiên cứu về bệnh nấm cùng các tác nhân gây
bệnh khác ở các vùng mía nguyên liệu khác nhau làm cơ sở cho việc thiết lập biện
pháp quản lý bệnh hại tổng hợp (IPM) trên cây mía.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chinea M. A., Herman Nass, Conrado Daboin, Maria Dolores Diaz (2000).
Enfermedades y daños de la caña de azúcar en latinoamerica, Este libro se imprimió en
los talleres de IMPRECOLOR, C.A. Barquisimeto, Estado lara-Venezuela.
2. Joanquin Motaval Delgado (2000). Principales plagas y enfermedades que atacan a la
caña de azúcar en Cuba, Epica Camaguey, Cuba.
3. Quang-Ngai Sugarcane Experiment (1961). Insect pests and diseases obervation. In
Annual work progress report on crop improvement program of rice, sugarcane, vegetable
and field crops, Directorate of Rural Affairs, Department of Rural Affairs, Republic of
Vietnam, pp. 82-84.
4. Recaud C., Egan B. T., Gillaspie A. G., Hughes C. G. (1989). Major diseases,
International Society of Sugarcane Technologists, pp. 289-310.


PRELIMINARY RESULTS OF STUDIES ON FUNGAL DISEASES
DAMAGING SUGARCANE IN THE EASTERN SOUTH
(Summary)
MSc. Ha Dinh Tuan
Sugar and Sugarcane Research and Development Center

The investigations were conducted at Eastern South (Binh Duong, Dong Nai and
Tay Ninh provinces) from October 2003 to October 2005. The results were detected 31
symptoms of fungal diseases. Among them, 20 symptom diseases on leaf, 5 symptom
diseases on stalk, 4 symptoms diseases on sheath and 2 symptom diseases on root. All
most diseases are harmful on leaf with high widespread as yellow spot, red rot and red
spot of the leaf sheath. Some diseases are widespread as leaf scorch, with speck, brown
stripe and red rot of the leaf sheath.

170



×