Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN cứu về KHOẢNG CÁCH HÀNG và CÁCH đặt HOM TRỒNG CHO cây mía ở NAM bộvà tây NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢNG CÁCH HÀNG VÀ CÁCH ĐẶT HOM
TRỒNG CHO CÂY MÍA Ở NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
TS. Đỗ Ngọc Diệp, ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhìn chung, năng suất mía ở nước ta còn rất thấp so với tiềm năng, nhiều nhà
máy còn thiếu nguyên liệu, chất lượng mía không cao, tổng thu hồi thấp. Theo số liệu
báo cáo của Bộ NN & PTNT tháng 8/2005 thì năng suất bình quân 51,8 tấn/ha trên
diện tích 280.000 ha, tiêu hao mía/đường là 10,1 trong vụ mía 2004-2005. Trong khi
đó một số nước sản xuất mía đường tiên tiến trên thế giới đã đạt được thành công đáng
kính nể: năng suất mía bình quân 85 -90 tấn/ha, chữ đường 12 - 14% và tỷ lệ thu hồi 6
- 7 mía/đường (Theo báo cáo công nghiệp mía đường Úc giai đoạn 1996 - 2002).
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng
mía ở Tây Nguyên và Nam bộ là chưa có qui trình thâm canh phù hợp cho cơ cấu
giống chín rải vụ cho từng vùng. Trong đó, chế độ làm đất, khoảng cách hàng trồng,
chế độ phân bón (lượng phân bón và kỹ thuật bón), biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón
phân, phòng trừ sâu bệnh hại và biện pháp thu hoạch còn thiếu sự đầu tư nghiên cứu
một cách có hệ thống và đồng bộ.
Vì vậy, nhằm từng bước hoàn thiện qui trình thâm canh mía phù hợp cho vùng
mía Tây Nguyên và Nam bộ để tăng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu; chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về khoảng cách hàng và cách đặt hom trồng cho cây
mía ở Nam bộ và Tây Nguyên”.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm
- Đại diện cho vùng Đông Nam bộ: Bến Cát - Bình Dương.
- Đại diện cho vùng Tây Nam bộ: Long Mỹ - Hậu Giang.
- Đại diện cho vùng Tây Nguyên: EaKar - Đăk Lăk.
2. Thời gian thực hiện
Từ tháng 11/2002 đến tháng 12/2004.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu


Đánh giá ảnh hưởng 3 loại khoảng cách hàng trồng (0,8m; 1,0m và 1,2 m) và 3
cách đặt hom trồng (hom đôi; hom so le và hom đơn). Khảo nghiệm bao gồm 9
nghiệm thức, bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), lặp lại 3 lần, ô
khảo nghiệm 100 m2. Khảo nghiệm được bố trí ở 3 địa điểm Bến Cát - Bình Dương
(đất xám bạc màu), Long Mỹ - Hậu Giang (đất phèn chua nhiễm mặn) và ở EaKar Đắk Lắk (đất xám cát); theo dõi, đánh giá qua 2 vụ mía (mía tơ + mía gốc 1).
Nội dung các nghiệm thức:
+ CT 1: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom đôi (hom 2).
+ CT2: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom so le (hom 1,5).
+ CT 3: Khoảng cách hàng 0,8 m; đặt hom đơn (hom 1).
+ CT 4: Khoảng cách hàng 1,0 m; đặt hom đôi (hom 2).
182


+ CT 5: Khoảng cách hàng 1,0 m; đặt hom so le (hom 1,5).
+ CT 6: Khoảng cách hàng 1,0 m; đặt hom đơn (hom 1).
+ CT 7: Khoảng cách hàng 1,2 m; đặt hom đôi (hom 2).
+ CT 8: Khoảng cách hàng 1,2 m; đặt hom so le (hom 1,5).
+ CT 9: Khoảng cách hàng 1,2 m; đặt hom đơn (hom 1).
- Giống mía trồng: Giống phổ biến trong vùng (ROC16 ở Hậu Giang; VN851427 ở Bình Dương; My55-14 ở Đắk Lắk).
- Phân bón:
+ Mía tơ: Bình Dương (200N+90P2O5 +180K2O, 20 tấn bã bùn/ha); Hậu Giang
(220N+100 P2O5 +180 K2O, 20 tấn bã bùn/ha); và Đắk Lắk (160N+800 P2O5 +150
K2O, 2 tấn Komix/ha).
+ Vụ mía gốc 1: Bình Dương (220N+70P2O5 +200K2O kg/ha); Hậu Giang
(220N+100 P2O5 +180 K2O kg/ha); và Đắk Lắk (160N+800 P2O5 +150 K2O kg/ha).
Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác, tuân thủ theo qui trình canh tác của vùng.
4. Chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng mía thu hoạch; tính toán hiệu
quả kinh tế. Số liệu phân tích bằng phần mền thống kê chuyên dụng: Excel,
Stagraphics 7.0.

KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tại điểm Hậu Giang
Yếu tố hạn chế chủ yếu đối với năng suất mía thu hoạch trên vùng đất phèn,
nhiễm mặn là độ chua rất thấp, hàm lượng Na+ trong đất cao và khả năng phát triển rất
mạnh của nhiều loại cỏ dại trong điều kiện ẩm độ đất luôn cao. Tuy vậy, ngoài các giải
pháp như qui hoạch bờ bao, thau chua, rửa mặn,… thì các biện pháp kỹ thuật canh tác
như khoảng cách hàng trồng hợp lý cũng có ảnh hưởng tích cực; góp phần nâng cao
năng suất mía thu hoạch trên vùng đất này.
Bảng 1. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ tơ ở Hậu Giang
Khoảng cách hàng trồng

Kiểu đặt
hom trồng

0,8 m

1,0 m

1,2 m

Trung bình
(tấn/ha)

Hom đơn

141,2

145,6


131,5

139,4

Nối đuôi

146,5

151,7

135,2

144,5

Hom đôi

143,2

139,8

128,6

137,2

143,6 A

145,7 A

131,8 B


140,4

TB (tấn/ha)

LSD0,05 khoảng cánh hàng = 7,66
Khoảng cách hàng trồng từ 0,8 - 1,0 m; năng suất thu hoạch trung bình đạt từ
143,6 - 145,7 tấn/ha; cao hơn vượt trội so với khoảng cách hàng trồng 1,2 m (năng
suất thu hoạch trung bình chỉ đạt 131,8 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05. Tuy nhiên, các

183


kiểu đặt hom trồng khác nhau không tạo ra sự khác biệt về năng suất thu hoạch trên
mía vụ tơ.
Bảng 2. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ gốc 1 ở Hậu Giang
Khoảng cách hàng trồng
Trung bình
(tấn/ha)
0,8 m
1,0 m
1,2 m

Kiểu đặt
hom trồng

Hom đơn

138,6


136,7

128,4

134,6

Nối đuôi

142,5

140,6

136,1

139,7

Hom đôi

141,6

142,3

125,6

136,5

140,9 A

139,9 A


130,0 B

136,9

TB (tấn/ha)

LSD0,05 khoảng cánh hàng = 9,19
Tình hình diễn biến trên mía vụ gốc 1 (Bảng 2) cho thấy, các kiểu đặt hom khác
nhau không tạo ra sự khác biệt đáng kể về chỉ tiêu năng suất mía thu hoạch. Như vậy,
trong điều kiện chủ động tưới nước, các kiểu đặt hom trồng khác nhau đã không tạo ra
sự khác biệt đáng kể đến mật độ quần thể ruộng mía, một trong những yếu tố quyết
định đến năng suất mía thu hoạch.
Nhưng khoảng cách hàng trồng có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất mía;
khoảng cách hàng từ 0,8 - 1,0 m cho năng suất thu hoạch đạt từ 139,9 - 140,9 tấn/ha,
khác biệt cao hơn so với khoảng cách hàng trồng 1,2 m (năng suất trung bình tương
ứng chỉ đạt 130,0 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05.
Kết quả phân tích phân tích tương quan cho thấy khoảng cách hàng và năng
suất mía thu hoạch có tương quan chặt theo hàm hồi qui phi tuyến tính:
y = - 324,17x2 + 592x - 152,63; R=0,9424; P < 0,00 (vụ mía tơ);
y = - 307,5x2 + 557,5x - 139,77; R=0,9693; P < 0,00 (vụ mía gốc).
Xuất phát từ sự tương quan giữa khoảng cách hàng trồng (x) và năng suất mía
thu hoạch (y); dựa vào hàm sản xuất IRR, cho phép tìm được khoảng cách hàng trồng
cho năng suất tối đa trên vụ mía tơ là 91 cm; trên vụ mía gốc cũng cho kết quả tương
tự là: 90,6 cm.
Khoảng cách hàng trồng 0,8m có lợi nhuận thuần đạt từ 24,658 - 28,396 triệu
đồng/ha/vụ; tương đương với ở khoảng cách hàng 1,0m (lợi nhuận thuần đạt từ 26,227
- 27,985 triệu đồng/ha/vụ). Hai loại khoảng cách hàng trồng 0,8 m và 1,0 m đều cho
lợi nhuận cao hơn đáng kể so với ở khoảng cách hàng trồng 1,2 m (chỉ đạt từ 17,138 18,367 triệu đồng/ha/vụ).
Kiểu đặt hom trồng có ảnh hưởng không nhiều đến lợi nhuận thu được.
Như vậy, khoảng cách hàng trồng trên cây mía thích hợp cho vùng đất phèn

nhiễm mặn là 1,0 m.
2. Tại điểm Đắk Lắk
Trên mía trồng vụ tơ, khoảng cách hàng 0,8 - 1,0 m đạt năng suất trung bình
tương ứng từ 107,9 - 112,8 tấn/ha; cao hơn vượt trội so với khoảng cách hàng trồng
184


1,2 m (năng suất trung bình tương ứng chỉ đạt 100,0 tấn/ha). Như vậy, khoảng cách
hàng trồng hợp lý cho mía vụ tơ trên vùng đất xám cát Đắk Lắk là 0,8 - 1,0 m.
Bảng 3. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ tơ ở Đắk Lắk
Khoảng cách hàng trồng
Trung bình
(tấn/ha)
0,8 m
1,0 m
1,2 m
Kiểu đặt
hom trồng

Hom đơn

104,2

108,7

97,2

103,4


Nối đuôi

114,6

116,2

98,6

109,8

Hom đôi

104,8

113,6

104,2

107,5

107,9 A

112,8 A

100,0 B

106,9

Trung bình tấn/ha)


LSD0,05 khoảng cánh hàng = 5,97
Năng suất mía vụ gốc 1 thấp hơn không nhiều so với mía vụ tơ (tương ứng
105,8 tấn/ha so với 106,9 tấn/ha). Điều này cũng cho thấy, tiềm năng năng suất của
mía vụ gốc 1 gần như tương đương với mía vụ tơ.
Bảng 4. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ gốc 1 ở Đắk Lắk
Khoảng cách hàng trồng
Trung bình
(tấn/ha)
0,8 m
1,0 m
1,2 m

Kiểu đặt
hom trồng

Hom đơn

104,5

108,7

95,3

102,8 B

Nối đuôi

112,1


115,8

98,2

108,7 A

Hom đôi

107,3

104,7

105,6

105,9 AB

108,0 A

109,7 A

99,7 B

105,8

Trung bình (tấn/ha)

LSD0,05 = 4,58
Chiều hướng khoảng cách hàng trồng dày hợp lý cũng đã thể hiện ưu thế vượt
trội trên mía vụ gốc 1. Năng suất thu hoạch ở khoảng cách hàng trồng từ 0,8 - 1,0 m
đạt từ 108,0 - 109,7 tấn/ha; vượt trội cao hơn so với khoảng cách hàng trồng 1,2 m

(năng suất trung bình tương ứng chỉ đạt 99,7 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05. Trong khi
đó, kiểu đặt hom trồng nối đuôi đã thể hiện ưu thế vượt trội so với kiểu đặt hom đơn
(108,7 tấn/ha so với 102,8 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05.
Lợi nhuận thuần dao động từ 11,603 - 19,325 triệu đồng/ha/vụ. Khoảng cách
hàng và cách đặt hom trồng đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu được, khoảng
cách hàng 1,0 m cho lợi nhuận đạt 18,21 triệu đồng/ha/vụ cao hơn đáng kể so với ở
khoảng cách hàng trồng 1,2 m (đạt 13,84 triệu đồng/ha/vụ) và khoảng cách hàng trồng
0,8m (chỉ đạt 12,20 triệu đồng/ha/vụ). Trong khi đó cách đặt hom kiểu so le cho lợi
185


nhuận cao nhất đạt 16,205 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn đáng kể so với kiểu đặt hom đơn
(14,282 triệu đồng/ha/vụ) và kiểu đặt hom đôi (13,760 triệu đồng/ha/vụ).
Như vậy khoảng cách hàng trồng thích hợp là 1,0 m; kiểu đặt hom sole đã cho
hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Tại điểm Bình Dương
Bảng 5. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ tơ ở Bình Dương
Khoảng cách hàng trồng
Trung bình
(tấn/ha)
0,8 m
1,0 m
1,2 m
Kiểu đặt
hom trồng

Hom đơn

101,2


103,4

87,8

97,5 B

Nối đuôi

108,7

111,5

96,2

105,5 A

Hom đôi

104,3

113,6

93,4

103,8 A

104,7 A

109,5 A


92,5 B

102,2

TB (tấn/ha)

LSD0,05 = 4,58
Trên loại mía trồng vụ tơ, khoảng cách hàng trồng 0,8 m và 1,2 m cho năng suất
thu hoạch giao động từ 104,7 - 109,5 tấn/ha; cao hơn khác biệt so với khoảng cách hàng
trồng 1,2 m (năng suất thu hoạch trung bình tương ứng chỉ đạt 92,5 tấn/ha) ở mức xác
suất P0,05. Trong khi đó, kiểu đặt hom trồng nối đuôi và hom đôi cũng cho thấy, năng
suất thu hoạch đạt được tương ứng từ 103,8 - 105,5 tấn/ha; cao hơn so với kiểu đặt hom
đơn (năng suất trung bình tương ứng chỉ đạt 97,5 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05.
Như vậy, mía trồng vụ tơ trên vùng đất xám bạc màu Bình Dương, khoảng cách
hàng trồng thích hợp từ 0,8 - 1,0 m; và kiểu đặt hom trồng hợp lý là kiểu nối đuôi hoặc
kiểu đặt hom đôi.
Bảng 6. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng và kiểu đặt hom trồng
đến năng suất mía vụ gốc 1 ở Bình Dương
Khoảng cách hàng trồng
Trung bình
(tấn/ha)
0,8 m
1,0 m
1,2 m
Kiểu đặt
hom trồng

Hom đơn


98,6

104,2

84,4

95,7

Nối đuôi

112,3

108,6

88,2

103,0

Hom đôi

103,5

102,7

97,6

101,3

104,8 A


105,2 A

90,1 B

100,0

TB (tấn/ha)

LSD0,05 khoảng cánh hàng = 3,76
Còn ở mía vụ gốc 1 cho thấy, năng suất thấp hơn không nhiều so với mía vụ tơ
(100,0 tấn/ha so với 102,2 tấn/ha). Trong đó, khoảng cách hàng trồng 0,8 m và 1,0 m
(năng suất trung bình tương ứng là 104,8 tấn/ha và 105,2 tấn/ha); cao hơn đáng kể so
186


với khoảng cách hàng trồng 1,2 m (năng suất thu hoạch trung bình tương ứng chỉ đạt
90,1 tấn/ha) ở mức xác suất P0,05.
Các kiểu đặt hom trồng không cho sự khác biệt về năng suất mía thu hoạch ở
mức xác suất P0,05.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy khoảng cách hàng và năng suất mía thu
hoạch có tương quan chặt theo hàm hồi qui phi tuyến tính:
y = -234,17x2 + 448,33x - 125,07; R=0,947; P < 0,00 (vụ mía tơ);
y = -240,42x2 + 473,42x - 151,1; R=0,9634; P < 0,000 (vụ mía gốc).
Xuất phát từ sự tương quan giữa khoảng cách hàng trồng (x) và năng suất mía
thu hoạch (y); dựa vào hàm sản xuất IRR, cho phép tìm được khoảng cách hàng trồng
cho năng suất tối đa trên vụ mía tơ là 96 cm; trên vụ mía gốc cũng cho kết quả tương
tự là: 98 cm. Như vậy, khoảng cách hàng trồng cho năng suất thu hoạch tối đa trên vụ
trồng đông xuân là 96 - 98 cm.
Hiệu quả kinh tế của loại khoảng cách hàng trồng 1,0 m đạt cao nhất (lợi nhuận
thuần đạt 21,164 triệu/ha/vụ), cao hơn đáng kể so với khoảng cách hàng trồng 0,8 m

và 1,2 m (lợi nhuận thuần đạt tương ứng 18,289 triệu đồng/ha/vụ và 17,537 triệu
đồng/ha/vụ ). Trong khi đó, các kiểu đặt hom trồng không sai khác nhiều về hiệu quả
kinh tế.
Điều này cho thấy, khoảng cách hàng trồng 1,0 m thích hợp nhất cho cây mía ở
vùng Đông Nam bộ trong điều kiện tưới nhờ nước trời (điều kiện bán khô hạn).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết quả đánh giá khảo nghiệm ở 3 vùng trồng mía trọng điểm Đông Nam bộ,
Tây Nam bộ và Tây Nguyên trên 2 vụ trồng mía tơ và mía vụ gốc 1, chúng tôi rút ra
các kết luận sau:
- Khoảng cách hàng trồng thích hợp cho cây mía trên vùng đất phèn nhiễm mặn
Hậu Giang; vùng đất xám cát Đắk Lắk và vùng đất xám bạc màu Bình Dương là 1,0
m; kiểu đặt hom không ảnh hưởng nhiều đến năng suất thu hoạch và lợi nhuận.
- Đề nghị bố trí các mô hình trình diễn về khoảng cách hàng trồng thích hợp đã
kết luận cho các giống trong cơ cấu giống chín rãi vụ của từng vùng, làm bằng chứng
khách quan sinh động phục vụ cho công tác tập huấn, hội thảo đầu bờ nhằm giúp
người dân trồng mía trồng vùng nhanh chóng áp dụng kỹ thuật thâm canh ( đặc biệt
trên các giống mía mới triển vọng của vùng).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp (2000). Tình hình sử dụng phân bón cho cây mía ở Việt Nam, Hội nghị mía
đường toàn quốc, Hà Nội, tháng 8/2000.
2. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Châu (1998). Qui trình theo dõi các khảo nghiệm đồng
ruộng, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Mía Đường.
3. Bùi Đình Dinh (1995). Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng và chiến lược quản
lý dinh dưỡng để phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đề tài KN-01-01, Viện Thổ
nhưỡng - Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội, trang 5-32.
4. Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997). Cây Mía, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
5. Nguyễn Huy Ước (1999). Cây mía và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ
Chí Minh.


187


6. Phan Gia Tân (1983). Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
7. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp (2000). Điều tra cơ bản thực trạng sản xuất và
khả năng phát triển mía nguyên liệu cho các nhà máy đường công nghiệp các tỉnh Nam bộ,
Báo cáo tổng kết đề tài, 53 traNg.
8. Mohan N., Arulraj S. (1987). Sugarcane technology, Sugarcane Breeding Institute,
Coimbatore- 641 007.

STUDIES ON ROW SPACING AND TYPE OF SETT LAYING FOR
SUGARCANE PRODUCTION IN THE SOUTH AND
THE HIGHLAN OF VIETNAM
(Summary)
Dr. Do Ngoc Diep, MSc. Le Van Su, MSc. Pham Van Tung
Ben Cat Institute of Sugarcane Research

Experiment on row spacing and type of sett laying was placed in 3 locations
EaKar district, Đak Lak province; Ben Cat district, Binh Duong province and Long
My district, Hau Giang province from November 2002 to December 2004.
Experiment included 3 row spaces (0.8 m; 1.0 m and 1.2 m) and 3 types of sett
laying (single sett; alternate sett and couple sett). Experiment include 9 treatments, 3
replications, was set according to type of random complete block design (RCBD).
Observed on plant and first ratoon sugarcane.
Result shown that 1.0 m row space has suitable plant density, highest yield and
efficiency in EaKar district, Đak Lak province; Ben Cat district, Binh Duong province
and Long My district, Hau Giang. Type of sett laying wasn't effect to yield and quality.

188




×