Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Truyện ngắn bình nguyên lộc dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.06 KB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG

TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC
DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG

TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC
DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh.
Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mai Phương


LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Tuyết Minh. Khóa luận không tr ng với kết quả nghiên cứu của
những tác giả khác. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Mọi tƣ liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Mai Phương


MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ................................................................ 6
1.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc
nhìn văn hóa .................................................................................................. 6
1.2. Vùng văn hóa Nam Bộ ........................................................................... 7
1.3. Tác giả Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ .................................... 8
1.3.1. Vài nét về cuộc đời .......................................................................... 8
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 10
1.3.3. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và sự phản ánh văn hóa .............. 12
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH
NGUYÊN LỘC ............................................................................................... 15
2.1. Không gian văn hóa ............................................................................. 15
2.1.1. Miền đất mới ................................................................................. 15
2.1.2. Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu
dân đầu tiên ............................................................................................. 19
2.2. Thời gian văn hóa ................................................................................. 22
2.2.1. Thời kì hòa nhập văn hóa Việt - Khơ me ...................................... 22


2.2.2. Thời kì giao lưu văn hóa Đông- Tây ............................................. 24
2.3. Con ngƣời Nam Bộ .............................................................................. 26
2.3.1. Con người chất phác, chăm chỉ và bộc trực ................................. 26
2.3.2. Con người cởi mở, năng động ...................................................... 28
2.3.3. Con người với niềm hoài nhớ những giá trị cội rễ ....................... 30

Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN
HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC .............................. 34
3.1. Nhan đề và những chi tiết giàu ý nghĩa văn hóa .................................. 34
3.2. Ngôn từ đậm màu sắc văn hóa Phƣơng Nam ....................................... 37
3.3. Giọng điệu ............................................................................................ 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của văn xuôi đô thị miền Nam giai
đoạn 1954 - 1975. Ông là một trong ba cây bút đã sáng tác nhiều nhất của cả
nƣớc là Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trƣơng và Bình Nguyên Lộc (theo tác giả
Nguyễn Ngu Ý). Văn xuôi Bình Nguyên Lộc phản ánh chân thực nét đặc
trƣng văn hóa của đất và ngƣời Nam Bộ. Ông sáng tác ở nhiều thể oại nhƣ:
tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, nghiên cứu. Ông còn chú giải nhiều tác
phẩm văn chƣơng cổ điển Việt Nam nhƣ: Văn chiêu hồn (Nguyễn Du), Tự
tình khúc (Cao Bá Nhạ)… Nhƣng đặc sắc hơn cả vẫn à truyện ngắn với hơn
1000 tác phẩm. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc khắc họa lịch sử mở cõi
phƣơng Nam của những bậc tiền nhân, thấm đẫm cảm hứng tìm về nguồn cội,
đồng thời khắc họa sắc nét phong vị văn hóa của đất và ngƣời Nam Bộ. Có
thể nói, trƣớc Bình Nguyên Lộc dƣờng nhƣ chƣa có một nhà văn nào viết về
công cuộc khai phá đất hoang của dân tộc Việt, về hành trình Nam tiến đặc
sắc nhƣ thế. Là ngƣời có vốn hiểu iết về sâu sắc về văn hóa phƣơng Nam
nên những trang văn của Bình Nguyên Lộc mang sức nặng của tri thức về
nhiều ĩnh vực nhƣ lịch sử, địa lí, phong tục, tập quán… của một vùng đất
mênh mông trù phú chiếm gần 1/2 tổng diện tích lãnh thổ đất nƣớc Việt Nam.
Đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, bạn đọc dƣờng nhƣ đƣợc đến văn
hóa đất và ngƣời Nam Bộ- nơi có những vùng đất hoang sơ mà trù phú, hào

phóng; nơi có những con ngƣời chất phác, bộc trực mà sâu nặng nghĩa tình.
Dù họ đi xa vạn dặm vẫn đau đáu một nỗi nhớ cội nguồn quê hƣơng. Để rồi
tinh hoa văn hóa miền Nam vẫn hòa điệu với bản sắc cá tính miền Bắc để làm
nên vẻ đẹp văn hoá con ngƣời Việt, tâm hồn Việt.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Truyện
ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa”.

1


2. Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn trong bối cảnh văn
chƣơng đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 cùng với một số cây bút khác
nhƣ Sơn Nam, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân... Đã tạo ra niềm tin mới cho
ngƣời đọc. Trong khi nhiều nhà văn khai thác tâm trạng phức tạp, khủng
hoảng của con ngƣời trƣớc những đổi thay của xã hội hiện đại với sự xâm
nhập của văn minh Âu- Mỹ, thì Bình Nguyên Lộc gợi lại hồn dân tộc, tìm về
với bản quán quê hƣơng, với đời thƣờng và cuộc sống gia đình giản dị mà
bình yên.
Độc giả đƣơng thời và sau này coi Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là hai
cây bút văn xuôi tiêu biểu chuyên viết về lịch sử, phong tục, cảnh sắc và con
ngƣời Nam Bộ. Tính cả quê quán lẫn thực tế tác phẩm, nhà văn Sơn Nam
nghiêng về miền Tây Nam Bộ hơn, còn Bình Nguyên Lộc là của Đông Nam
Bộ mà tâm điểm là vùng Đồng Nai sinh ra ông. Họ đều viết truyện ngắn hay
hơn tiểu thuyết. Họ bổ sung cho nhau trong việc dựng lên bức tranh chung về
văn hoá miền Nam.
Trong sự đồng cảm vì cùng gắn bó sâu nặng với quê hƣơng, nhà văn Sơn
Nam nhận xét về tập truyện Nhốt gió của Bình Nguyên Lộc: "tác giả viết
Nhốt gió với thái độ nồng nhiệt yêu đời của một người nhớ quê, nhớ dân tộc"
(Sơn Nam (1974), Đọc tác phẩm đầu tay của Bình Nguyên Lộc, Tạp chí Thời

Tập số X ngày 10/10/1974).
Nhà văn Vũ Hạnh trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Ký thác của Bình
Nguyên Lộc (đăng ở mục Điểm sách trên Tạp chí Bách Khoa, số 82, ngày
1/6/1960) cho rằng: “Bình Nguyên Lộc còn khiến ta mến yêu vì cái sắc thái
địa phương đậm đà ở trong tác phẩm. Với Bình Nguyên Lộc chúng ta có dịp
trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua cái ngõ ngách của đô thành, tìm
đến những hàng quán cũ, chứng kiến những mẫu sống, những thói tục và

2


những con người không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác...". Bên cạnh việc
đề cao ƣu điểm của tập Ký thác gồm 16 truyện là đề tài "phong phú", nội
dung mang "sắc thái địa phương đậm đà", tác giả Vũ Hạnh cũng chỉ ra chỗ
kém thuyết phục của tập truyện ngắn nói trên là cách trình bày và giải quyết
các vấn đề của Bình Nguyên Lộc quá dễ dãi, đơn giản.
Các nhà phê bình nhƣ Cao Huy Khanh, Trần Văn Nam, Hoàng Văn
Bình... khi nhận xét về văn chƣơng Bình Nguyên Lộc nói chung đều cho rằng:
văn ông "bình dân và thực tế". Nguyễn Ngu Ý, Lê Phƣơng Chi, Nguyễn Nam
Anh trong một số bài phỏng vấn nhà văn Bình Nguyên Lộc nhấn mạnh đến
khối ƣợng tác phẩm lớn, cƣờng độ làm việc và quan điểm sáng tác của ông.
Sau năm 1975, Nguyễn Q. Thắng là ngƣời nghiên cứu, tìm hiểu về Bình
Nguyên Lộc bao quát và có hệ thống nhất. Trong Lời giới thiệu bộ sách Tuyển
tập Bình Nguyên Lộc (2002) mà ông là ngƣời sƣu tầm, tuyển chọn, ông đánh
giá cao nội dung truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ở 4 vấn đề chính: Tình yêu
làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn; tƣ tƣởng tự do, tiến bộ, văn minh; ý thức vƣơn
lên của con ngƣời; thƣơng yêu gần gũi ngƣời bình dân, nghèo khổ... Trong các
vấn đề nêu, Nguyễn Q. Thắng cho rằng tình yêu làng quê là vấn đề rộng lớn
nhất, bao trùm lên tất cả sáng tác của Bình Nguyên Lộc.
Các tác giả T điển văn học ( ộ mới), NXB Thế giới, 2004 nhận xét về

văn xuôi Bình Nguyên Lộc nhƣ sau: Trước ình Nguyên ộc, dường như
chưa có một nhà văn Việt Nam nào viết về sự khai phá đất hoang của dân tộc
Việt, về đất và nước một cách át ngát và sâu xa đến thế .
Ngoài ra còn một số luận văn, một số bài báo, trang we … tìm hiểu về
văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu vấn đề văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc.
Có thể thấy, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về văn nghiệp của
Bình Nguyên Lộc vẫn chƣa thể nói là nhiều so với khối ƣợng tác phẩm đồ sộ

3


mà nhà văn để lại. Nhƣng các nhà nghiên cứu, phê bình và ngƣời đọc đều
đánh giá cao những cống hiến cho văn chƣơng và cho quê hƣơng của Bình
Nguyên Lộc. Tác phẩm của ông ra đời trong suốt hơn hai mƣơi năm chiến
tranh ở miền Nam đã đem đến cho ngƣời đọc một chỗ dựa tinh thần vững
chắc, đó là cội nguồn dân tộc, làm chúng ta yêu quê hƣơng hơn và tin tƣởng
vào cuộc sống hơn. Tình yêu và niềm tin ấy không xuất phát từ quan điểm
chính trị hay giáo lý đạo đức mà chính là sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ
thiêng liêng, với nơi mình sinh ra lớn lên, bao gồm cả những điều tƣởng nhƣ
vụn vặt, tầm thƣờng nhất nhƣ giọng nói, món ăn, nƣớc uống, cỏ cây...
Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, khóa luận của chúng tôi
tập trung tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa
nhằm tiếp tục khẳng định tài năng và đóng góp của Bình Nguyên Lộc đối với
văn xuôi đô thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận nghiên cứu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới
góc nhìn văn hóa là làm rõ đặc trƣng văn hóa của vùng đất và con ngƣời Nam
Bộ. Qua đó, nhận diện đƣợc đặc trƣng phong cách nghệ thuật và đóng góp
của Bình Nguyên Lộc đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là thể loại truyện ngắn của Bình
Nguyên Lộc đƣợc tập hợp trong cuốn Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, NXB
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012.
- Trong giới hạn của một khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
những đặc trƣng văn hóa về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ trong truyện ngắn
Bình Nguyên Lộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp xã hội học

4


- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn học và văn hóa
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Tìm hiểu Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa, khóa
luận sẽ làm rõ nét độc đáo văn hóa về vùng đất và con ngƣời Nam Bộ. Từ đó,
ý thức sâu sắc về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội
nhập, toàn cầu hóa ngày nay.
Thực hiện đề tài này, ngƣời viết sẽ có đƣợc những kinh nghiệm nghiên
cứu bổ ích đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp. Đồng thời, khóa luận cũng
trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cứu và giảng dạy văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận
đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Giới thuyết chung
Chƣơng 2. Biểu hiện văn hóa trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc

Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện văn hóa trong
truyện ngắn Bình Nguyên Lộc.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa và hƣớng nghiên cứu văn học từ góc
nhìn văn hóa
Văn hóa là những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra, trong đó có văn học.
Văn học nghệ thuật c ng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong
tục,… à những ộ phận hợp thành toàn thể cấu tr c văn hóa. Nếu văn hóa thể
hiện quan niệm ứng xử của con ngƣời trƣớc thế giới thì văn học à hoạt động
ƣu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có đƣợc những
thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng nhƣ của toàn thể nhân oại từng
trải qua nhiều chặng đƣờng tìm kiếm, ựa chọn, đấu tranh có chọn ọc, sáng
tạo để hình thành những giá trị trong xã hội.
Có thể nói, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Đây là
mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ
riêng- chung. Một mặt, tác phẩm văn học đƣợc sinh ra từ cội nguồn văn hóa
nhƣng mặt khác, nó tác động trở lại với mảnh đất đã sinh thành. Văn học vừa
là một thành tố quan trọng của văn hoá vừa tác động đến sự phát triển của văn
hoá dân tộc. Với tƣ cách chủ thể tiếp nhận văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng
tạo, nhà văn chính là ngƣời ƣu giữ qua văn chƣơng của mình những đặc
trƣng văn hoá dân tộc. Thể hiện bằng hình tƣợng và thông qua hình tƣợng
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, những nét riêng của văn hoá đƣợc ngƣời
đọc cảm nhận sống động, tƣơi nguyên và cụ thể hơn. Nghiên cứu văn học
không thể tách rời mối liên hệ với văn hoá (cái chung) với tƣ cách là toàn bộ

sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại. M Bakhtin xác định: “Văn học là
một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái

6


mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại”.
Dĩ nhiên không thể đánh giá văn học bằng các tiêu chí và nội dung của văn
hoá nhƣng xem xét văn học từ góc độ này sẽ nhận ra thêm những giá trị rộng
hơn và bền vững hơn của nghệ thuật ngôn từ. Nó cũng gi p ngƣời nghiên cứu
có cái nhìn liên ngành, có thể í giải trọn vẹn và thấu đáo hơn về giá trị của
văn học. Đây à một hƣớng nghiên cứu mới, có nhiều ƣu thế và chứng tỏ đƣợc
tính khả dụng.
1.2. Vùng văn hóa Nam Bộ
Vùng văn hóa hay văn hóa v ng miền là một không gian xác định, đƣợc
tạo thành bởi các đơn vị dân cƣ trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc
ngƣời. Đó còn là một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm
lý cộng đồng, thể hiện trong môi trƣờng xã hội nhân văn thông qua các hình
thức ứng xử của con ngƣời trong suốt tiến trình lịch sử. Có hai yếu tố cơ bản
tạo bản sắc văn hóa vùng, đó à yếu tố về môi trƣờng sinh thái tự nhiên mà từ
đó sinh ra, quy định cách thức cƣ trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát
triển. Yếu tố thứ hai là yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của
con ngƣời, tạo ra cung cách nhận thức, hoạt động riêng, tạo ra nếp sống,
phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao ƣu
kinh tế - văn hóa… giữa nội bộ cộng đồng hay với cƣ dân của các vùng đất,
địa phƣơng khác. Theo GS Trần Quốc Vƣợng nƣớc ta có 6 v ng văn hóa, bao
gồm: v ng văn hóa Tây Bắc, v ng văn hóa Việt Bắc, v ng văn hóa châu thổ
Bắc Bộ, v ng văn hóa Trung Bộ, v ng văn hóa Trƣờng Sơn - Tây Nguyên và
v ng văn hóa Nam Bộ.
Nhƣ vậy, xác định theo tọa độ không gian văn hóa thì vùng văn hóa Nam

Bộ thuộc vùng đất cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam, tính theo chiều dài từ
Bắc vào Nam. Nam Bộ nằm trong khu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông
Cửu Long, đƣợc chia làm 2 khu vực chính là miền Đông Nam Bộ và miền

7


Tây Nam Bộ. Về dân cƣ, cƣ trú nơi đây chủ yếu à dân tộc Việt, Hoa, Khmer,
Chăm, Mạ, Xtiêng… Về địa lí, vùng đất này gắn liền với hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, với hai mùa mƣa nắng rõ rệt. Ngƣời dân ở đây đƣợc
thiên nhiên ƣu đãi nhiều sản vật miền sông nƣớc, đồng ruộng bạt ngàn. Điều
iện tự nhiên đặc trƣng này có ảnh hƣởng quan trọng đến văn hóa nơi đây.
Ngƣợc về thời gian văn hóa, Nam Bộ xƣa kia từng tồn tại một nền văn
hóa (Óc Eo) của vƣơng quốc Phù Nam nhƣng ngày nay không còn mấy dấu
vết. Những ƣu dân ngƣời Việt đã mang văn hóa từ miền ngoài vào đây và cải
biến nó trong suốt hành trình hơn ba trăm năm qua để nó có thể thích nghi với
cùng đất mới Nam Bộ. Văn hóa Việt ở Nam Bộ có ba lớp cơ bản: lớp mở đất,
lớp giữ đất và lớp hội nhập quốc tế. Đây cũng à v ng đất sớm tiếp cận và đi
đầu trong việc giao ƣu, hội nhập văn hóa quốc tế.
Cƣ dân Nam Bộ rất coi trọng tín ngƣỡng, sống chan hòa với thiên nhiên.
Về tổ chức cộng đồng, họ sống theo làng xã nhƣng lỏng lẻo về cơ cấu. Con
ngƣời nơi đây biết linh hoạt ứng xử với điệu kiện sông nƣớc. Tính cách rộng
mở, phóng khoáng, hiếu khách và luôn tiếp thu cái mới để tiến bộ. Là ngƣời
con của quê hƣơng Nam Bộ, Bình Nguyên Lộc rất am hiểu văn hóa đất và
ngƣời nơi đây khi tái hiện trong sáng tác của mình.
1.3. Tác giả Bình Nguyên Lộc với văn hóa Nam Bộ
1.3.1. Vài nét về cuộc đời
Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn
lớn, nhà văn hóa Nam Bộ giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên
Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân,

Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh…
Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh
Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng).
Ông xuất thân trong một gia đình trung ƣu đã có mƣời đời sống tại Tân

8


Uyên. Cha là Tô Phƣơng Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà
Dƣơng Thị Mão (1876-1972). Nhà ông chỉ cách ờ sông Đồng Nai hơn một
trăm mét - con sông đã in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này
nhƣ truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ…
Từ năm 1919 đến 1920, Bình Nguyên Lộc theo học chữ Nho với một
ông đồ trong làng. Sau đó, ông học trƣờng tiểu học ở Tân Uyên vào những
năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà uyện tiếng Pháp để thi vào trung học
Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trƣờng Pétrus
Ký và ấy ằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài
phần thứ nhất) năm 1933. Tuy nhiên, có tài iệu nói ông đậu bằng Thành
chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế hủng hoảng. Cũng
có tài iệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.
Năm 1934, Bình Nguyên Lộc về quê ập gia đình với cô Dƣơng Thị
Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thƣ ký hành chính nhƣng vì kinh tế hủng
hoảng, hơn một năm sau ông mới đƣợc tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công
chức tại kho ạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dƣơng). Năm 1936, ông
đổi về làm nhân viên ế toán ở kho ạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha
ngân hố Sài Gòn). Ông ắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn
đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của ngƣời Việt vào
miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của iến trúc sƣ Huỳnh
Tấn Phát. Ông ết ạn với những tác giả viết cho báo Thanh niên nhƣ Xuân
Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tƣ, Lâm Thao Huỳnh Văn Phƣơng, Dƣơng

Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ... Vào hoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm
Hương gió Đồng Nai ( hởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về
hƣơng đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm đƣợc Xuân Diệu, Huy Cận và các
nhà văn khác tán thƣởng, nhƣng sau đó ị thất ạc trong chiến tranh.

9


Năm 1944, Bình Nguyên Lộc ị ệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn
không ƣơng, và từ đó về sau không trở ại với nghề công chức nữa. Năm
1945, ông tản cƣ về quê, nhƣng cuối năm 1946 ông hồi cƣ trở ại quận Lái
Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong thời gian này, Bình Nguyên Lộc có tham gia
công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn
hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Vào những năm 1944-1947, do ệnh cũ tái phát
gây hủng hoảng tinh thần nên Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào.
Năm 1949, ông chuyển xuống Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm
1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất ản cùng năm. Từ năm 1952, Bình
Nguyên Lộc làm thƣ ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất ản tại Sài Gòn. Năm
1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ ến Nghé, tuần báo có tinh thần văn
nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phƣơng với mục đích làm sống dậy sinh
khí của đất Gia Định xƣa. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành ập Nhà
xuất ản Bến Nghé, chuyên xuất ản các tác phẩm văn chƣơng mang hƣơng
sắc Đồng Nai, Bến Nghé.
Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật
báo tại Sài Gòn. Bình Nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này.
Hàng năm ông đều có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng. Trong thời gian
này, ông đoạt giải nhất Văn chƣơng toàn quốc 1959-1960 với cuốn tiểu thuyết
Đò dọc. Giai đoạn 1970-1975, ông làm Hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục
Việt Nam.
Sau 1975, Bình Nguyên Lộc ngƣng cầm bút vì ệnh nặng. Tháng 10 năm

1985, ông đƣợc gia đình ảo lãnh sang Mỹ chữa ệnh. Ngày 7 tháng 3 năm
1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì ệnh cao
huyết áp, thọ 74 tuổi.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Trong tập hồi ký viết dở trƣớc khi qua đời Nếu tôi nhớ kỹ, Bình Nguyên
Lộc ể ại rằng ông ƣớc vào nghề viết một cách rất tình cờ. Vào hoảng đầu

10


những năm 1930, một bà phú thƣơng Việt Nam tên Tô Thị Thân thay mặt
ngƣời chồng Hoa iều, tục danh là Chú Xồi, đứng tên làm chủ 20 tiệm cầm đồ
tại Sài Gòn, vì ị báo chí Sài Gòn khi đó chỉ trích là gian thƣơng nên muốn ra
một tờ báo để tự bênh vực, muốn tìm ngƣời phụ trách tờ báo đó. Bà Thân giao
việc này cho ngƣời thƣ ký ế toán là ông Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của
Bình Nguyên Lộc. Ông Giỏi nhờ Bình Nguyên Lộc tìm ngƣời làm báo. Chính
việc tìm iếm ngƣời làm báo đó mà ông ắt đầu tới lui với các văn nghệ sĩ và
tập viết văn, viết báo.
Bình Nguyên Lộc cho iết ông viết văn, viết báo từ năm 1942. Ông cộng
tác với các báo Thanh niên, Ðời mới, Tin mới... trong các báo đó, có các cây
bút nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Mặc Ðỗ...
Bình Nguyên Lộc là nhà văn ớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông
là một trong ba nhà văn sáng tác nhiều nhất của cả nƣớc. Nguyễn Ngu Ý gọi
ông là một trong tam iệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trƣơng. Ông
để ại hoảng 50 tiểu thuyết, trên 1000 truyện ngắn và nhiều công trình
nghiên cứu khác.
Văn xuôi Bình Nguyên Lộc mang cảm hứng chủ đạo: hƣớng về cội
nguồn. Sinh ra trong một gia đình đã có mƣời đời sống ở Tân Uyên, nhƣng
trong ý thức, Bình Nguyên Lộc luôn hƣớng về nguồn cội. Ông muốn tìm
iếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình

nghiên cứu nhƣ Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), ột trần
Việt ngữ (1971) cũng nhƣ những tập bút ký nhƣ Hương gió Đồng Nai (viết từ
1935 đến 1942), Phù sa (viết năm 1942, in một phần trên báo Thanh niên năm
1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung ần tìm ại cội rễ T thuở
mang gươm đi mở cõi / Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn
Nghệ). Nói cách khác, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chƣơng của
Bình Nguyên Lộc xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hóa

11


Việt Nam: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - ốn yếu tố đặc sánh tâm hồn
Bình Nguyên Lộc. Ngay trong phạm vi một tác phẩm nhƣ tập truyện ngắn Ký
thác (1960), những vấn đề trên cũng ần ƣợt hiện ra thông qua đề tài, tƣ
tƣởng, chủ đề và thế giới hình tƣợng của các truyện Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán
(nguồn gốc), ầu ba phòng ảy, Đôi ạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), R ng
mắm, Rung cây d a (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ
(cõi âm)...
Về ĩnh vực truyện ngắn, Bình Nguyên Lộc có những tác phẩm tiêu iểu
nhƣ sau:
- Câu dầm, 1943.
- Nhốt gió, tập truyện, 1950.
- Tân Liêu Trai, tập truyện, 1959.
- Ký thác, tập truyện, 1960.
- Tâm trạng hồng, tập truyện, 1963.
- Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, 1965.
- Tình đất, tập truyện, 1966.
- Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, 1967.
- Thầm lặng, tập truyện, 1967.
- Diễm Phượng, tập truyện, 1968.

- Khi T Thức về trần, 1969.
- Cuống rún chưa lìa, tập truyện, 1969.
- ương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, 1971.
Trong khóa luận này chúng tôi tìm hiểu những truyện ngắn tiêu biểu của
Bình Nguyên Lộc đƣợc in trong cuốn Bình Nguyên Lộc, Truyện ngắn, NXB
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Sách dày 439 trang với 51 truyện ngắn.
1.3.3. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và sự phản ánh văn hóa
Sinh ra trong một gia đình đã có mƣời đời sống ở Tân Uyên, một ngôi
làng nằm ven sông Đồng Nai, Bình Nguyên Lộc có một tình yêu sâu nặng với

12


mảnh đất này. Để rồi sau này cầm bút sáng tác ông chủ yếu viết về đất và
ngƣời miền Đông Nam Bộ.
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc tái hiện lại thế giới của những mùi vị thấm
đẫm hƣơng đồng gió nội của vùng đầm lầy, kênh rạch phƣơng Nam, kể với
ngƣời đọc câu chuyện thật cảm động về hình ảnh dải đất phía Nam đẹp bởi vẻ
nguyên sơ, dân dã nhƣng đằm sâu một linh hồn mà ngƣời đọc tuy cảm nhận rất
rõ nhƣng không dễ gọi tên. Hành trình cầm bút sáng tác của ông cũng là hành
trình ông tìm hiểu về lịch sử mở cõi từ Bắc vào Nam, hành trình những cƣ dân
tìm sự sống trong rừng đƣớc, rừng mắm. Họ vƣơn lên từ đất và nƣớc, cuộc
sống nhọc nhằn mà tâm hồn vẫn giữ đƣợc nét trong sáng, thánh thiện.
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc thấm đẫm tình yêu quê hƣơng, xứ sở, đề
cao vốn văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều truyện ngắn của ông, ngay
từ nhan đề đã hé mở nét đặc trƣng văn hóa phƣơng Nam. Đó là các truyện
nhƣ Những hàng me Sài Gòn, Sông Ông Lãnh, Quà đêm trên sông Ông Lãnh,
Lửa Tết, Căn bệnh bí mật của nàng, Thèm mùi đất, Về làng cũ, Những ngôi
mả tổ, Những đứa con thương của đất mẹ… Nhà văn có những thức nhận rất
riêng về đất nƣớc và tâm hồn Việt. Truyện ngắn Căn bệnh bí mật của nàng,

kể về một ngƣời phụ nữ mà nỗi nhớ quê hƣơng xứ sở đã chuyển thành căn
bệnh bí ẩn đến mức cả nƣớc Pháp phải bất lực. Tác giả để cho một vị giáo sƣ
giải thích: “Có những tâm hồn cốt mô bô líc (tính t Pháp của vị giáo sư này,
tôi xin tạm dịch là tâm hồn đô thị và quốc tế) những người mà tâm hồn như
vậy, họ rất thoải mái như cá trong nước khi họ chạy t thủ đô của quốc gia
này đến thủ đô của quốc gia khác, mỗi chỗ họ chỉ sống qua vài tháng không
gắn bó với đô thị nào hết hoặc người của đô thị nào hết nhưng lại rất ưa
những người ấy trong một lúc rồi ra đi không luyến lưu cũng không để lại cái
gì cả. Trái lại có những người trung thành đến trọn đời với những chân trời
quen thuộc, nghiện ngập mùi vị, màu sắc, âm thanh của nơi họ sanh trưởng,

13


một vùng quê hay một thành phố nhỏ. Bà thuộc hạng người thứ nhì, bà khó
lòng mà dứt khoát”. Nỗi nhớ quê hƣơng của ngƣời phụ nữ ấy cũng chính là
nỗi niềm của nhà văn, một con ngƣời dù phiêu bạt muôn nơi nhƣng vẫn ôm
ấp, cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình mảnh hồn làng và văn hóa xứ sở.
Trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, những chi tiết bình dị nhất cũng
chứa chan những giá trị văn hóa. Đó là hàng me làm dịu đi cái nắng trên đƣờng
phố Sài Gòn. Là dòng sông hôi mùi bùn non, mùi nƣớc mắm, mùi của anh chị
cần lao - những thứ mùi hỗn hợp làm ông thƣơng mến, bâng khuâng. Khi xa
quê hƣơng, ông khắc khoải nhớ con sông nho nhỏ, nhớ tiếng rao quà mỗi đêm,
mỗi sáng, nhớ ngƣời chèo thuyền hát bài ca dao một thuở, nhớ những món ăn
thấm đẫm hƣơng vị đồng quê tinh khiết, nhớ tiếng chim kêu, nhớ những xác
diều, những bức tƣờng rêu phong và nhớ… cả một ngôi mả cũ ven đƣờng, một
ngƣời hành khất bất chợt gặp trên phố mà nhƣ đã quen thân từ lâu...
Có thể nói, văn hóa đất và ngƣời phƣơng Nam trở thành nội dung chủ
đạo chứa đựng trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Nói cách khác văn
chƣơng Bình Nguyên Lộc đƣợc tạo hình từ tấm lòng sâu nặng với quê hƣơng

đất nƣớc và một chiều sâu văn hóa rất cần đƣợc nghiên cứu.

14


Chƣơng 2
BIỂU HIỆN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC
2.1. Không gian văn hóa
2.1.1. Miền đất mới
Những trang truyện của Bình Nguyên Lộc thƣờng kể về những vùng đất
mới, khi mà con ngƣời mới đặt chân đến, khám phá, khai khẩn đất hoang.
Những mảnh đất của thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, ban đầu còn hoang
sơ với bao nhiêu khó hăn và thách thức.
Những vùng đất trong văn Bình Nguyên Lộc đều gắn bó với nếp sinh
hoạt, tập quán của con ngƣời. Những truyện nhƣ Bà mọi hú, Bám níu, Đất
không chết, Bán ngôi nhà cổ, Săn cọp Đồng Nai, Tiếng thần r ng, Ma
r ng...đƣa ngƣời đọc trở về vùng Đông Nam Bộ, bắt đầu từ nơi tiếp giáp với
các cao nguyên đất đỏ Nam Trung Bộ. Những làng mạc hoang sơ, hẻo lánh;
núi thấp, gò đồi, bờ sông cao, rừng rậm... Nhà văn nhắc đến chuyện săn bắn,
đào suối, trồng lúa, nuôi bò và nỗi sợ hãi hạn hán, thiếu nƣớc. Các truyện
Phân nửa con người, Con Tám Cù lần, hay truyện Lại mẹ tôi tái giá, Không
một tiếng vang...thì mênh mông một vùng sông nƣớc. Ngƣời ta đi lại bằng
ghe, bằng thuyền, và sống với cả gia đình trên thuyền. Mà không có làng, chỉ
có ghe thuyền và sông nƣớc mênh mông…
Để lại ấn tƣợng đặc biệt đối với bạn đọc là truyện R ng mắm. Đây là
truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn xuôi của Bình Nguyên Lộc. Truyện
khắc họa nét đặc trƣng văn hóa đất và ngƣời Nam Bộ trong hành trình buổi
đầu mở mang bờ cõi. Truyện viết về gia đình thằng Cộc, gồm 3 thế hệ: Ông,
cha mẹ và thằng Cộc cùng đƣa nhau đến một vùng đất còn hoang sợ, nhiễm

mặn để khai khẩn đất hoang, chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất

15


sinh sống. Cốt truyện giản dị, không có nhiều tình tiết nhƣng ẩn sau đó là
những sự thật lớn lao về một thời mở mang đất đai bờ cõi, những con ngƣời
làm nên cội rễ của vùng văn hóa Nam Bộ.
Mở đầu thiên truyện là hình ảnh thằng Cộc đang vô cùng ngạc nhiên,
thích thú, mải riết theo nhƣng cánh chim, những sản vật mà thiên nhiên ban
tặng cho con ngƣời: “Cộc ngửa mặt lên trời để theo dõi, nó thấy vô vàn các
loài chim, cò đang bay lượn. Nào là chim thầy bói, chim thằng chài, cò ma.
Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức.
Nó theo dõi con chim thầy bói ấy t nãy đến giờ, chờ đợi cái phút này đây.
Thật là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là
chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà”. “Chim thầy bói nghiêng đầu dòm
xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ
như một hòn đá nặng. V a đụng nước, nó lại bị bắn tung trở lên như một cục
cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ . “Màu xanh của chim thằng chài
đẹp không có màu xanh nào sánh kịp. Sự bền chí của nó cũng chỉ có sự bền
chí của các lão cò sầu não là ngang vai thôi, cái bền chí nhìn rất dễ mê,
nhưng mê nhứt là mũi tên xanh bắn xuống nước nhanh như chớp, mỗi khi
thằng chài trông thấy con mồi”. Rõ ràng, đó là vùng đất cƣ trú của một thế
giới chim phong phú, đa dạng bởi chƣa in dấu chân của con ngƣời.
Ở v ng đất mang tên Ô Heo này, ngay cái tên đã gợi lên sự heo hút,
vắng vẻ. Nơi đây không chỉ là thế giới của những sinh vật có cánh bay ƣợn
trên trời mà còn là thế giới của loài bò sát dƣới đất: “R a nhiều như kiến. Đốt
r ng rồi đón trên đầu gió một cái là ch ng nó lạch cạch chạy trốn, ắt không
kịp lận”. Chỉ có thể là v ng đất hoang sơ chƣa có dấu chân ngƣời thì muôn
loài sinh vật mới tụ họp và sinh sống ở đây đông đ c và tự nhiên nhƣ thế.

Miền đất mới ấy, không chỉ đẹp đẽ với những n t tr ph vốn có, mà c n tiềm
ẩn những mối hiểm nguy, những hó hăn thách thức từ thiên nhiên: “Thằng

16


Cộc ngạc nhiên mà thấy sao người vẫn không chết trong kh hậu tàn ác này
nóng ẩm, còn muỗi mòng thì quơ tay một cái là nắm được cả một nắm đầy”.
Phải yêu lắm mảnh đất Nam Bộ thủa còn nguyên sơ thì Bình Nguyên Lộc
mới có thể thấu hiểu rõ tập quán sinh sống của những loài vật ở nơi đây. Sức
hấp dẫn của những trang văn Bình Nguyên Lộc khi viết về đất rừng phƣơng
Nam là vẻ đẹp văn hóa riêng của xứ sở này.
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc là thế giới của những mùi vị thấm đƣợm
hƣơng đồng gió nội của vùng đầm lầy, kênh rạch phƣơng Nam. Ông kể với
ngƣời đọc câu chuyện thật cảm động về hình ảnh dải đất phía Nam của tổ
quốc đẹp ngời lên bởi vẻ đẹp đơn sơ, thuần khiết, mà dân dã nhƣng đằm sâu
một linh hồn mà ngƣời đọc tuy cảm nhận rất rõ nhƣng không dễ để gọi thành
tên. Có thể thấy, tìm về hành trình mở cõi từ Bắc vào Nam, tìm sự sống trong
những rừng đƣớc, rừng mắm, vƣơn lên từ đất và nƣớc, đến với những con
ngƣời khốn khổ mà tâm hồn vẫn giữ đƣợc nét trong sáng, thánh thiện đã trở
thành hoài bão âm thầm mà mãnh liệt của Bình Nguyên Lộc. Nó gọi dậy
trong ông niềm cảm hứng nghệ thuật bao la như cánh đồng lúa xanh trải dài
đến tận chân trời đầy ắp phù sa, như hương gió Đồng Nai lồng lộng tươi mát
bốn mùa”. Ta hãy xem nhà văn tả về một vùng kênh rạch hoang vắng không
một óng ngƣời: “R ng tràm dày mịt, chằng chịt những dây bong bong, dây
choại bò t thân cây này sang thân cây khác . Rạch tối om, đi như đi trong
hang . Hết tràm thì có một khoảng trống, nửa bùn, nửa đất, trên ấy cỏ ống
rậm ri và chim cao cẳng đủ loại đáp đầy trong cỏ. Tràm đứng trước bãi cỏ
mà nhìn dân láng giềng mọc trên bùn đen. Ðó là những cây ốm nhom chen
nhau mà vượt cao lên, cây nầy cách cây kia không đầy bốn gang tay. Bờ biển

thoai thoải dốc xuống, trông r ng cây lạ ấy như một đạo binh xuống núi, tuôn
tràn t trên cao xuống mé biển ngoài xa. Xa, xa xa lắm, có những cây mọc lẻ
tẻ như những tên lính xung phong mau ước tiến tới để hãm thành hầu lập

17


công. Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen t ng nơi lại
trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đen trắng đối chọi nhau trông rất
đẹp (R ng mắm). Rừng cây lạ ấy chính là cây mắm, rừng mắm. Nó lạ không
chỉ bởi hoa của nó mọc ngay dƣới gốc mà còn bởi loài cây ấy không dùng để
làm gì cả. Nhƣng nó không hề vô ích, hằng hà sa số những cây mắm và rừng
mắm kia sẽ giữ lại phù sa, giữ lại tinh túy cho đất thêm màu mỡ. Phải có:
“mắm trƣớc, đƣớc sau, tràm theo sát”, rồi sau đó đất mới thuần, mới có xoài,
mít, dừa cau; mới có cây ăn trái và những xóm làng đông vui của con ngƣời.
Những trang văn của tác giả cho ta đƣợc trở về với thiên nhiên trù phú,
đầy tiềm năng và hào phóng nhƣng cũng đầy khắc nghiệt. Những vùng đất
hoang sơ ấy, trải qua thời gian, gắn bó với tâm sức của biết bao thế hệ tiền
nhân đi mở cõi. Để rồi hôm nay trở thành những vùng đất trù mật của tổ quốc
nhƣ Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…
Lời ông nội nói với thằng Cộc trong truyện R ng mắm : “ Ông với lại tía
của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chơn vẫn còn
lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài,
mít, d a, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài
mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng. Con,
con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi? Vả lại con không thích hi
sinh chút ít cho con cháu của con hưởng hay sao?”. Đó cũng là lời tri ân của
nhà văn đối với những bậc tiền nhân trong hành trình mở mang bờ cõi từ Bắc
vào Nam, là tình cảm sâu nặng của nhà văn với vùng đất Nam Bộ.
Cuống r n chưa lìa ể về câu chuyện những ƣu dân đầu tiên đi mở c i.

Những vùng đất mới lần đầu in dấu chân ngƣời ấy à những cánh rừng già và
cánh đồng mông quạnh, bạt ngàn lau sậy uồn thiu. Con đƣờng m n tối om
rồi những d ng suối nhƣ những mạch nguồn phun lên từ
Bao điều bí ẩn còn ƣu lại ở những vùng đất nhƣ thế.

18

ng đất thẳm sâu…


Rung cây d a à câu chuyện của một ngƣời thầy giáo, ất chấp những
hó hăn thách thức, quyết tâm đến với v ng iển đảo xa xôi, h n đảo Củ
Tron. Nơi mà có khi hàng tháng trời, mới có một chuyến tàu đi qua. Nơi ấy,
“sống một mình không được, hay được mà khổ iết bao nhiêu”. Về vật chất,
“con người ở đây l i về đời sống cổ sơ, tự làm lấy mọi việc, t khi trao đổi
hàng hóa với nội địa”. Miền đất mới này thiếu thốn trăm ề, ại hoang vắng,
có khi con ngƣời sống trên h n đảo ấy cũng ỏ quên cái thói xã giao về tình
cảm. Ấy vậy mà điều gì đã níu chân ngƣời thầy giáo ấy trong suốt hơn hai
mƣơi năm trời Trong mắt thầy giáo, miền đất mới tuy có uồn, nhƣng sâu
thẳm, nó vẫn mang một n t đẹp riêng, n t đẹp không chỉ gợi lên từ những n t
đơn sơ, thuần hiết của một v ng đất mới, mà cái đẹp c n đƣợc gợi lên ởi đó
à một phần máu thịt của cha ông ta đổ xuống mới có đƣợc: “Những hòn đảo
xa, xanh t m nơi chân trời, hoàng hôn nhuộm t m chơn trời và mặt nước .
Viết về những miền đất mới, Bình Nguyên Lộc đã đƣa ngƣời đọc trở về
với vùng đất Nam Bộ thuở còn hoang sơ, thuở những tiền nhân đến đây mở
mang bờ cõi lãnh thổ cho đất nƣớc.
2.1.2. Không gian hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với những lưu
dân đầu tiên
Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc còn miêu tả khung cảnh thiên nhiên Nam
Bộ rất đặc sắc, đặc biệt ở đó có sự hòa hợp giữa cảnh sắc và thiên nhiên với

những ƣu dân đầu tiên.
Trong truyện ngắn Bám níu, thiên nhiên đƣợc mô tả là những kho dự trữ
thức ăn vô tận dành cho con ngƣời: “mỗi mùa, một người nông dân trong làng
quê hứng cá cả thúng giạ cá lạc mạ, tức hàng mấy trăm ngàn con . Cứ qua
mùa nước lũ những người dân ở miền Đông Nam Việt, đặc biệt là tỉnh Biên
Hòa lại đi hứng cá. Loài cá lạc mạ. Họ đặt tên chung cho cá ấy (thuộc đủ
loại cá sông ngọt) là cá lạc mạ. Mạ, có lẽ là tiếng mẹ nói trại bẹ ra, chớ bấy

19


×