TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-------------¤-------------
ĐỖ THỊ HẰNG
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH
CỦA KHÁI HƯNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khóa luận
TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.
Thành Đức Bảo Thắng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới thầy.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong tổ Văn học
Việt Nam cùng các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu của chính
bản thân, khóa luận không giống bất kì công trình của một tác giả nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................... 5
6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................. 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 . Khái niệm ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong tiểu thuyết
1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ ................................................................ 6
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ trong tiểu thuyết ................................... 7
1.2 . Vài nét về lịch sử và sự ra đời của Tự lực văn đoàn ......................... 7
1.3 . Khái Hưng và vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn ............ 8
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng ..................... 8
1.3.1.1 Cuộc đời ................................................................................. 9
1.3.1.2 Sự nghiệp sáng tác.................................................................. 11
1.3.2 Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn .......................... 13
1.4 . Giới thiệu về tiểu thuyết Gia đình ...................................................... 14
CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC
THOẠI NỘI TÂM
2.1 Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................. 16
2.1.1 Ngôn ngữ trần thuật linh hoạt ................................................. 18
2.1.2 Ngôn ngữ trần thuật kết hợp giữa kể, tả và bình luận ............. 20
2.2 Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................... 25
2.2.1 Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính ........................................... 26
2.2.2 Ngôn ngữ đối thoại hướng tới khai thác nội tâm nhân vật...... 30
2.3 Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 36
KẾT LUẬN ................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khái Hưng là một nhà văn lớn, một nhà tiểu thuyết tài ba, một trong
những cây bút chủ đạo của nhóm Tự lực văn đoàn. Với số lượng tác phẩm và
thể loại đa dạng như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, khảo cứu, phê bình…
trong bất kì thể loại nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Ông
đặc biệt thành công ở mảng tiểu thuyết và đã góp phần không nhỏ vào tiến
trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Tìm hiểu tiểu
thuyết của Khái Hưng mang lại rất nhiều ý nghĩa.
Một trong những thành công tiêu biểu của Khái Hưng ở mảng tiểu
thuyết là tác phẩm Gia đình được tác giả viết vào năm 1936. Từ tác phẩm đầu
tay Hồn bướm mơ tiên đến Gia đình đã khẳng định sự phát triển tiến bộ của
Khái Hưng trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Tác phẩm đã tố
cáo mạnh mẽ chế độ đại gia đình phong kiến và đồng thời thể hiện được được
tài năng của Khái Hưng trong thể loại tiểu thuyết. Với ngôn ngữ đa dạng,
phong phú, độc đáo và đặc sắc, ông đã tái hiện thành công cuộc sống sinh
hoạt của nhiều giai tầng cũng như bức tranh phong tục tập quán trong xã hội
Việt Nam trước Cách mạng.
Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ
nghệ thuật trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng. Chúng tôi hi vọng
rằng đề tài sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, bởi tuy Khái Hưng là một tác giả
lớn và có nhiều đóng góp song những tài liệu viết về ông lại không nhiều và
không được phổ biến như các tác giả khác.
2. Lịch sử vấn đề
Khái Hưng là một nhà tiểu thuyết có tài, ông rất thành thạo trong nghề
của mình, Nguyễn Văn Xung đã khẳng định: “…Khái Hưng là ngòi bút chắc
chắn, điêu luyện nhất trong các nhà văn hiện đại. Cách viết trong sáng đến
1
bình dị của Khái Hưng là đức tính cao nhất mà kỹ thuật hành văn có thể đạt
được”. [11, 31]. Trong suốt thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều bài viết về tiểu thuyết của Khái Hưng trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức, song về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Gia đình của Khái
Hưng thì chưa có một tác giả nào tìm hiểu một cách cụ thể, có hệ thống.
Trước cách mạng tháng Tám, tiểu thuyết của Khái Hưng được đón
nhận một cách nồng nhiệt, ông là một trong những tác giả được nhiều người
nói tới qua các bài viết đánh giá chung về nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới
thiệu sách của Nhất Linh, Trương Tửu, Trần Thanh Mại, Mai Xuân Nhàn,
Đức Phiên… đăng trên các báo Loa, Nhật tân, Sông Hương, Ngọ báo… Ngoài
ra còn có các công trình nghiên cứu của Trương Chính – Dưới mắt tôi (1939),
Nhà văn hiện đại (1942) – Vũ Ngọc Phan… Ông được tôn vinh là nhà tiểu
thuyết có tài, một văn sĩ mở đầu cho kỉ nguyên văn nghệ mới, nhiều cuốn tiểu
thuyết của nhà văn được đánh giá rất cao, Nguyễn Cung Giữ cũng khen ngợi:
“ Ông Khái Hưng viết văn giản dị…”. Tiểu thuyết của Khái Hưng được đánh
giá vừa có nội dung tư tưởng tiến bộ, vừa có những cách tân về mặt nghệ
thuật. Vũ Ngọc Phan khen ngợi khả năng quan sát miêu tả tâm lí của tác giả:
“Sự quan sát của ông rất chu đáo, người đọc có thể tin những người và việc
dưới ngòi bút của ông đều thật cả” [15, 31]. Hay ngôn ngữ nghệ thuật: “Trống
mái tuy không thiết thực nhưng ai đã đọc cũng phải chú ý đến lời văn trác
tuyệt và bát ngát của Khái Hưng” [15,16].
Trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939), Trương Chính đánh giá cao tác
phẩm Gia đình: “Ông Khái Hưng tác giả của Gia đình khác hẳn với ông Khái
Hưng của Hồn bướm mơ tiên hoặc Trống mái… không còn những câu văn
bóng bẩy, nhẹ nhàng vì quá chau chuốt những cảnh tình tự nên thơ, không có
hững tình tiết cao thượng, ở đây con người với tất cả cái nhỏ nhen tinh quái
của con người….Nghệ thuật của Khái Hưng mỗi ngày được lão luyện trông
2
thấy: “Gia đình có thể xem là tác phẩm không tì vết.” [11, 500-501]. Nhà
nghiên cứu đã khẳng định sự phát trển trong ngôn ngữ nghệ thuật ở tác phẩm
này: ngôn ngữ ngày càng gần với cuộc sống.
Ngoài ra còn có một số cuốn sách viết về Khái Hưng như Khái Hưng
thân thế và tác gia, Khảo luận về Khái Hưng nhưng vẫn còn viết khá sơ lược
và ở mảng tiểu thuyết thì chỉ nhắc tới hai tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên và
Nửa chừng xuân.
Sau cách mạng tháng Tám, trong điều kiện chiến tranh tiểu thuyết Khái
Hưng dường như không được quan tâm, phải mãi tới những năm 1954 nó mới
được đề cập đến.
Ở miền Nam tiểu thyết của Khái Hưng được tái bản với số lượng lớn,
được chính thức đưa vào trở thành trọng tâm của chương trình phổ thông và
đại học. Nhiều bài báo, chuyên luận nghiên cứu về Tự lực văn đoàn về tiểu
thuyết hiện đại cũng đánh giá, khảo sát tiểu thuyết Khái Hưng như một sự
kiện, hiện tượng tiêu biểu. Chẳng hạn như: Về Tự lực văn đoàn, Bàn về tiểu
thuyết của Doãn Quốc Sĩ. Các bài báo, hồi kí viết về tiểu sử, về những kỉ niệm
sống và sáng tác của Khái Hưng như: Tưởng nhớ Khái Hưng của Vũ Bằng, Về
Khái Hưng của Hồ Hữu Tường… Ngoài ra còn có một số bài báo, chuyên
luận… đều đi sâu vào nghiên cứu thân thế và tác phẩm của Khái Hưng.
Ở miền Bắc các tác phẩm của Khái Hưng bị cấm lưu hành, tuy nhiên
vẫn có những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Khái Hưng như: Văn
học Việt Nam 1930-1945 của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ, Sơ thảo lịch sử
văn học Việt Nam 1930-1945 của Viện Văn học… Thời kì này, về cơ bản thì
chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật
của Khái Hưng cũng như trong Gia đình
Từ sau Đại hội lần thứ VI (1986), cùng với tiến trình đổi mới đất nước,
sáng tác, xuất bản, lí luận phê bình văn học cũng có bước đổi mới, việc
3
nghiên cứu Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết của Khái Hưng nói riêng
cũng có sự thay đổi rõ rệt. Các tiểu thuyết của Khái Hưng được tái bản với số
lượng lớn, một số tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở nhà trường, giá trị hiện
thực, giá trị tiến bộ của tiểu thuyết Khái Hưng được đánh giá đúng mức, công
bằng hơn, những hạn chế được nhìn nhận, phê bình thấu tình đạt lí hơn.
Trong không khí đổi mới ấy Hà Minh Đức cũng đưa ra nhận định của
mình, ông cho rằng: “Khái Hưng đã tạo cho tác phẩm Gia đình không khí chân
thực, Gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu và vẫn được xem là một
cuốn sách mang đậm nét phong cách. Bộc lộ rõ khuynh hướng xã hội và nghệ
thuật của tác giả, cây bút tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn.” [1,9]
Trong luận án tiến sĩ Tiểu thuyết của Khái Hưng của Ngô Văn Thư có
nhắc tới vấn đề ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Khái Hưng. Tuy nhiên, tác
giả chỉ chú ý tới quá trình tiến bộ về ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Khái
Hưng, chưa đi sâu cụ thể vào tiểu thuyết Gia đình.
Các công trình nghiên cứu như Khái Hưng nhà tiểu thuyết xuất sắc của
Tự lực văn đoàn do Phương Liên tuyển chọn và biên soạn, Khái Hưng nhà
tiểu thuyết của Vũ Gia… có nghiên cứu tới nghệ thuật ngôn ngữ trong tiểu
thuyết của Khái Hưng nhưng chỉ tập trung ở các tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên,
Nửa chừng xuân, Thừa tự, Băn khoăn mà ít nhắc tới tiểu thuyết Gia đình.
Tuy chưa có một tài liệu cụ thể nào nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ
trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng song những thành tựu nghiên cứu
của người đi trước là những tài liệu quý giá, gợi mở cho chúng tôi thực hiện
đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra ngôn ngữ nghệ thuật mà Khái Hưng đã sử dụng trong tiểu
thuyết Gia đình.
4
- Từ đó thấy đước cái hay của tác phẩm, tài năng của tác giả và những
đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chú ý đi sâu vào khai thác nghệ thuật ngôn ngữ trong tiểu thuyết Gia
đình của Khái Hưng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tiểu thuyết Gia đình.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử-xã hội
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp của đề tài
Làm rõ nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Khái Hưng trong tiểu thuyết
Gia đình. Đồng thời là một tư liệu tham khảo thiết thực trong học tập, nghiên
cứu và tìm hiểu về tiểu thuyết Khái Hưng.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Thư mục tham khảo; Khóa luận gồm
hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Ngôn ngữ trần thuật, đối thoại và độc thoại nội tâm
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ
“Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm
văn chương không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm
mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện
từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ”.
Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật với các khái niệm: Ngôn ngữ văn học,
Lời văn nghệ thuật có những điểm tương đồng.
“Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ
thuật tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ
nghệ thuật của các tác phẩm văn học”.
“Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để chỉ một cách bao quát các
hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà
nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hoá, văn học và khoa học”.
Sự khác nhau giữa các khái niệm chỉ mang tính chất tương đối, chúng
có những điểm giống nhau cơ bản, nên trong nhiều trường hợp thường dùng
thay thế cho nhau để chỉ dạng ngôn ngữ đã được cụ thể hoá trong các tác
phẩm văn học.
1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ trong tiểu thuyết
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết, bởi yậy khi
khảo sát tiểu thuyết chúng ta không thể bỏ qua những thành tựu về sử dụng
ngôn ngữ của nó.Về phương diện này, Khái Hưng có những thành công rõ rệt,
ông đã có đóng góp to lớn trong quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam.
6
1.2. Vài nét về lịch sử và sự ra đời của Tự lực văn đoàn
Năm 1958, Pháp xâm lược nước ta, chúng thi hành các chính sách khai
thác thuộc địa dã man khiến cho cuộc sống của nhân dân trở nên vô cùng khổ
cực. Bên cạnh đó, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục khiến cho tình hình đất
nước trở nên hỗn loạn. Sau hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tình hình xã
hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, các thành thị, trung tâm kinh tế, văn hóa
xuất hiện. Kèm theo đó là sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới trong xã hội
như: tư sản, tiểu tư sản, công nhân... Đặc biệt là sự xuất hiện của tầng lớp tiểu
tư sản đã mở ra một thời kì mới cho nền văn hóa dân tộc.
Song song với sự phát triển và thay đổi của xã hội văn hóa, văn học
cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Qua tầng lớp tiểu tư sản các trào lưu văn
hóa, văn học thấm sâu vào ý thức của những nhà văn, những người đọc sách.
Nghề in, nghề xuất bản, nghề báo theo kỹ thuật hiện đại không ngừng
phát triển. Nghề văn trở thành nghề để kiếm sống, hoạt động văn học trở nên
sôi nổi hơn. Điều này đã đòi hỏi văn học Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi
để bắt kịp thời đại.
Từ những năm 1930 trở đi văn học phát triển nhanh chóng, văn học
phát triển về cả số lượng và chất lượng, sự hình thành và đổi mới các thể loại
văn học tăng lên nhanh chóng. Trong cuốn Nhà văn hiện đại tác giả Vũ Ngọc
Phan có đưa ra nhận xét: “Ở nước ta một năm có thể kể như 30 năm của
người”, ở tất cả các thể loại văn học có sự cách tân táo bạo và tiêu biểu trong
đó là Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.
Tự lực văn đoàn xuất hiện vào khoảng thời gian từ năm 1933-1942 và
là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ mang đầy đủ tính chất
của một hội đoàn,sáng tác theo chủ nghĩa hiện đại.
Tự lực văn đoàn do Nhất Linh sáng lập năm 1933 với các cây bút chủ
lực của nhóm: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng bên cạnh đó còn có Xuân
7
Diệu, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ... Hội đoàn bắt đầu với cơ quan ngôn luận
chính là tờ báo Phong Hóa, có tôn chỉ tiến bộ, thể hiện được tinh thần dân tộc
trong văn chương, ý thức về tự do cá nhân và sự quan tâm đến vấn đề bình dân.
Bước vào hoạt động văn chương, Tự lực văn đoàn sớm gây được uy
tín, dần chiếm lĩnh văn đàn nhờ có những cây bút sắc sảo, tài năng và khả
năng tổ chức hoạt động hiệu quả. Sau cách mạng tháng Tám và những năm
tháng chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, các tác giả của Tự lực văn đoàn xa lạ với
thời cuộc, các nhà văn rơi vào chủ nghĩa cải lương.
1.3. Khái Hưng và vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng
1.3.1.1. Cuộc đời
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư sinh năm 1896 tại làng Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Thân sinh là cụ Trần Mỹ, Tuần Phủ Phú
Thọ. Cụ Trần Mỹ có tới năm người vợ nên gia đình rất đông con. Khái Hưng
là con của bà vợ cả, ông có người anh trai tên là Trần Xuân, em trai là Trần
Tử và Trần Tiêu (tức nhà văn Trần Tiêu). Ông là con rể Tổng đốc Bắc Ninh
Lê Văn Đính. Vợ ông là một người đàn bà rất đảm đang, dù có một người
chồng theo tôn tâm học vẫn giữ tư cách con nhà Nho phong với bộ răng đen
rất cổ kính.
Khái Hưng rất say mê sáng tác và thường viết vào ban đêm. Trần
Khánh Triệu kể: “Mỗi nhà văn thường có những thói quen khi sáng tác, ba tôi
cũng vậy. Viết bài phải viết vào lúc sáng sớm hay đợi lúc khuya về. Ngồi ung
dung trên chiếc ghế mây, trời lạnh xếp bằng luôn lên ghế ba tôi ngâm nga vài
câu chèo cổ hay trống quân, điếu thuốc ngậm trên môi thỉnh thoảng lại nhả
khói tròn lên trần”.[10,53]
Khi dạy học, Khái Hưng là người thông minh, tính tình khoáng đạt, hay
bông đùa. “Học trò của ông đều công nhận ông là một giáo sư thông minh, có
8
một kiểu nói rất có duyên, pha lẫn một đôi chút hoài nghi gần như của Anatile
France” [10,53].
Trong cuộc sống gia đình, nhà văn có một tình cảm thật đáng trân
trọng: “Với mẹ tôi, ba tôi không bao giờ làm cho người phật ý. Sống với nhau
trong bao nhiêu năm trời không con cái gì, chỉ có tôi là đứa con nuôi, ba tôi
năm nào cũng nhớ về hôn lễ của hia người, tặng mẹ tôi khi thì cái áo, khi thì
chỉ một nhành hoa ngắt ngoài vườn. Những lần như vậy mẹ tôi lại ôm lấy tôi
ứa nước mắt vì sung sướng” [10, 53].
Khi còn nhỏ, Khái Hưng theo học Nho tới năm 12 tuổi rồi chuyển sang
học ở trường College Paul Bert (sau đổi thành trường Lycee Albert Sarraut).
Một lần tham dự giải thi dịch văn Pháp, ông đã được Hội Trí Tri (Nam Định)
trao tặng giải nhất cho bản dịch vở hài kịch Les Plideurs của Racien, đó là
năm 1932. Ông có năng khiếu hội họa, khi tham dự trưng bày tại Hội chợ Hà
Nội, ông đã được tặng giải khuyến khích năm 1925, người ta còn giữ bản dịch
của Khái Hưng về bài thơ Tình tuyệt vọng cả Arve và bài thơ Dưới trăng
uống rượu một mình của Lí Bạch. Người ta cũng giữ lại được bức họa Trăng
xưa, Khái Hưng vẽ mô tả buồn nhớ Nhất Linh.
Sau khi thi đỗ Tú tài Pháp lần thứ nhất năm 1927 (ban Triết học), Khái
Hưng không tiếp tục học để ra làm quan như đa số những người cùng thời mà
ông lại bỏ đi buôn, làm đại lí hãng dầu Standard Oil tại Ninh Giang. Nhưng vì
tính tình phóng khoáng, bán thiếu nhiều dầu mà không thu được nợ, ông bị
thất bại sau ba năm kinh doanh, sau đó ông bỏ Ninh Giang lên Hà Nội làm
thầy giáo tại trường trung học tư thục Thăng Long (một trường tư thục lớn,
nổi tiếng tại Hà Nội lúc bấy giờ).
Cũng trong thời gian này, có một sự việc xảy ra ở quê nhà đã ảnh
hưởng lớn tới tư tưởng của Khái Hưng. Thực dân Pháp đã đàn áp, sát hại rất
nhiều người trong làng Cổ Am và chính gia đình Khái Hưng cũng có nhiều
9
người liên lụy. Anh cả của Khái Hưng Trần Xuân bị Pháp bắt, bị tra hỏi dã
man nên đã uống thuốc độc tự vẫn. Khi thực dân Pháp mang máy bay tới tàn
sát dân làng, cụ Trần Mỹ cũng lên tiếng bảo vệ dân làng. Chính bản thân Khái
Hưng cũng giấu Nguyễn Đức Cảnh trong nhà.
Tại đây năm 1931, ông gặp Nguyễn Trường Tam (tức Nhất Linh), một
người bạn đồng nghiệp cùng dạy chung tại Thăng Long, hai người nhanh
chóng trở thành bạn tâm giao. Chính Nhất Linh trong lời đề từ tác phẩm Đoạn
tuyệt của mình đã thừa nhận: “Tặng Khái Hưng, tác giả Nửa chừng xuân, nhà
văn cùng quan niệm với tôi về xã hội hiện thời”. Cùng với Nhất Linh, Khái
Hưng đã tham gia biên tập báo Phong Hóa, sáng lập Tự lực văn đoàn và trở
thành cây bút chủ lực của văn đoàn.
Ngày 22-9-1932, Nguyễn Trường Tam đứng ra chủ trương tờ Phong
Hóa của ông Phạm Hữu Ninh với tư cách là Giám đốc kiêm quản lí, Khái
Hưng được giao phó trách nhiệm về mặt tiểu thuyết của tờ Phong Hóa. Khi
mới bắt đầu Khái Hưng viết những loại đoản thiên, tiểu thuyết, truyện ngắn
nhờ lối hành văn duyên dáng và lời lẽ chính xác, với những cốt truyện mới lạ,
Khái Hưng rất được độc giả các nơi hoan nghênh nhiệt liệt. Tác phẩm đầu tay
của Khái Hưng là quyển Hồn bướm mơ tiên được Tự lực văn đoàn xuất bản vào
tháng 5-1933. Khái Hưng cũng đã viết chung với Nhất Linh rất nhiều tác phẩm.
Ngày 30-1-1936, tờ tuần báo Ngày Nay ra đời Khái Hưng đã góp phần
xây dựng đắc lực cho tờ tuần báo này.
Khái Hưng tiếp tục làm báo, viết văn cho đến đến đầu những năm
1940, do những biến chuyển của thời cuộc, một số người trong nhóm Tự lực
văn đoàn chuyển sang hoạt động chính trị. Năm 1939, cũng như hầu hết các
nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, Khái Hưng ngưng việc hoạt động văn
nghệ để quay sang hoạt động chính trị.
10
Năm 1941, Khái Hưng cùng với Hoàng Đạo bị Pháp bắt tại Hà Nội, sau
đó bị giam tại lao xá Vu Bản thuộc châu Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tới năm
1943, Khái Hưng bị giải về quản thúc tại Hà Nội.
Sau ngày Nhật lật Pháp ở Việt Nam, các đại diện văn hóa Nhật ở Đông
Dương cho ra tờ báo hàng ngày lấy tên Bình Minh nhờ Khái Hưng đứng ra
nhưng Khái Hưng từ chối.
Cuộc chiến tranh Việt - Pháp nổ ra, Khái Hưng bỏ Hà Nội về quê vợ ở
Nam Định và mất năm 1947 tại huyện Xuân Trường, Nam Định. Vợ ông mắc
bệnh đau tim và mất tại quê nhà năm 1954.
1.3.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng
Nhìn lại khối lượng tác phẩm mà nhà văn Khái Hưng để lại, trong
chúng ta chắc hẳn ai cũng nể phục. “Khái Hưng xứng đáng là cây bút dồi dào,
tài hoa hơn cả của nhóm Tự lực văn đoàn” [9,25]. Từ năm 1932, ông phụ
trách mục tiểu thuyết của tuần báo Phong Hóa và khi thành lập Tự lực văn
đoàn, ông là “một kiện tướng của Tự lực văn đoàn”, riêng tiểu thuyết so với
bạn bè cùng nhóm về số lượng ông viết và in nhiều nhất, về tiểu thuyết Khái
Hưng đã in thành sách hơn mười tác phẩm.
Theo thời gian xuất bản gồm: Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), Nửa Chừng
Xuân (1934), Tiêu Sơn Tráng Sĩ (1934), Trống Mái (1935), Tiếng Suối Reo
(1935), Gia Đình (1935), Thoát Ly (1937), Thừa Tự (1938), Hạnh (1938), Đợi
Chờ (1938), Đẹp (1939), Cái Ấm Đất (1940), Những Ngày Vui (1941), Băn
Khoăn - Thanh Đức (1943)... Bóng Giai Nhân (1946), Khúc Tiêu Ai Oán
(1946), Thừa Tự (1940), Hạnh (1940), Đẹp (1941) ...)
Viết chung với Nhất Linh: Anh Phải Sống (1934), Gánh Hàng Hoa
(1934), Đời Mưa Gió (1936).
Viết chung với Trần Tiêu: Dưới Ánh Trăng (1936).
11
Một mảng sáng tác nữa cũng mang lại nhiều thành công cho Khái
Hưng, đó là truyện ngắn với các tác phẩm: Dọc đường gió bụi (1936), Đồng
xu (1939), Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch (1941)…
Khái Hưng có nhiều truyện ngắn hay, quan sát tài tình, ngòi bút điêu
luyện thể hiện một khía cạnh trong văn tài của ông, tác giả đã dựng người, dựng
việc rất bình dị nhưng khơi gợi, cảm động. Bút pháp giọng điệu cũng vô cùng đa
dạng: khi bông đùa, dí dỏm, lúc triết lý ngụ ý sâu xa, man mác, thơ mộng.
Về kịch, Khái Hưng có bốn tập: Tụy lục, Đồng bệnh, Nhất tiếu, Khúc
Nghê thường, trong các tập truyện ngắn rải rác cũng xen vào một vài kịch
ngắn được đăng trên báo Phong hóa và Ngày nay số tác phẩm của ông có thể
lên tới hơn 30 tác phẩm. Kịch của nhà văn phần lớn là tiểu phẩm, ngắn gọn,
nhẹ nhàng, vui vẻ, nêu lên một vài sự kiện, tâm sự đáng cười, đáng quan tâm,
tuy nhiên đôi khi cũng có những tác phẩm ngụ ý sâu sắc, tinh tế, nhìn một cách
tổng thể, kịch của Khái Hưng phong phú dồi dào nhất trong Tự lực văn đoàn.
Truyện nhi đồng của Khái Hưng cũng đầy thi vị, vui vẻ, phù hợp với
tâm lý trẻ em, có thể xem, đây là những giai phẩm nho nhỏ, đáng kể trong các
tác phẩm thành công của ông.
Khái Hưng chọn nghề văn, nghề báo như là nguồn sống cao quý để
dâng hiến cho độc giả với tâm tư, tình cảm, nhận thức của văn nhân để cùng
nhau trang trải nỗi niềm: mang tâm hồn nhân bản để xây dựng cái hay, cái
đẹp, nhân cách con người, giá trị đạo đức trong từng cá nhân, gia đình và xã
hội. Khái Hưng vẫn còn khả năng cống hiến cho đời những đứa con tinh thần
đáng giá, nhưng tiếc thay ông đã từ giã cõi đời. Tuy cuộc hành trình của ông
còn dang dở nhưng tên tuổi Khái Hưng đã có chỗ đứng vững vàng trong lịch
sử Văn học Việt Nam.
12
1.3.2. Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn
Khái Hưng là một cây bút sáng tác dồi dào nhất Tự lực văn đoàn. Hoạt
động báo chí và sáng tạo của Khái Hưng khá phong phú. Tác giả tham gia vào
nhiều mục trên báo Phong Hóa và Ngày Nay với vai trò nhà báo ông xuất
hiện đều đặn trên mặt báo với các đề tài: đấu tranh với cái cũ, phê bình, báo
cáo, chính trị…
Khái Hưng gắn kết với Tự lực văn đoàn rất sâu nặng, Trần Khánh Triệu
kể: “Trở về chuyện ba tôi… đối với gia đình như vậy đối với bạn bè ba tôi lại
có cảm tình nồng hậu đặc biệt “mê như mê gái, đó là lời mẹ tôi nhận xét về sự
giao thiệp đối với mọi nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Trong nhà dù có việc
bận đến đâu anh em rủ đi chùa Thầy, chùa Trầm hay lên ChaPa, Tam Đảo ba
tôi cũng vui vẻ đi ngay. Những giờ làm việc cho tới khuya để kịp ngày ra báo,
tôi vẫn thường nghe thấy tiếng ba tôi cười vang cùng anh em, có lẽ những phút
giây ấy là những phút giây thần tiên nhất trong đời ông vậy”. [8, tr55]
Từ một người mà quan niệm về xã hội, nhân sinh và văn chương có
những điểm mới mẻ, nhưng cũng còn khung cổ, tham gia Tự lực văn đoàn,
Khái Hưng đã chuyển biến cùng với Nhất Linh và các bạn trong văn đoàn.
Đọc những bài nghị luận của Bán Than đăng trên Văn học tạp chí và Phong
Hóa từ số 1 đến số 13 và những bài nghị luận của Nhị Linh đăng trên báo
Phong hóa từ số 14 đến số 87 ta như thấy một Khái Hưng khác, một Khái
Hưng đứng hẳn về phía tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống văn hóa, văn
minh phương Tây, đồng thời chế giễu, phê phán gay gắt, mạnh mẽ những hủ
tục, những tín điều, những đạo lí của văn hóa cũ.
Khái Hưng là nhà văn sáng tác dồi dào nhất Tự lực văn đoàn, hoạt động
báo chí và văn chương của Khái Hưng khá phong phú, với vai trò là nhà báo,
Khái Hưng xuất hiện khá đều đặn trên Phong hóa và Ngày nay.
13
Rõ ràng từ khi tham gia Tự lực văn đoàn, được cổ vũ, góp ý, khuyến
khích, Khái Hưng đã chuyển biến nhanh cùng Nhất Linh và các bạn trong văn
đoàn. Ông thực sự trở thành một trong những nhà văn trụ cột, có sáng tạo dồi
dào và tiêu biểu nhất Tự lực văn đoàn. Ông là nhà tiểu thuyết có biệt tài, đã
góp phần làm cho tiểu thuyết trở thành thể loại chủ lực của văn đoàn, và cũng
góp phần không nhỏ làm cho bạn đọc tin tưởng, yêu mến văn đoàn của ông.
1.4. Tiểu thuyết Gia đình
Khái Hưng bắt đầu nới rộng phạm vi nghệ thuât của mình với lọai tiểu
thuyết phong tục mà hai đơn cử tiêu biểu là tiểu thuyết Thừa tự và tiểu thuyết
Gia đình. Viết về loại tiểu thuyết này, Khái Hưng phải là người am hiểu
tường tận phong tục trong nước, phải quan sát kỹ lưỡng, tìm hiểu tường tận,
ông đã biến những phong tục khô khan, tẻ nhạt thành những câu chuyện lôi
cuốn, hấp dẫn bạn đọc. Nhờ có Thừa tự mà người ta có thể hiểu rõ về đại gia
đình Việt Nam và xã hội Việt Nam thời bấy giờ, đọc truyện của ông, ta như
tiến sâu vào xã hội Viêt Nam, hơn thế nữa tác giả còn khéo léo đan xen vào
những hoạt cảnh, những bức tranh cuôc sống khiến cho ta cảm thấy truyện kể
rất linh động.
Đã qua thời kì đại gia đình bành trướng một cách ngạo mạn, áp bức cá
nhân một cách quá đáng, bắt vâng theo những mệnh lệnh uy nghiêm của nó.
Cũng với đề tài thường gặp: mâu thuẫn gia đình và cá nhân, giữa quan niệm
cũ và mới. Gia đình là tế bào của xã hội, đó là điều mà Khái Hưng luôn ý thức
và trăn trở. Tiểu thuyết Gia đình của ông được đăng trên báo Ngày Nay năm
1936 với số lượng nhân vật khá đông: 106 nhân vật, nhưng trong đó chỉ có 17
nhân vật xuất thân nghèo khó còn lại hầu hết các nhân vật thuộc tầng lớp quan
lại, trí thức, tiểu tư sản…
14
Cuốn tiểu thuyết chính là bản cáo trạng đanh thép tố cáo, phanh phui tất
cả các mặt trái, nhơ nhớp của quan trường, sự thối nát trong gia đình, đó cũng
là cái phần hiện thực trong các sáng tác của Khái Hưng.
Trong tác phẩm mọi thái độ của tác giả được thể hiện rõ rệt, giá trị của
cuốn tiểu thuyết ở chỗ nó miêu tả sự thật xấu xa của đại gia đình phong kiến,
nó còn nói lên rằng, trong xã hội thực dân phong kiến, người thanh niên trí
thức như An thường là nạn nhân của sự tha hóa trầm trọng: từ chỗ có một lí
tưởng đến chỗ buông xuôi theo thời, làm tất cả những cái xấu mà mọi người
đều làm, con đường không xa.
15
CHƯƠNG 2
NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT, ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
2.1 Ngôn ngữ trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên: “Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức
tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự
kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật không
chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh,
thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả…. Ngôn ngữ trần
thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ
cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả”.
Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự.
Trong tiểu thuyết, trần thuật tập trung vào số phận một hoặc nhiều cá nhân
trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển
khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ
cấu của nhân cách, với đặc điểm đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một
phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại. Trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật.
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác
phẩm, là thứ ngôn ngữ được miêu tả. Đó thực chất cũng là ngôn ngữ của tác
giả nhưng tác giả để cho nhân vật tự giải bày về mình, ngôi kể của nhân vật
trần thuật là ngôi thứ hai, thứ ba nhưng vẫn được trần thuật ở ngôi thứ nhất,
xưng tôi trong đối thoại, điều này làm nên yếu tố tự truyện của nhân vật.
Trong văn học hiện đại, lời – ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có vị trí
ưu trội nhất định trong tác phẩm là phương diện quan trọng nhất của tính tạo
hình khách thể trong tác phẩm tự sự.
16
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại, đối
thoại gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào
nhau, độc thoại không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa
người và người. Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác
nhau như: chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật,
chức năng là đối tượng miêu tả của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội
tâm…. Tổng hợp những chức năng đó, thông qua trần thuật, nhân vật kể lại
cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ
sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Cùng
với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phần hoàn thiện bức tranh
đời sống trong tác phẩm. Theo Bakhtin, “Lời nói của những nhân vật chính
trong tiểu thuyết – những nhân vật ít nhiều có tính độc lập về mặt tư tưởng,
ngôn từ, có nhãn quan của mình – vốn là tiếng nói của người khác bằng ngôn
ngữ khác, đồng thời có thể khúc xạ cả những ý chỉ của tác giả và do đó, đến
một mức độ nhất định, có thể được coi là ngôn ngữ thứ hai của tác giả.” Mỗi
nhân vật đều có ngôn ngữ trần thuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu
thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu.
Chúng ta không thể tuyệt đối hoá việc phân chia trần thuật của tác giả
với trần thuật của nhân vật vì với cách chuyển điểm nhìn từ phía người trần
thuật sang điểm nhìn của nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài khách quan đến
điểm nhìn bên trong chủ quan, rất khó phân biệt đâu là chủ thể của trần thuật.
Và cũng nhờ di chuyển điểm nhìn mà văn chương khám phá, chiêm nghiệm
về cuộc sống và con người một cách đa diện và có chiều sâu hơn.
Ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, cá thể hoá. Mỗi câu, mỗi chữ
trong tác phẩm có thể chứ đựng nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách giải thích.
Nhưng mỗi từ thì lại phải mang tính chính xác và cá thể hoá. Ngôn ngữ trần
thuật còn là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác
17
động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật,
giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả.
Ngôn ngữ đa thanh trong trần thuật nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người
khác, hướng về một tiếng nói khác; chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về
tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhân vật trong đó có xen lẫn giọng tác
giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật khác.
2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật linh hoạt
Khảo sát trong tiểu thuyết Gia đình, ta thấy số lượng lời trần thuật gần
như chiếm ½ dung lượng tác phẩm Khái Hưng. Ông có biệt tài trong việc sử
dụng ngôn ngữ trần thuật để miêu tả cảnh vật cũng như là đi sâu vào nội tâm
của nhân vật. Có được điều này, Khái Hưng rất linh hoạt khi chuyển đổi điểm
nhìn của người kể chuyện, trong Gia đình ông để cho nhân vật đứng ra kể
chuyện, điều này làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, được kể lại
một cách tỉ mỉ và ở nhiều góc độ hơn. Mở đầu câu chuyện, từ điểm nhìn của
người kể chuyện, tác giả đã dẫn dắt người đọc tới khái niệm “gia đình”- một
khái niệm đã đẩy nhân vật An rơi vào bi kịch, phải đối chọi với vợ, gia đình
vợ và ngay chính gia đình mình. Đó là cái “gia đình” khác xa với gia đình
trong kí ức của An: “…khi xưa, chàng rất yêu cha mẹ và được cha mẹ yêu”.
Và khi, mẹ, cha lần lượt qua đời, “chàng như mất một sự thiêng liêng huyền
bí mà chàng không biết đích là sự gì”. Khảo sát trong tiểu thuyết Gia đình, ta
thấy có tới năm lần nhân vật An thở dài, thốt lên một cách tuyệt vọng hai từ
“Gia đình!”. Vì lí do gì mà thứ tình cảm thiêng liêng trong lòng An lại trở
nên như vậy. Chàng không những chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ
tới gia đình mà còn có cảm giác rùng mình, ghê sợ, để hết lần này tới lần khác
chàng thở dài buông hai chữ “gia đình”. Chính vì sự ép buộc của Nga, của
người chú làm mọi cách để chàng thi ra làm quan, hay tại những ghanh đua
ghen ghét, nghi kị trong gia đình phong kiến, những thối nát, nhơ nhớp của
18
cuộc sống quan trường, những hiện thực của xã hội dưới thời thực dân Pháp.
Hay chính là tại bản tính nhu nhược, hèn kém, không chịu đấu tranh, buông
xuôi thuận theo ý mọi người đã làm cho gia đình trong chàng trở nên như vậy.
Điểm nhìn trần thuật chuyển sang nhân vật An đã gợi cho người đọc
cảm nhận ban đầu về bi kịch trong cuộc sống hiện tại và tương lai của nhân
vật này trong tác phẩm. Và cũng thật khách quan, Nga hiện lên trong tác
phẩm rất tự nhiên qua cái nhìn của An- một người vợ xinh đẹp, thông minh và
đặc biệt là tâm lí khao khát danh vọng địa vị. Từ ngày An quyết định đi học
trở lại, mấy tháng trước khi chàng đi học là những tháng ngày sống êm đềm
nhất của chàng. Nga bỗng trở nên nhẹ nhàng, yêu mến chiều chàng hết mực,
và An hiểu ra rằng: “chỉ có trở thành bà Huyện mới làm cho vợ ta được sung
sướng” ….
Trong Gia đình lúc An cảm nhận về gia đình ông Án Báo cũng là lúc
người kể chuyện xuất hiện dưới cái vỏ bọc của nhân vật. Khi miêu tả những
lục đục trong gia đình ông bà Án Báo, Khái Hưng không trực tiếp miêu tả, mà
lại được nói lên qua con mắt của An (con rể). Chính điều này làm cho câu
chuyện trở nên khách quan hơn, “ An buồn sầu, đau đớn nhận ra rằng ngày kỵ
chẳng phải là dịp để quan viên trong làng mượn cớ châm chọc, lấn át nhau mà
còn là ngày để cha mẹ, anh chị em họp mặt đông đủ giữa làn không khí bất
hòa…”. Soi chiếu từ cái nhìn của An- người con rể, nhười kể chuyện muốn
một cách khách quan khi đi vào nhận xét và cũng muốn đi sâu vào tâm lí của
của từng nhân vật trong gi đình và nhận xét về đại gia đình phong kiến.
Việc An quyết định ra làm quan được dứt khoát là nhờ người trở
thuyền đã dạy cho chàng một bàii học về đời. Hay khi An còn đang lưỡng lự
trước việc lấy tiền đút lót của dân thì hình ảnh nghèo khổ của huyện Canh đã
làm cho bàn tay An trở nên vững vàng hơn, không còn run sợ gì nữa khi “mở
ngăn kéo” nhận những đồng tiền đút lót. An dù có ghê tởm, dằn vặt, xấu hổ
19
vì hành động đó nhưng vẫn chấp nhận nó như một sự bất khả kháng. Nhiều
khi người kể chuyện hóa thân vào tầng sâu nhất trong nội tâm của nhân vật,
nhà văn như chính là người trải nghiệm qua cuộc đời nhân vật, đó là khi diễn
tả tâm trạng của An khi đứng giữa hai con đường, hai sự lựa chọn: “Trong cái
tình huống hiện thời An thoáng thấy có hai con đường ra: Tự tử nếu không li
dị. Cái tính nhu nhược, yếu hèn đã như một tính gia truyền của nhà chàng.
Đến chàng nó càng rõ rệt. Đó có lẽ là kết quả của một nền văn chương lãng
mạn đã nhận được ở nhà trường.”
Người kể chuyện còn khéo léo chuyển cảnh không gian từ gia đình này
sang gia đình khác, theo dõi câu chuyện khi thì ta bắt gặp không khí căng
thẳng, gay gắt trong gia đình An – Nga, lúc lại thấy cảnh hả hê trong gia đình
Viết – Phụng, khi lại thấy niềm hạnh phúc ngọt ngào của gia đình Bảo – Hạc.
Như vậy, Khái Hưng luôn nỗ lực tạo ra những biến cố, những sự kiện
không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của nhà văn mà nó xuất hiện một
cách ngẫu nhiên, ông luôn giữ khoảng cách với nhân vật đứng ở ngôi thứ nhất
để miêu tả nội tâm của nhân vật làm cho câu chuyện gàn với thực và trở nên
khách quan hơn.
2.2.2 Ngôn ngữ trần thuật kết hợp giữa kể, tả và bình luận
Trước tiên, ta thấy ông đã miêu tả khung cảnh của gia đình phong kiến
vô cùng độc đáo, đó là khung cảnh sinh hoạt cũng như cách bài trí của gia
đình ông Án Báo được miêu tả dưới con mắt của An nhân dịp An và Nga về
nhà ăn giỗ kị: “Ông Án, bà Án ngồi trên cái sập sơn son thiếp vàng. Liền sập
kê một bộ bàn ghế trắc kiểu Tàu pha kiểu Pháp thập bát thế kỷ, bàn lượn sáu
múi, chân vòng cánh cung ghế sáu cái bốn cái vuông và hai cái dài,lưng dựa
chia ra hai phần, một bên chạm bài thơ chữ Nho và một bên trổ tứ quý. Bộ
bàn ghế nhà ông Án Nguyễn cũng giống những bộ thấy bày trong nhiều khách
đường các nhà quan, nhưng lại có thêm một đặc sắc, là bốn câu thơ ở bốn cái
20