Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khoá luận tốt nghiệp biểu tượng chim trong ca dao người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.32 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s u ' PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VÂN

LƯƠNG HẢI ĐĂNG

BlỄu TƯỢNG CHIM
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VÂN

LƯƠNG HẢI ĐĂNG

BIẾU TƯỢNG CHIM
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngưòi hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THI NGO C LAN

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
cô giáo: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan - người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 thảng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Lưong Hải Đăng


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cún của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Tôi xin cam đoan, kết quả của đề tài: “Biêu tượng chim trong ca dao
người Việt” không trùng lặp với kết quả của đề tài khác. Neu sai, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 03 thảng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Lương Hải Đăng


MỤC LỤC

MỠ ĐẦU................................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên c ú n ................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên c ú n ............................................................................... 3
5. Lịch sử vấn đ ề .................................................................................................4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
7. Cấu trúc khóa luận......................................................................................... 6
NỘI DUNG............................................................................................................ 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU
TƯỢNG CHIM TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT............................................ 7
1.1. Hệ thống biểu tượng trong ca dao người Việt........................................... 7
1.1.1. Biêu tượng về sự vật tự nhiên.............................................................. 9
1.1.2. Biêu tượng về các vật thê nhân tạo.................................................... 10
1.2. Sự xuất hiện của biểu tượng chim trong ca dao người V iệt................... 11
1.3. Các dạng thức biểu hiện của biểu tượng chim.........................................12
1.3.1. Biêu tượng chim theo đặc điềm giông loài........................................12
1.3.2. Biểu tượng chim theo đặc điểm màu sắc.............................................. 15
1.3.3. Biêu tượng chim theo đặc điêm hoạt động....................................... 16
Chương 2. Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA BIỂU TƯỢNG CHIM
TRONG CA DAO NGƯỜI V IỆ T ...................................................................... 19
2.1.

Chim - hình ảnh biểu trưng cho “chàng trai” , “cô gái” trong quan

hệ tình duyên..................................................................................................... 19
2.1.1. Chim - hình ảnh biếu trưng cho chàng tra i.....................................20
2.1.2. Chim - hình ảnh biếu trưng cho cô gái............................................. 23


2.2. Chim - hình ảnh biểu trung cho người phụ nữ trong quan hệ hôn

nhân.................................................................................................................... 26
2.3. Chim - hình ảnh biểu trưng cho người lao động.....................................31
KẾT LUẬN...........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
“Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui
vẻ, tế nhị, có duyên nhưng không kém dồi dào tình cảm , mạnh mẽ sức lực ,
khi bị đè nén thì luôn luôn tìm một đường lối thoát dậy, khi được nảy nở tự do
thì luôn tìm lên cao hơn , để đón ánh sáng trời hòa hợp với thiên nhiên và để
điều hòa bên trong cho có sự tin tưởng ở giống nòi, tin tưởng ở người sau khi
tin tưởng ở đất trời, tin tưởng mà vững lòng tiếp tục cuộc đấu tranh trong đời,
tin tưởng mà giữ vững ngọn đuốc sáng láng do người xưa truyền tay trao lại”
(Nguyễn Đình Thi) [2,2695].
“Ca dao vạch cho mình một lối đi riêng , dầu không hào nhoáng song
hết sức hiên ngang, hết sức độc lập . Phát sinh vì Dân tộc , sống còn nhờ Dân
tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc

” (Thuần Phong )

[2,2696].
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được liru
truyền qua bao năm tháng, bồi đắp tâm hồn ta từ nhũng ngày thơ bé qua lời ru
êm đềm của bà, của mẹ. Ca dao tỏa rạng, ngát thơm như bông sen trong đầm ,
ngào ngạt, dung dị như bông lúa ngoài đồng , quen thuộc như lũy tre bao bọc
thôn xóm, thanh mát như nước giếng ao làng . Ca dao ăn sâu bén rễ vào dòng
chảy văn học nước nhà tự bao đời, xuất hiện với một sứ mệnh vô cùng to 1ớn:
là tiếng nói của người việt, ruyền tải tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động.

Tìm về với ca dao là tìm về với cội

nguồn dân tộc , được tắm trong nguồn

mạch tươi mát của quê hương Việt . Và trong việc đi về với nguồn cội ấy

,

chúng ta không thể nào bỏ qua việc tìm hiểu nghệ thuật thơ ca dân gian . Thế
giới nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào thành công chung của ca dao. Thế
giới nghệ thuật trong ca dao rất phong phú , đa dạng nhò’ thủ pháp nghệ thuật

1


ẩn dụ và việc xây dụng hệ thống biểu tượng nghệ thuật . Trong hệ thống biêu
tượng nghệ thuật nổi bật hệ biểu tượng chim.
Hình ảnh cánh chim tự do tung bay trên bầu trời, hay cặm cụi kiếm mồi
dưới mặt đất gắn liền với làng quê Việt N am , gắn liền với cuộc sống lao động
hằng ngày của người dân lao động . Nhũng cánh chim ấy bay vào những câu
ca dao, trở thành mô típ nghệ thuật đầy ý nghĩa.
Với việc chọn và phân tích “ Biếu tưọng chim trong ca dao ngưòi
Việt”, chúng tôi muốn hiểu rõ tài năng , trí tuệ, tâm hồn cao đẹp , tinh tế của
con người Việt Nam , đồng thời thông qua khóa luận này chúng tôi mong
muốn góp phần bồi đắp tình yêu văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng
trong lòng bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ tuối.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc đi vào ngh iên cún “Biếu tượng chim trong ca dao
người Việt” như sau:
+ Khảo nghiệm một cách có hệ thống , đầy đủ và khách quan về biếu

tượng chim, một trong nhũng biểu tượng tiêu biểu nhất trong ca dao ngư

ời

Việt, từ đó thấy được vẻ đẹp của những cánh chim trong ca dao.
+ Khám phá vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam , thấu hiếu những
tâm tư, tình cảm của người nông dân Việt Nam , của nhũng “chàng trai” , “cô
gái” Việt.
+ Trau dồi thêm vốn hiếu biết của cá n hân nói riêng và của bạn đọc nói
chung, làm tư liệu bổ ích cho việc nghiên cún sự giàu đẹp của ca dao , món ăn
tinh thần của dân Việt.
+ Khơi gợi tình yêu ca dao trong lòng bạn đọc , giống như sợi dây gắn
kết bạn đọc với truyền thống văn hóa dân tộc, với những nét đẹp dân gian của
dân tộc.

2


+ Có cái nhìn tổng quan về “kho trí tuệ của nhân dân” thông qua việc đi
sâu vào một lát cắt của ca dao , thấy được sự gần gũi của hình ảnh cánh chim
với đời sống văn hóa tinh thần của người dân lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu
+ Đối tượng nghiên cún : Biếu tượng chim - một trong nhũng biểu
tượng thuộc thế giới động vật, xuất hiện với tần số tương đối cao trong kho
tàng ca dao người Việt.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- về tư liệu: chúng tôi giới hạn phạm vi tư liệu nghiên cún trong ca dao
người Việt, chủ yếu qua các công trình sưu tầm, tuyển chọn như: Kho tàng ca
dao người Việt tập 1, 2, 3 (Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, NXB Văn
hóa thông tin, 1995); Tục ngữ ca dao Việt Nam (Vũ Ngọc Phan - NXB Văn

học, 2004),...
- v ề nội dung: Trên cơ sở khảo sát biểu tượng chim trong ca dao người
Việt, khóa luận tập trung vào nội dung chính: Tìm hiểu các dạng thức biểu
tượng chim và ý nghĩa biểu trung của biểu tượng chim trong ca dao.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Phục vụ cho mục tiêu nghiên cún và triển khai các nội dung của khóa
luận, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cún sau:
- Phương pháp thống kê , phân loại: tìm hiểu số lượng b iểu tượng và
phân loại các dạng thức biểu hiện của biêu tượng chim.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh việc sử dụng các biểu tượng
khác nhau đế hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc và đặc trung của hệ biểu tượng
này trong ca dao.
- Phương pháp phân tích , tổng họp: để có cái nhìn rõ nét hơn về các
dạng thức cũng như ý nghĩa biểu đạt của biếu tượng chim trong ca dao.

3


5. Lịch sử vấn đề
Ca dao dân ca Việt Nam phản ánh một cách thành công và đầy đủ thế
giới tâm hồn của người lao động Việt Nam xưa.
Biểu tượng được hiểu là “những hình hình ảnh tượng trung, được cả
cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài.
Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong...” [2,309].
Nghiên cứu biểu tượng, chính là nhằm phát hiện những lớp nghĩa hàm ấn phía
sau hình ảnh, những tín hiệu cho thấy mối liên hệ của hình ảnh với đối tượng
mà nó biểu trưng...
Việc nghiên cứu biểu tượng trong ca dao đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm và dày công


nghiên cứu. Các công trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi

Công Hùng, Hà Công Tài, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Phương Châm,
Nguyễn Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Phạm Thu Yến, Trương Thị Nhàn ,
Đặng Văn Lung,... đều khẳng định sự tồn tại phổ biến của các biểu tượng, giá
trị thẩm mĩ, chức năng quan trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tượng
đã được đề cập khá chi tiết trong các bài viết, bài nghiên cún chuyên sâu.
Năm 1968, Đặng Văn Lung trong bài viết Những yếu tố trùng lặp trong
ca dao trữ tình có đề cập tới những “hình ảnh trùng lặ p” như “con cò” , “cây
tre”, “trăng”,... và tác giả khắng đị nh: “Riêng trong văn học dân gian những
yếu tố trùng lặp chiếm một tỉ lệ lớn và có một vai trò quan trọng . Nó gắn liền
với đặc điểm tư tưởng nghệ thuật và sáng tác dân gian, nó trực tiếp liên hệ với
tài năng văn nghệ của nhân dân với kinh nghiệm sống và thế giới quan của
nhân dân.”
Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1978) đã
dành một số tr ang để tìm hiểu hình tượng con cò, con bống trong ca dao.
Những hình ảnh này chính là biểu tượng tượng trưng cho đời sống nhân dân

4


Việt Nam, đó là những biểu tượng hết sức gần gũi đối với con người quanh
năm chân lấm tay bùn và nó đã nói lên tâm tư, tình cảm của họ.
Năm 1992, khi cho ra mắt độc giả cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân
Kính đã dành hẳn chương Bảy để vi ết về một số biểu tượng: cây trúc, cây
mai, hoa nhài, con bống, con cò. Tác giả đã cho chúng ta thấy được h ệ thống
biểu tượng phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo trong ca dao. Đặc biệt, tác
giả đã chỉ ra đặc sắc riêng của biểu tượng ca dao trong tương quan với văn
học viết...
Một số bài viết trên tạp chí cũng đề cập tới một số biểu tượng như:

+ Giả trị biếu tr ưng nghệ thuật của các vật thê nhân tạo trong ca dao
cô truyền Việt Nam của Trương Thị Nhàn, 1981.
+ Biêu tượng thơ ca của Bùi Công Hùng, 1988.
+ Biếu tượng trăng trong thơ ca dân gian của Hà Công Tài, 1988.
+ Công thức truyền thống và đặc trưng của cấu trúc ca dao, dân ca trữ
tình của Bùi Mạnh Nhị, 1997
+ Những thế giới nghệ thuật của Phạm Thu Yen, 1998
+ Con chim quyên trong ca dao của Triều Nguyên, 2001.
Có thể nói, tìm hiểu biểu tượng trong ca dao đã nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cún . Và chính nghiên cún trên đây đã có những đóng
góp to lớn trong việc làm rõ nhũng khái niệm , đặc điếm của biểu tượng trong
ca dao. Tuy nhiên nếu xét về biểu tượng chim thì chưa có các nhà nghiên cún
nào đi sâu vào thống kê, phân loại và phân tích đầy đủ. Mới đây, tác giả Trịnh
Mai Phương cũng có một bài tiểu luận liên quan tới biêu tượng chim trong ca
dao, tuy nhiên, bài tiểu luận này chưa đi sâu vào nghiên cứ u kĩ càng các đặc
điểm của biếu tượng chim trong ca dao

. Chúng tôi rất trân trọng k

ết quả

nghiên cún của nhũng người đi trước và có thể coi đó là tiền đề, là gợi ý đế
chúng tôi tiếp tục nghiên cún các vấn đề còn bỏ ngỏ

5

. Khóa luận này của


chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu một cách tống thể hệ thống biếu tượng


chim

trong ca dao, đi sâu tìm hiểu ý nghĩa phong phú và độc đáo của hệ biểu tượng
này, từ đó hình dung cụ thể nhất về đời sống tâm hồn

của dân tộc ta qua

nhũng biến thiên của lịch sử.
6. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài “ Biếu tưọTig chim trong ca dao người Việt

”, chúng tôi

mong muốn có những đóng góp sau:
- Vun đắp tình yêu ca dao trong lòng bạn đọc , giúp bạn đọc có một cái
nhìn mới mẻ về ca dao.
- Giúp bạn đọc có một cái nhìn toàn diện về đời sống văn hóa , tâm tư,
tình cảm của tầng lớp nhân dân lao động xưa.
- Góp phần nghiên cún, tìm hiểu ca dao dưới góc độ nghệ th u ật, mà cụ
thể trong khóa luận này là biếu tượng chim trong ca dao.
- Chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm tư liệu tham khảo cho bạn đọc , nhũng
người quan tâm, yêu mến ca dao, kho tàng vô giá của dân tộc.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung; khóa
luận được bố cục gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát về hệ thống biểu tượng và biểu tượng chim trong
ca dao người Việt
Chương 2: Ý nghĩa biểu trung của biểu tượng chim
người Việt.


6

trong ca dao


NỘI DUNG
Chưo’ng 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BIẺU TƯỢNG
VÀ BIỂU TƯỢNG CHIM TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
Đỉnh cao của nghệ thuật ca dao là biểu tượng bởi biểu tượng là năng
lượng của ca dao. Nó có sức dồn nén, ẩn chứa trọn vẹn chiều sâu của đời sống
văn hóa, tinh thần, tâm linh của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc

. Nói

cách khác biểu tượng là tâm điểm tạo ra vô số vòng sóng cứ lan rộng ra mãi ,
là cơ sở của trí tưởng tượng và liên tưởng tự do, có sức lay động mạnh mẽ, có
thể tác động vào chiều sâu tư duy và cảm xúc, có sức sống bền bỉ và mãnh liệt
nhất. Ca dao là dòng sông nghệ thuật của những nghệ sĩ dâ n gian - bình dân
tạo thành. Nó là tài sản chung của quần chúng biểu hiện trọn vẹn nhất mọi tư
tưởng, tình cảm của nhân dân . Ca dao là một loại hình nghệ thuật ngôn từ do
vậy biếu tượng trong ca dao được xây dựng với dụng ý nghệ thuật nhằm tác
động đến tư tưởng của người đọc.
1.1. Hệ thống biểu tượng trong ca dao người Việt
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những tín hiệu ngôn ngữ được
lặp đi lặp lại nhiều lần , có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa

. Biểu


tượng trong ca d ao là nhũng hình ảnh được dân gian chọn lọc trong sử dụng
và được thử thách qua năm tháng . Ọua thực tế khảo s á t , có thế tập họp biếu
tượng thành những nhóm khác nhau , mỗi nhóm bao gồm các biếu tượng có
mối quan hệ gần gũi với nhau . Các biểu tượng cùng nhóm được phân biệt
bằng nhũng khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biếu đ ạ t, dẫn đến sự
khác nhau ở cái được biểu đạt.
Nói như Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong Tìm hiểu nguồn gốc b iếu tượng
trong ca dao Việt Nam thì biếu tượng trong văn học dân gian nói chung và

7


trong ca dao nói riêng “là một loại hình tượng ân dụ được tạo nên bằng ngôn
ngữ, rất phong phú về khả năng biêu cảm, mang đậm tính dân tộc”.
Ca dao là một trong những loại hình nghệ thuật sử dụng biểu tượng với
số lượng cao của nền văn học dân gian . Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy
là phần đông các biểu tượng trong ca dao Việt Nam được hình thành từ quan
sát đời sống thiên nhiên và xã hội. “Khi lắng nghe ca dao, phải chăng thế giới
biểu tượng trong ca dao và thế giới biểu tượng tồn tại trong tâm thức của mỗi
người dân Việt Nam đã cộng hưởng với nhau tạo nên một rung động thấm mĩ
sâu sắc, một cảm nhận đặc biệt về quê hương , dân tộc.” (Nguyễn Thị Ngọc
Điệp). Biếu tượng trong ca dao có thế hiêu là những hình ảnh ẩn dụ

, hay

những tượng trung được người ta quy ước ngầm với nhau.
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thỉ pháp ca dao đã viết: “Biểu tượng là
hình ảnh cảm tính về hiện thự c khách quan, thế hiện quan điêm thấm m ĩ, tư
tưởng của tùng nhóm tác giả , từng thời đại, từng dân tộc và tùng khu vực cư
trú” [2,185] Nói như thế , biểu tượng trong ca dao được tạo nên từ ý nghĩa

biểu cảm là nghĩa bóng của ngôn ngữ . Đó là yếu tố góp phần tạo nên tính đa
nghĩa cho ca dao và chúng ta có thể khẳng định , thế giới biểu tượng trong ca
dao là vô cùng phong phú.
Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở vẫn hỏa Việt Nam đã có lời nhận xét: “Đe
tạo mô hình, biểu tượng, nhằm mục đích cuối cùng là thế hiện nội dung người
Việt hoàn toàn không câu nệ hình thức ” [9,208] Như vậy, những sự vật ch o
dù xấu x í , bình thường nhất vẫn có khả năng trở thành biểu tượng trong ca
dao. Một số công trình nghiên cứu tìm hiếu các biếu tượng trong ca dao cho
rằng các biếu tượng được hình thành từ nhiều con đường khác nhau , tạo nên
sự đa dạng và phong phú cho hệ thống biểu tượng.
Nguyễn Xuân Kính đã phân chia các biểu tượng trong ca dao thành hai
nhóm chính là:

8


+ Biếu tượng về hiện tượng tự nhiên
+ Biểu tượng về các vật thể nhân tạo
Đây là cách phâ n loại tối ưu và đầy đủ nhất về các biểu tượng trong ca
dao người Việt.
1.1.1. Biểu tượng về sự vật tự nhiên
Biểu tượng về hiện tượng tự nhiên gồm:
+ Hiện tượng tự nhiên: Trăng, sao, mây, gió,...
+ Thế giới thực vật: cỏ cây, hoa, lá,...
+ Thế giới động vật: rồng phượng, chim muông, thú,....
Chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các biếu tượng về hiện tượng tự
nhiên đều xuất hiện trong ca dao. Đó hầu hết là những biếu tượng gần gũi của
đồng ruộng, làng quê và góp phần truyền tải trọn vẹn tâm tư

, tình cảm của


người lao động - bình dân xư a. Đe minh chúng cho điều này , chúng ta sẽ đi
vào một số ví dụ cụ thể:
( 1)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

(2)

Núi kia tơ tưởng về mây
Phượng hoàng tơ tưởng về cây ngô đồng

(3)

Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

(4)

Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Đe tôi tát nước múc chồng tôi lên.

9



Ớ 4 ví dụ trên , chúng ta thấy xuất hiện các biểu tượng về các

hiện

tượng tự nhiên: mây (3); thế giới thực vật: mận, đào, hồng (1), cây ngô đồng
(2), cam, quý (3); thế giới động vật: chim phượng hoàng (2), cá bống (4). Qua
một số ví dụ tiêu biểu

này chúng ta thấy được đời sống tinh thẩn vôcùng

phong phú và độc đáo của người Việt.
1.1.2. Biểu tượng về các vật thể nhân tạo
Biểu tượng về các vật thế nhân tạo gồm:
+ Các đồ dùng cá nhân: áo, khăn, gương, lược, mũ, giầy,...
+ Các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày: chăn, chiếu, giường, mâm, bát,...
+ Các công cụ sản xuất: thuyền, lưới, đó, lờ, gàu,...
+ Các công trình kiến thiết: nhà, đình, cầu,...
Một số ví dụ tiêu biểu:
(1)

Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
Bởi chưng bác mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau.

(2)

Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.


(3)

Thuyền về có nhớ bến chăng
Ben thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(4)

Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

Qua 4 ví dụ trên, chúng ta thấy có sự xuất hiện các biểu tượng về các
đồ dùng cá nhân: áo (2); dụng cụ sinh hoạt hằng ngày: mâm, đũa (1); công cụ
sản xuất: thuyền (3); công trình kiến thiết (4). Các biểu tượng này rất gần gũi
với đời sống và chính là hóa thân của những chàng trai , cô gái, của nhân dân
lao động trong xã hội xưa.

10


Có thể thấy, cách phân loại trên đã cho chúng ta thấy được diện mạo
phong phú, đa của biểu tượng trong ca dao, nó có bao hàm được hầu hết các
biểu tượng có trong ca dao
1.2. Sự• xuất hiện
của biếu tượng
Việt

• o chim trong
o ca dao ngưòi
o


Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao, tác giả Phạm Thu Yen
khi bàn về biểu tượng thơ ca dân gian, đã dẫn ra kết quả nghiên cún của các
nhà nghiên cún thi pháp dân gian Nga. Theo đó, xuất hiện tương đối nhiều
trong thơ ca dân gian Nga là biểu tượng chim, chẳng hạn: biểu tượng chàng
trai trẻ thường là chim họa mi, chim ưng, chim bồ câu đực,... Biểu tượng cô
gái thường là thiên nga trắng, chim công, chim bồ câu xám,... Biểu tượng cô
gái buồn hay người vợ đau khổ, thường là con chim tu hú,... Như vậy, biểu
tượng chim đã có mặt phổ biến trong thơ ca dân gian, mà ca dao Việt không
phải là một ngoại lệ.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát biểu tượng chim trong các công trình
sưu tầm, tuyển chọn ca dao:
+ Tục ngữ ca dao dần ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan
+ Ca dao Việt Nam của Đinh Gia Khánh
+ Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân
+ Kho tàng ca dao người Việt tập 1, 2, 3 của Nguyễn Xuân Kính
Ket quả khảo sát sơ bộ như sau:
+ Tục ngữ ca dao dần ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan:
Số lượng khảo sát (câu)

1350

100%

Sô câu xuât hiện biêu tượng chim

100

7,4%

+ Ca dao người Việt của Đinh Gia Khánh

Số lượng khảo sát ( câu)
Sô câu xuât hiện biêu tượng chim

11

1105

100%

33

2,98%


+ Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân
Số lượng khảo sát (câu)
Sô câu xuât hiện biêu tượng chim

1168

100%

54

4,62%

+ Kho tàng ca dao người Việt tập 1 ,2 ,3 của Nguyễn Xuân Kính
Số lượng khảo sát (câu)

11825


100%

626

5,38%

Sô câu xuât hiện biêu tượng chim

Khảo sát bốn cuốn sách, chúng tôi thấy được biếu tượng chim xuất hiện
với tần số tương đối cao và mang giá trị thấm mĩ rõ rệt. Bên cạnh nghĩa đen
thuần túy, trong nhiều trường họp các loài chim còn mang ý nghĩa biếu tượng
đặc sắc.
Đặc biệt chúng tôi nhận thấy cuốn Kho tàng ca dao người Việt tập 1, 2,
3 của Nguyễn Xuân Kính biểu tượng chim là phong phú và đa dạng hơn cả, vì
vậy chúng tôi sẽ tập trung đi vào nghiên cứu hệ thống biếu tượng chim trong
cuốn sách này, với mong muốn giúp bạn đọc thấy được cái hay , cái đẹp của
các bài ca dao có sử dụng biểu tượng chim.
1.3. Các dạng thức biểu hiện của biểu tượng chim
1.3.1. Biêu tượng chim theo đặc điếm giong loài

Khảo sát 11825 câu ca dao trong bộ Kho tàng ca d ao người Việt của
Nguyễn Xuân Kính, chúng tôi đã tìm thấy hơn 50 biếu tượng chim khác nhau.
-Biểu tượng đơn : chim sáo, chim nhạn, vẹt, cò (cò má, cò hương, cò
lửa), quạ, cú, phượng hoàng (phụng hoàng), chim loan, chim én, chim sẻ, diều
hâu, chim oanh, chim sâu, chim bồ câu, chim quyên, chim chích chòe, vạc, bồ
nông, cốc, cuốc, diệc, chim hạc, chim đa đa , chim cu g á y , chim ri, chim cà
cưỡng, chim chiền chiện, chim bìm bịp, le le, chim công, chim chìa vôi, chim
ngói, chim sa sả, chim nhàn, chim manh manh, chim khách (chim chèo bẻo),


12


chim yến, chim tu h ú , chim vành khuyên , chim v ịt, chim thư cun , chim tủ'
quy, chim cói, thiên nga.
Chúng ta có thể lấy một số ví dụ:
Củ lại chê bai vọ rằng hôi

(1)

Giẻ cùi chê Khách dài đuôi vật vờ. [4,301]
Cải cò, cái vạc, cải nông

(2)

Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông cải vạc cho tao!
Hành, răm, nước mắm bỏ vào mà thuôn! [4,329]
Con cò chết rũ trên cây

(3)

Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim rỉ ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích mặc quần vác mõ đi rao. [4,427]
Con quạ lông đen kêu bằng con Ô thước
Thấy em có chồng vô phước anh thay. [4,480]
(4)


Em như con hạc giữa đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay. [2,245]

Ngoài ra còn một số loài chim lạ : chim huỳnh, chim quỳnh, chim liễu, chim
chõng, chim tứ luận. Đặc biệt có sự xuất hiện của: chim khôn.
(1)

Chim huỳnh nó đỗ vườn quỳnh
Đủ lông đủ cánh nó vùng nó bay
Đôi ta chút nghĩa rủi may
Chờ cho thanh vắng bắt tay giao hòa. [4,613]

(2)

Chim liễu nó bảo con chim quỳnh
Biểu to, biểu nhỏ, biểu mình thương tui. [4,621]

13


(3)

Nửa đêm nghe con vạc tác canh
Nghe con chim tứ luận dặn anh lấy nàng. [4,1504]

Biểu tượng chim khôn xuất hiện nhiều tron g ca dao , nó nói lên quan
niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mĩ của người xưa:
(1)


Chim khôn lót 0, lựa chỗ nhiều

nhành

Gái ngoan kiếm chỗ trai lành gửithân. [4,619]
(2)

Chim khôn lánh bẫy, lánh dò
Người khôn lánh chỗ ô đồ mới khôn. [4,620]

(3)

Chim khôn chết mệt vì mồi
Người khôn chết mệt vì lời nhỏ to
Chim khôn tránh lưới mắc dò
Cá khôn tránh mãi, lững lờ mắc đăng. [4,1609]

Bên cạnh đó , còn có cả loài chim nhân t ạo: đó là chim đồi mồi [con
chim được làm bằng mai của con đồi mồi (thuộc họ rùa)]
(1)

... Bờm rằng: Bờm chang lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi m ồi... [4,2013]

-

Biếu tượng đôi: trong ca dao người Việt xuất hiện các biếu tượng đôi

về các loài chim, chúng tôi tạm chia làm hai dạng:
+ Biểu tượng đôi tương đồng : Loan - phượng, Yến - oanh, én - nhạn,

quạ - diều hâu.
(1)

Chiều chiều quạ nói với diều
Vườn hoang cỏ rậm có nhiều gà con. [4,599]

(2)

Chỉ mong loan phụng sum vầy
Ai nào mà lại vội phai tấc lòng. [4,1239]

(3)

Nhớ đến việc chia phôi én nhạn
Lòng anh đây đứt đoạn can tràng. [4,1733]

(4)

Thấy lời oanh yến lao xao

14


Càng chan giọt thảm càng bào lòng son. [4,2047]
+ Biếu tượng đôi tương phản: quạ - cò, quạ - công, cú - công, cú - hạc,
phượng hoàng - quạ khoang, chim ri - phượng hoàng, cuốc - quyên.
Con quạ đen, con cò trắng

(1)


Con ếch ngắn, con rắn dài. [4,462]
Giương cung rắp bắn phượng hoàng

(2)

Chẳng may lại gặp một đàn chim ri. [4,1067]
(3)

Trên rừng băm sáu thứ chim
Thiếu gì loan phượng, đi tìm quạ khoang. [4,2208]

Qua đây, chúng tôi nhận thấy rằng biểu tượng chim trong ca dao người
Việt là vô cùng đa dạng, phong phú về giống loài.
1.3.2. Biêu tượng chim theo đặc đỉêm màu sắc
Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện các loại chim theo
đặc điếm màu sắc sau:
+ Chim xanh: chim xanh, chim nhạn xanh, chim én xanh (xuất hiện 15
lần)
(1)

Con chim xanh đậu nhành cây khế
Tôi thương một người ở Huế mới vô. [4,411]

(2)

Con chim nhạn xanh, xếp cánh bay chuyền
Phận em là gái thuyền quyên má đào
Anh đây quân tử trí cao
Giơ tay mở khóa lồng đào chơi chim. [4,437]


(3)

Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu nhành cây đa. [4,627]

+ Chim đen: chim ác đen, chin cuốc đen, chim quạ đen (xuất hiện 7 lần)
(1)

Con quạ đen, con cò trắng
Con ếch ngắn, con lươn dài. [4,463]

15


(2) Đau đớn thay cho cây quế giữa rùng
Để ác đen nó đậu đau lòng quế thay. [4,737]
(3)

Cải cuốc là cái cuốc đen
Đôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn cơm. [4,432]

+ Chim trắng: cò trắng, nhạn trắng, én trắng (xuất hiện 18 lần)
(1) Con cò bạch, rửa chân cho sạch
Bỏ vào nồi măng
Chưa sủi lăm tăm
Đã đem ra nếm. [3,424]
(2) Nước trong xanh bên thành con én trắng
Thắng cánh bay muôn dặm xa xăm. [4,1533]
(3)


Đang trưa ngồi ở trong nhà
Thấy con nhạn trắng nó đà đưa thư. [4,1604]

+ Chim hồng: chim hồng, chim hồng nhạn (xuất hiện 2 lẩn)
(1)

Đen đây lạ bến, lạ rào
Hỏi con chim hồng nhạn ở nơi nào lại đây? [4,808]

(2)

Đồn đây có đôi chim hồng
Thương thường gái mãi não nùng xót xa.[4,875]

+ Chim vàng: cò vàng, (xuất hiện 1 lần)
(1)

Cải cò là cải cò vàng
Mẹ đi đắp đàng con ở với ai? [4,335]

Biểu tượng chim theo đ ặc điểm màu sắc cũng đa dạng , phong phú, nó
thế hiện quan niệm nhân sinh của con người và mỗi loài chim với màu sắc
khác nhau đều có những nét ý nghĩa khác nhau.
1.3.3. Biêu tượng chim theo đặc điêm hoạt động

Khảo sát tro ng ca dao người Việt chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều biếu
tượng chim có nhũng đặc điểm hoạt động khác nhau

16


: chim bay, chim ă n ,


chim sang sông, chim đậu, chim kêu, chim nhớ tố, chim lạc bầy, chim rúc tố,
chim đỗ cây, chim liệng, chim tha mồi, chim tắm, chim múa, chim gáy, chim
chuyền cành, chim cất cánh , chim gọi hè , chim lượn vòng , chim h ó t, chim
hiệp bầy, chim lìa cây, chim luồn cỗi cây, chim số lồng, chim ngậm mồi về tổ,
chim ra ràng, chim cắn cây ngậm lá,... Dường như, trong ca dao, các loài
chim được mô tả thường xuất hiện gắn với một hoạt động cụ thế nào đó.
(1)

Đầu làng có cải chim xanh
Bay về nam ngạn đón anh bắc cầu. [4,83]

(2)

Anh như con nhạn bơ thờ
Sớm ăn tối đậu cành tơ một mình. [4,140]

(3)

Trèo lên trái núi Thiên Thai
Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây. [1,70]

(4)

Hai ta như cặp chim quyên
Dầu khô dầu héo cũng chuyền trên cây. [1,80]

(5)


Nhạn chiều che bóng mây thưa
Bơ vơ chích bóng, bơ thơ giọng kêu. [4,1637]

(6)

Quạ kia nhắn nhủ với diều
Cầu Câu xóm Rớ được nhiều cá tôm. [4,1748]

Trong 6 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng mỗi loại chim xuất hiện
trong ca dao đều gắn liền với hoạt động cụ thể , đó có thể là các hoạt động
thường ngày của các loài chim , các hoạt động đó có thể được nhân cách hóa
để gần gũi hơn với người nông dân lao động.
Ngoài lóp nghĩa đen, thông qua đặc điểm hoạt động của các loài chim ,
chúng ta còn khám phá ra được ý nghĩa ẩn sâu trong đ ó , nó không góp phần
truyền tải tâm tư tình cảm của tầng lớp lao động bình dân mà còn giúp chúng
ta thấy được thế giới nhân sinh quan phong phú của người xưa.

17


Tiểu kết: Thông qua việc thống kê , phân loại và nhận diện các dạng
thức của biểu tượng chim trong ca dao người Việt , có thể thấy loài động vật
này đã trở thành một nguồn “thi liệu” dồi dào mà không kém phần độc đáo
cho sáng tác thơ ca của người bình dân. Đa phần các loài chim được đưa vào
trong ca dao là những loài chim quen thuộc , thân thiết trong đời sống sinh
hoạt, đời sống văn hóa của người lao động.
Từ những giới thuyết về hệ thống biểu tượng và biểu tượng chim, đặc
biệt từ kết quả khảo sát sơ bộ về biểu tượng này trong ca dao người Việt
chúng tôi đã có những căn cứ bước đầu để triển khai nội dung nghiên cún ở

chương sau.

18


Chương 2
Ý NGHĨA BIẺU t r u n g c ủ a BIẺU t ư ợ n g
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

c h im

Chim là tập họp các loài động vật có xương sống , máu nóng, đi đứng
bằng hai chân và đẻ trứng. Chim và là một trong những loài động vật gần gũi
với đời sống của cư dân nông nghiệp. Không chỉ có ý nghĩa trong đời sống
sinh hoạt của con người, chim còn có một vị trí trong đời sống tâm linh. Từ
đời sống thực tế, cá xuất hiện trong văn hóa Đông - Tây với nhiều ý nghĩa
biểu tượng. Không phải ngẫu nhiên, trong tín ngưỡng tôn sùng vật tổ của
người Việt cổ, chim cũng có một vị trí quan trọng: “Nhất điểu, nhì xà, tam
ngư, tứ tượng” ... Trong ca dao trữ tình người Việt, ý nghĩa biểu tượng của
con chim được bộc lộ với những ý nghĩa như sau:
2.1. Chim - hình ảnh biểu trưng cho “chàng trai”, “cô gái” trong quan hệ
tình duyên
Từ ngàn đời xưa, người Việt Nam đã biết lao động đế tạo ra của cải vật
chất phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Nhờ lao động, tình cảm giữa họ ngày càng
được vun đắp và nảy nở . Một trong nhũng tình cảm thiết tha chân tình ấy là
tình cảm giữa nam và nữ , tình cảm giữa “chàng trai” , “cô gái” thôn quê . Và
họ đã hóa thân vào nhũng cánh chim để bộc lộ tâm tư , tình cảm của mình .
Như chúng ta đã biết , trong xã hội phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”

,


“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” , việc những chàng trai, cô gái bộc lộ, thể hiện
tình cảm trục tiếp với nhau quả thật rất khó khăn , và họ đã mượn hình ảnh ,
biếu tượng trong ca dao đế nói lên nỗi lòng của mình một cách kín đáo nhưng
đầy độc đáo . Những chú chim trong những câu ca dao mang trên mình một
nhiệm vụ lớn lao, đó là chở bao tâm tư, nỗi niềm của đôi lứa. Không chỉ vậy,
nhũng chú chim còn là biếu trung nhũng “chàng trai”

19

, “cồ gái” tự do , thỏa


×