Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại thanh thanh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.21 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG ĐẠI THỌ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ
LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
THANH THANH - CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

Cần Thơ, 11/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG ĐẠI THỌ
MSSV: LT11453

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ
LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
THANH THANH - CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH

Cần Thơ , 11/2013


LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần
Thơ em đã hoàn tất chương trình học và tiến hành làm luận văn tốt ngiệp.
Được sự phân công của Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, sau
gần 3 tháng được thực tập tại phòng kế toán của C ông ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “ Phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận tại C ông ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại
Thanh Thanh - Cần Thơ ”. Đạt được kết quả này em vô cùng biết ơn và xin
được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cùn g toàn thể thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt
cho em những kiến thức trong suốt quá trình học.
Thầy Lê Khương Ninh, thầy đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn, sửa
chữa, đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Ban lãnh đạo C ông ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, cùng toàn thể
nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện đ ể em được thực tập tại công ty.
Đặc biệt là các anh chị công tác tại phòng Kế to án của công ty đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện cho em có đầy đủ thông tin để
làm tốt luận văn này.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của Quý Thầy Cô để bài
viết này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ,

Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và Ban lãnh đ ạo cùng toàn thể các nhân
viên Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
gặt hái nhiề u thành công trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày .........tháng........ năm 2013
Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG ĐẠI THỌ

i


LỜI CAM KẾT
**
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày .........tháng........ năm 2013
Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG ĐẠI THỌ

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Cần Thơ, ngày.........tháng........ năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

iii


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ..................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 3
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ ............................................................... 3
2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận............................................................ 4
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 8

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THANH THANH .....................................11

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .. 11
3.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 11
3.3 NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 11
3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ..................................................................... 12
3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY ............................... 12
3.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY .... 12
3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013......... 13
3.7.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010, 2011 và 2012.......................................................................................... 13
3.7.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng
đầu năm 2012 và 2013 ..................................................................................... 17

iv


3.8 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ................................. 19
3.8.1 Thuận lợi ......................................................................................... 19
3.8.2 Khó khăn ........................................................................................ 20
3.9 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................... 20

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH........22
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM 2010, 2011 VÀ 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ......... 22
4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu các mặt hàng.............. 22
4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu từng thị trường .......... 29
4.1.3 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3
năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................ 35
4.1.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty

qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................. 36
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN C ỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................ 38
4.2.1. Tình hình chung lợi nhuận của công ty giai đoạn từ năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013...................................................................................... 38
4.2.2 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011 và
2012 ................................................................................................................. 42
4.2.3 Phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm
2012, 2013 ....................................................................................................... 46
4.2.4 Phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 20 12 và 6 tháng đầu năm 2013
................................................................................................................. 48
4.2.5 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty ..................... 55

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN
PHẨM VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THHH SX
VÀ TM THANH THANH .................................................................... 62
5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI......................................................... 62
5.1.1 Ưu điểm .......................................................................................... 62
5.1.2 Hạn chế .......................................................................................... 62
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI
NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SX VÀ TM THANH THANH............. 63
5.2.1 Một s ố giải pháp nâng cao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của c ông ty
................................................................................................................. 63
5.2.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty.......................... 64

v


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 66

6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 66
6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH BẢ NG

Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 15
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX và TM Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ...................................................... 18
Bảng 4.1: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 23
Bảng 4.2: Doanh số tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .......................................................... 27
Bảng 4.3: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của Công ty T hanh Thanh qua 3
năm 2010, 2011 và 2012.................................................................................. 31
Bảng 4.4: Doanh số tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................................... 34
Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ........................................................................ 39
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ..................................................................... 40
Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2011 so với năm 2010 ...................................................................................... 50

Bảng 4.8: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế năm
2012 so với năm 2011 ...................................................................................... 52
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế 6 tháng
đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ................................................... 53
Bảng 4.10: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ................................................. 56
Bảng 4.11: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013............................................... 57

vii


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh...
.......................................................................................................................... 12
Hình 4.1: Biến động tiêu thụ một s ố mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 3 năm 2010, 2011 và 2012............................................................. 24
Hình 4.2: Biến động tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty Thanh
Thanh qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .......................................................... 28
Hình 4.3: Biến động tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh q ua 3
năm 2010, 2011 và 2012.................................................................................. 32
Hình 4.4: Biến động tiêu thụ theo thị trường của Công ty Thanh Thanh qua 6
tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................................... 34
Hình 4.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ........................................................................ 43
Hình 4.6: Tình hình lợ i nhuận của Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ..................................................................... 47
Hình 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty TNHH SX và

TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 58
Hình 4.8: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổ ng tài sản của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............ 59
Hình 4.9: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH SX
và TM Thanh Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013........ 60

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCDV

:

Cung cấp dịch vụ

SX

:

Sản xuất

Th

:

Tháng

TM


:

Thương mại

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời k ỳ hội nhập, nền kinh tế hoạt
động theo cơ chế thị trường, mở cửa giao lưu với nhiều quốc gia. Điều này đã
mang đến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam nhiều cơ hội , thuận lợi,
thế nhưng song song với những thuận lợi , cơ hội đó vẫn có rất nhiều khó khăn
và thử thách đang tiềm ẩn. Chính vì thế sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và gay gắt thế này là vấn đề
hết sức quan trọng. Để có thể đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh

nghiệp phải có hướng đi và phư ơng pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả mang
lại lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, lợi nhu ận là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp,… Vì lẽ đó doanh nghiệp phải thường
xuyên đánh giá, kiểm tra những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để đưa ra
những biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
Để thu được lợi nhuận sau thời gian dài hoạt động kinh doanh thì trước
tiên doanh nghiệp phải tiêu thụ sản phẩm có hiệu q uả, tuy nhiên điều đó không
hề đơn giản trong thị trường cạnh tranh tự do như hiện nay. Việc tiêu thụ sản
phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển bền vững trên thị trường. Muốn tiêu thụ sản phẩm nhiều thì doanh nghiệp
phải bán sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng với
giá cả hợp lý. Đồng thời doanh nghiệp phải mở rộng thị phần, khai thác thị
trường tiềm năng để tiêu thụ được tối đa sản phẩm của doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm và tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp nên em quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích tình hình
tiêu thụ và lợi nhuận tại C ông ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và
Thương mại Thanh Thanh – Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp em vận dụng được những kiến thức đã học
vào thực tế, tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và
lợi nhuận của công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và nâng
cao lợi nhuận cho công ty.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại
Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6

tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra giải pháp giúp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ và
góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên ta có những mục tiêu nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH SX và
TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .
- Mục tiêu 2: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty
TNHH SX và TM Thanh Thanh qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm
2013.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản
phẩm và nâng cao lợi nhuận cho Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh
trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được thực hiện tại Công
ty TNHH SX và TM Thanh Thanh, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ
yếu được thu thập tại phòng kế toán của công ty.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu trong đề tài được lấy từ năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian tiếp cận thực tế không nhiều nên đề tài chủ yếu tập trung
nghiên cứu tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra đề tài còn
nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu về lợi nhuận.

2


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ
2.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đ ó là
việc cung cấp cho khác hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
[Phan Đức Dũng 2010 , trang 285]. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích
của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là
khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và
phân phối và một bên là tiêu dùng.
2.1.1.2 Khái niệm thị trường
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ
hàng hóa hay cho một đối tác có giá trị, là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản
phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về
một loại sản phẩm nhất định thông qua các thông lệ hiện hành, từ đó xác định
rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất thị trường là
tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa
được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
2.1.1.3 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ
Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ là phân tích tình hình tiêu thụ về
doanh thu của từng mặt hàng và doanh thu tiêu thụ theo từng thị trường.
a) Khái niệm doanh thu
Doanh thu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản thu doanh nghiệp
có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong một thời
kỳ nhất định.
b) Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các
chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu là điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất m ở rộng.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị
luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy việc phân tích tình hình biến
động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu

3


của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu ta có thể xem xét ở nhiều khía
cạnh khác nhau như doanh thu theo từng nhóm hàng, từng mặt hàng, doanh
thu của từng cửa hàng, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc.
2.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận
2.1.2.1 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sau mỗi kỳ kế toán, đó chính là tổng lợi nhuận trước thuế, bao gồm lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh (đã tính lợi nhuận của hoạt động tài chín h) và
lợi nhuận khác [Bùi Văn Dương 2002, trang 396]. Lợi nhuận của doanh
nghiệp thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Vì vậy, lợi
nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động kinh
doanh ở doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho thấ y được sự nỗ l ực phấn đấu của
từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp, về việc tăng doanh thu, giảm
chi phí.
2.1.2.2 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú
và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung,
đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi
nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp gồm các
bộ phận sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

- Lợi nhuận từ hoạt động khác
a) Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức
năng của doanh nghiệp bao gồm cả lợi nhuận về hoạt động tài chính như lợi
nhuận thu được về nghiệp vụ liên doanh, cho vay, đầu tư các chứng khoán trên
thị trường, … [Bùi Hữu Phước và cộng sự 2009 , trang 265].
 Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá, cung ứng lao vụ, dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi l à

4


“lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Lợi nhuận thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đây là điều kiện tiền đề doanh nghiệp thực hiện tích l ũy cho tái sản
xuất kinh doanh mở rộng.
Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ = doanh thu thuần – (giá vốn
hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn
hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời như là hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt
động đầu tư, mua, bán chứng khoán; kinh doanh bất động sản; cho thuê tài
sản, cơ sở hạ tầng; chênh lệch tỷ giá hối đoái ; …
Lợi nhuận hoạt động tài chính (lãi hay lỗ từ hoạt động tài chính) lã số
chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các
khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – chi phí

hoạt động tài chính
b) Lợi nhuận khác
Lợi nhuận hoạt động khác là lợi nhuận bất thường mà doanh nghiệp thu
được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như: thu được các khoản nợ trước
đây không đòi được, tài sản dôi thừa tự nhiên, lợi nhuận về thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, … [Bùi Hữu
Phước và cộng sự 2009, trang 266], đây là những hoạt động diễn ra không
thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực
hiện. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ
quan của doanh nghiệp hay khách quan đem lại.
Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập khác – chi phí khác
2.1.2.3 Phân tích lợi nhuận
Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của
doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình l ợi nhuận
và những nguyên nhân ban đ ầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Ta có công thức
tính lợi nhuận như sau:
Tổng lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ bán hàng và CCDV + Lợi
nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động khác

5


Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành theo 2
bước sau:
 So sánh lợi nhuận
Để phân tích lợi nhuận ta sử dụng phương pháp so sánh. Trước hết cần
xác định tỷ trọng lợi nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác
định sự biến động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của

từng bộ phận lợi nhuận [Nguyễn Quang Hùng 2010 , trang 134].
Xác định mức chênh lệch lợi nhuận:
TLN = TLN (năm sau) – TLN (năm trước)
Trong đó:

TLN là mức chênh lệch lợi nhuận
TLN là tổng lợi nhuận
TLN

% tăng giảm TLN =

x 100%
TLN (năm trước )

 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đ ến lợi nhuận
Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm tổng lợi
nhuận trước thuế trong doanh nghiệp .
Ta có công thức tính lợi nhuận là: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí

 Lợi nhuận = a – b + c – d – e + f
Trong đó:
a: Doanh thu thuần
b: Giá vốn hàng bán
c: Doanh thu hoạt động tài chính
d: Chi phí tài chính
e: Chi phí quản lý kinh doanh
f: Thu nhập khác
2.1.2.4 Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
a) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thu ần
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sales): chỉ tiêu

này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp chiếm bao nhiêu
phần trong doanh thu thuần [Phạm Quang Trung 2009, trang 231]. Tỷ số này

6


đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó phản ánh chiến lược
giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt
động. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
ROS

=

x 100 (%)
Doanh thu thuần

b) Tỷ suất sinh lợi của tài sản
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA - Return on assets): Đo lường khả năng
sinh lời của một đồng tài sản của công ty thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt
động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp,
phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và có hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
ROA

=

x 100 (%)

Tổng tài sản bình quân

Trong chỉ tiêu này, mẫu số được dùng có thể là giá trị tài sản bình quân
hoặc giá trị tài sản cuối kỳ. Tuy nhiên, do tử số trong chỉ tiêu này phản ánh lợi
nhuận được tạo ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy mẫu số là bình quân sẽ hợp lý
hơn là chỉ lấy số cuối kỳ [Phạm Quang Trung 2009, trang 231]. Cụ thể giá trị
tổng tài sản bình quân được tính như sau:

Tổng tài sản bình quân =

Tổng tài sản
đầu kỳ

+

Tổng tài sản
cuối kỳ

2
c) Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity): là chỉ têu
phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Trị
số chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn
chủ sở hữu và do vậy, càng hấp d ẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn
còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài
hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa bảo đảm an ninh tài
chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mì nh trong quá
trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

7



Lợi nhuận sau thuế
ROE

=

x

100 (%)

Vốn chủ sở hữu bình quân
Cũng tương tự như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, ở
chỉ tiêu này mẫu số có thể sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân hoặc vốn chủ sở
hữu cuối kỳ nhưng nên sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân với lý do tương tự.

Vốn chủ sở hữu bình quân =

Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
+
đầu kỳ
cuối kỳ
2

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng trong đề tài là các số liệu thứ cấp được thu thập trực
tiếp từ các sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của Công ty TNHH
SX và TM Thanh Thanh cung cấp .

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối
để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .

 Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đ ối
để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty qua 3 năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó đề tài sử dụng
phương pháp liên hệ cân đối để phân tích ảnh hưởng của những nhân tố tác
động đến lợi nhuận của công ty.

 Mục tiêu 3: từ những phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 có thể tìm
ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêu thụ và lợi nhuận của công ty trong
thời gian qua để đưa ra những giải pháp, hoàn thành mục tiêu cụ thể 3 của đề
tài.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Các chỉ tiêu được so sánh phải thoả mãn các đi ều kiện sau:
- Đồng nhất về không gian và thời gian

8


- Thống nhất về phương pháp tính toán
- Thống nhất về đơn vị đo lường
 Phương pháp số tuyệt đối
Phương pháp số tuyệt đối là so sánh số liệu của hai chỉ tiêu kinh tế, chỉ
tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở (còn gọi là kỳ gốc). Chẳng hạn như: so

sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc kết quả thực hiện kỳ này so với
kết quả thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc
 Phương pháp số tuơng đối
Phương pháp số tuơng đối là so sánh bằng số tương đối tỷ lệ phần
trăm (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ cơ sở để thể hiện mức
độ hoàn thành , hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc nói
lên tốc độ tăng trưởng. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc
độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Số phân tích
Tỷ lệ % hoàn thành =
x 100
Số gốc
Chênh lệch tuyệt đối
Tỷ lệ % tăng giảm =

X 100
Số gốc

2.2.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất
nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình
kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình
thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả,… Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về
mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ
cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tí ch [Nguyễn Văn
Công 2009, trang 32].
Cần lưu ý rằng, khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi hỏi

mối quan hệ của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là
“mối quan hệ chặt” (mối quan hệ tí ch số hoặc thương số hay kết hợp tích số
với thương số, trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân

9


tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng
số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, cá c
nhân tố đứng độc lập , tách biệ t với nhau và cùng tác động đồn g thời đến sự
biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi sự biến động của
từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tươn g ứng mà không cần phải
đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp
loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc quy định trật tự
sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứ u
là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối
vốn có giữa chúng tức là công thức xác định từng đối tượng (trừ trường hợp có
quan hệ tích số hay thương số trong mối quan hệ này).
Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu
thụ” có thể sắp xếp theo cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán:
Doanh thu
Giá vốn
Lợi nhuận thuần
Chi phí
= thuần về - hàng bán về tiêu thụ
bán hàng

tiêu
th

Hay :
Doanh thu
Lợi nhuận thuần
= thuần về
về tiêu thụ
tiêu thụ

-

Chi phí
bán hàng

-

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

-

-

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Giá vốn
hàng bán


Hoặc:
Lợi nhuận thuần
=
về tiêu thụ

Doanh thu
Giá vốn
thuần về hàng bán
tiêu thụ

-

Chi phí
quản lý
Chi phí
doanh
bán hàng
nghiệp

Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d)
với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số
và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a – b – c + d, mức ảnh
hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau:
Nhân tố a: ∆a = a1 – a0
Nhân tố b: ∆b = - (b1 – b0)
Nhân tố c: ∆c = - (c1 – c0)
Nhân tố d: ∆d = d1 – d0

10



CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI THANH THANH
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh Thanh có
trụ sở đặt tại: Số 81, Mậu Thân, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Tiền thân công ty là Cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh, được thành lập năm
2001. Ngày 02/05/2007, cơ sở sản xuất giấy Thanh Thanh chính thức chuyển
đổi sang mô hì nh Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thanh
Thanh, được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty
TNHH SX và TM số 1800662406 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần
Thơ cấp. Nhưng đăng ký được thay đổi và cấp lại lần 2 vào ngày 26/05/2009.
Hiện nay, Công ty Thanh Thanh là một đơn vị sản xuất và thương mại
hoạt động trong ngành giấy tại địa bàn T hành phố Cần Thơ với hơn 10 năm
xây dựng và phát triển. Công ty có mạng lưới phân phối là trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
3.2 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triền các hoạt động
sản xuất và thương mại trong các lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có
được . Tổ chức kinh doanh có hiệu quả để nâng cao giá trị công ty, góp phần
cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời
làm tròn các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.3 NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG
Đối với khách hàng: Công ty sẽ phấn đấu không ngừng cải tiến để cung
cấp các sản phẩm có chất lượng cao trong ngành.
Đối với nội bộ: Công ty luôn cố gắng tạo môi trường làm việc đoàn kết,
thân thiện nhưng cũng thử thách để nhân viên công ty phát huy hết khả năng
của mình và tương thưởng xứng đáng; l uôn khuyến khích đổi mới và phát huy

tinh thần sáng tạo.
Đối với cộng đồng: Công ty luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường,
tôn trọng các giá trị văn hóa, hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Đối với Nhà nước: Công ty nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của
pháp luật về sản xuất kinh doanh, nộp đủ các khoản thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác vào ngân sách Nhà nước.

11


3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty TNHH SX và TM Thanh Thanh hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất giấy văn phòng, bao bì giấy . Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu hoặc ủy
thác nhập khẩu các loại giấy.
3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
Để điều hành và thực hiện công tác quản lý trong doanh nghiệp, công ty
cần có một bộ máy tổ chức cho riêng mình. Mô hình tổ chức của công ty được
cấu trúc theo kiểu trực tuyến chức năng. Mỗi bộ phận khác nhau trong cơ cấu
tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các bộ phận này được bố
trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo cho chức năng quản lý của công ty được
thực hiện và có hiệu quả. Căn cứ vào tình hình thực tế cũng như năng lực lao
động của cán bộ công nhân viên, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:

GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc

Phòng Tổ chức
Hành chính


Phòng Kinh
doanh

Phòng Kế toán

Bộ phận kho

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX và TM
Thanh Thanh
3.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
- Giấy ford: là loại giấy phổ biến và thông dùng, thường thấy nhất là giấy
A4 trong các tiệm photo. Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực
in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy note, hóa đơn,
tập học sinh, …

12


- Giấy b ristol: là giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì
thế in nổi đẹp, thường dùng in hộ p xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi,
card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời, …
- Giấy ivory: là giấy bristol 1 mặt: 1 mặt trắng, láng; mặt kia thô ráp, sần
sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Loại giấy này thường được dùng làm
hộp thuốc lá, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sách, thiệp chúc mừng, ...
- Giấy couche: là giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng.
Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, …
- Giấy duplex: là giấy có bề mặt trắng và lán gần gần với b ristol, mặt kia
thường sẫm màu. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần

có độ cứng, chắc chắn.
- Giấy c arbon: là giấy than, có nhiều màu để chọn, dùng để in kê, thường
được in thành các cuốn hóa đơn .
- Giấy w oodfree: là giấy có bề mặt trắng, có độ dày và độ mịn tốt, được
dùng để làm tập vở, giấy cho máy đếm tiền, bưu phẩm, thư thông báo, sổ tay
hướng dẫn các loại.
3.7 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.7.1 Khái quát kết quả h oạt động kinh doanh của công ty qua 3
năm 2010, 2011 và 2012
Khi tìm hiểu về hoạt động của công ty thì vấn đề hết sức quan trọng mà
chúng ta cần quan tâm đó là kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty thu
được. Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH SX và TM Thanh Thanh ta thấy rõ sự biến động về các khoản mục
doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011 và 2012, hoạt
động kinh doanh của công ty mỗi năm đều mang lại một khoản lợi nhuận
dương. Nguồn lợi nhuận của công ty chủ yếu được hình thành từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt
động khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận. Kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này có nhiều biến động, cụ thể
như sau:
Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu bán sản phẩm. Khoản mục
doanh thu bán hàng và CCDV của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 có xu
hướng tăng lên. Cụ thể là ở năm 2010 khoản mục này đạt 38.503.206 nghìn
đồng, sang năm 2011 doanh thu từ bán hàng và CCDV đạt 44.891.306 nghìn
đồng, tăng 6.388.100 nghìn đồng, tương ứng tốc độ tăng 16,59% so với năm

13



2010. Năm 2011 công ty đã đầu tư thêm 5 tỷ đồng để tăng vốn chủ sở hữu
nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty nhập khẩu nguyên li ệu từ
Indonesia nhiều hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm , đồng thời thường
xuyên củng cố mối quan hệ với những khách hàng cũ, nhờ mối quan hệ này
mà công ty được giới thiệu đến những khách hàng mới , từ đó mà doanh số tiêu
thụ năm 2011 đã tăng nhiều so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh thu bán
hàng và CCDV của công ty tiếp tục tăng lên đạt 45.756.215 nghìn đồng, tăng
thêm 864.909 nghìn đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 1,93%. Sản phẩm của
công ty đa dạng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý nên
ngày càng có thêm nhiều khách hàng đến mua làm kết quả tiêu thụ sản phẩm
của công ty ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh thu
bán hàng và CCDV năm 2012 tương đối chậm so với tốc độ tăng trưởng ở
năm 2011 là vì ảnh hưởng chung của ki nh tế nước ta có nhiều khó khăn và
tăng trưởng suy giảm trong năm 2012.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2010 là 18.203 nghìn
đồng và đến năm 2011 ở mức 27.080 nghìn đồng, về mặt giá trị tăng 8.877
nghìn đồng, về mặt tỷ lệ tăng 48,77%. Nguyên nhân là vì năm 2011 hoạt động
mua hàng của công ty phát sinh rất nhiều làm cho các khoản chiết khấu thanh
toán, chệch lệch tỷ giá mà công ty được hưởng cũng tăng lên. Công ty đã gửi
nhiều tiền vào ngân hàng để thuận tiện cho các giao dịch mua hàng trong và
ngoài nước nên tiền lãi mà công ty có được cũng nhiều hơn. Năm 2012, doanh
thu tài chính của công ty là 20.714 nghìn đồng, giảm 6.366 nghìn đồng so với
năm 2011, tương ứng giảm 23,51%. Năm 2012 lượng tiền mà công ty gửi
ngân hàng đã giảm do công ty đã mua thêm tài sản cố định. Doanh thu hoạt
động tài chính của công ty chủ yếu là từ chênh lệch tỷ giá hố i đoái và lãi của
các khoản tiền gửi ngân hàng. T ỷ giá hối đoái thì thường xuyên biến động, còn
giá trị tiền gửi ngân hàng và lãi suất cũng không ổn định đã làm cho doanh thu
hoạt động tài chính của doanh nghiệp biến động theo .
Thu nhập khác của công ty rất ít phát sinh, chủ yếu là thu từ bán các
công cụ dụng cụ đã không còn sử dụng được, bán giấy vụn, ... nên có giá trị

khá nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2010 thu nhập khác phát sinh là 3.260
nghìn đồng do công ty thu được một khoản nợ khó đòi đã xóa sổ, bán giấy
vụn,... Đ ến năm 2011 chỉ tiêu này không có phát sinh, sang năm 2012 chỉ tiêu
này có phát sinh với số tiền 720 nghìn đồng từ việc bán công cụ dụng c ụ hư
hỏng, bán giấy vụn,...

14


×