Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của bột yucca (yucca schidigera) và bột húng quế đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống gà cobb 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận Văn Tốt Nghiệp
Nghành: BÁC SĨ THÚ Y
Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT YUCCA (YUCCA
SCHIDIGERA) VÀ BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÝ CỦA GIỐNG GÀ COBB 500
Giáo viên hướng dẫn

SINH VIÊN THỰC HIỆN

THS. CHÂU THỊ HUYỀN TRANG

NGUYỄN THỊ THÚY OANH
MSSV: LT11663
Lớp : Thú Y LT K37

Cần Thơ, 12/ 2013

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của bột Yucca (Yucca schidigera) và bột Húng
Quế đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500”


Do sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Oanh MSSV: LT11663. Lớp Liên Thông Thú
Y Khóa 37 – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày

tháng

Cần Thơ, ngày tháng

năm

năm

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của bột Yucca

(Yucca schidigera) và bột Húng Quế đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống
gà Cobb 500’’ là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích
trong đề tài là trung thực.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ THÚY OANH

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp trước hết:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô vàng đến cha mẹ và tất cả những người thân
đã luôn luôn ở bên cạnh ủng hộ, là nguồn động viên lớn nhất cho tôi vượt qua tất cả
mọi khó khăn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thạc sĩ Châu Thị Huyền Trang - Bộ
môn Thú y khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ đã
quan tâm dìu dắt và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành c ả m ơ n đến PGS.TS Trần Ngọc Bích cố vấn học
tập, cùng quý thầy cô bộ môn Thú y khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã
truyền đạt những kiến thức quí báo cho chúng tôi trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Tôi xin cảm ơn trại gà của Cô Lê Thị Kim Oanh ở ấp Mỹ Thuận, xã Thạnh

Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi lấy mẫu và tập thể
lớp Thú y Liên Thông khóa 37 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong học tập và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thúy Oanh

i


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BHQ: Bột húng quế.
TĂ: Thức ăn.
ĐC: Đối chứng.
NT: Nghiệm thức.
Ctv: Cộng tác viên.
M: Mái.
T: Trống.
TN1: Thí nghiệm 1.
TN2: Thí nghiệm 2.
TN3: Thí nghiệm 3.

i


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500 ........................................................... 4
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500 ............................................................. 4
Bảng 2.3: Thành phần chất dinh dưỡng trong 100g bột húng quế .................................... 21

Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau húng quế tươi .................................... 22
Bảng 2.5: Các hợp chất của lá húng quế ........................................................................... 23
Bảng 3.1 Thí nghiệm 1: Bổ sung bột Yucca vào khẩu phần ăn của gà Cobb 500 ............ 28
Bảng 3.2 Thí nghiệm 2: Bổ sung BHQ vào khẩu phần ăn của gà Cobb 500 .............................. 28
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn theo giai đoạn cho gà Cobb 500 ................... 30
Bảng 3.4: Thành phần các chất bổ sung cho gà trong nước uống ..................................... 31
Bảng 3.5: Quy trình tiêm phòng trên gà cho 1000 con gà................................................. 32
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của bột Yucca đến các chỉ tiêu sinh sinh lý máu cả gà Cobb 500.37
Bảng 4.2: Ảnh hưởng bột Yucca và giới tính đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà Cobb
500 ..................................................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của BHQ đến chỉ tiêu sinh lý máu của gà Cobb 500 ..................... 40
Bảng 4.4: Ảnh Hưởng của BHQ và giới tính của gà Cobb 500 đến các chỉ tiêu sinh lý
máu .................................................................................................................................... 41
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của bột Yucca và BHQ đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà Cobb
500 ..................................................................................................................................... 41

i


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Gà Cobb 500 ........................................................................................................3
Hình 2: Cây Yucca ...........................................................................................................15
Hình 3: Rau húng quế .......................................................................................................20
Hình 4: Tổng quan của trại ...............................................................................................26
Hình 5: Gà nuôi thí nghiệm ..............................................................................................27
Hình 6: Gà thí nghiệm ......................................................................................................28
Hình 7: Hình bên trong trại gà ..........................................................................................29
Hình 8: Giàn lạnh .............................................................................................................29
Hình 9: Hệ thống quạt hút ................................................................................................29

Hình 10: Máy điều chỉnh quạt, máng ăn, nhiệt độ ...........................................................29
Hình 11: Ống nghiệm (EDTA Sequestrene) chứa máu ....................................................45
Hình 12: Bộ dụng cụ Sahli đo huyết sắt tố .......................................................................45
Hình 13: Ống Hematocrit .................................................................................................45
Hình 14: Hình thái hồng cầu gà ........................................................................................45
Hình 15: Hình thái bạch cầu gà ........................................................................................45

i


TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bột Yucca (Yucca schidigera) và bột Húng Quế
(BHQ) đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500 tại trại nuôi gà thịt gia
công của cô Lê Thị Kim Oanh, ấp Mỹ Thuận, xã Thanh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang được tiến hành từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy
nghiệm thức bổ sung bột Yucca và BHQ có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu sinh lý
máu so với nghiệm thức đối chứng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn sinh lý cho phép, cụ
thể như sau: khẩu phần khi bổ sung bột Yucca cho thấy các chỉ tiêu số lượng hồng cầu:
2,54 – 3,05 (106/mm3), số lượng bạch cầu: 16,67 – 18,73 (103/mm3), hàm lượng huyết sắc
tố: 12,05 – 12,38 (g%) và tỉ lệ huyết cầu: 29,00 – 30,25 (%); khẩu phần khi bổ sung
(BHQ) cho thấy các chỉ tiêu số lượng trung bình hồng cầu:2,48 – 3,18 (106/mm3), số
lượng bạch cầu: 16,80 – 19,20 (103/mm3), hàm lượng huyết sắc tố: 11,90 – 12,30 (g%) và
tỉ lệ huyết cầu: 29,00 – 31,25 (%). Trong khẩu phần sử dụng bột Yucca 50Y, 125Y và
250Y thì khi bổ sung 125mg bột Yucca (125Y) cho thấy các chỉ tiêu: Chỉ số Hematocrit,
số lượng Bạch cầu chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình
thường. Bổ sung BHQ 1g hoặc 2g/ kg TĂ cho kết quả hàm lượng hemoglobin, chỉ số
hematocrit, số lượng hồng cầu và số lượng bạch cầu đều nằm trong giới hạn bình thường
nhưng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
So sánh ảnh hưởng của bột Yucca và BHQ đều cho kết quả tích cực đến các chỉ
tiêu sinh lý máu như sau: Trong đó nghiệm thức bổ sung bột Yucca 125mg và bột húng

quế 1 – 2g cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bột húng quế có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
sinh lý máu, cụ thể là chỉ số hematocrit (30,54), số lượng hồng cầu (2,89), và số lượng
bạch cầu (18,07).

i


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loại thảo dược đã được con người sử dụng trong chăn nuôi để
cải thiện năng suất của vật nuôi cách đây hàng ngàn năm từ thời Ai Cập cổ
đại (Zhang et al., 2005), đặc biệt là ở một số nước như Ấn Độ, Trung
Quốc. Một số nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc như gừng, tỏi, hành
tây, lá kinh giới, bột Yucca, rau húng quế… có tác dụng rất tốt làm cho vật
nuôi có cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hóa và có tác dụng kháng
khuẩn (Kamel, 2001).
Rau húng quế là một loại rau quen thuộc được sử dụng hằng ngày
trong các bữa ăn của gia đình, không những cung cấp một số dưỡng chất
cần thiết cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống được một
số vi khuẩn có hại, mà còn có tác dụng điều trị một số bệnh thông thường
như táo bón, viêm họng, đầy bụng, đau răng…(Hồ Đình Hải, 2012). Một
số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung rau húng quế làm thành bột Húng
Quế trong khẩu phần cải thiện năng suất sinh trưởng, khối lượng của gà
thịt (Al-Kelabi and Al-Kassie, 2012).
Cây Yucca có tên khoa học Yucca schidigera, là loại cây thuộc
họ Agavaceae, chất chiết xuất từ bột của cây này rất giàu saponin là hoạt
chất sinh học mạnh và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đó
có chăn nuôi, chúng được sử dụng như chất bổ sung vào thức ăn, phòng trị
bệnh, giảm thiểu ô nhiễm nguồn chất thải từ vật nuôi,… Trên thế giới đã
có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của bột hay chiết xuất của cây Yucca

đến vật nuôi như: bổ sung chiết chất yucca vào khẩu phần ăn của heo nái
giúp cải thiện được năng suất sinh sản và hạn chế tỉ lệ đẻ con non (Cline et
al.,1996), kích thích tăng trọng trên gà thịt (Johnston et al., 1981), cải thiện
mùi hôi trong phân chó mèo (Lowe et al., 1997). Cho đến nay ở Việt Nam
có rất ít tài liệu liên quan đến nghiên cứu về ảnh hưởng của bột cây Yucca
và bột Húng quế đến kích thích tăng trọng và năng suất sinh sản vật nuôi
và sự ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự phân công của bộ môn thú y,
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của bột Yucca (Yucca schidigera) và
bột Húng Quế đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500”
được thực hiện với mục tiêu:
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột Yucca , bột húng quế
trong khẩu phần, đến chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500.
Ảnh hưởng của bột Yucca, BHQ và giới tính đến các chỉ tiêu sinh
lý máu.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ THỊT COBB 500
Gà Cobb 500 là gà thịt cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình
bầu, đẹp. Tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp. Sức đề kháng và việc
thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn. Con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,8 - 2,9
kg/con, con mái nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,4 - 2,5 kg/con.
Gà Cobb là gà thịt chuyển đổi thức ăn thấp nhất,tốc độ tăng trưởng tốt nhất
và khả năng phát triển mạnh trên mật độ thấp, dinh dưỡng ít tốn kém. Những
thuộc tính này kết hợp để cung cấp cho các gà Cobb 500 lợi thế cạnh tranh về chi
phí thấp nhất cho mỗi kg cân trọng, lượng sản xuất cho các cơ sở khách hàng

ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Hình 1: Gà Cobb
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500
Trọng lượng
Tuần tuổi

bình quân (g)

Hệ số chuyển hóa thức
ăn

Ngày tuổi

1

7

170

0,836

2

14

449

1,047


3

21

885

1,243

4

28

1478

1,417

5

35

2155

1,596

6

42

2839


1,700

7

49

3486

1,847

(Trần Văn Đạt, 2009)

2


Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500
Khối lượng
Tuần tuổi

bình quân (g)

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

Ngày tuổi

1

7


158

0,876

2

14

411

1,071

3

21

801

1,280

4

28

1316

1,475

5


35

1879

1,653

6

42

2412

1,820

7

49

2867

1,988

(Trần Văn Đạt, 2009)

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU GIA
CẦM TRONG NƯỚC
Năm 1985, Phạm Ngọc Uyển và Lê Vãn Liễn nghiên cứu về chỉ
tiêu sinh lý liên quan đến khả năng tự miễn kháng tự nhiên của gà Ri,
gà H’mông, gà Tè, gà Tam hoàng, gà Kabir. Các kết quả thu được cho
thấy gà Ri và gà Tè có các chỉ số sinh lý máu: số lượng hồng cầu, bạch

cầu, hàm lượng hemoglobin tương tự với gà thịt lông màu Tam hoàng,
Kabir. Riêng gà H’mông các chỉ số này cao hơn.
Năm 1996, Nguyễn Quế Côi và Ctv nghiên cứu về đặc điểm sinh
trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gà Ri, gà Hồ và gà
Đông Tảo lúc 8 tuần tuổi và lúc trưởng thành. Kết quả cho thấy: Hồng
cầu của gà Ri và gà Hồ trưởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (3,36;
2,8; 3,25 và 2,5). Gà Đông Hồ bạch cầu và GOT gà trưởng thành cao
hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (42,2 và 34,56; 331 và 293). GOT của gà Ri và
gà Hồ trưởng thành thấp hơn hẳn GOT của gà Ri và gà Hồ lúc 8 tuần
tuổi (230 và 270; 284 và 271). Cả ba giống gà ở tuổi trưởng thành có
GPT và chỉ số albumin, globulin thấp hơn gà lúc 8 tuần tuổi. Hàm lượng
men GOT và GPT gà trưởng thành thấp hơn lúc 8 tuần tuổi là hợp với
quy luật sinh trưởng và phát triển vì lúc 8 tuần tuổi gà có tốc độ sinh
trưởng cao hơn lúc trưởng thành.
Năm 2001, Nguyễn Duy Hoan và Ctv theo dõi các chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa của giống gà Mèo ở giai đoạn 21 ngày tuổi, 42 ngày tuổi và
giai đoạn trưởng thành tại huyện Hòa An, Hà Quảng, Quảng Hòa (Cao
Bằng). Kết quả cho thấy: số lượng hồng cầu và hàm lượng

3


Hemoglobin tăng dần theo tuổi, phù hợp với quy luật biến thiên chung
của gia cầm. Lúc thành thục (28 - 29 tuần) số lượng hồng cầu đạt 3,07
triệu/ml và Hemoglobin: 11,13 g% tương tự với các giống gà nội khác
kết quả phân tích bạch cầu cho thấy: Bạch cầu tổng số tăng từ 26,17
ngàn/ml ở 21 ngày lên 29,17 ngàn/ml lúc thành thục, kết quả này phù hợp
với nhiều tài liệu trong và ngoài nước: Trịnh Xuân Cư (1997), bạch cầu
ở gà ác 32,44 ngàn/ml, gà Hổ 33,64 ngàn/ml. Trịnh Hiến Hắng (1995),
bạch cầu ở gà là 30 ngàn/ ml, Nikintin V.N (1978), ở gà trưởng thành

bạch cầu tổng số là 30 ngàn/ml.
Năm 2012, Lê Thị Bé Ngoan nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của
giống gà Nòi tại xã Vĩnh Thạnh và xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng,
tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh lý máu vẫn nằm trong
giới hạn sinh lý bình thường cụ thể là: Số lượng hồng cầu 3,49 3,38
(106/mm3), số lượng bạch cầu 22,36 1,82 (103/mm3), chỉ số hematocrit
29,24 3,38 (%), hàm lượng huyết sắc tố 9,22 1,05 (g%).
Tương tự, tác giả Nguyễn Thanh Duyên nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh lý của giống gà Nòi tại thị trấn Giồng Riềng và xã Vĩnh Phú – huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang (2012). Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh lý
máu như: số lượng hồng cầu 3,31 0,33 (106/mm3), số lượng bạch cầu
21,61 1,82 (103/mm3), tỉ lệ huyết cầu 29,9 2,96 (%), hàm lượng huyết
sắc tố 9,1 0,91 (g%).
Năm 2012, Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu ảnh hưởng
của các chế phẩm cây bồ công anh đến một số chỉ tiêu sinh lý máu gia cầm,
cho thấy các chế phẩm này ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu sinh lý
máu.
2.3 ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁU
Trong cơ thể máu có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho các tế bào
và tổ chức hoạt động. Máu đưa những chất thải đến các cơ quan bài tiết, là
mối liên hệ bên trong giữa các tổ chức và các khí quan. Ngoài ra, máu còn
có chức năng bảo vệ cơ thể như thực bào, hình thành kháng thể, giữ thăng
bằng áp lực của tế bào, điều tiết nước và xúc tiến quá trình tản nhiệt trong
cơ thể. Với chức năng như vậy, có thể nói máu là một dung môi sống của
các cơ quan, tổ chức và các tế bào của cơ thể, nó tạo hoàn cảnh ổn định
cho các tế bào hoạt động. Vì vậy mà trong trạng thái sinh lý bình thường
thì thành phần tính chất của máu có những chỉ tiêu tương đối ổn định và
chỉ thay đổi trong một phạm vi nhất định. Nhưng lúc cơ thể bị bệnh thì
tính chất, thành phần của máu có những thay đổi tương ứng, đặc trưng mà
chúng ta có thể dựa vào để chẩn đoán bệnh (Hồ Văn Nam, 1982). Nguyễn

Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2009) cho rằng máu có chức năng
sau:

4


Chức năng dinh dưỡng: máu đem các dưỡng chất hấp thu từ ruột đến các
tổ chức hay các mô để nuôi dưỡng các bộ phận, cơ quan (glucose, acid amin, acid
béo...).
Chức năng hô hấp: máu mang oxygen từ phổi đến các mô và mang khí
cacbonic từ các mô đến phổi.
Chức năng bài tiết: máu mang các chất bài tiết từ các tế bào hay các mô để
thải ra ngoài qua hệ thống tiết niệu (urê, uric acid...).
Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến
các cơ quan có liên hệ để kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
Điều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể ra ngoài
để gây ra sự thoát nhiệt.
Điều hòa sự cân bằng nước: giữa các thành phần khác nhau trong cơ thể.
Chức năng bảo vệ cơ thể: chống sự xâm nhập của vi trùng, virus, các mầm
bệnh từ ngoài vào nhờ các protid đặc biệt gọi là các kháng thể và các bạch cầu
trong máu.
Các chức năng khác: duy trì áp suất thẩm thấu, điều hòa độ pH (trong
máu).
2.3.1 Thành phần và tính chất lý hóa của máu
Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm hai thành phần:
Thành phần huyết tương và thành phần hữu hình.
Huyết tương là một chất lỏng có màu vàng nhạt, độ pH khoảng 7,35, tỷ
trọng 1,023. Màu vàng của huyết tương do sắc tố mật Billirubin tạo nên. Ở loài
nhai lại, màu này do sắc tố Carotene, ở gia cầm do sắc tố Xantophylle.
Trong huyết tương nước chiếm 90%-92%, vật chất khô 8%-10%.

Trong vật chất khô gồm có protid, glucid, lipid và chất khoáng, các sản
phẩm phân giải protid, glucid, lipid, các men, kích thích tố, vitamin, các thể miễn
dịch và các sắc tố.
Tỷ trọng máu chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng hồng cầu. Tỷ trọng máu
của gia súc thường vào khoảng 1,042 - 1,062. Ở gà tỷ trọng máu là 1,064
(Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
Thành phần hữu hình: gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

5


2.3.2 Một số chỉ tiêu sinh lý máu
2.3.2.1 Hồng cầu
Hình dạng: đối với gia cầm, lưỡng thê, cá, bò sát, hồng cầu bầu dục có
nhân, lồi hai mặt, kích thước lớn hơn ở loài hữu nhũ.
Đối với hữu nhũ, hầu hết hồng cầu hình tròn, không nhân, lõm ở giữa tăng
diện tích tiếp xúc với O2 và CO2.
Từng hồng cầu riêng lẻ có màu vàng, từng đám hồng cầu màu đỏ.
+ Số lượng hồng cầu:
Hồng cầu của các loài gia súc biến thiên tùy tình trạng cơ thể, tùy thuộc
vào tuổi tác, phái tính, duy truyền nòi giống, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng
hoạt động của gia súc, mang thai, tiết sữa, cao độ. Về tuổi, gia súc mới sinh có số
hồng cầu khá cao rồi giảm nhanh, sau đó số lượng đạt mức ổn định lúc trưởng
thành. Gia súc đực có số lượng hồng cầu cao hơn cái khoảng 5-10%.
+ Cấu tạo hồng cầu:
Hồng cầu được bọc bởi một màng mỏng ở ngoài, bên trong là sườn tế bào
chất, còn gọi là cốt huyết cầu, là lipoprotein, cốt huyết cầu có hình mạng lưới,
xổp, ngấm đầy hemoglobin.
+ Thành phần hóa học:
H2O


65-68%

Chất khô

32-35%

Chất hữu cơ

95-98%

Chất vô cơ

2-5%

Hàm lượng Hb

75-85%

+ Tính chất hồng cầu:
Đàn hồi: Biến dạng đàn hồi để di chuyển trong các mạch máu nhỏ.
Nhớt: Dính nhau thành từng chuỗi.
Tính thấm chọn lọc qua màng tế bào hồng cầu: cho hấp thu hoặc loại thải
các chất khi cần thiết.
 2.3.2.2 Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Huyết sắc tố là một protein phức tạp còn gọi là Cromoproteid.
Huyết sắc tố đảm nhận chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển O2
và CO2. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa tính kiềm của máu (Trần Cừ,
1975).


6


Hàm lượng huyết sắc tố trong máu theo đổi tùy theo loài, giống tuổi, tính
biệt, trạng thái dinh dưỡng và bệnh tật (Trần Cừ, 1975).
Sống ở vùng cao hàm lượng huyết sắc tố tăng lên nhiều (Hurtado và
S.Pvenski,
Hàm lượng huyết sắc tố có thể thay đổi tùy theo phương thức chăn nuôi
khác nhau.
Hàm lượng huyết sắc tố tăng trong các trạng thái mất nước, máu đăc lại
(tiêu chảy, nôn mửa nhiêu, ra nhiêu mồ hôi), trúng độc cấp tính. Còn giảm thì
thường gặp nhất trong các bệnh thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008).
2.3.2.3 Tỷ lệ huyết cầu (Hematocrit)
Tỷ lệ huyết cầu cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu có trong máu (Trần
Thị Minh Châu, 2008).
Tỷ lệ huyết cầu bao giờ cũng thấp hơn tỷ lệ huyết tương (C.p Sweson,
1970 - trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Minh Thảo, 1994).
Tỷ lệ huyết cầu thay đổi theo cao độ vì số lượng hồng cầu tăng (Prosser và
Bran 1961) và nó biến đổi tùy theo sự vận chuyển nước vào trong cơ thề. Tỷ lệ
huyết cầu tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị sốc. Tỷ lệ huyết
câu giảm trong trạng thái thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008).
2.3.2.4 Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào máu có nhân, có chức năng bảo vệ cơ thể.
+ Số lượng:
Số lượng bạch cầu thường ít 1000 lần so với hồng cầu.
Số lượng bạch cầu tăng 2-3 giờ sau khi ăn, khi vận động, khi con vật có
chửa...giảm khi tuổi tăng lên. Trong trường hợp bệnh lý, số lượng bạch cầu tăng
mạnh khi bị viêm nhiễm, tức khi có sự xâm nhập của vi trùng, vật lạ,...giảm khi bị
suy tụy, bị nhiễm phóng xạ. Vì vậy, xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa lớn
trong chẩn đoán (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).

+ Tính chất của bạch cầu:
Tính xuyên mạch: bạch cầu có thể biến hình để chui qua khe hở các mao
mạch.
Tính di chuyển: bạch cầu tạo các giả túc di chuyển giữa các khoảng trống
gian bào.
Tính thực bào: bạch cầu tạo giả túc bao bọc và tiêu hủy vi trùng, các xác tế
bào chết,...

7


Tính bài tiết: tiết ra các men tiêu hóa như maltase, peptidase, trypsin: bạch
cầu thực bào ngay trong tế bào. Ngoài ra, bạch cầu còn bài tiết thrombokinase
giúp sự đông huyết.
Tính cảm ứng: Một số hóa chất trong tế bào và mô có thể thu hút bạch cầu:
các độc tố của vi trùng, chất iod,...Chất làm bạch cầu lánh xa: rượu.
Phân loại và hình thái
Dựa vào hình dạng kích thước và cấu tạo, bạch cầu chia ra làm hai nhóm
gồm 5 loại bạch cầu sau: Bạch cầu có hạt (bạch cầu trung tính, ái toan, ái kiềm),
bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân lớn, lâm ba cầu).
Bạch cầu có hạt:
+ Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil):
Là bạch cầu xuất hiện đầu tiên khi có hiện tượng thực bào (Lưu Trọng
Hiếu, 1987). Nhân chưa chia múi hoặc chia nhiều múi màu tím đen. Bào tương có
nhiêu hạt rất nhỏ, mịn đều nhau, bắt màu hồng tím. Bạch cầu càng già, càng nhiều
thùy (2-5 thùy). Có loại bạch cầu đa nhân trung tính nhưng nhân chia được chia
thùy (tế bào trẻ) có hình hạt đậu. hình gậy. Đường kính trung bình 7-15 µ. Đây là
loại bạch cầu có nhiệm vụ quan trọng trong sự kháng bệnh nhờ tính thực bào và
tính ức chế vi khuẩn (Trần Thị Minh Châu, 2008).
Bạch cầu trung tính tăng: là một triệu chứng thấy trong xét nghiệm máu

gia súc bệnh tăng sinh lý hoặc tăng bệnh lý: bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
trùng, trúng độc do độc tố, viêm cấp tính, bệnh nội khoa viêm nhiễm trùng (Trần
Thị Minh Châu, 2008).
Bạch cầu trung tính giảm: bệnh truyền nhiễm do virus, trúng độc do hóa
chât di ứng nhiễm độc chì, thủy ngân, viêm phổi, viêm khớp, viêm thận, viêm hóa
mủ, suy tủy. (Trần Thị Minh Châu, 2008).
+ Bạch cầu hạt ưa acid (Bạch câu ái toan, Eosinophil):
Nhân thường chia hai múi như hình mắt kính, bào tương có những hạt to,
tròn đều nhau màu da cam (đỏ cam), sổ lượng từ 150-450 tế bào/mm3.
đường kính từ 8-20 µ nhân có hai hoặc nhiều thùy nối hoặc không nối với nhau,
đặc biêt ở gà nhân có hình gậy (Trần Thị Minh Châu, 2008).
Xuất hiện với số lượng nhỏ, có khả năng thực bào kém (Swenson, 1970 trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Minh Tâm, 1994).
Bạch cầu ái toan tăng: nhiễm ký sinh trùng trong bệnh của da, ái toan xuất
hiện trong các bệnh sốt cao, dị ứng, trúng độc. Ái toan giảm khi nhiễm trùng toàn
thân (Trần Thị Minh Châu, 2008).
+ Bạch cầu hạt ưa kiềm (Bạch cầu ái kiềm, Basophil)
8


Loại này rất hiếm, nhân bị thắt nhiều chỗ, bào tương có những hạt to nhỏ
không đều nhau nằm đè lên nhân, bắt màu xanh đen, đường kính 8-15 µ nhân
hình chữ s, xù xì, không rõ ràng do các hạt chen lấn, hạt chứa Heparin, Histamin
(Trần Thị Minh Châu, 2008).
Theo Bộ môn huyết học ĐHYD Thành phổ Hồ Chí Minh (1986), bạch cầu
ái kiềm tăng trong bệnh bạch cầu tủy, dị ứng phóng xạ, truyền huyết thanh, giảm
khi dị ứng cấp tính, dùng A.C.T.H (Adenocorticohy hormon).
Theo Trần Thị Minh Châu 2008 cho rằng, bạch cầu ái kiềm tăng: phản ứng
do tiêm huyết thanh, tiêm protein lạ, một số bệnh ký sinh trùng, thiếu vitamin A,
ung thư.
Bạch huyết bào (Lâm ba cầm - Lymphocyte): Nhân to tròn, bắt màu tím

xâm chiếm gần hết tế bào. Bào tương có màu xanh lơ bao quanh nhân, không có
hạt. Đường kính tế bào trẻ 12 µ, nhân to tròn, tế bào già 7-8 µ (Trần Thị Minh
Châu, 2008).
Căn cứ vào độ to, nhỏ và đặc trưng hình thái có thể chia làm 3 loại:
-Đại lâm ba: Đường kính 10-19 µ, nguyên sinh chất bắt màu xanh nhạt,
nguyên sinh chất quanh nhân bắt màu nhạt hơn, nhân tròn hình quả thận.
-Tiểu lâm ba: Đường kính 5-11 µ, hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu
xanh thẩm quanh rìa nhân bắt màu xanh nhạt, nhân nhỏ và tròn, có khi hơi dài
hình hạt đậu, màu tím sẫm.
-Trung lâm ba: Hình thái trung gian giữa tiểu và đại lâm ba.
-Lâm ba cầu tăng: Nhiễm khuẩn màn tính. Lâm ba cầu giàm: Nhiễm khuẩn
cấp tính (thời kỳ đầu bệnh truyền nhiễm) (Trần Thị Minh Châu,2008).
Bạch cầu đơn nhân (Monocyte): đường kính 15-25 µ, là bạch cầu lớn nhân
hình hạt đậu, nằm lệch về một phía, bắt màu kiêm yếu, trong khi bào tương bắt
màu acid yếu, có màu xám tro. Nhân thay đổi do tính di động, thực bào nhờ gia
súc (Trần Thị Minh Châu, 2008).
Bạch cầu đơn nhân là tế bào lưu động có nhiệm vụ thực bào (Swenson,
1970 trích dân luận văn tốt nghiệp của Nguyền Văn Tâm. 1994).
Bạch cầu đơn nhân tăng: nhiễm kí sinh trùng, virus truyền nhiễm mãn tính,
viêm loét nội tâm mạc, quá tình huyết nhiễm trùng. Bạch cầu đơn nhân giám: ít
thấy, nếu mất thời gian dài là hiện tượng xấu ( Trần Thị Minh Châu, 2008).
2.3.2.5 Tiểu cầu
Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2009) cho rằng: Tiểu
cầu là những tiểu thể nhỏ, hình cầu tròn hay bầu dục, đường kính 2 - 3µ, có một
màng bao bọc dày khoảng 20nm, trong bào tương có hạt chứa Thrombokinase và
9


serotonin. Trong máu loài hữu nhũ có 100000 - 600000 tiểu cầu/ mm3. Động vật
sơ sinh ít tiểu cầu hơn động vật trưởng thành.

Ở gia súc mới sinh, số lượng của nó ít hơn so với gia súc trưởng thành.
Trong một số bệnh truyền nhiễm và khi bị choáng quá mẫn thì số lượng tiểu cầu
giảm. Trong quá trình tiêu hóa và gia súc mang thai tiểu cầu tăng.
Tiểu cầu tham gia đắc lực vào cơ chế chống đông máu. Khi bị thương, tiểu
cầu chảy theo dòng máu và va chạm vào vết thương vở giải phóng ra serotomin
làm co mạch để đông máu và thrombokinase mở đầu cho cơ chế gây đông máu.
Tiểu cầu trong máu gia cầm ít hon hẳn so với gia súc. Tiểu cầu có hình
thoi về kích thước tiểu cầu nhỏ hơn hồng cầu nhưng lớn hon tiểu cầu của gia súc
(G.P.MELEKHIN và N.la.GRIĐIN. 1977).
2.4 Vai trò của thảo mộc trong chăn nuôi thú y.
2.4.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Về lĩnh vực Thú y các tác giả Trần Minh Hùng và cộng sự đã nghiên cứu
ứng dụng các kháng sinh thực vật (phytoncid) trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh
cho lợn, đặc biệt là lợn con tiêu chảy phân trắng đạt hiệu quả cao (Bùi Thị Thọ,
2007).
Theo tác giả Trịnh Thái Nguyên (1994) trong bài “So sánh hiệu quả sử
dụng thuốc nam và thuốc tân dược chloramphenicol về mặt phòng trị bệnh” cho
thấy điều trị bằng thuốc nam thật đơn giản, giá thành thấp và tỉ lệ khỏi bệnh cao.
2.4.2 Ứng dụng các loại thảo dược trong chăn nuôi
Từ thời cổ đại, các thảo dược (lá, củ, thân) được sử dụng trong việc điều trị
bệnh ở người và động vật. Việc đánh giá các thuốc thảo dược dựa trên hai yếu tố,
một là quan sát sự tự chữa bệnh ở động vật và hai là kết hợp với các loại thuốc
dân gian ở người.
Ngày nay chăn nuôi công nghiệp đang phải đối mặt với một số thách thức
như tăng nhu cầu các loại sản phẩm, sự biến động giá của các nguyên liệu, dịch
bệnh… do đó người chăn nuôi cần phải tiến hành các điều kiện tối ưu nhằm đảm
bảo năng suất của vật nuôi. Các chất phụ gia thảo dược được chú ý và sử dụng
nhiều hơn trong thức ăn công nghiệp và ngày càng tăng. Hiện nay, 70-80% các
công ty đã sử dụng thảo dược trong thức ăn dành cho heo và gia cầm (World
Poultry, 2008).

2.4.3 Cơ chế hoạt động của các thảo dược
Các loại thảo mộc thường được phân loại thành nhiều dạng khác nhau tùy
thuộc vào chức năng của chúng như trợ giúp tình trạng khó tiêu, làm giảm nhiệt
độ và độ độc, kích thích sự tuần hoàn máu và trao đổi chất, cung cấp năng lượng
sống, loại bỏ các kí sinh trùng đường ruột, kháng khuẩn và kháng oxy hóa (Zhang
10


et al., 2005; Liu et al., 2011). Chính vì vậy, chúng được sử dụng như chất bổ sung
trong thức ăn để làm tăng hương vị và mùi của thức ăn. Gần đây, do việc cấm sử
dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, nên các thảo dược được sử dụng phổ
biến hơn, tuy nhiên cơ chế hoạt động của các hoạt chất sinh học ở gà vẫn chưa
được giải thích nhiều. Dựa trên các tài liệu tham khảo ở gia cầm, các thảo dược
có một cơ chế (sơ đồ 2.1).
Bổ sung thảo dược (thức ăn hay nước uống)
Ảnh hưởng kháng khuẩn lên hệ vi sinh vật ruột
Làm tăng sự tiêu hóa các dưỡng chất
Làm giảm các mức độ trao đổi chất độc của vi sinh vật ở ruột
Làm giảm sự kích thích ở ruột và stress miễn dịch
Làm tăng năng suất và khả năng sống ở vật nuôi
Sơ đồ 2.1: Cơ chế hoạt động của các thảo dược
(Steiner, 2008)
2.4.3.1 Cơ chế kháng khuẩn
Một trong những ảnh hưởng phân biệt rõ ràng nhất của các thảo mộc là hoạt
động kháng khuẩn của chúng. Hoạt chất kháng khuẩn có từ thảo mộc thường là
các tinh dầu thơm và dễ bay hơi có từ hoa, nụ, hạt, lá, rễ, thân, củ và trái. Thành
phần hóa học của các thảo mộc này khác nhau bao gồm phenolics và
polyphenols, nhóm terpenes và nhóm alkalnoids
Hợp chất phenolics và polyphenols như tinh dầu của cam quýt, dầu ô liu và
tinh dầu cây trà là một trong các nhóm lớn của sự trao đổi thứ cấp có ảnh hưởng

đến hoạt động kháng khuẩn. Các phân nhóm quan trọng của nhóm này gồm có
phenols, phenolic acid, quinone, flavone, flavonoid, flavonol, tannin và coumarin.
Phenol có nhóm hydroxyl (-OH) gắn với vòng thơm phenol là chất độc đối với vi
sinh vật. Vị trí và số lượng nhóm -OH có liên quan đến sự độc vi sinh vật, tác
dụng làm tăng sự -OH hóa dẫn đến tăng độ độc (Cowan, 1999). Quinone, có các
vòng thơm với 2 keton thay thế.

11


Terpenes là một nhóm lớn và đa dạng của các thành phần hữu cơ được xây
dựng từ các tiểu đơn vị isoprene, trong khi terpenoid là oxygen có thành phần
tương tự terpenes. Các tiểu đơn vị gồm có monoterpene (C10), sesquiterpene
(C15), diterpene (C20) thành phần ban đầu của các tinh dầu thiết yếu, triterpene
(C30), tetraterpene (C40) và polyterpene (Kovacevic, 2004). Cơ chế chưa được
hiểu rõ hết, chủ yếu là phá vỡ màng bằng các thành phần ưa béo.
Alkaloid, một trong những chất có hoạt chất sinh học được phân lập sớm
nhất, gồm các dị vòng nitơ. Được tìm thấy từ các amino acid, và nitơ đem đến các
đặc tính alkaline.
Cơ chế kháng khuẩn là do sự khả năng xen vào giữa DNA, kìm hãm các
enzyme như esterase, DNA-polymerase, RNA-polymerase, ức chế sự hô hấp của
các tế bào (Kovacevic, 2004).
2.4.3.2 Cơ chế chống oxy hóa
Đặc tính chống oxi hóa của các thảo dược đã được mô tả bởi Cuppett và
Hall (1998); Craig (1999); Nakatami (2000) và Wei và Shibamoto (2007).
Nguồn dầu dễ bay hơi thuộc họ Labiatae có chức năng chống oxi hóa, đặt
biệt là sản phẩm từ cây hương thảo. Thành phần chống oxi hóa chủ yếu là nhóm
phenolic terpene, ngoài ra còn có monoterpene thymol và carvanol (Cuppett và
Hall, 1998); các cây từ họ Zingiberaceae như gừng và nghệ như tỏi cũng như các
thực vật giàu flavonoids như trà xanh và anthocyans ở nhiều loại quả…Đặc tính

của các thảo mộc này là rất có mùi, vị cay, hăng chính vì vậy mà nên hạn chế việc
sử dụng làm thức ăn gia súc.
Đặc tính chống oxy hóa của các thảo dược là chúng góp phần vào việc bảo
vệ nguồn lipid có trong thức ăn khỏi quá trình oxi hóa. Ngoài ra, chúng còn có
tiềm năng đặc biệt từ họ Labiatae là cải thiện sự ổn định oxi hóa ở các sản phẩm
chăn nuôi như thịt gia cầm (Botsoglou et al. 2002, 2003 a,b; Florou-Paneri et al.
2005), thịt heo (Janz et al. 2005), thịt thỏ (Botsoglou et al., 2004) và trứng
(Botsoglou et al., 2004) …

12


2.5 Giới thiệu về cây Yucca (bột Yucca)

Hình 2: Cây Yucca

(www.goole.com)
Cây Yucca có tên khoa học Yucca schidigera, là loại cây thuộc
họ Agavaceae. Cây Yucca còn được gọi là cây Mojave Yucca, vì nó là cây bản
địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc Đông nam Califonia, ở nam
Nevada, tây Arizona. Nó cũng là loài bản địa ở Mexico, Yucca thường mọc ở
những dốc sa mạc đá và miền sa mạc Creosote. Chúng chịu đựng được sự nung
nóng của mặt trời và không cần nước. Cây Yucca là loài cây có hoa và có thể cao
đến 5 m.
Chất chiết xuất từ bột của cây này rất giàu saponin là hoạt chất sinh học
mạnh và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực trong đó có chăn nuôi, chúng
được sử dụng như chất bổ sung vào thức ăn, phòng trị bệnh, giảm thiểu ô nhiễm
nguồn chất thải từ vật nuôi
Để thu hoạch saponin của cây Yucca, người ta đem thân cây ngâm nước
hoặc sấy khô. Nếu là theo kĩ thuật sấy khô thì thân cây sau khi sấy đem nghiền

thành bột, đó là “bột saponin Yucca”. Nếu làm theo kĩ thuật ngâm nước thì thân
cây sao khi ngâm nước được ép lấy dịch, đó là “dịch chiết Yucca”.
Saponin có trong nhiều loài thực vật, cả thực vật hoang dại lẫn thực vật
gieo trồng. Có hai loại saponin, đó là saponin acid (triterpenoid saponin) và
saponin trung tính (steroid saponin). Saponin acid có mặt chủ yếu trong thực vật
gieo trồng còn saponin trung tính có mặt chủ yếu trong thực vật hoang dại, đặc
biệt là trong thảo dược. Nhóm cây đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, cỏ
Luzern…và một số cây cỏ có tính chất tạo bọt như rễ cây xà phòng (soap root),
vỏ cây xà phòng (soap bark)…khá giàu saponin.

13


2.5.1 Lợi ích của cây Yucca
Người dân châu Mỹ bản địa dùng sợi lấy từ lá cây Yucca làm dây thừng,
giày và quần áo. Hoa và quả cây Yucca có thể ăn được và hạt đen của cây Yucca
có thể nghiền để lấy tinh bột. Người ta còn dùng rễ của cây Yucca để làm xà
phòng, gội đầu nhằm trị gàu và rụng tóc. Trong chăn nuôi gia súc, chất chiết từ
cây Yucca được dùng khử mùi và giảm amoniac trong không khí cũng như trong
chất thải của động vật. Một số nghiên cứu cho thấy chất chiết từ cây Yucca được
bổ sung trong thức ăn có thể làm giảm hàm lượng amoniac và urê trong máu của
động vật. Chất chiết từ cây Yucca còn được dùng để trị một số thuốc trị bệnh cho
động vật, đặc biệt là các bệnh do protozoa (nguyên sinh động vật) gây ra. Hoạt
chất saponin trong chiết chất Yucca có thể diệt một cách hiệu quả loài
protozoa Giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật. Hoạt chất
saponin còn được dùng để trị một số bệnh trên ngựa như bệnh viêm khớp do
nhiễm Naegleria (một giống thuộc nhóm trùng biến hình), bệnh viêm não và tủy
sống do nhiễm Sarcosystis neurona. Hiện nay hoạt chất saponin chiết từ
cây Yucca schidigera đã được sản xuất đại trà và thương mại hóa.
2.5.2 Cơ chế tác động

Phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu
và một hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước. Hai thành phần này
tạo nên đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết
xuất từ thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với amoniac, làm giảm amoniac tự
do. Khi thức ăn đi qua dạ dày, amoniac sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất có trong
thức ăn. Chúng cũng có thể kết hợp với amoniac khi ở ngoài cơ thể động vật.
Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử amoniac
và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác. Cơ chế làm
giảm amoniac của chất chiết Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có nhiều nghiên
cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của
phân tử saponin. Ngoài ra, các hợp chất stilben (C14H12) có nhiều trong vỏ cây
Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ amoniac.
Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Cơ chế
tác động đến protozoa là saponin kết hợp với cholesterol hoặc sterol của màng tế
bào làm cho màng tế bào của protozoa bị phá hủy. Một số nghiên cứu cũng cho
thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.
2.5.3 Tính chất và công dụng của Saponin có trong cây Yucca.
Theo Đái Duy Ban (2008), saponin có những tính chất đặt trưng và công
dụng sau:
2.5.3.1 Tính chất đặt trưng:

14


Tất cả saponin dễ tạo thành bọt bền vững khi lắc với nước, với các chất
béo và nước tạo nhũ. Tính chất này làm saponin giống với xà phòng nên tiền tố
saponin có nghĩa là xà phòng.
Tác dụng phá huyết mạnh khi tiêm vào mạch máu do tạo phức saponin với
cholesterol và cholesterol este hóa của màng hồng cầu.
Chết động vật máu lạnh, cá chết ở nồng độ rất thấp do saponin làm tăng

tính thấm biểu mô đường hô hấp và làm mất các chất điện giải cần thiết.
2.5.3.2 Công dụng của saponin:
Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm: saponin có trong cây, lá để tự vệ và
chống nấm mốc xâm nhập. Các saponin steroid chống nấm mạnh hơn saponin
triterpenoid. Tác dụng chống nấm gắn liền với tạo phức với sterol của màng tế
bào nấm làm màng nấm tan rã.
Tác dụng kháng viêm: tất cả saponin steroid đều là thuốc kháng viêm
mạnh.
Tác dụng sinh dục: acid oleanoleic trong sapogenin và ginsenoid toàn phần có tác
dụng hướng sinh dục trên chuột.
Tác dụng chống ung thư: saponin nhóm spirotan có nhiều hoạt tính kháng
u. các glycoside spirotanol có chứa bốn đơn vị đường trong phần oligosaccaid có
tác dụng chống ung thư.
Do tính chất hoạt động bề mặt và tẩy rửa, saponin là tác nhân tạo bọt rất
tốt cho các dung dịch cần có bọt bền. Dịch tiết của Yucca được dùng trong công
nghệ đồ uống, dùng trong công nghiệp tách quặng, làm chất nhũ hóa trong chế
tạo phim ảnh và mỹ phẩm như son môi, dầu gội (Cheek, 2000).
Bột hay dịch tiết của cây Yucca không phải chỉ có steroid saponin mà còn
có những hóa chất thực vật khác, đó là oligosaccarid, phenol, stilbene, resveratrol.
Các oligosaccarid có vai trò là prebiotic, phenol, stilbene, resveratrol có vai trò
của các chất chống oxy hóa trong đó hợp chất resveratrol cũng rất giàu trong nho
và là một chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt đối với việc ngăn ngừa các bệnh tim
mạch và ung thư.
2.5.4 Ứng dụng bột Yucca trong chăn nuôi:
Bột hay dịch tiết của cây Yucca đã được dùng làm phụ gia thức ăn chăn
nuôi với các vai trò:
Kiểm soát amoniac và mùi hôi của chất thải: con vật sử dụng 30% nitơ
trong khẩu phần ăn đươc để sinh tổng hợp protein tạo sản phẩm động vật, phần

15



còn lại được thải ra phân và nước tiểu. Nitơ trong nước tiểu dưới dạng ure được
enzyme urease của vi khuẩn có trong tự nhiên phân giải thành amoniac và
carbohydrate. Khí amoniac tích tụ lại trong chuồng làm sức khỏe của vật nuôi bị
suy giảm. Giải thích cho việc giảm amoniac, một là chiết chất của cây Yucca có
tác dụng đến chức năng của thận, làm cho tốc độ phân giải loại bỏ ure, dẫn đến
giảm thấp hàm lượng ure và amoniac trong máu và thứ hai là do stilbene có trong
Yucca đã có tác dụng ức chế hoạt tính ure, hạn chế sự phân giải ure thành
amoniac (Kong, 1998). Theo Lowe et al., (1997) bổ sung các sản phẩm chiết xuất
Yucca schidigera vào khẩu phần ăn của chó hoặc mèo đã cải thiện mùi hôi trong
phân.
Điều chỉnh sự lên men dạ cỏ: Saponin có khả năng kháng protozoa, cơ chế
này đươc thực hiện do sự kết hợp của saponin với cholesterol trên màng protozoa,
làm cho màng bị phá hủy, bị ly giải và tế bào protozoa bị chết (Wang et al.,
1998). Protozoa trong dạ cỏ ăn vi khuẩn để sử dụng nguồn nitơ của vi khuẩn (một
protozoa trong mỗi giờ có thể ăn 600 – 700 vi khuẩn) và phân giải protein vi
khuẩn cho ra amoniac. Vì vậy, khả năng ăn vi khuẩn giảm và từ đó cũng giảm
được khả năng phân giải protein, giảm hàm lương amoniac hình thành trong dạ
cỏ. Giảm hàm lượng amoniac dạ cỏ sẽ giảm hàm lượng amoniac máu từ đó loại
bỏ được ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ thụ thai của bò sinh sản. Goodall et al., (1980)
báo cáo rằng bổ sung bột Yucca vào khẩu phần thức ăn ngủ cốc của bò đực thiến
giúp cải thiện tăng trọng bình quân mỗi ngày. Saponin có trong vỏ cây Yucca khi
bổ sung vào khẩu phần làm giảm hàm lượng protozoa trong dạ cỏ của loài nhai lại
(Kalita et al., 1996).
Tiêu hóa mỡ: Saponin có ảnh hưởng tích cực đến sự tiêu hóa và hấp thu
lipid bằng cách nhũ hóa mỡ và tạo micelle giúp niêm mạc ruột hấp thu dễ dàng
hơn (Vũ Duy Giảng, 2010).
Tác động đến cholesterol và những sterol khác: liên quan đến vai trò giảm
lượng cholesterol trong máu ở Oakenfull và Sidhu (1989) nhận thấy rằng ảnh

hưởng của khẩu phần chứa saponin làm giảm lượng cholesterol trong máu gia
cầm. Điều này chứng minh hơn 40 năm rằng khẩu phần chứa saponin làm giảm
lượng cholesterol trong máu gà (Newman et al., 1957, Griminger and Fisher,
1958). Ảnh hưởng trên là do saponin liên kết với cholesterol thành acid mật ở
ruột và ngăn sự tái hấp thu nó lại (Oakenfull và Sidhu, 1989).
Hoạt tính bề mặt và chức năng của ruột: một số thí nghiệm khác trên gà
thịt từ 0-42 ngày tuổi khi bổ sung Nutrafito plus (một chế phẩm chứa saponin)
với liều 200 mg/kg khẩu phần đã năng cao thể trọng và giảm hệ số chuyển hóa
thức ăn nhờ tác dụng cải thiện chiều cao của vi nhung và độ sâu khe niêm mạc
ruột (Vũ Duy Giảng, 2010, trích dẫn từ Kaiboriboon,2010).
Ngăn ngừa ung thư kết tràng: saponin có khả năng chống ung thư kết
tràng. Acid mật chia làm hai loại là acid mật sơ cấp và acid mật thứ cấp. Acid mật
16


sơ cấp sinh ra từ mật và acid mật thứ cấp sinh ra từ acid mật sơ cấp do tác động
của vi sinh vật. Acid mật sơ cấp là chất độc kích thích khối u. Saponin kết hợp
với acid mật sơ cấp không cho chúng biến đổi thành acid mật thứ cấp. Saponin
cũng kết hợp với cholesterol ngăn chúng không bị oxy hóa trong kết tràng
(cholesterol oxy hóa là chất kích thích ung thư kết tràng) (Rao and Sung, 1995).
Nâng cao đáp ứng miễn dịch: là tá dược của vaccine, saponin làm tăng khả
năng hấp thu các phân tử nhờ đó cải thiện vaccine tiêm và uống. Saponin thì đặc
biệt hiệu quả khi là tá dược của vaccine antiprotozoa, tá dược saponin trong
vaccine này tạo cho vaccine có khả năng tấn công protozoa ở cả hai phía, cả trong
đường ruột lẫn trong đường máu. Có khả năng tăng sự phân chia của tế bào miễn
dịch, kích thích sự sinh sản cytokine, nhờ đó hoạt hóa được lympho B sản sinh
kháng thể.
Cải thiện năng suất sinh sản, hạn chế tỉ lệ đẻ non: người ta nhận thấy rằng
heo con được sinh ra từ heo mẹ ăn khẩu phần bổ sung chiết chất Yucca có hàm
lượng oxy trong máu cao hơn, có lẽ đây là lý do làm cho tỉ lệ chết của heo con khi

sinh giảm đi (Cline et al., 1996).
2.6 RAU HÚNG QUẾ
2.6.1 Sơ lược về rau húng quế
Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L. Tên đồng nghĩa là: O.
Citriodorum Blanco; O. Americanum auct. non L. Tên nước ngoài là: sweet basil,
common basil, basilic (Anh)
Húng quế (Ocimum basilicum) còn được gọi là Húng chó, Húng giổi, rau
Quế, É quế, có mùi thơm đặc trưng không dễ nhầm với các rau khác. Lá rậm,
xanh thẫm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Ở một số nơi trên thế giới, húng
quế được
dùng làm gia vị.

Hình 3: Rau húng quế

(Nguồn: www.google.com)

17


×