Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát sự lưu hành virus gumboro trên gà thả vườn ở xã thông hòa huyện cầu kè tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
N THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
NGHI
VÀ SINH HỌC
C ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----

MAI VĂN HOÀNG ĐỆ

KHẢO
O SÁT SỰ
S LƯU HÀNH VIRUS
GUMBORO TRÊN GÀ THẢ VƯỜ
ỜN Ở XÃ
THÔNG HÒA, HUYỆN
HUY
CẦU
U KÈ,
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Cần Thơ, 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
N THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP


NGHI
VÀ SINH HỌC
C ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

Đề tài:

KHẢO
O SÁT SỰ
S LƯU HÀNH VIRUS
GUMBORO TRÊN GÀ THẢ VƯỜ
ỜN Ở XÃ
THÔNG HÒA, HUYỆN
HUY
CẦU
U KÈ,
TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫẫn:

Sinh viên th
thực hiện:

HUỲNH NGỌC
C TRANG


MAI VĂN HOÀNG Đ
ĐỆ
MSSV: LT11649

Cần Thơ, 12/2013

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
----

Đề tài: “Khảo sát sự lưu hành virus Gumboro trên gà thả vườn ở xã
Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”
Do sinh viên thực hiện: Mai Văn Hoàng Đệ tiến hành tại các hộ chăn nuôi gà
thả vườn trên địa bàn xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh từ tháng
8/2013 đến tháng 12/2013.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ môn


tháng

năm 2013

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Huỳnh Ngọc Trang

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực. Nếu có vấn đề sai sót nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Mai Văn Hoàng Đệ

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin kính dâng lòng biết ơn đến Cha – Mẹ suốt đời hi sinh và nuôi dạy
cho con nên người. Cám ơn những người trong gia đình quan tâm, động viên
và tạo điều kiện để cho con hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn:
Cô Huỳnh Ngọc Trang đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Thầy Trần Ngọc Bích, cố vấn học tập đã dìu dắt, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho chúng tôi trong suốt 2 năm dưới mái trường Đại học.
Quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp và truyền đạt
những kiến thức cho tôi trong suốt 2 năm học.
Các anh Thú y xã Thông Hòa đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời
gian để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chúc các quý thầy cô, các anh thú y xã, được dồi dào sức khỏe và
đạt nhiều thành tích tốt trong công tác. Chúc những người bạn của tôi luôn
mạnh khỏe và thành đạt.
Cuối cùng, tôi xin nói lời cảm ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã dành
thời gian đọc và xem xét đề tài tốt nghiệp này.

Mai Văn Hoàng Đệ

iii


Mục lục
Trang duyệt .................................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iii
Danh mục bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................viii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ix
Tóm lược ..................................................................................................................... x

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 2
2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong và ngoài nước ............................. 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới ................................... 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong nước ..................................... 2
2.2 Khái niệm về bệnh Gumboro ............................................................................ 3
2.3 Căn bệnh học ..................................................................................................... 3
2.3.1 Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 3
2.3.2 Sức đề kháng ............................................................................................... 4
2.3.3 Đặc tính nuôi cấy ........................................................................................ 5
2.3.4 Truyền nhiễm học ........................................................................................ 5
2.4 Cơ chế sinh bệnh ............................................................................................... 6
2.5 Miễn dịch học .................................................................................................... 6
2.5.1 Miễn dịch chủ động ..................................................................................... 6
2.5.2 Miễn dịch thụ động ..................................................................................... 7
2.6 Triệu chứng và bệnh tích ................................................................................... 7
2.6.1 Triệu chứng ................................................................................................. 7
2.6.2 Bệnh tích ..................................................................................................... 8
2.7 Chẩn đoán ........................................................................................................ 10
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................. 10
2.7.2 Chẩn đoán phân biệt ................................................................................. 10
2.7.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm .................................................................... 11
iv


2.8 Phòng và điều trị bệnh ..................................................................................... 12
2.8.1 Phòng bệnh ............................................................................................... 12
2.8.2 Điều trị ...................................................................................................... 12
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................... 14
3.1 Nội dung .......................................................................................................... 14

3.2 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................... 14
3.2.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................... 14
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm ................................................................................ 14
3.2.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 14
3.3 Phương pháp tiến hành .................................................................................... 15
3.3.1 Điều tra tình hình vệ sinh trong chăn nuôi gà ở nông hộ ......................... 15
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................... 15
3.3.3 Qui trình xét nghiệm ................................................................................. 16
3.4 Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 18
3.5 Phương pháp xử lý thống kê............................................................................ 18
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 19
4.1 Kết quả điều tra tình hình vệ sinh trong chăn nuôi gà ở nông hộ ................... 19
4.2 Tỷ lệ nhiễm Gumboro ..................................................................................... 20
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 26
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 26
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 27

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 3.1


Thành phần bộ kít ELISA

15

Bảng 4.1

Tình tình vệ sinh trong chăn nuôi gà ở nông hộ

19

Bảng 4.2

Tỷ lệ nhiễm Gumboro theo nhóm

20

Bảng 4.3

Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo hình thức chăn nuôi

21

Bảng 4.4

Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo giống

23

Bảng 4.5


Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo quy mô đàn

23

Bảng 4.6

Hiệu giá kháng thể trên từng nhóm sau khi bị nhiễm
Gumboro

24

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Hình 2.1

Mô hình cấu trúc virus gây bệnh
Gumboro

4

Hình 2.2

Gà bệnh suy nhược, lờ đờ


8

Hình 2.3

Gà tiêu chảy phân loãng và trắng

8

Hình 2.4

Xuất huyết lấm chấm ở cơ đùi

9

Hình 2.5

Xuất huyết giữa dạ dày tuyến và dạ
dày cơ

9

Hình 2.6

Túi Fabricius sưng to, niêm mạc
sung huyết hoặc xuất huyết

10

Sơ đồ bố trí huyết thanh xét nghiệm
ELISA


16

Mẫu huyết thanh dương tính với
kháng thể Gumboro

21

Hình 4.2

Gà nuôi thả lan

22

Hình 4.3

Gà nuôi bán thả lan

22

Hình 3.1
Hình 4.1

Trang

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Biểu đồ 4.1

Tên biểu đồ
Tỷ lệ nhiễm bệnh Gumboro theo nhóm

Biểu đồ 4.2

Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo hình thức
nuôi

21

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo giống

23

Biểu đồ 4.4

Tỷ lệ gà nhiễm Gumboro theo quy mô
đàn

24

viii

Trang
20



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
OIE

Chữ viết nguyên
Office International des Épizooties

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

IBDV

Infectious Bursal Disease Virus

IBD

Infectious Bursal Disease

AGP

Agar Gel Precipitation

VP

Viral Protein

ARN


Acid RiboNucleic

S/P

Sample/Positive

PC

Psitive Control

NC

Negative Control

ix


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát sự lưu hành virus Gumboro trên gà thả vườn ở xã Thông
Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” được tiến hành tại các hộ chăn nuôi gà
thả vườn trên địa bàn xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và phòng
thí nghiệm bệnh truyền nhiễm Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013. Đề
tài thực hiện “nhằm mục tiêu điều tra tình hình vệ sinh trong chăn nuôi gà ở
nông hộ bằng cách điều tra trực tiếp từ người chăn nuôi tại các hộ và khảo sát
tỷ lệ nhiễm virus Gumboro bằng phương pháp kiểm tra huyết thanh học qua
phản ứng ELISA”. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận kết quả như
sau:
Tình trạng vệ sinh chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức và chưa

quan tâm đến việc tiêm vaccine phòng Gumboro.
Tỷ lệ nhiễm Gumboro trên gà sinh sản là 74,7% và gà thịt là 44,8%
(P=0,004) còn hình thức nuôi thả lan có tỷ lệ nhiễm là 67,8% và bán thả lan
là 23,5% (P=0,001).
Tỷ lệ nhiễm Gumboro trên gà Tàu là 66,4%, giống gà nòi là 62,8%
(P=0,726).
Tỷ lệ nhiễm Gumboro ở quy mô đàn từ 30-50 con có tỷ lệ nhiễm là 69,7% và
đàn từ 1-30 con là 60,6% (P=0,038) và hiệu giá kháng thể ở gà thịt là
(2369±52) và gà sinh sản (4153±336), (P=0,006).

x


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi gà thả vườn là một hình thức nuôi khá phổ biến ở
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và mô hình này đang được nhiều người
chăn nuôi ở xã Thông Hòa áp dụng để phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Bên
cạnh đó gà được nuôi theo hình thức này thì chất lượng thịt sẽ ngon hơn, ít mỡ
và phù hợp với thị hiếu của người dùng. Do chăn thả tự do nên người dân chưa
quan tâm đến áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, đặc biệt là vệ sinh chuồng trại
cũng như tiêm phòng các bệnh nguy hiểm như Gumboro, vì vậy làm nguy cơ
mắc bệnh trên đàn gà cao, do chưa quan tâm bảo vệ môi trường, không đầu tư
xây dựng chuồng trại phù hợp dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, vì vậy làm cho
dịch bệnh dễ xảy ra, ngày càng phát triển và lây lan rộng đặc biệt là bệnh
Gumboro. Bệnh Gumboro được biết là bệnh nguy hiểm trên gà đặc biệt là gà
công nghiệp do tỷ lệ bệnh cao (57%) so với các bệnh khác (Lê Văn Năm,
1996) và gây suy giảm miễn dịch làm gà dễ bị nhiễm ghép với các bệnh khác
gây tổn thất cho người nuôi. Tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh cũng
được ghi nhận trên các đàn gà chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Theo
nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012) thì tỉ lệ nhiễm ở những đàn gà nhỏ

hơn 30 ngày tuổi (62,5%), kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi (54%) và thấp nhất
là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23%) và gây chết với tỷ lệ là 22,3%.
Chính vì vậy bệnh này được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào danh mục
các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm đối với gia cầm.
Để hiểu rõ sự lưu hành của virus Gumboro trên đàn gà nuôi thả vườn và
từ kết quả nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan thú y có biện pháp kỹ thuật hỗ
trợ người chăn nuôi và đồng thời giúp người chăn nuôi hiểu thêm và nhận biết
về tình hình dịch bệnh và tỷ lệ nhiễm Gumboro trên gà thả vườn, vì vậy chúng
tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sự lưu hành virus Gumboro trên gà thả vườn
ở xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”.
Mục tiêu của đề tài:
Điều tra tình hình vệ sinh trong chăn nuôi gà ở nông hộ.
Khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro trên gà thả vườn.

1


Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới
Lần đầu tiên bệnh Gumboro được phát hiện tại làng Gumboro thuộc
bang Delaware (Mỹ) vào năm 1957. Đến năm 1962, bệnh đã được Cosgrove
mô tả chi tiết. Lúc đó người ta đặt tên cho bệnh này là “avian nephrosis” (viêm
thận gà) do có sự hủy hoại nghiêm trọng ở thận.
Năm 1970, Hichner đề nghị chính thức gọi bệnh do Cosgrove phát hiện
là bệnh viêm túi fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease-IBD) hay
còn gọi là bệnh Gumboro. Virus gây bệnh này được gọi là virus gây viêm túi
fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease Virus-IBDV).
Ở Nhật Bản khi kiểm tra huyết thanh đàn gà, có 60% dương tính với
kháng thể Gumboro trong đàn gà không tiêm vaccine (Hirai, 1979).

Ferran et al., (1980), đã thông báo sự tồn tại của serotype 2. Những
nghiên cứu của Rosenberger et al (1985).được thực hiện vào năm 1985 tại
vùng chăn nuôi gà công nghiệp Delmarva cho thấy có sự xuất hiện các biến
chủng của serotype 1 và làm cho việc khống chế bệnh trở nên phức tạp. Các
biến chủng này đã gây bệnh cho đàn gà đã có kháng thể thụ động chống virus
Gumboro chuẩn và các chủng chuẩn về đặc tính sinh học.
Đến năm 1992, tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã công bố chính thức tên
bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, các phương pháp chẩn đoán và phòng
chống bệnh Gumboro (trích dẫn Nguyễn Bá Thành, 2006).
Ở Châu Á bệnh Gumboro ở thể nặng được tìm thấy ở một số nước như:
Trung Quốc vào năm 1990, sau đó bệnh xảy ra ở các nước trong vùng như
Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản với tỉ lệ chết lên đến 70%. Bệnh cũng xảy ra
ở các nước Malaysia, Philippines và Hàn Quốc nhưng có tỉ lệ chết thấp hơn từ
20-30%.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong nước
Tại Việt Nam, bệnh Gumboro được các chuyên gia Hungari và các
đồng nghiệp Việt Nam chính thức phát hiện vào năm 1981 dựa vào triệu
chứng, bệnh tích và dịch tễ học của bệnh (trích dẫn Thái Dương Thanh Thọ,
2011).

2


Năm 1982, Viện Thú Y Quốc gia chính thức công bố bệnh Gumboro ở
Việt Nam (Trần Minh Châu và ctv, 1982).
Ở Việt Nam, theo Trần Minh Châu và ctv (1982) thì bệnh được phát
hiện tại một trại nuôi gà Plymouth ở tỉnh Hà Tây. Gà bị chết rất nhiều vào lúc
29-30 ngày tuổi, thời gian từ lúc xuất hiện bệnh cho đến khi kết thúc là 20
ngày. Số chết là 34% đối với toàn đàn. Dựa vào kết quả nghiên cứu về triệu
chứng, bệnh tích đại thể và vi thể, cùng với diễn biến của bệnh các tác giả đã

xác định là bệnh Gumboro.
Năm 1987, Bệnh xảy ra nghiêm trọng ở xí nghiệp gà Cầu Diễn, thuộc
Liên hiệp gia cầm Hà Nội, xí nghiệp gà giống Tam Đảo và một số xí nghiệp
gà giống thương phẩm khác (Nguyễn Đăng Khải, 1988).
Theo điều tra của Cục thú y, từ năm 1987 cho đến nay nhiều tỉnh trong
cả nước có thông báo về bệnh Gumboro như Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Hưng,
Hà Bắc và các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Long An, Sông Bé. Bệnh
Gumboro đã xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tư nhân và cơ sở quốc doanh gây
thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo Thái Thanh Dương Thọ (2011) , tỷ lệ nhiễm bệnh Gumboro trên
đàn gà thả vườn là 35,2%.
2.2 Khái niệm về bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro hay còn gọi là bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm
(IBD) hay bệnh Sida của gà. Bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gà, kể cả gà
nuôi công nghiệp và gà thả vườn, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có
khả năng lây lan rất cao ở gà con. Bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở
giai đoạn 1-12 tuần tuổi, nhưng rõ nhất là từ 3-6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn cũng có
thể mắc bệnh ở dạng tiềm ẩn. Trong giai đoạn này tỷ lệ bệnh có thể lên đến
100% và chết có thể từ 20-50%. Bệnh gây phá hủy túi Fabricius làm sưng túi
sau lại teo nhỏ, làm suy giảm khả năng miễn dịch trầm trọng nên gà dễ bị
nhiễm các bệnh khác. Bệnh phát ra ở hầu hết các nước trên thế giới có chăn
nuôi gà công nghiệp (Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2005).
2.3 Căn bệnh học
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Virus Gumboro thuộc loài Avibirnavirus được xếp vào giống
Birnavirus họ Birnaviridae, là loại virus trần không có vỏ bọc ngoài cùng, có
cấu tạo hình khối đa diện, kích thước của virus từ 50-70 nm.
3



Virus Gumboro có cấu trúc di truyền là một mạch đôi ARN cuộn tròn
và được phân thành 2 đoạn riêng biệt, vì vậy có tên là Birnavirus (Bi: 2, ARN:
acid ribonucleic) nghĩa là virus có 2 đoạn ARN. Phần capxit của virus được
cấu tạo bởi 32 capsomere. Mỗi capsomere cấu tạo gồm 5 loại protein cấu trúc
khác nhau với tên gọi là VP1 (Viral Protein-VP), VP2, VP3, VP4, VP5 trong đó
VP1 là enzyme xúc tác ARN – polymerase, VP4 là enzyme phân cắt, VP5 là
yếu tố điều hòa tổng hợp VP2 VP3. VP2 và VP3 là 2 loại protein chính, còn
VP1 và VP4 , VP5 là những protein phụ (Nguyễn Hồng Minh, 2012, Nguyễn
Như Thanh và ctv, 2006).

Hình 2.1 Mô hình cấu trúc virus gây bệnh Gumboro

(Nguồn />2.3.2 Sức đề kháng
Virus Gumboro có sức chịu đựng, khả năng đề kháng cao và tồn tại dai
dẳn nhất trong tự nhiên. Virus có thể tồn tại lâu dài trong ấu trùng Alphitobus
có trong thức ăn, hàng tháng trong chất độn chuồng, hàng tuần trong nước,
trong phân. Virus Gumboro đề kháng hoàn toàn với ether và chloroform
nhưng lại nhạy cảm với formalin, iodur và chloromin, chỉ bị vô hoạt khi
pH=12 chịu được pH=2. Virus có thể sống sót sau khi xử lý ở nhiệt độ 560C
trong 5 giờ, 600C chúng vẫn còn sống nhưng ở 700C có thể bị tiêu diệt nhanh
chóng sau 30 phút và chloromin 0,5% giết chết virus sau 10 phút,. Virus dễ bị
tiêu diệt bởi phenol 0,5% và thimerosal ở 300C sau 1 giờ và có nhiều bằng
chứng cho thấy virus không gây bệnh khi tiếp xúc với formol 0,5% trong 6
giờ, virus cũng bị vô hoạt với 3 chất sát trùng với các nồng độ khác nhau (Iod,
dẫn xuất của Phenolic và hợp chất Ammonium) trong 2 phút ở 230C (trích dẫn
Nguyễn Thành Trung, 1997).

4



2.3.3 Đặc tính nuôi cấy
Virus có thể nuôi cấy trong túi niệu mô của phôi gà ấp 10 ngày tuổi,
phôi sẽ chết sau 3-5 ngày sau khi tiêm truyền. Virus gây bệnh tích trên phôi
như xoang bụng sưng to, tích nước, da sung huyết, xuất huyết, gan hoại tử
thành từng vệt, xuất huyết thành từng điểm, thỉnh thoảng thấy xuất huyết ở các
khớp ngón chân, xuất huyết ở vùng đại não, tim nhạt màu, có những điểm hoại
tử ở thận, lách nhạt màu, màng nhung niệu có những điểm xuất huyết nhỏ.
Ngoài ra, còn có thể nuôi cấy virus trong môi trường tế bào, từ những tế bào
nguyên bào sợi phôi gà, phôi vịt, gà tây (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
2.3.4 Truyền nhiễm học
Loài mắc bệnh: lúc đầu người ta cho rằng gà được coi là loài duy nhất
cảm thụ. Tất cả mọi giống gà đều mắc bệnh, đặc biệt là gà Leghorn trắng cảm
nhiễm nhiều nhất và tỉ lệ chết cao nhất. Nhưng cho đến nay virus này được
phân lập từ chim trĩ, gà gô, chim cánh cụt, cút, gà sao, gà lôi, đà điểu. Tuổi gà
cảm thụ cao nhất là từ 3-6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn 3 tuẩn tuổi bị nhiễm ở thể ẩn
không có biểu hiện triệu chứng nên làm ức chế miễn dịch (Hồ Thị Việt Thu,
2012, Lê Văn Hùng, 1996).
Đường xâm nhập: virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa. Ngoài
ra, chúng còn xâm nhập qua đường hô hấp, các dịch tiết của gia cầm mắc bệnh
và gia cầm mang trùng (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
Sự lây lan: Vào những năm 1985-1989, tại trung tâm nghiên cứu gia
cầm Thụy Phương – Viện Chăn nuôi Quốc gia, Lê Văn Năm đã quan sát nhiều
gà cùng lứa tuổi nuôi tại các ô chuồng khác nhau xen kẽ với các lứa gà khác
nhau trong cùng một dãy chuồng, thì bệnh Gumboro nổ ra, thông thường nổ ra
ở những gà cùng lứa tuổi, rồi sau đó mới lan sang những ô gà bên cạnh có độ
tuổi khác nhau. Điều đó chứng tỏ bệnh Gumboro xảy ra và lây lan có thể trực
tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc với môi trường
nhiễm bệnh. Bệnh lây lan từ chuồng này sang chuồng khác do người chăn
nuôi, dụng cụ chăn nuôi, nguồn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Chuột, bọ,
chó, mèo, thú hoang dã và một số côn trùng khác đều có thể đóng vai trò lan

truyền bệnh. Người ta thấy rằng chuồng nuôi của những gà bị bệnh thì virus có
thể tồn tại và truyền bệnh cho gà khác từ 54-122 ngày. Bệnh không lây từ mẹ
sang con qua trứng nhưng lây qua vỏ trứng bị nhiễm virus Gumboro có ở trên
chuồng, trứng này đem ấp khi nở sẽ gây nhiễm cho gà con (Lê Văn Hùng,
1996, Nguyễn Tuyết Hậu, 1995, Lê Văn Năm, 2004).

5


2.4 Cơ chế sinh bệnh
Qua con đường tiêu hóa : thức ăn, nước uống virus xâm nhập vào hệ
tiêu hóa của gà tới niêm mạc ruột rồi xuyên qua màng ruột tại đây các tế bào
đại thực bào sẽ tiếp nhận đồng thời tiếp xúc với tế bào lympho B còn non của
ống tiêu hóa là loại mẫn cảm với virus, chúng bắt đầu thực hiện quá trình nhân
lên, quá trình này là sự nhân lên cục bộ (sự nhân lên sơ cấp) chỉ từ 6-8 giờ một
số lượng lớn virus đáng kể được giải phóng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn.
Đây là lần thứ nhất virus xuất hiện trong máu, nhưng người ta không gọi là sự
nhiễm trùng vì số lượng không nhiều. Hệ tuần hoàn chỉ làm nhiệm vụ vận
chuyển virus đi khắp cơ thể mà trước hết là đến lách, túi Fabricius và một số
cơ quan khác (Nguyễn Hồng Minh, 2012).
Thông thường 9-11 giờ sau khi vào hệ tiêu hóa thì một số lượng virus
đã có mặt trong túi Fabricius và bắt đầu tấn công các loại hình tế bào lympho
B, các tế bào nang bào của túi Fabricius khiến cho túi sưng to lên trong 3 ngày
đầu, sau đó bắt đầu teo lại và thấy rõ sự khác nhau đó vào khoảng 7-10 ngày
sau khi nổ ra bệnh. Đây là quá trình nhân lên toàn phần hay tự nhân lên thứ
cấp. Số lượng lớn virus giải phóng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn lần 2 lúc
này người ta coi sự có mặt virus Gumboro trong máu là sự nhiễm trùng
(viremia), làm gà sốt cao phải uống nhiều nước để tỏa nhiệt. Vì sốt cao, uống
nhiều nước, sinh loạn khuẩn đường ruột,… làm cơ thể mất cân bằng vi sinh,
cho nên hầu như 100% các trường hợp gà bị bệnh Gumboro đều bị bệnh thứ

phát, làm cho diễn biến lâm sàng của bệnh càng phong phú, đa dạng và phức
tạp.
Virus Gumboro tác động gây hiện tượng bệnh lý đông máu do vậy hệ
tuần hoàn xuất hiện các cục huyết khối làm nghẽn mao mạch quản chủ yếu là
vùng niêm mạc túi Fabricius và ở một số nơi khác dẫn đến hiện tượng sung
huyết. Khi không chịu nỗi áp suất gia tăng của máu, mao mạch bị đứt gây nên
sự thẩm xuất dịch nên gây hiện tượng sung huyết, xuất huyết ở từng vùng cơ
đùi, cơ ngực đồng thời ở túi Fabricius, lách, gan cũng xảy ra tương tự. Cứ như
vậy thì sự sung huyết, xuất huyết từ những điểm li ti đến thành những vệt và
mãng có màu sẫm.
2.5 Miễn dịch học
2.5.1 Miễn dịch chủ động
Gà nhiễm virus từ tự nhiên hoặc do tiêm phòng vaccine với cả 2 loại
vaccine sống hay chết đều kích thích sự tạo miễn dịch chủ động . Đối với miễn
dịch chống bệnh Gumboro, quá trình miễn dịch dịch thể là quan trọng nhất. Gà
6


ở lứa tuổi nhỏ hơn 3-4 tuần tuổi chỉ cần tiếp xúc với virus Gumboro qua
đường tiêu hóa có thể hình thành miễn dịch, do đó có thể sử dụng vaccine
Gumboro bằng đường uống. Trên gà có độ tuổi lớn hơn hoặc gà mẹ thì đưa
vaccine bằng đường tiêu hóa không có hiệu quả mà nên sử dụng bằng đường
tiêm bắp hay tiêm dưới da. Do đó cần lưu ý điều này trong việc thực hiện
phòng chống bệnh Gumboro (trích dẫn Bùi Kim Chi, 2009).
2.5.2 Miễn dịch thụ động
Kháng thể thụ động truyền từ huyết thanh của gà mẹ sang gà con qua
lòng đỏ trứng nhưng hàm lượng kháng thể phải đủ để trung hòa virus thì mới
có thể bảo vệ gà con chống lại virus trong giai đoạn đầu đời của gà con. Hàm
lượng kháng thể thụ động trong cơ thể gà con phụ thuộc vào khoảng thời gian
tiêm vaccine cho đến khi lấy trứng ấp và hiệu giá kháng thể của gà mẹ truyền

cho gà con. Theo Skeeles et al, 1979 thì hàm lượng kháng thể thụ động giảm
đi một nữa trong máu gà con sau 3-5 ngày và đào thải hầu như hoàn toàn ra
khỏi cơ thể sau 10-21 ngày (trích dẫn Lê Văn Năm, 2004).
2.6 Triệu chứng và bệnh tích
2.6.1 Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh rất ngắn và triệu chứng bệnh được quan sát từ 2-3
ngày sau khi nhiễm bệnh, bệnh xảy ra bất thình lình kéo dài 2-3 ngày. Tỷ lệ
nhiễm có thể lên đến 100%, tỉ lệ chết 10-30%, nếu có ghép với các bệnh khác
thì tỷ lệ chết lên đến 50-60%, nhưng tỉ lệ chết cao nhất vào ngày thứ 4 (Ngô
Quốc Trịnh, 2006). Do có sự khác nhau về độc lực của virus gây bệnh, nên
tính chất gây bệnh cũng khác nhau, có hai thể biểu hiện cơ bản.
Thể lâm sàng: do các chủng virus có độc lực trung bình và cao gây
nên, chủ yếu xảy ra ở gà từ 3-6 tuần tuổi. Bệnh Gumboro ở thể lâm sàng có
những triệu chứng điển hình.
Sau khi virus vừa mới xâm nhập vào túi Fabricius, gà có những biểu hiện: gà
có phản xạ muốn đi ngoài nhưng không đi được (Võ Bá Thọ, 2004). Đây là
triệu chứng đầu tiên giúp ta phát hiện sớm bệnh Gumboro về mặt lâm sàng.
Sau đó gà bắt đầu sốt cao, đó là lúc virus gây bệnh đã xâm nhập vào đường
máu, đường lâm ba đến tế bào lympho B hệ 2, tại thời điểm này chúng sinh
sản nhanh và tăng gấp nhiều lần về số lượng. Do sốt cao gà uống nhiều nước
và sinh ra rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng sinh thái đường ruột dẫn đến gà bị
viêm ruột và tiêu chảy xung quanh hậu môn gà dính bết đầy phân. Phân gà lúc
này trở nên loãng có nhiều nước, lúc đầu màu trắng ngà sau chuyển sang màu
trắng vàng, xanh vàng đôi khi có lẫn máu. Gà mắc bệnh Gumboro lúc đầu
7


biếng ăn, suy nhược, lông xù, run, cổ rụt lại và phân đôi khi có lẫn máu rất dễ
nhầm lẫn với bệnh cầu trùng. Khi bệnh nặng dần lên gà bị tiêu chảy và mất
nước dẫn đến nằm liệt một bên, chân và cánh duỗi ra thân nhiệt thấp hơn bình

thường. Một đến hai ngày sau khi phát bệnh gà bắt đầu chết. Hiện tượng gà
chết kéo dài 7-8 ngày, tùy vào mức độ nghiêm trọng và sức đề kháng của đàn
gà (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2004).

Hình 2.2 Gà bệnh suy nhược, lờ đờ Hình 2.3 Gà tiêu chảy phân loãng và trắng

(JICA_SNIVR, 2001)
Thể tiềm ẩn: đối với những gà nhiễm bệnh dưới 2-3 tuần tuổi thường
không có biểu hiện triệu chứng nhưng những gà này bị suy giảm miễn dịch
nặng, rất dễ bị nhiễm những bệnh truyền nhiễm khác (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
2.6.2 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Ở thể ẩn tính bệnh tích có thể quan sát được là teo tuyến ức và túi
Fabricius.
Ở thể cấp tính: quan sát thấy cơ sậm màu, cơ đùi, cơ ngực có nhiều
điểm xuất huyết đôi khi tạo thành từng vệt dài.

8


Hình 2.4 Xuất huyết lấm chấm ở cơ đùi

(JICA_SNIVR, 2001)
Nơi tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ xuất huyết, lách bị hoại tử
lấm chấm, niêm mạc màng ruột có khi dày lên và kèm theo xuất huyết.

Hình 2.5 Xuất huyết giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ

(Hồ Thị Việt Thu, 2009)
Theo Cheville (1996) kích thước túi Fabricius biến đổi như sau: ngày

thứ 3 sau khi nhiễm virus do bị thủy thũng, viêm sưng nên túi bắt đầu tăng
kích thước và trọng lượng, đến ngày thứ 4 kích thước tăng gấp đôi so với lúc
bình thường. Đến ngày thứ 5 kích thước túi trở lại bình thường, rồi tiếp tục
nhỏ dần. Từ ngày thứ 8 trở đi thì kích thước và trọng lượng chỉ còn 1/2 hoặc
1/3 so với bình thường. Bình thường túi Fabricius có màu trắng, nhưng khi gà
mắc bệnh thì túi bị biến đổi chuyển từ màu trắng sang vàng chanh và được bao
bọc một lớp tiết xuất nhớt cùng màu. Trong trường hợp nặng có thể bị xuất
huyết, màu của túi chuyển thành màu đỏ, có khi đỏ thẩm. Các nếp gấp bên
trong dày lên bề mặt phủ một lớp như bã đậu phụ.

9


Hình 2.6 Túi Fabricius sưng to, niêm mạc sung huyết hoặc xuất huyết

(JICA_SNIVR, 2001)
Bệnh tích vi thể
Các bệnh tích vi thể của gà bệnh Gumboro xảy ra đặc trưng ở các cơ
quan có cấu trúc từ tế bào lympho như túi Fabricius, lách, tuyến ức, tuyến
Harder và hạch bạch huyết manh tràng.
Túi Fabricius là nơi xảy ra những biến đổi vi thể nhiều nhất và đặc
trưng nhất. Ngay 24 giờ sau nhiễm, phần lớn tế bào lympho trong túi đã bị
thoái hóa. Từ 72-96 giờ sau khi nhiễm hầu như 100% các nang lympho của túi
Fabricius đều có bệnh tích như trên. Ở giai đoạn 48-96 giờ các tế bào biểu mô
bề mặt niêm mạc túi tăng sinh đồng thời các tế bào hình trụ bị kích thích do
virus tiết ra nhiều chất nhầy mucin đổ vào lòng túi làm trong túi có nhiều bọt
màu vàng (Lê Văn Hùng, 1996).
2.7 Chẩn đoán
2.7.1 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào đặc điểm dịch tễ là bệnh xảy ra thình lình, tỷ lệ chết tăng cao

(ở ngày thứ 3, thứ 4 sau khi dịch bắt đầu bùng phát) và giảm nhanh, bệnh kết
thúc trong khoảng một tuần, tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấp.
Bệnh tích điển hình là ở túi Fabricius (sưng to, thủy thũng, xuất huyết),
xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, thận sưng.
2.7.2 Chẩn đoán phân biệt
Trong chẩn đoán cần phân biệt bệnh Gumboro với các bệnh khác như:
Bệnh Newcastle: triệu chứng và bệnh tích giống với Gumboro: ủ rũ,
phân trắng, xuất huyết dạ dày. Nhưng bệnh Newcastle không sưng, không xuất
huyết và không teo ở túi Fabricius và cũng không xuất huyết cơ ngực và cơ
đùi. Diễn biến của Newcastle kéo dài còn Gumboro chỉ xảy ra trong vòng 5-10
ngày là kết thúc.
10


Bệnh tụ huyết trùng: giống Gumboro về triệu chứng chết nhanh, phân
lẫn máu và liệt chân. Nhưng bệnh tụ huyết trùng không xuất huyết túi
Fabricius và dạ dày. Khi dùng kháng sinh Gentamycin, Floxacin,
Enrofloxacin, Tetramycin,… điều trị thì bệnh cầm ngay. Còn bệnh Gumboro
lại chết tăng cao.
Bệnh cầu trùng: triệu chứng giống Gumboro là phân đỏ, xù lông.
Nhưng bệnh cầu trùng diễn biến và lây lan chậm. Tỷ lệ chết thấp. Bệnh tích
không sưng túi Fabricius, không xuất huyết cơ.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: chỉ có thận sưng nhưng không có
bệnh tích ở túi Fabricius không xuất huyết cơ.
2.7.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán virus học
Dùng huyễn dịch 10% hoặc 20% từ bệnh phẩm là túi Fabricius hoặc
lách của gà mắc bệnh nhỏ vào miệng, mắt, hậu môn cho gà từ 3-6 tuần tuổi.
Những gà này chưa tiêm vaccine Gumboro, không nằm trong vùng có dịch
Gumboro và không có kháng thể kháng virus Gumboro. Sau khi gây nhiễm,

triệu chứng lâm sàng phát hiện đầu tiêm là gà quay đầu mổ vào hậu môn của
chính nó. Sau 2-3 ngày, gà tiêu chảy phân lỏng, mổ khám thấy có bệnh tích
đại thể là túi Fabricius sưng to, có dịch nhày bên ngoài, cơ ngực, cơ đùi xuất
huyết (trích dẫn Nguyễn Bá Thành, 2006)
Chẩn đoán huyết thanh học
Virus Gumboro khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh ra
kháng thể dịch thể, kháng thể này có trong máu với một lượng tương đối lớn.
Do đó, có thể dùng phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng thể này khi có
kháng nguyên chuẩn là virus Gumboro và ngược lại khi có huyết thanh chuẩn
Gumboro thì có thể phát hiện kháng nguyên.
Phản ứng ELISA là một kỹ thuật sinh hóa thường được sử dụng nhất
trong việc phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm. Hiện
nay ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học,
nông nghiệp và đặc biệt là trong các quy trình an toàn chất lượng các sản
phảm sinh học.
Đối với các ELISA phát quang, ánh sáng sẽ được phát ra từ mẫu chứa
kháng nguyên – kháng thể. Sự hiện diện của phức hợp kháng nguyên – kháng
thể sẽ quyết định cường độ ánh sáng phát ra.
11


Để tiến hành ELISA cần phải có ít nhất một kháng nguyên đặc hiệu cho
kháng nguyên chưa biết. Thông thường kháng nguyên được cố định tại các
giếng của đĩa.
Giữa các bước của ELISA, các protein và các kháng thể không đặc
hiệu, kháng thể không gắn với kháng nguyên sẽ được loại bỏ sau các tác dụng
rữa. Sau bước rữa cuối cùng, chỉ còn kháng thể liên kết với kháng nguyên
được giữ lại. Sau khi được cho vào, cơ chất sẽ chịu tác động của enzyme liên
kết với kháng thể trong phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Sự hiện diện của
kháng nguyên hay kháng thể được xác định bằng giá trị OD qua máy đọc

ELISA ở bước sóng phù hợp.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng phản ứng trung hòa virus hoặc phản ứng
kết tủa khuếch tán trên thạch (Hồ Thị Việt Thu, 2011).
2.8 Phòng và điều trị bệnh
2.8.1 Phòng bệnh
Virus Gumboro có thể tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên, trong
chuồng gà có thể lên tới 122 ngày, đây chính là nguồn bệnh tiềm tàng và nguy
hiểm. Do đó phòng chống bệnh Gumboro phải tiến hành biện pháp tổng hợp:
phải tăng cường vệ sinh công tác thú y, giữ đúng nguyên tắt khử trùng tiêu
độc, giữ vệ sinh thức ăn nước uống, hệ thống chất thả. Thế nhưng để phòng
bệnh Gumboro buộc phải sử dụng vaccine.
Quy trình tiêm phòng tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh từng nơi và
tình trạng miễn dịch của đàn gà (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
8 ngày tuổi phòng bệnh Gumboro lần 1 bằng vaccine Gumboro, nhỏ
mắt.
18 ngày tuổi phòng bệnh Gumboro lần 2 bằng vaccine Gumboro, tiêm
dưới da hoặc tiêm bắp.
35 ngày tuổi phòng bệnh Gumboro lần 3 bằng vaccine Gumboro, tiêm
dưới da hoặc tiêm bắp.
2.8.2 Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Gumboro, tăng cường sức đề
kháng gà bằng việc nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc.
Cho uống Anti-Gum (1g/1 lít nước uống) kết hợp với Vime-Amino
(2g/1 lít nước uống 3g/kg thức ăn) nhằm để cung cấp đầy đủ chất điện giải và
12


vitamin, giúp gà khỏi bệnh nhanh chóng, làm giảm tỷ lệ chết trong đàn. Hiệu
quả điều trị cao khi kết hợp với kháng thể Gumboro.
Điều trị bằng kháng thể HANVET K.T.G (dưới 500g: 1ml/con, trên

500g: 2ml/con).
Trong trường hợp có kế phát bệnh khác cần sử dụng thêm các thuốc
đặc hiệu để điều trị các bệnh kế phát (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

13


×