Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu dàn bài gợi ý phân tích tác phẩm chuyện người con gái nam xương nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.4 KB, 4 trang )

Tuần 4-Bài 3(Tiết 16-17):

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích “Truyền kỳ mạn lục”)

* Nguyễn Dữ
TÓM LƯC CỐT TRUYỆN: Chọn một trong hai bản tóm tắt cốt truyện sau:
(1) Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Thò Thiết (Vũ Nương), người con gái quê ở Nam Xương nết
na, thùy mò. Chàng Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, mến vì dung hạnh của nàng, xin mẹ đem trăm lạng
vàng cưới về làm vợ. Biết chồng vốn có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức, Vũ Nương luôn giữ gìn
khuôn phép, không để vợ chồng bò thất hòa. Cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính đánh
giặc Chiêm. Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng với ước mong ngày về của chồng “mang theo được hai chữ
bình yên”.
Lúc bấy giờ nàng đang có mang, xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai, đặt tên là Đản. Nửa năm sau,
mẹ chồng vì già yếu và nhớ thương con đi lính, rồi lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc men nhưng
không qua khỏi. Vũ Nương thương xót, lo ma chay tế lễ cho mẹ chồng như đối với cha mẹ mình.
Qua năm sau, giặc tan, Trương Sinh được trở về. Con trai đã vừa học nói. Chàng bế con đi thăm mồ mẹ. Đứa con
quấy khóc, Trương Sinh hết sức dỗ dành. Đứa con nhất đònh không chòu nhận chàng là bố, vì bố nó “đêm nào
cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nghe con nói, vốn tính
hay ghen, chàng ngờ vực vợ mình thất tiết, đánh đuổi nàng đi.Vũ Nương khóc lóc, phân trần. Họ hàng, làng xóm
bênh vực và biện bạch cho nàng, Trương Sinh quyết chẳng nghe. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông Hoàng
Giang với lời nguyền “nếu đoan trang thì vào nước xin làm ngọc Mò Nương, xuống đất làm cỏ Ngu Mó. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chòu
khắp mọi người phỉ nhổ”. Còn Trương Sinh, một hôm ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa trỏ vào bóng
mình mà bảo là cha Đản, chàng mới tỉnh ngộ biết vợ mình đã chết oan.
Vũ Nương được các nàng tiên cứu, sống ở thủy cung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan
Lang cũng được tiên cứu, nàng nhờ Phan Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan,
nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vónh viễn.
(2) Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của Vũ Nương, người con gái ở huyện Nam Xương, nết na, thùy mò.
Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, tính vốn đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá
mức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai, đặt tên là Đản và hết lòng dạy con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan,


Trương Sinh về nhà thì mẹ đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất đònh không chòu nhận chàng là bố vì
bố nó “đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Nghe con nói, Trườn Sinh ngờ vợ thất
tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Được các nàng tiên cứu, Vũ Nương sống
ở thủy cung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp người làng là Phan Lang cũng được tiên cứu, ngàng nhờ Phan
Lang về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan, Vũ Nương hiện về, ngỏ lời đa tạ và từ biệt
Trương Sinh vónh viễn.
ĐỀ VĂN:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ, tuy nhiều yếu tố hoang đường, nhưng có giá trò
tố cáo xã hội và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Yêu cầu:
-Nội dung: Làm rõ “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là : một áng văn xuôi cổ có nhiều yếu tố
hoang đường, thế nhưng lại là một tác phẩm có giá trò tố cáo xã hội và giá trò nhân đạo sâu sắc.
-Hình thức: Phân tích giá trò nội dung tác phẩm văn học (truyện truyền kỳ)
Hướng dẫn làm bài :
MỞ BÀI:
-Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của nước ta ở thế kỷ XVI, vốn là học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh
Khiêm.Thành tài, đỗ đạt, ông ra làm quan được một năm. Sau vì chán cảnh triều đình thối nát, ông lấy cớ phải
nuôi mẹ già mà từ quan. Trong những ngày “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”, ông viết “Truyền kỳ mạn lục”.
“Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi chữ Hán đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam, gồm 20 truyện,
khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lòch sử, dã sử của Việt Nam.
- Các truyện trong “Truyền kỳ mạn lục” là những mẫu chuyện “tuy đậm chất hoang đường, nhưng lại có giá trò tố
cáo xã hội và giá trò nhân đạo sâu sắc” .”Chuyện người con gái Nam Xương” là một tiêu biểu.
THÂN BÀI:
1.“Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ có nhiều yếu tố hoang đường:
- “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ đạt đỉnh cao của thể loại truyền kỳ ở thế kỷ XVI của văn học trung đại Việt
Nam. Tác phẩm từng được xem là áng “thiên cổ kỳ bút”.


-“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”. Truyện có
nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”. Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ

có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bò nghi
ngờ, bò sỉ nhục, bò đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để bày tỏ lòng trong sạch. Cũng như truyện
dân gian, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân, đó là người tốt bao giờ
cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
- Truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” kết thúc ở chỗ thằng bé chỉ cái bóng trên tường, Trương Sinh tỉnh ngộ và
thấu hiểu nỗi oan của vợ. Kết thúc như thế đã là có hậu vì nỗi oan của Vũ Nương đã được giải. Nét sáng tạo của
Nguyễn Dữ ở “Chuyện người con gái Nam xương” là tác giả thêm vào đoạn kết, đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn
và giá trò mới. Truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” đã chấm dứt câu chuyện ở chốn trần gian, Nguyễn Dữ mở tiếp
câu chuyện ở thế giới thần linh, nên sức hấp dẫn ở “Chuyện người con gái Nam Xương” trước hết và chủ yếu là ở
những yếu tố hoang đường, kỳ ảo : Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, rồi thả rùa mai xanh. Phan
Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương. Câu chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước
cứu mạng đưa về thủy cung. Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra sau khi
Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang,… Thế nhưng, dẫu biết rằng đó là những yếu tố hoang
đường, kỳ ảo, người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực, bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố
thực về đòa danh(bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), về thời điểm lòch sử(cuối đời Khai Đại nhà Hồ), sự kiện lòch
sử (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể rồi bò đắm thuyền)và nhân vật lòch sử(Trần Thiêm
Bình), những chi tiết về trang phục (quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ, riêng Vũ Nương mặt chỉ hơi điểm qua một
chút son phấn),v..v… Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo này vào truyện của Nguyễn Dữ đã làm cho thế giới kỳ ảo
lung linh, mơ hồ trở nên gần vơi cuộc đời thực, làm tăng dộ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
2 . “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trò tố cáo xã hội và tinh thần nhân đạo sâu sắc:
a. “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của nàng Vũ Nương:
- Không như truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”chỉ thiên về cốt truyện và hành động của nhân vật, “Chuyện
người con gái Nam Xương” qua ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương hiện lên có đời
sống, có tính cách rõ nét hơn nhiều. “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của
nàng Vũ Nương:
+ Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: biết chồng có tính đa nghi, Vũ Nương thể hiện mình là người vợ tốt, biết
giữ đạo làm vợ, lúc nào nàng cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
+ Khi tiễn chồng đi lính: Yêu thương chồng, nàng rót rượu tiễn chồng và nói những lời ai nghe cũng “đều ứa hai
hàng lệ”. Nàng không trông mong chồng vinh hiển “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm”, mà chỉ mong ngày đoàn tụ,
chồng trở về” được hai chữ bình yên”. Đó là những ước mong hết sức bình thường của một người vợ, một người

phụ nữ khát khao cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc . / Tình thương yêu chồng của nàng thể hiện qua sự cảm
thông trước những nỗi vất vả , gian lao mà chồng phải chòu đựng: “Chỉ e việc quân khó lường. Giặc cuồng còn lẩn
lút, quân triều đình còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ”./ Tình yêu thương chồng của
nàng còn thể hiện qua nỗi khắc khoải nhớ nhung, lo lắng: “… khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ già lo lắng”.
+Khi xa chồng: Vũ Nương là người vợ thủy chung, buồn thương nhớ chồng tha thiết, triền miên “Ngày qua tháng
lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể
nào ngăn được”/ Nàng còn là người vợ đảm dang, người dâu hiếu thảo: Chồng đi chinh chiến, một mình nàng vừa
nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng. Mẹ chồng mất “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu
như đối với cha mẹ đẻ mình”.
+Khi bò chồng nghi oan: Vũ Nương một mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình, tìm mọi cách để hàn gắn hạnh
phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Nàng nói đến thân phận của mình “vốn là con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà
giàu”. Nàng nói về tình nghóa vợ chồng và khẳng đònh tấm lòng thủy chung trong trắng của mình “Sum họp chưa
thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã
nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Nàng cầu xin
chồng đừng nghi oan “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”./ Dù hết lời phân trần, nhưng Trương Sinh vẫn không
tin “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” . Ngay đến cái quyền được tự bảo vệ mình, nàng cũng không có. Ngay cả
khi họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho” cũng không được. Vũ Nương tiếp tục phải hứng chòu mọi khổ
đau của một đời phụ nữ: Hạnh phúc gia đình -“cái thú vui nghi gia nghi thất” –niềm khao khát của cả đời nàng đã
tan vỡ. Tình yêu cũng không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió…”. Cả
nỗi đau chờ chồng đến thành hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa “nước thẳm buồm xa, đâu
còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”./ Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích, thất vọng đến tột
cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể nào hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn dòng nước con sông Hoàng
Giang ở quê hương để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình: “nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xin làm ngọc Mò Nương, xuống đất làm cỏ Ngu Mó. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin


làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chòu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than của nàng như
một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của một “người bạc mệnh” đầy đau
khổ. Hành động tự trầm mình của Vũ Nương là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi
tuyệt vọng đắng cay, nhưng cũng có sự chỉ đạo của lý trí. Chi tiết “nàng tắm gội chay sạch” trước khi quyên sinh

và lời nguyền của nàng thể hiện điều đó. Rõ ràng đây là nét sáng tạo có tính nhân đạo bởi lòng cảm thông sâu
sắc ở ngòi bút Nguyễn Dữ chứ không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích “Vợ chàng
Trương” đã miêu tả (Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước).
 Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục; với chồng, nàng là một người vợ đảm đang, tháo
vát, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình; với mẹ chồng, nàng là một người con dâu rất mực hiếu
thảo. Một con người như thế lý ra đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, toại nguyện ước mơ. Thế nhưng, nàng lại
phải chết một cách oan uổng, bi thương. Câu chuyện về cuộc đời đầy bất hạnh của nhân vật Vũ Nương đã thể hiện
sâu sắc số phận bi kòch của người phụ nữ trong chế độ phụ quyền phong kiến và là lời tố cáo đanh thép đối với cái
xã hội đầy bất công đó.
b. Vì đâu mà Vũ Nương phải gánh chòu những nỗi oan khuất đó ?
Có thể thấy rất nhiều nguyên nhân khiến Vũ Nương phải gánh chòu những nỗi oan khuất đó:
+Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không xuất phát từ tình yêu và có phần không bình đẳng . Trương
Sinh “con nhà hào phú, nhưng không có học”, lấy Vũ Nương đâu phải vì tình yêu mà chỉ là “mến vì dung hạnh”.
Chi tiết Trương Sinh “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và lời nói về thân phận mình của Vũ Nương
“Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu” đã nói lên sự không bình đẳng đó. Chính những lẽ đó là mầm
mống tạo cái thế cho Trương Sinh có điều kiện phát triển tính gia trưởng đáng ghét trong chế độ phong kiến và Vũ
Nương sẽ là nạn nhân của chế độ đầy bất công đó.
+ Thêm nữa, Vũ Nương là một người phụ nữ “thùy mò, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” lấy phải Trương Sinh- một
người chồng hay ghen tuông “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức”, lại độc đoán, gia trưởng : Chỉ vì
một chuyện bông đùa của vợ với con khi chồng đi lính xa nhà và vì quá tin lời con trẻ, Trương Sinh hồ đồ, nông
nổi nghi oan cho vợ, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những lời biện bạch của họ hàng làng
xóm bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra duyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan . Trương Sinh từ
một người chồng ghen tuông, độc đoán đã biến thành một kẻ vũ phu, thô bạo, tàn nhẫn “mắng nhiếc nàng và
đánh đuổi đi” khiến nàng phải tìm lấy cái chết trên bến Hoàng Giang. Hành động của Trương Sinh khác nào một
sự bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can ?
 Trương Sinh là hiện thân của chế độ phụ quyền phong kiến bất công. Sự ghen tuông, độc đoán của Trương
Sinh đã làm tê liệt lý trí, đã giết chết tình người ở chàng và dẫn tới bò kòch. Và, bi kòch của Vũ Nương là một lời
tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và vò thế của người đàn ông trong gia đình, đồng thời
bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ .
c. “Chuyện người con gái Nam Xương” còn đề cao phẩm giá của người phụ nữ :

Bên cạnh giá trò tố cáo rất cao đối với xã hội phong kiến thời suy tàn của nó, “Chuyện người con gái Nam
Xương”còn ca ngợi, đề cao phẩm giá của người phụ nữ xưa.
- Như đã phân tích trên, khi còn sống, Vũ Nương là người vợ đảm đang, thủy chung, người dâu hiếu thảo .
- Sau khi đã chết, dù được sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, thế nhưng lúc nào Vũ Nương cũng nặng tình với
cuộc đời, vẫn quan tâm tới chồng con, phần mộ tiên nhân, thương nhớ quê nhà : khi Phan Lang gợi đến quê hương,
Vũ Nương xúc động “ứa nước mắt khóc”. Nàng giãi bày tâm sự nghe thật xúc động: “Có lẽ không thể gửi mình
ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì
nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”. / Và, dù không còn là con người của trần thế, nàng vẫn còn nỗi đau oan khuất,
vẫn khao khát được phục hồi danh dự: nàng nhờ Phan Lang nói hộ với chồng “nếu còn chút tình xưa nghóa cũ, xin
lập một đàn giải oan ở bến sống, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.
- Quan trọng hơn là việc Nguyễn Dữ sáng tạo cách kết thúc có hậu này của truyện đã thể hiện được ước mơ ngàn
đời của nhân dân về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua những oan khuất cuối cùng cũng được minh oan, được
đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. Chi tiết cuối truyện, Vũ Nương trở lại dương thế, rực rỡ, uy
nghi, nhưng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện với lời tạ từ ngậm ngùi “Đa tạ tình chàng, thiếp
chẳng trở về nhân gian được nữa”, rồi trong chốc lát “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” vẫn
không làm giảm đi tính bi kòch của tác phẩm. Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người phụ nữ bạc mệnh,
hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Và, Trương Sinh tất phải trả giá cho hành động “phũ phàng”
của mình. Điều đó một lần nữa khẳng đònh niềm cảm thương của Nguyễn Dữ đối với số phận bi thảm của người phụ
nữ trong chế độ phong kiến.
* Vũ Nương qua ngòi bút của Nguyễn Dữ dù khi sống ở trần thế với cuộc sống đời thường hay lúc làm tiên ở thủy
cung lộng lẫy đều là một phụ nữ đẹp cả về hình dáng , cả về phẩm giá và tâm hồn xứng đáng được đề cao và ca
ngợi.


KẾT BÀI:
-“Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ rất hay.
-Tác phẩm tuy có nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo, nhưng có giá trò tố cáo xã hội và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Qua truyện, tác giả tố cáo hiện thực chế độ phong kiến Việt Nam trong thế kỷ XVI, khẳng đònh nét đẹp tâm hồn
của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cảm thương cho cuộc đời bất hạnh và số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi
kòch của họ ở chế độ phong kiến.


BA BÀI THƠ CỦA LÊ THÁNH TÔNG VIẾT VỀ VŨ NƯƠNG
Trước Nguyễn Dữ (đầu thế kỷ XVI), khi kinh lý ngang qua Nam Xương (Lí Nhân, Nam Hà), vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) có viết đến ba bài thơ sau:
ĐIẾU NÀNG VŨ
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nươc chi cho lụy tới nàng
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng
ĐỀ MIẾU V CHÀNG TRƯƠNG
Ngàn lau san sát cỏ thanh thanh
Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh
Cách trở bấy lâu hằng giữ phận
Hiềm nghi một phút bỗng vô tình
Hay lòng phó mặc vùng cao thẳm
Lẽ bóng tìm nơi chốn vắng tanh
Dù nhẫn ai ai qua đền ấy
Thương nàng hóa lại trách Trương Sinh
NAM SANG VŨ NƯƠNG
Lơ thơ cổ miếu xóm đầu ghềnh
Tới đấy thương nàng nỗi cách sinh
Bát ngát hồn hoa khi nhạt phấn
Bâng khuâng phách quế thû gieo duềnh
Dở dang thêm tủi lòng oan thắm
Tất tả nào khuây trách bóng xanh
Dù nhẫn chê chàng chăng ý chớ

Còn trời còn đất hãy còn danh



×