Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Dàn bài gợi ý phân tích đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích truyện kiều nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.19 KB, 5 trang )

Tuần 7-Tiết 31:

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích “Truyện Kiều”)

* Nguyễn Du

ĐỀ VĂN 1:

Phân tích tâm trạng Thúy Kiều qua ngòi bút Nguyễn Du
trong đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” ).
1.Khái quát về Nguyễn Du, về “Truyện Kiều”; từ đó giới thiệu vò trí đoạn thơ và trích dẫn :
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc.“Truyện Kiều” là truyện Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, là một
kiệt tác của văn học nước nhà. Trong truyện, có nhiều đoạn thể hiện tài năng miêu tả nội tâm nhân vật rất sâu sắc và
tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trường hợp như vậy./ Sau khi bò Mã Giám
Sinh lừa gạt, làm nhục, bò Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chòu tiếp khách làng chơi, không chòu chấp nhận
cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng đònh tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ
Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú Bà đưa Kiều ra sống
riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới, đê tiện và tàn bạo hơn./ Đoạn thơ “Kiều
ở lầu Ngưng Bích” gồm 22 câu lục bát, trích ở phần hai (Gia biến và lưu lạc) của “Truyện Kiều” miêu tả diễn biến tâm
trạng của Kiều trong những ngày nàng bò đưa ra ở lầu Ngưng Bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
………………………………………………………………………
m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
2. Phân tích diễn biến tâm trạng Kiều trong những ngày nàng ở lầu Ngưng Bích:
a.Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tôi nghiệp của Kiều.
Đoạn thơ mở đầu bằng 6 câu thơ tả hoàn cảnh cô đơn đáng thương của nàng Kiều khi bò Tú Bà đưa ra ở lầu Ngưng Bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia


Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Ngay câu thơ đầu đoạn cho ta thấy rõ tâm trạng đó của Kiều :“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”. Tú Bà đưa Kiều ra ở
lầu Ngưng Bích là để “khóa xuân”, tức khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều, đang đợi Kiều sập một cái bẫy
khác mà mụ đã chuẩn bò giăng./ Ở lầu Ngưng Bích, Kiều thật buồn và cô đơn đến tội nghiệp ! Đã nhiều đêm rồi nàng thao
thức nơi ngôi lầu ấy. Cũng có đêm đứng ở ngôi lầu cao nhìn ra, nơi xa xa kia, Kiều thấy một vệt núi mờ ảo và một tấm
trăng ở gần nhau như cùng chung một bức tranh “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Hình ảnh đối lập “vẻ non xa” “tấm trăng gần” như gợi lên cảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Vậy là phong cảnh
xung quanh lầu Ngưng Bích không chỉ đẹp, buồn vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, mà cũng thật là thật hoang
vắng! / Ở lầu Ngưng Bích, Kiều trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng ấy . Ngồi trên lầu Ngưng Bích, nhìn ra
xa, Kiều chỉ thấy “bốn bề bát ngát”, nọ là những cồn cát vàng, kia là những con đường với bụi hồng cuốn tung, không
một bóng người. Phép tiểu đối “cồn nọ cát vàng” - “bụi hồng dặm kia” mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm
nỗi buồn và sự cô đơn, trống vắng ở Kiều ./ Và, ngày qua ngày, Kiều chỉ biết làm bạn với những áng mây buổi sớm, ngọn
đèn đêm khuya mà thêm tủi hổ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi rõ sự vận động của
thời gian tuần hoàn, khép kín: hết sớm đến khuya, hết ngày đến đêm , giúp ta hình dung hoàn cảnh cô đơn, bẽ bàng như
đến tuyệt đối của Kiều . / Trước cảnh đó và tình này, làm sao tâm trạng Kiều không rối bời, tan nát cho được? Vì thế,
Kiều rơi vào hoàn cảnh “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.
b. Tám câu tiếp: Tâm trạng nhớ thương người thân của Kiều.
+Tám câu thơ tiếp theo tràn đầy cảm xúc nhớ thương của Kiều. Đầu tiên, nàng nhớ tới Kim Trọng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Chẳng phải Kiều coi nhẹ chữ hiếu. Kiều bán mình chuộc cha không phải vì chữ hiếu thì còn là gì? Kiều nhớ chàng Kim
trước là phải, vừa hợp với quy luật thường tình của đời sống tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Bởi,
khi từ biệt gia đình để đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã xa Kim Trọng một thời gian (Kim Trọng về quê hộ tang chú). Mặt
khác, khi bán mình để cứu cha và em, Kiều đã giải quyết xong sự băn khoăn giữa hiếu và tình (Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành). / Nhớ chàng Kim, Kiều nhớ đến lời thề nguyền đồng tâm hôm nào dưới ánh trăng
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng vẫn còn kia, mà ước mơ hạnh phúc
tình đầu đã tan vỡ./ Nhớ chàng Kim, Kiều hình dung cảnh chàng Kim ở Liêu Dương cũng đang hướng về nàng, đang trông



ngóng tin nàng mà uổng công vô ích:”Tin sương luống những rày trông mai chờ”, còn trong khi đó thì nàng đang “Bên
trời góc bể bơ vơ”./ Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" gợi nhiều cách liên tưởng : Có thể hiểu là nỗi đau của
Kiều là tấm lòng son của nàng bò vùi dập, hoen ố, biết bao giờ gột rửa được thì cũng đúng, bởi trong lòng Kiều giờ đây
luôn ám ảnh mặc cảm là nàng đã phụ tình chàng Kim: bò Mã Giám Sinh làm nhục và đang bò ép làm gái lầu xanh, Kiều
đau xót cho rằng mình thân mình nhơ nhuốc không còn xứng đáng với Kim Trọng nữa. Hoặc có thể hiểu là tấm lòng son
sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ có thể nguôi, không thể phai nhạt cũng đúng, bởi Kiều là
con người chung thủy. Dù hiểu cách nào cũng hoàn toàn phù hợp với con người Kiều, với tâm trạng Kiều lúc bấy giờ.
+Tiếp đến, Kiều nhớ đến cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Nghó về cha mẹ, lòng Kiều tràn ngập xót thương và lo lắng. Kiều xót thương vì cha mẹ giờ đã già yếu mà phải khi sớm khi
chiều tựa cửa ngóng tin con "Xót người tựa cửa hôm mai". / Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây
“Sân hòe đôi chút thơ ngây” không lấy ai phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi
tu từ"Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?" nói rõ sự lo lắng của Kiều - người con hiếu thảo ./ Các điển tích “sân Lai”,
“gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều . Từ khi xa nhà đến nay "Sân Lai cách mấy
nắng mưa", có lẽ " nắng mưa"(hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ "cách mấy nắng
mưa" vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật
và con người. Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghóa là cha mẹ ngày một
thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần.
 Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của
mình để nghó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vò tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi : Kiều quên mình để chỉ
nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là ngừi con hiếu
thảo.
c. Tám câu cuối: Tâm trạng buồn lo của Kiều.
Kết thúc đoạn thơ là tâm trạng buồn lo của Kiều . Người đọc sẽ cảm nhận được tâm trạng đó của Kiều qua 4 bức tranh
tâm cảnh (tả cảnh ngụ tình) tuyệt vời:
" Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Tám câu thơ này là một trong những minh chứng sinh động nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ngòi bút Nguyễn
Du. "Buồn trông" là mang tâm trạng buồn mà ngắm cảnh, thì rõ ràng "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Điệp ngữ
"buồn trông" ấy được lặp lại bốn lần, đứng đầu mỗi câu lục tạo âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh chan chứa tâm trạng.
Nỗi buồn sẵn chứa trong lòng, nên nhìn đâu cũng thấy buồn. Bốn bức tranh có hình ảnh, có màu sắc, có âm thanh và đều
chứa đầy tâm trạng của Kiều : Kiều buồn mà trông cảnh "cửa bể chiều hôm", thấy hình ảnh "Thuyền ai thấp thoáng cánh
buồm xa xa ?" dậy nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ cha mẹ. Kiều buồn mà trông cảnh "ngọn nước mới sa", thấy hình ảnh
"Hoa trôi man mác biết là về đâu?" nghó đến thân phận vô đònh của đời người con gái. Kiều buồn mà trông cảnh "nội cỏ
rầu rầu", thấy hình ảnh "Chân mây mặt đất một màu xanh xanh" gợi cảnh ngộ thảm đạm. Và, Kiều buồn mà trông "gió
cuốn mặt duềnh", nghe âm thanh "ầm ầm" của "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" lo và dự cảm những tai họa ập đến,
những cảnh dữ dội sẽ diễn ra xung quanh mình không biết khi nào mà lường./ Bốn cảnh được miêu tả theo trình tự từ xa
đến gần, hình ảnh và màu sắc từ mờ nhạt đến đậm dần, âm thanh từ tónh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo
sợ, hãi hùng.
3. Đánh giá chung:
"Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ rất thành công của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Cảnh chan chứa nội tâm của nhân vật. Qua cảnh, ta không chỉ thấy được tài năng ở ngòi bút Nguyễn Du, mà còn hiểu, và
cảm thông cho tâm trạng của Kiều: cô đơn, buồn tủi và đầy ắp nỗi niềm thương nhớ; đồng thời, còn cảm nhận được tấm
lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.



ĐỀ VĂN 2:

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ngòi bút Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:

"Buồn trông cửa bể chiều hốm
… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
MỞ BÀI: (HS có thể dẫn đề theo nhiều hướng. Dưới đây chỉ là những gợi ý)
(1) Khái quát về “Truyện Kiều”, về đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”; từ đó giới thiệu 8 câu thơ và trích dẫn :
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là thi phẩm tuyệt vời của văn học trung đại Việt Nam. Giá trò bất hủ của “Truyện
Kiều” không chỉ ở nội dung hiện thực và nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.
Chỉ riêng về mặt tả cảnh, trong “Truyện Kiều” có nhiều đoạn thơ rất hay. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trường hợp
như thế. Cả đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh đầy xúc động về tình cảnh của Kiều khi bò Tú Bà giam
lỏng nơi đây. Thế nhưng , cái hay của cả đoạn thơ như ngưng tụ lại trong 8 câu lục bát ở cuối cùng, cụ thể là ở bốn bức
tranh Kiều “buồn trông” sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
………………………………………………………………………………
m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi“
(2.).Giới thiệu vò trí đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”; từ đó nêu đề và trích dẫn 8 câu thơ:
Sau khi bò Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bò Tú Bà ép phải làm gái lầu xanh, Kiều đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng
đònh tự vẫn để dứt nợ hồng nhan, nhưng không chết. Sợ mất vốn, Tú Bà bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ
chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn sẽ giúp Kiều “Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà” , rồi đưa Kiều ra sống riêng ở lầu
Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để chờ thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Những thời khắc sống
ở lầu Ngưng Bích, thân phận Kiều thật đáng thương, tâm trạng Kiều thật bi thiết. Ngòi bút nghệ thuật thiên tài của
Nguyễn Du đã khắc họa rất thành công tâm trạng nàng Kiều khi sống nơi này trong đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Cả đoạn thơ là một bức tranh đầy xúc động về tình cảnh của Kiều khi bò giam lỏng nơi đây. Thế nhưng , cái hay của cả
đoạn thơ như ngưng tụ lại trong 8 câu lục bát ở cuối đoạn thơ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
……………………………………………………………………………..
m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi“
THÂN BÀI:
1.Lý giải nỗi buồn thấm thía của Kiều:
- Đoạn thơ gồm bốn bức tranh tâm cảnh, là minh chứng sinh động nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ngòi bút
Nguyễn Du. Bởi, Nguyễn Du mượn cảnh để tả tình; và ngược lại, Nguyễn Du tả tình ngụ trong cảnh. Đó là tình cảnh của
Kiều khi bò Tú Bà đưa ra sống riêng tại lầu Ngưng Bích. Bốn bức tranh tâm cảnh ấy đều được nhà thơ mở đầu bằng hai

chữ “buồn trông”. "Buồn trông" là mang tâm trạng buồn mà ngắm cảnh, nên "cảnh có vui đâu bao giờ". Điệp ngữ "buồn
trông" ấy được lặp lại bốn lần, đứng đầu mỗi câu lục tạo âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh chan chứa tâm trạng.
-Nỗi buồn sẵn chứa trong lòng, nên Kiều nhìn đâu cũng thấy buồn. Vì sao như vậy ? Đọc lại “Truyện Kiều”, từ mở đầu
cho đến lúc “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, giờ ta mới thấy Kiều buồn. Bởi chưa bao giờ Kiều có thời gian, chưa kòp có lúc để
buồn như vậy: Gia đình Kiều gặp nguy biến, để cứu cha và em, nàng phải hy sinh tình riêng mà tròn đạo hiếu, Kiều thấy
đau đớn và oan ức: “Mặt trông đau đớn rụng rời, Oan này còn một kêu trời nhưng xa”. Phải trao duyên cho em Vân để
ngày mai rời gia đình theo Mã Giám Sinh, Kiều xót xa tột cùng và thấy mình bất hạnh:”Phận sao phận bạc như vôi, Đã
đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Đến nhà Tú Bà, phải chòu cơn tam bành của con mụ chủ nhà chứa này, Kiều tủi hổ,
nhục nhã mà tự vẫn:” Một dao oan nghiệt dứt dây phong trần”. Và, giờ đây bò giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều mới
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Kiều nhớ Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt
chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”. Kiều xót thương và lo lắng cho cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm
mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”. Và rồi, Kiều “buồn trông”, Kiều “buồn” cho thân phận mình mà “trông” ra
cảnh vật xung quanh. Đúng là lúc này, ta mới thấy Kiều buồn thực sự, buồn một cách thấm thía và sâu sắc .
2.Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ngòi bút Nguyễn Du trong đoạn thơ:
Tám câu thơ trên gồm bốn cặp câu lục bát, mỗi cặp câu lục bát là một bức tranh tâm cảnh . Bốn bức tranh có hình ảnh, có
màu sắc, có âm thanh và đều chứa đầy tâm trạng của Kiều :
a.Ở bức tranh thứ nhất, Kiều buồn mà trông ra cửa bể:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? “
Kiều trông ra cửa bể vào lúc ánh mặt trời tắt dần . Cảnh biển buổi hoàng hôn này cũng rất đẹp. Thế nhưng, vẻ đẹp của
nó không sinh động giống cảnh biển buổi hoàng hôn làm nền cho bức tranh những ngư dân Hòn Gai (Quảng Ninh) bắt
đầu cuộc hành trình ra khơi đánh bắt cá như trong thơ Huy Cận “Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm
sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá).Vẻ đẹp của cảnh ở đây là một không gian cửa bể trống vắng, mênh mông, một bầu trời
đang tối dần theo thời gian và rất buồn : “cửa bể chiều hôm”./ Trên cái nền “cửa bể chiều hôm” ấy, xuất hiện hình ảnh
một chiếc thuyền của ai đó mà Kiều chỉ nhìn thấy có cánh buồm của nó đang lúc ẩn lúc hiện, chập chờn, nhấp nhô xa xa
về phía cuối biển. Hai chữ “thuyền ai”trong câu hỏi tu từ đã gợi sự không xác đònh rồi, lại thêm từ láy “thấp thoáng”


cộng hưởng với hình ảnh “cánh buồm xa xa” càng làm cảnh trở nên mờ ảo, mơ hồ, thực mà như hư, hư mà như thực . / Lần
theo hướng “buồn trông” này của Kiều, ta khó xác đònh là Nguyễn Du tả cảnh hay tả tâm trạng của Kiều trước cảnh?

Cánh buồm của chiếc thuyền ai đó lẻ loi đang trôi dạt về một phương vô đònh trên biển cả mênh mông, trống vắng hay
chính từ đây Kiều bắt đầu phải nếm trải cảnh cô đơn, bơ vơ nơi góc bể chân trời, bắt đầu đoạn đời 15 năm lưu lạc và
thương nhớ quê hương, gia đình da diết ?
b.Ở bức tranh thứ hai, Kiều buồn mà trông ngọn nươc mới sa:
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Trước mắt Kiều là một “ngọn nước mới sa”, ngọn nước từ trên thác cao mới đổ xuống. Ngọn nước ấy chắc chắn từ một
lòng suối nào đó trong núi chảy dần đến đầu thác, rồi sa xuống vỡ ra tung tóe, tan tành./ Nhìn lên thấy cảnh ngọn nước ở
đầu thác đã buồn rồi, nhìn xuống dòng nước dưới chân thác càng buồn hơn: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Hoa
trên cành rụng xuống, rồi nổi bập bềnh, đung đưa theo dòng nước và không biết sẽ trôi đến đâu, dạt về đâu. Ở hai câu
trên, thuyền đã trôi trong vô đònh; giờ ở hai câu này, hoa cũng trôi trong vô đònh. Hoa trôi lặng lẽ theo dòng nước đã gợi
buồn rồi, lại thêm từ láy “man mác” trong câu hỏi tu từ “…biết là về đâu ?” làm cho nỗi buồn càng nổi rõ hơn, đậm nét
hơn. / Cũng lần theo hướng “buồn trông” này của Kiều, ta khó xác đònh là Nguyễn Du tả cảnh hay tả tâm trạng của Kiều
trước cảnh? Phải chăng hình ảnh “ngọn nước mới sa” tan tác ở đầu thác và cánh “hoa trôi man mác” không biết là về
đâu ở dòng nước dưới chân thác kia vừa là cảnh thực, vừa như dự báo cuộc đời đau khổ, nát tan và mỏng manh, vô đònh
mà Kiều sắp sửa phải gánh chòu? Bởi, hình ảnh “ngọn nước mới sa” ấy, cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu ấy có
khác tâm trạng của nàng Kiều vào lúc này ? Trong tâm trạng buồn, Kiều nhìn cánh hoa rời cành, theo dòng nước từ thác
cao sa xuống, bò sóng nước dập vùi, rồi trôi nổi bập bềnh vô đònh, nàng liên tưởng đến thân phận mình trong cảnh lìa cửa
nhà xa cha mẹ, để rồi bơ vơ, lạc lõng nơi đất khách quê người, đành nhắm mắt để mặc dòng đời dập vùi, xô đẩy.
c.Ở bức tranh thứ ba, Kiều buồn mà trông ra đồng cỏ:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Thêm một cảnh mênh mông và hoang vắng. Một cánh đồng cỏ trải dài mãi cuối tầm nhìn, từ “chân mây”cho tới “mặt
đất”. Chỉ có cỏ và cỏ. Không một bóng cây, không một mái nhà, không một bóng người,… Thế nhưng, cỏ cũng không
phải màu xanh non mơn mởn, giàu sức sống như đồng cỏ trong tiết Thanh Minh mà chò em Kiều du xuân “Cỏ non xanh
tận chân trời”. Các từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” giàu sức gợi : “rầu rầu” không chỉ gợi vẻ ủ ê, héo hắt, lụi tàn, cạn dần
sức sống của đồng cỏ, mà còn gợi cả vẻ buồn rầu, ủ dột của người ngắm cảnh; còn “xanh xanh” thì chưa hẳn là xanh, đó
là một màu xanh nhợt nhạt, thảm đạm. Dõi theo tầm nhìn của Kiều, cái màu xanh xanh của đồng cỏ ủ ê, héo hắt, cạn
dần sức sống ấy cứ trải dài đến hút tầm mắt; nó mênh mông, hoang vắng và buồn đến ngao ngán. Ở đây, Nguyễn Du tả
cảnh thiên nhiên hay tả tâm trạng Kiều trước cảnh? Có lẽ cả hai, bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Quả là

Nguyễn Du đã mượn cảnh tả đúng nỗi buồn của Kiều, nỗi buồn thấm thía của kẻ tha hương !
d. Ở bức tranh cuối cùng, Kiều buồn mà trông ra mặt duềnh:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
m ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Đọc lại ba bức tranh tâm cảnh trên, ta thấy nỗi “buồn trông” của Kiều có bước tăng tiến . Nếu bức tranh “thuyền ai thấp
thoáng cánh buồm xa xa” nơi “cửa bể chiều hôm” chỉ gợi buồn; đến bức tranh hoa từ “ngọn thác mới sa” trôi theo dòng
thác “biết là về đâu” chỉ là nỗi buồn “man mác”; còn bức tranh “nội cỏ rầu rầu” chỉ toàn “một màu xanh xanh” là nỗi
buồn ngao ngán của kẻ tha hương, thì giờ đây là một nỗi buồn thấm thía và sâu sắc đến tột cùng.
“Duềnh” là một vũng biển ăn sâu vào đất liền, phía ngoài là biển lớn . “Gió cuốn mặt duềnh” là gió ngoài biển thổi mạnh
vào duềnh làm cho mặt nước biển dậy những con sóng lớn ập vào bờ phát ra tiếng kêu “ầm ầm”. Trong cụm từ “ầm ầm
tiếng sóng”, từ láy “ầm ầm” được dùng với cách đảo ngữ đã gợi ấn tượng mạnh, liên tục, không dứt về những con sóng
cuồng nộ ấy./ Tiếng sóng không chỉ vang lên khắp mặt duềnh, mà hơn thế nữa, nó còn “kêu quanh ghế ngồi” của Kiều.
Kiều ngồi ở lầu Ngưng Bích ngắm cảnh “gió cuốn mặt duềnh” với tiếng sóng biển vỗ ầm ầm, mà cứ tưởng nơi ghế nàng
ngồi là những con sóng lớn dữ dội vây bủa gào thét, đe dọa. Nguyễn Du tả tiếng sóng vỗ vào mặt duềnh, thế mà âm
thanh của nó nghe như những dự báo mách bảo ta những chặng đường đầy chông gai của đời Kiều sẽ tiếp diễn. Va,ø
đúng như vậy, sau cảnh “Kiều ở lầu Ngưng Bích” này là cảnh Kiều gặp Sở Khanh, liều lónh làm theo lời y dụ dỗ, rồi bò y
lừa gạt,…Thế là cuộc đời Kiều lại từ sóng gió này đến sóng gió khác, thật là đáng thương!
KẾT BÀI:
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong “Truyện Kiều”./ Qua đoạn
thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bốn bức tranh tâm cảnh thật đa dạng và phong phú về ngoại cảnh và tâm trạng. Cảnh chứa
tình người; tình người ngụ trong cảnh. Cảnh đẹp mà buồn, vì tình người buồn.Tình người buồn, nên cảnh cũng buồn.
Cảnh tình hòa hợp, sinh động. Cảnh giúp ta hiểu được tâm trạng của Kiều và hơn thế nữa, cảnh còn dự báo được cả
tương lai đầy oan trái, khổ nhục của đời Kiều. Cám ơn tiên sinh Nguyễn Du, vò đại thi hào của dân tộc, vì qua đoạn thơ
này, ta không chỉ chiêm ngưỡng một ngòi bút tả cảnh ngụ tình tài hoa, tinh tế, mà còn hiểu được tấm lòng cảm thông sâu
sắc của ông đối với kiếp hồng nhan bạc mệnh như nàng Kiều.





×