Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp ,Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.58 KB, 82 trang )

M ỤC L ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người, nó không
những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức,
nhân cách mà còn giúp cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong
mọi lĩnh vực hoạt động.
Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp hình thành và phát triển nhân cách giáo viên mà còn là bộ phận cấu thành hoạt
động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo
viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy và học.
Nếu không có giao tiếp thì không thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc
đạt được mục đích giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư
phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động chuẩn bị cho mình về năng lực
giao tiếp.
8
Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên là một trong những nơi đào tạo nghề cho
những nhà giáo tương lai phục vụ công tác xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Hành trang của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ngoài tư cách, phẩm
chất, đạo đức, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người còn phải vững mạnh về chuyên
môn và giỏi về nghiệp vụ sư phạm, trong đó có năng lực giao tiếp. Vì vậy, việc rèn
luyện năng lực giao tiếp mà cụ thể là kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh
viên sư phạm là vấn đề thiết yếu.
Khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên là nơi đào tạo đội
ngũ giáo viên Kỹ thuật công nghiệp cho các trường THPT. Với đặc điểm công việc
giảng dạy trên đối tượng là những học sinh đang độ tuổi phát triển mạnh về nhận thức
cũng như tâm sinh lý nên kỹ năng giao tiếp lại càng là vấn đề cấp thiết đối với mỗi sinh
viên của khoa. Trên thực tế địa điểm của trường đặt tại vùng nông thôn nên môi trường
giao tiếp của sinh viên trong khoa cũng như trong trường đã bị hạn chế đi rất nhiều, bên
cạnh đó là vấn đề về sự chênh lệch giới, về thái độ giao tiếp của từng sinh viên,…cũng
làm ảnh hưởng không ít đến kỹ năng giao tiếp.


Để khắc phục những khó khăn ấy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
Khoa Sư phạm Kỹ thuật thì một hệ thống bài tập tình huống giao tiếp là vô cùng cần
thiết . Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện
tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
,Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên”. Với hy vọng góp phần nhỏ bé nhằm rèn luyện kỹ
năng giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng giao tiếp cho các bạn sinh viên trong khoa -
những nhà giáo ưu tú tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giao tiếp là một phần không thể thiếu của con người, đặc biệt là sinh viên nói
chung và sinh viên Sư phạm nói riêng - Những nhà giáo dục tương lai của đất nước.
Hiện nay, giao tiếp hay cụ thể hơn là kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết trong thời đại xã hội ngày càng văn minh. Kỹ năng giao tiếp có tốt
9
hay không thế hiện rõ nét nhất trong cách ứng xử, giải quyết tình huống giao tiếp diễn ra
hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta.
Thực tế đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ năng giải
quyết tình huống trong giao tiếp, có thế kể đến như Nhà giáo ưu tú Trần Trọng Thuỷ
(Trong cuốn “Bài tập thực hành tâm lý”), Ths Nguyễn Đình Chắt (với đề tài Thạc sĩ “Kỹ
năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường CĐSP Đà Lạt – Lâm Đồng),
Ths Lê Quang Sơn (với bài viết “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Sư
phạm Quảng Trị” trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 2
(25).2008),… Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống các bài tập tình huống giao tiếp
nói chung cho sinh viên Sư phạm để nâng cao kỹ năng giao tiếp trên nhiều mặt vẫn còn
ít được chú ý. Việc nghiên cứu của các tác giả hầu hết trên những tình huống giao tiếp
sư phạm và ứng xử sư phạm.
Vì vậy, tôi thấy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu nội dung này với hy vọng
xây dựng được một hệ thống các tình huống giao tiếp điển hình trên nhiều mặt để nâng
cao một cách hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp -
Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên.
3. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng được một hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết
tình huống trong giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP
Kỹ thuật Hưng Yên
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống
giao tiếp.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp luyện tập giải quyết tình huống giao tiếp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2. Tìm hiểu nhu cầu giao tiếp, thực trạng kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống
giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật
Hưng Yên.
5.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống
giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp - Trường ĐHSP Kỹ thuật
Hưng Yên
6. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, những tình huống giao tiếp nói chung là vô hạn nên
trong phạm vi đề tài của mình tôi chỉ xây dựng những bài tập tình huống điển hình, phù
hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật cũng như phù hợp với
những kỹ năng thiết yếu trong giao tiếp.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được dùng trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, từ
việc xây dựng đề cương nghiên cứu vấn đề đến việc xác định cơ sở lý luận của
giao tiếp và xây dựng hệ thống bài tập tình huống. Số lượng tài liệu tham khảo là
trên 10 sách và tư liệu có liên quan (xem phần Tài liệu tham khảo)
7.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu lý thuyết về giao tiếp để xây dựng
những bài tập tình huống phù hợp nhất.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Phiếu điều tra đảm bảo tính khách quan, tổng hợp, gồm 95 câu hỏi về 4 lĩnh vực
là: Nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, mức độ cởi mở của cá nhân và kỹ năng
giao tiếp, yêu cầu sinh viên chọn ý kiến phù hợp với mình. Từ đó dựa vào barem
điểm, cho điểm các phiểu điều tra.
11
Phiếu điều tra được phát ra hơn 200 phiếu trên hơn 200 đối tượng là sinh viên các
lớp: KTK3, KTK4.2, KTK5.1, KTK5.2, KTK6.1, KTK6.2, KTK7, KTK39,
KTK6LC. Tổng số phiếu thu được là 200 phiếu.
7.4. Phương pháp quan sát
Qua quan sát những biểu hiện trong các mặt hoạt động để tìm hiểu thực trạng nhu
cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
7.5. Phương pháp trao đổi, trò chuyện
Qua trao đổi trò chuyện với sinh viên, với cán bộ Đoàn, cán bộ lớp để tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, thái độ của họ trong khi trả lời các phiếu điều
tra, từ đó phát hiện ra yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao
tiếp.
7.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nhóm phương pháp này được thực hiện trong việc đưa ra các nhận định, luận cứ
có tính thực tiễn, có độ tin cậy cao trong phần tìm hiểu thực trạng kỹ năng giao
tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, nêu ra những nguyên nhân hạn chế
của việc giao tiếp và xử lý tình huống giao tiếp, tổng kết rút kinh nghiệm từ nhiều
chuyên gia về kỹ năng giao tiếp.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp logic, toán học thống kê,… trong việc lập
bảng và phân tích số liệu,…
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH

HUỐNG TRONG GIAO TIẾP
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người.
Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãi trong lĩnh
vực này.
nhận thông tin trao đổi giữa người với người.
T.Chuc Com (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách dẫn
đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động. Quan
niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhưng chưa nêu
được bản chất của giao tiếp.
T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc cảm
giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình hai mặt của
sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
13

×