Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dàn bài gợi ý phân tích tác phẩm ánh trăng của nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.62 KB, 3 trang )

Tuần 12-Bài 12 (Tiết 58):

ÁNH TRĂNG
* Nguyễn Duy

ĐỀ VĂN:

(1) Phân tích bài thơ “nh trăng” của Nguyễn Duy.
(2) Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của Nguyễn Duy trong bài thơ “nh trăng”.

GI Ý ĐỀ (1):
Yêu cầu:
-Nội dung: Làm rõ ý nghóa của hình ảnh vầng trăng và cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghóa qua sự kết
hợp hài hòa giữa hai yếu tố trữ tình và tự sự, cụ thể và khái quát ở ngòi bút của Nguyễn Duy.
-Hình thức: Phân tích tác phẩm văn học (bài thơ).
Hướng dẫn làm bài:
MỞ BÀI:
(1) Khái quát về tác giả Nguyễn Duy, về bài thơ “nh trăng”:
-Nguyễn Duy thuộc gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ của quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và tiếp
tục sáng tác bền bỉ. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của
nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên, núi rừng tình nghóa. Nhưng khi đã ra
khỏi thời đạn bom, nước nhà thống nhất, khi được sống trong hòa bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải
ai cũng nhớ những gian nan, những kỷ niệm nghóa tình của thời đã qua.
-Bài thơ “nh trăng” được viết năm 1978, khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tại Thành
phố Hồ Chí Minh, được in trong tập thơ cùng tên , tác phẩm đạt Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984 là
một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy.
(2) Khái quát về đề tài trăng trong thơ ca dân tộc, về bài thơ “nh trăng” của Nguyễn Duy:
-Trăng là đề tài quen thuộc của thơ ca. Xưa nay, có biết bao nhà thơ dùng ngòi bút của mình dệt nên những vần
thơ rất hay về trăng: hoặc dùng vầng trăng làm nhân chứng cho lời thề nguyền của đôi lứa “Vầng trăng vằng vặc
giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song” (Nguyễn Du), làm biểu tượng cho hạnh phúc “Vầng trăng bóng
xế khuyết chưa tròn” (Hồ Xuân Hương), làm người bạn tri âm tri kỷ “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng


nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” hoặc “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (Hồ Chí Minh),…
-Riêng, bài thơ “nh trăng” được Nguyễn Duy viết tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, khoảng ba năm sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được in trong tập thơ cùng tên , tác phẩm đạt Giải A của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 1984 không chỉ là nguồn cảm hứng của thi só, mà còn là biểu tượng những gì đã qua trong mỗi đời
người.
(3) Từ lẽ sống chung thuỷ, nghóa tình của dân tộc mà dẫn đến bài thơ “nh trăng”:
-“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn là đạo lý dân tộc, là tiêu chí đạo đức, là lẽ sống làm
người. Thế nhưng, những gian khổ, những kỷ niệm ân tình trong quá khứ không phải không có những giây phút
chúng ta bất chợt lãng quên, thật đáng ghét./ Năm 1978, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khép lại được ba
năm, ngồi tại một cao ốc trong Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy viết bài thơ “nh trăng” (in trong tập thơ
cùng tên, tác phẩm đạt Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984) trong tâm trạng đó.
- Bài thơ “nh trăng” viết theo thể 5 chữ, gồm 6 khổ, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự và trữ tình. Bài thơ mang dáng
dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghó của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự
này mà bộc lộ một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ,
nghóa tình ấy.
THÂN BÀI:
1. Hai khổ đầu: Nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng thời chiến tranh.
-(4c)Trong bốn câu mở đầu bài thơ, theo sau điệp từ “hồi”, tác giả nhắc lại kỷ niệm của hai khoảng thời gian:
lúc còn nhỏ và khi chiến tranh:
+Lúc còn nhỏ, vầng trăng trải rộng trên một không gian bao la của tuổi thơ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể”
Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng-sông); từ “với”lặp 3 lần nhằm diễn tả một thời tuổi thơ: được đi nhiều,
được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, từng được ngắm vầng trăng đồng quê: trăng toả
sáng cánh đồng , soi tỏ mặt nước sông nước bể, trăng giúp trẻ vui chơi, trăng với tác giả như đôi bạn trẻ thơ vui
chơi ngoài đồng, ngoài sông và trên bãi bể.


+Khi chiến tranh, đi bộ đội, sống ở rừng, vầng trăng đã trở thành tri kỷ với người lính:
“hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”
“Tri kỷ” là người biết và hiểu mình. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm tháng thời chiến tranh,
còn ở rừng đã trở thành đôi bạn tri kỷ. Người chiến só nằm ngủ dưới trăng “Gối khuya ngon giấc bên song trăng
nhòm” (Hồ Chí Minh), giữa rừng khuya sương muối trong những lần truy kích, chờ giặc tới “Đầu súng trăng treo”
(chính Hữu), trên những nẻo đường hành quân của người chiến só “Và vầng trăng, vầng trăng Đất nước, Vượt qua
quầng lửa mọc lên cao” (Phạm Tiến Duật),…
-(4c) Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng đã đi qua: Vầng trăng đã gắn bó với
tác giả một cách” trần trụi” và được so sánh “hồn nhiên như cây cỏ”, không kiểu cách khách sáo gì cả. Bởi, suốt
từ hồi nhỏ sống ở quê, lớn lên đi lính sống ở rừng, bên cạnh tác giả lúc nào cũng có ánh trăng. Vầng trăng đã trở
thành kỷ niệm đáng nhớ, kỷ niệm sâu sắc trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. Vầng trăng trở thành biểu tượng
đẹp của năm tháng đi qua và trở thành “cái vầng trăng nghóa tình” ngỡ như không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghóa”
2.Ba khổ giữa: Nói về vầng trăng thời hoà bình ở thành phố.
-(4c) Tiếp tục với giọng điềm tónh, tác giả tâm sự một cách chân thành không hề giấu giếm về sự lãng quên, vô
tình của mình đối với vầng trăng ấy :
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Theo sau từ “hồi” là ngữ “về thành phố”, tác giả nhấn mạnh đến giai đoạn khác: sau chiến tranh về thành phố,
sống trong những buyn-đinh hoa lệ, đèn điện sáng trưng, cửa gương lấp lánh,… tác giả quên bẵng vầng trăng nghóa
tình kia. Quả là sự thay đổi lòng người thật đáng sợ. Hoàn cảnh sống đổi thay, lòng người dễ thay đổi: có lúc trở
nên vô tình, có kẻ thành người “ăn ở bạc”./ Nhà thơ không cần đến lời lẽ đao to búa lớn, mà chỉ với giọng thơ tâm
tình, trò chuyện, giãi bày tâm sự qua cách nhân hoá “vầng trăng đi qua ngõ” và so sánh vầng trăng”như người
dưng qua đường”cũng làm thấm thía, làm chột dạ nhiều người .
-(4c) Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại một tình huống trong cuộc sống thò thành của những con người mới từ rừng núi
về thành phố: một đêm thình lình điện cúp, tác giả mở toang cửa sổ và bất chợt đối mặt với trăng . Đây cũng là

bước ngoặt để từ đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Đối lập với “phòng buyn-đinh tối om” là “vầng trăng tròn” ở bên ngoài cửa sổ. Trông vầng trăng ấy, tác giả như
thấy lại bao chuyện cũ, những ngày tri kỷ đã qua. Các từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột” dùng liên tục trong chỉ 4
câu thơ (20 chữ), gợi tả thật ấn tượng ý nghóa diễn đạt và tình thái biểu cảm đó.
-(4c)Chỉ khoảnh khắc bất ngờ ấy mà được gặp lại “cố nhân”. Trăng xưa đã đến với người xưa; trăng thức dậy
trong tâm trí con người bao cảm xúc. Tác giả ngắm trăng mà suy ngẫm, bâng khuâng.
+ Cảm nghó của tác giả bộc lộ thật xúc động qua cái nhìn nhiều áy náy, xót xa:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng”
Hai chữ “mặt” trong câu thơ ”Ngửa mặt lên nhìn mặt” tả cuộc “đối diện đàm tâm” giữa mặt người và mặt trăng ./
Còn “rưng rưng” là nước mắt ứa ra, sắp khóc vì xúc động. Trăng chẳng nói chẳng trách cứ ai, thế mà người lính
cảm thấy “có cái gì rưng rưng”. Có lẽ bởi bao kỷ niệm đẹp một thời tuổi trẻ, của đời người lính đã qua, đã quên,
giờ bỗng ùa về trong ký ức, trong lòng người, làm sao tác giả không xúc động “rưng rưng” nước mắt cho được ?
+ Hai câu thơ cuối khổ được cấu trúc theo lối song hành, có 10 âm tiết, trong đó điệp từ “như là” và “là” chiếm
mất 6 âm tiết; chỉ còn 4 âm tiết không lặp (đồng, bể, sông, rừng), nhưng có sức khái quát rất cao:
“Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”


Nhìn ánh trăng như là thấy đồng, thấy bể; nhìn ánh trăng như là thấy sông, thấy rừng. Có nghóa là nhìn vào trăng
mà thấy cả hai thời kỳ trước (tời tuổi thơ, thời đi lính) của mình. Và, mặc cho lòng người thay đổi, trăng vẫn còn
đó, thuỷ chung và hồn nhiên.
3. Khổ cuối: Trăng vẫn tròn, vẫn đẹp và vẫn thuỷ chung với mọi người, mọi nhà, mọi nơi chốn.
Vầng trăng trong bài thơ là một hình tượng đa nghóa. Vầng trăng đâu chỉ là một hình ảnh của thiên nhiên khoáng
đạt, hồn nhiên, tươi sáng, mà còn có ý nghóa biểu tượng cho quá khứ nghóa tình, cho vẻ đẹp bình dò, vónh hằng của
đời sống. Khổ thơ cuối cùng khép lại bài thơ , hình ảnh vầng trăng hàm nghóa độc đáo đưa tới chiều sâu triết lý :

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
+ Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn không chút phai mờ. Mặc cho con người vô tình,
trăng “cứ tròn vành vạnh” và “im phăng phắc, như bất chấp thời gian và cũng không hề đòi hỏi sự đền đáp .
+Thế nhưng, chính phép nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc “ khiến cho hình ảnh trăng hiện ra như một con người
cụ thể, một người bạn tri kỷ, một nhân chứng rất nghóa tình. Vầng trăng ấy đã khiến “người vô tình” phải xấu hổ
giật mình khi nhìn lại bản thân mình, khi kiểm điểm lại quan hệ của mình với quá khứ đẹp đẽ, ân tình.
Đúng là, con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên và nghóa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn,
vónh hằng.
KẾT BÀI:
-“nh trăng” là một bài thơ hay, mang tính chất triết lý nhân sinh sâu sắc.
-Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dò của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng. Tưởng chỉ kể
chuyện và bộc lộ cảm xúc chân thành, tự nhiên không thôi, thế nhưng, không hoàn toàn như vậy. Từ câu chuyện
tâm tình về ánh trăng ấy, tác giả còn phát hiện và cảm nhận được cái tình đời và sự ân nghóa. Bài thơ như nhắn
nhủ mọi người: phải sống sao cho nghóa tình trọn vẹn, thuỷ chung sắt son.



×