Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dàn bài gợi ý phân tích tác phẩm lặng lẽ sapa nguyễn thành long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.95 KB, 4 trang )

Tuần 14 -Bài 14 (Tiết66 -67):

LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
* Nguyễn Thành Long

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG:
1.Về tác giả Nguyễn Thành Long (1925 -1991) û:
- Quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Bắt đầu viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp và trở thành cây bút chuyên về truyện ngắn và ký trong nền
văn xuôi hiện đại Việt Nam.
2. Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”:
2.1 Đề tài và xuất xứ:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về
cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghóa xã hội ở miền Bắc.Truyện là kết quả chuyến đi thực tế ở Lào Cai
vào mùa hè 1970 của Nguyễn Thành Long.
2.2 Cốt truyện:
Một họa só già trước khi nghỉ hưu đã đi một chuyến thực tế lên vùng cao. Tình cờ ông ngồi cùng hàng ghế với cô
kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, người Hà Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với
nhau. / Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với họa só và cô gái một nhân vật đặc
biệt trên đoạn đường này để hoạ só vẽ chân dung. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí đòa cầu
trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m. / Giữa khung cảnh núi non hùng vó và tónh lặng của Sa Pa, bốn con người gặp nhau
chỉ trong một thời gian ngắn ngủi là 30 phút, nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và đặc biệt là đã nhận biết được từ
anh thanh niên bao điều bổ ích.
2.3 Chủ đề:
Qua việc khắc hoạ chân dung anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên núi cao, truyện ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp của những con người lao động mới, đặc biệt là của thế hệ trẻ Việt Nam đang ngày đêm âm thầm
cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.
2.4 Các nhân vật trong truyện:
2.4.1 Các nhân vật phụ:
a. Nhân vật ông hoạ só:


- Tuy là nhân vật phụ, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghó của nhân vật ông họa só
để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.
-Ông là người nghệ só có tâm hồn nhạy cảm:
+ Ngay từ những phút đầu, nghe lời bác lái xe kể về anh thanh niên, ông hoạ só đã “ xúc động mạnh” khi nhìn
thấy người con trai có tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”.
+ Sau đó, ông ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên đang hái hoa. Ông cảm động và bò cuốn hút trước sự cởi mở
chân thành của anh thanh niên. Ông “cảm giác mình bối rối” khi nghe anh thanh niên kể về công việc.
+ Rồi, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ só đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông
đã xúc động và bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng đònh
một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trò một chuyến đi dài”.
-Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc ông họa só sáng tác.Anh thanh niên muốn dành 20 phút để nghe chuyện
dưới xuôi; ngược lại, ông hoạ só lại muốn dành trọn vẹn 20 phút ngắn ngủi ấy để hiểu thật kỹ về người thanh niên ,
về đối tượng mà ông đònh thể hiện trong bức tranh của mình. Ông có nhiều trăn trở: Ông muốn ghi lại chân dung
về anh thanh niên, nhưng làm thế nào cho “người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa
xôi? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ só vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con
người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.
-Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác là bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy . Cũng may
mà “bằng mấy nét, hoạ só ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật,
nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghó về anh. Và về những điều anh nghó”.
* Chính những cảm xúc và suy tư của ông hoạ só về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời
sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên góp phần làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và
chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
b. Nhân vật cô kỹ sư :
- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình nhạt nhẽo” để lên nhận công tác ở miền cao Tây Bắc .


- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói cả những huyện anh kể về những người khác đã
khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế
giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà anh đã lựa chọn, cô đang đi tới” .
-Và, nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình

lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn
lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
- Cùng với sự “bàng hoàng” ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải vì bó hoa to mà anh ta
tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng
ngẫu nhiên anh cho thêm cô”.
* Chính cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghó mới mẻ, cao đẹp về con người,
về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sự ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên .
c. Nhân vật bác lái xe:
-Đây là người đầu tiên nói về anh thanh niên. Chính qua lời kể của nhân vật này, ông họa só và cô kỹ sư trong
truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên-nhân vật chính“một trong những người cô độc nhất thế gian”
- Cũng qua lời kể của bác lái xe mà ta biết được những nét sơ lược về anh thanh niên như: tuổi tác, hoàn cảnh
sống, công việc và nỗi thèm được gặp người khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao “bốn bề chỉ cây cỏ và
mây mù lạnh lẽo”.
* Chính cách nói chuyện cũng như cách cư xử của bác cho ta thấy lòng cảm mến đặc biệt của bác dành cho anh
thanh niên.
d. Các nhân vật phụ khác:
Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp, nhưng chỉ qua lời kể về họ cũng góp
phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa hằng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan
sát cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. Đó là anh cán
bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước.
* Tất cả tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao
động khoa học, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người .
 Tóm lại, thông qua những cảm xúc, suy nghó và thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh
thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghóa hơn.
Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
2.4.2 Nhân vật chính - anh thanh niên: (HS tham khảo đề văn ở trang sau)
2 .5 Chất trữ tình trong truyện:
- Trong truyện này, kết hợp với yếu tố tự sự là chất trữ tình và bình luận.
- Chất trữ tình là một trong những yếu tố tạo sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện. Chất trữ tình của
truyện toát lên từ nhiều góc độ:

+ Những phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của ông họa só già.
+ Vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên.
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật đã để lại nhiều dư vò trong cách cảm và cách nghó về con người, về
cuộc sống và về nghệ thuật.
 Vì thế, có thể nói truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong truyện .

ĐỀ VĂN:





Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Yêu cầu:
-Nội dung: Làm rõ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghó, tình
cảm và trong quan hệ với mọi người qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long từ đó thể hiện chủ đề tác phẩm .
-Hìn thức: phân tích nhân vật (tính cách nhân vật).
Hướng dẫn làm bài:
1. Khái quát về tác giả và tác phẩm:
-Nguyễn Thành Long (1925-1991) là cây bút chuyên nghiệp về truyện ngắn và ký trong nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam. Văn của ông để lại ấn tượng cho người đọc không chỉ nhờ chất trữ tình thấm đượm trong ngòi bút tự sự,
miêu tả tạo nên chất thơ bàng bạc, mà còn là ở tấm lòng của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Truyện ngắn
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tiêu biểu.


-“Lặng lẽ sa Pa” in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là truyện ngắn viết về đề tài xây dựng cuộc sống mới xã
hội chủ nghóa ở miền Bắc . Truyện là kết quả chuyến đi thực tế ở Lào Cai vào mùa hè 1970 của Nguyễn Thành
Long. Cốt truyện khá đơn giản, chỉ tập trung vào tình huống gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe
lên Sa Pa : bác lái xe, ông hoạ só già và cô kỹ sư trẻ vừa mới ra trường với anh thanh niên (nhân vật chính) làm

công tác khí tượng ở đỉnh Yên Sơn, mà đã thể hiện ý nghóa tư tưởng sâu sắc: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những
con người lao động mới, đặc biệt là của thế hệ trẻ Việt Nam đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho
đất nước.
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên:
a. Vò trí của nhân vật anh thanh niên và cách miêu tả của tác giả :
-Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện . Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra
trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật này chỉ hiện ra trong
chốc lát, đủ để các nhân vật khác kòp ghi một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh , rồi sau đó anh lại như
khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thû của vùng cao Sa Pa. Thế nhưng người đọc lại
thấm thía cái điều mà nhà văn muốn nói “Trong cái im lặng của Sa pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa
Pa mà người ta chỉ nghe tên, người ta đã nghỉ đến chuyện nghỉ ngơi, có nhưng con người làm việc và lo nghó như
vậy cho đất nước”.
-Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghó, đánh giá của các nhân vật khác : bác lái xe, ông
hoạ só già, cô kỹ sư trẻ. Qua cách nhìn và cách cảm của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và
đáng mến hơn.
b.Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên:
b1. Hoàn cảnh sống và làm việc:
-Anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe là “người cô độc nhất thế gian” .
Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”.
-Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý đòa cầu , cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt
đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh ấy đòi hỏi
phải tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều gian khổ :“Gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một
giờ sáng. Rét… có cả mưa tuyết. Nửa đêm. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không
đủ ánh sáng. Xách đèn ả vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào áo xô tới”.
-Nhưng cái gian khổ của công việc vẫn chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống : đó là phải vượt qua sự
cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt thang một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức
“thèm người quá” phải kiếm kế lăn khúc cây chặn đường xe chạy để được gặp người, được nói chuyện trong giây
lát.
b1.Những vẻ đẹp ở tính cách:
- Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh đó?

+Trước hết đó là sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghóa cao quý trong công việc thầm lặng của
mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người . Kể chuyện với mọi người, anh không tô đậm cái gian khổ của công
việc, trái lại, anh nhấn mạnh niềm vui khi được biết là một lần do phát hiện kòp thời một đám mây khô mà anh đã
góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng: “Từ hôm ấy,
cháu sống thật hạnh phúc”.
+Anh đã có những suy nghó thật đúng đắn, giản dò mà sâu sắc về công việc của mình, về cuộc sống con người . Cứ
lắng nghe anh tâm sự chân thành: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kòt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghó ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghó như vậy nữa”.
Hoặc anh lập luận xác đáng, sắc sảo: “…khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống
chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy,
chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
+Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ, bởi anh biết tìm đến những nguồn vui khác lành mạnh. Đó là niềm
vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện . Anh tâm sự với cô kỹ sư trẻ “Lúc nào tôi
cũng có người trò chuyện. Nghóa là có sách ấy mà !”./ Anh biết cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình một
cách ngắn nắp, chủ động : nào là trồng hoa, nào là nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. Thế giới riêng
của anh là công việc “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc
đời riêng của anh thu gọn lại một góc trái gian nhà “với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
-Anh thanh niên không chỉ đáng yêu ở cách sống và làm việc, cách suy nghó và cảm nhận, mà còn là ở nhiều đức
tính, phẩm chất khác nữa:
+Anh là người hiếu khách, cởi mở, chân tình, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò
chuyện cùng mọi người:


* Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã tạo được thiện cảm với mọi người ngay từ lúc đầu: Anh biếu bác lái
xe gói củ tam thất để mang về cho vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua giùm với niềm vui dào
dạt lộ ra từng nét mặt, cử chỉ.
* Anh vui vẻ mời ông hoạ só, cô kỹ sư lên nhà chơi và bộc lộ niềm vui mừng của mình một cách hồn nhiên, thành
thật đến cảm động: Anh “nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghó”. Anh ra vườn cắt một bó hoa to, trao cho cô
gái mới quen rất tự nhiên. Trò chuyện với khách, anh đã nói lên những suy nghó rất chân thành của mình.
* Anh liên tục đếm thời gian vì sợ hết 30 phút gặp gỡ vô cùng quý báu “Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết

năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè,
cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”, “Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút
thôi”, “Trời ơi chỉ còn có năm phút !”.
* Khi chia tay, anh còn xúc động đến nỗi “phải quay mặt đi” mà ấn vào tay ông hoạ só già cái làn trứng làm quà
và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”.
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: Khi hoạ
só muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối “để khỏi vô lễ”, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu cho ông
những người khác mà anh thật sự cảm phục và đáng vẻ hơn mình. Đó là ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua
bao khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn. Đó là đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan
của anh đang nghiên cứu lập bản đồ sét với tất cả sự say mê, hào hứng “Nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe
sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm…. Có cái bản đồ ấy thì lắm của bác ạ. Của chìm
nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm”.
3. Đánh giá chung:
- Tóm lại, chỉ qua một số chi tiết và trong khoảnh khắc của truyện, bằng chất liệu là ngôn ngữ và tài năng của
ngòi bút truyện ngắn chuyên nghiệp, Nguyễn Thành Long đã vẽ thành công chân dung một người đẹp trong đời:
anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc vùng cao Sa Pa.
-Anh thanh niên chỉ là một con người bình thường như mọi người lao động khác, bình thường thậm chí đến cái tên
cũng không được tác giả giới thiệu. Thế nhưng, trong lòng người đọc, anh được trân trọng và cảm phục. Bởi,
những nét đẹp trong công việc thầm lặng, trong cách sống, suy nghó, tình cảm và trong quan hệ với mọi người của
anh tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho đất nước
trong công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội và chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ.



×