Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận văn hóa trường học.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.32 KB, 22 trang )

Văn hóa : theo định nghĩa của Unesco : “ Văn hóa hơm nay có thể coi
là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất,trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị , những tập tục và những tín ngưỡng:
Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về nản thân. Chính văn hóa
làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có
óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Nhờ văn hóa mà đạo đức con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi
khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình
vượt trội lên bản thân.”
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo , văn học , nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở, và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Nói đến văn hố của một tổ chức là nói đến một hình thể duy nhất
với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc
các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một tổ chức cụ
thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống
cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ ở sự
khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng
như những sự lựa chọn chiến lược của toàn tổ chức (theo Eldrige và
Crombie, 1974).
1. Q trình hình thành văn hóa tổ chức.
1


Sự hình thành văn hóa tổ chức là cả một quá trình và sự kết hợp của
nhiều người. Vậy văn hóa đó bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Ai là


người khởi xướng?
Khi một cá nhân hay một nhóm người (được gọi là người sáng lập) có
ý tưởng về một doanh nghiệp mới hay một tổ chức. Họ sẽ tìm mọi cách, làm
những cơng việc cần thiết để thành lập doanh nghiệp mới. Trong quá trình
thành lập, người sáng lập đưa vào một số nhân vật chủ chốt và tạo ra nhóm
cốt lõi và nhóm này chia sẻ chung tầm nhìn với người sáng lập. Nhóm cốt
lõi bắt đầu hành động trong một sự phối hợp để tạo ra tổ chức bằng việc tài
trợ, đạt tới các phát minh, xác định địa điểm, xây dựng…
Tại thời điểm thành lập và bắt đầu, nhiều người sẽ gia nhập tổ chức và
lịch sử chung của họ bắt đầu được xây dựng. Nếu nhóm tương đối ổn định,
và có học tập kinh nghiệm đáng kể, nó sẽ dần dần phát triển các giả định về
chính nó, về mơi trường và cách làm việc để tồn tại và tăng trưởng. Từ đó
văn hóa tổ chức dần hình thành.
Các nhà quản lý cấp cao

Hành vi tổ chức

Các kết quả

Văn hóa

2


Từ đó, trong q trình hoạt động, những đặc điểm chung ấy luôn được
thể hiện ra là đặc trưng của văn hóa tổ chức đó. Văn hóa đó được duy trì
cùng với quá trình tồn tại của tổ chức. Để duy trì được văn hóa tổ chức,
những người lãnh đạo và thành viên tổ chức cần:
- Tuyển mộ và tuyển chọn những người phù hợp với văn hóa tổ chức mình.
- Loại bỏ những người khơng phù hợp với văn hóa tổ chức mình.

Trong q trình làm việc, văn hóa được lan truyền qua các câu chuyện,
huyền thoại và ngôn ngữ ở nơi làm việc. Đặc biệt nhân viên học văn hóa tổ
chức qua q trình xã hội hóa tổ chức. Một khi đã được xã hội hóa, nhân
viên sẽ cư xử phù hợp mà không cần suy nghĩ.

Trường học là một loại hình tổ chức rất quen thuộc đối với tất cả mọi
người. Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức:
2. Văn hố nhà trường là văn hoá của một tổ chức:
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư
phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt
động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ
thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều
tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định.
Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi
bước vào một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu khơng khí
đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ
3


thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên
ngồi một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo
nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển
tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như
cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản
phẩm giáo dục – những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục
của nhà trường một cách rõ nét và khách quan.
Từ điều đã khẳng định: nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng:
văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm. Cũng
từ những định nghĩa trên, chúng tôi xin nêu một quan niệm sau đây về văn
hố của một tổ chức hành chính – sư phạm (Văn hoá nhà trường – School

Culture)):
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển
của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo
và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản
sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
3. Những đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa nhà trường:
3.1 Khái niệm văn hóa trường học :
Văn hoá học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý
nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và học sinh, sinh viên có cách
suy nghĩ, tình cảm hành động tốt đẹp.

4


Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học
lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật về giảng dạy và
học tập.
3.2. Đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa trường học:
3.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy:
- Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất trường
lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học và sinh hoạt chung;
- Đó là những thực thể vơ hình như các triết lý, ngun tắc, phương pháp
giải quyết vấn đề và tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục, chương
trình cơng tác…;
- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức tập thể, cách tổ chức các lễ nghi, cách tổ
chức thăm viếng, liên hoan…tron tập thể giáo viên, học sinh;
- Các hình thức sử dụng ngơn ngữ: khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng hô
giao tiếp giữa thày và thày, thày và trò, trò và trò, các truyền thuyết, truyện
tiếu lâm được xây dựng và trình bày…;

3.2.2. Các giá trị được thể hiện:
Giá trị được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên
làm và khơng nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người
trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu
thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng
đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong cơng việc. Lại có nhà trường đề cao

5


các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường
xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục…
Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ
nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình
xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản
lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trường mình có và tạo
lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã
hội.
3.2.3. Các ngầm định nền tảng:
Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy
nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và
tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy
này được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên và
tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và
làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ.
3.2.4. Phong cách ứng xử hàng ngày:
Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng
ngày. Tuỳ theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của
mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được
chọn lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng

xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xồ,
vui nhộn hay cơng thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi
lạnh nhạt, bàng quan, …
6


3.2.5. Phong cách làm việc:
Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành
nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người giáo viên với cơng việc
dạy học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có
tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo
viên tận dụng mọi thời gian để làm việc sạy mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc
kiểu cơng chức hành chính “sáng cắp ơ đi, tối xách về”; có đội ngũ giáo viên
làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập
thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
3.2.6. Phương pháp ra quyêt định:
Việc ra quyết định cho mỗi chủ trương, phương hướng, kế hoạch,
chính sách phát triển của nhà trường – một đặc trưng của hoạt động quản lý
nhà trường – cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hố của một tổ
chức sư phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây:


Sự tham gia của con người khi ra quyết định: nếu đó là quyết định độc

đoán của cá nhân người quản lý nhà trường sẽ khác biệt rất cơ bản về
văn hoá so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc
dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường.


Thái độ của con người khi ra quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ văn


hoá, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm sẽ
khác hẳn thái độ được chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách
nhiệm…
7




Phương pháp ra quyết định: việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ

bài bản như hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lược, các cơ sở khoa
học, pháp lý … cũng tạo ra sự khác biệt văn hố so với cách ra quyết
định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tuỳ tiện, ngẫu hứng của chủ
thể quản lý…
3.2.7. Phương pháp truyền thông:
Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức
ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng
về văn hoá ở một tổ chức nhà trường. Trước hết là sự chia sẻ thơng tin trong
nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng
được cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự coi đó là một thứ “đặc
quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho người khác biết
sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thơng cũng là nét
văn hố tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý ý kiến được
truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền
lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống
hay hiện đại.
3.3 Văn hóa giao tiếp trong trường học và bạo lực học đường:
3.3.1. Giao tiếp trong trường học:
Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể

hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Khơng có giao tiếp
khơng có giáo dục. Ngồi ra giao tiếp khơng chỉ là hình thức, phương tiện

8


của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục. Giáo dục văn
hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý.
+ Thứ nhất, là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trị của nhà trường là rất
quan trọng. Chính nhà trường chứ khơng phải chính phủ, báo chí hay dư
luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế nào,
xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không
phải do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học, trên các
nghiên cứu, tham vấn… Ông cha ta ngày xưa đã có truyền thống “Tơn sư
trọng đạo”, truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đã được tiếp nối đến tận ngày
nay trong các nhà trường. Tuy nhiên, trong văn hóa trường học lại có hiện
tượng lễ phép thái quá: học sinh gặp thầy cô giáo trong lớp và chào, ra đến
sân trường gặp lại thầy cô cũng chào, gặp ở cổng lại chào… hiện tượng này
ít gặp trong các trường Đại học nhưng lại diễn ra rất thường xun ở các
trường tiểu học, THCS. Điều đó khơng hề xấu nhưng cũng khơng phải là
một nét văn hóa đẹp. Có thể do các e học sinh chưa đủ nhận thức để biết
được khi nào thì chào đúng lúc, đúng chỗ.
+ Thứ hai, là dân tộc và quốc tế, chính cơng cuộc hội nhập và phát triển
một cách ồ ạt của công nghệ thông tin đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến
cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại
rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau… khiến cho
tính văn hóa, đạo đức trong ngơn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng.
Ngồi việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao
tiếp trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học
đường. Trong đó, mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương

mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp trong cơng việc cũng như cuộc sống
hàng ngày.

9


Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách
khn mẫu và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng địi hỏi các
nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng
chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực
trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng địi hỏi về
phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy.
Chính vì thế việc phần đơng đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao
tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng:
muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con đường
gần nhất, hiệu quả nhất khơng thể nằm ngồi việc giáo dục văn hóa giao tiếp
cho học sinh nên được thực hiện mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm…có như thế mới mong phục dựng
được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện
nay.
Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa
giao tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo
viên nhiều hơn. Vì trong mơi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón
nhận những tình cảm u thương của thầy cơ giáo như người thân trong gia
đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, khơng bị
tâm lý gị bó, khơng dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với
giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh
nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn. Giao tiếp
phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xun suốt cuộc sống.

Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn.
3.3.2. Bạo lực học đường:

10


Có thể thấy thực trạng văn hóa học đường ở nước ta trong những năm
gần đây bên cạnh những tiến bộ và phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ
những người làm cơng tác giáo dục thì vấn đề nổi cộm khiến cả xã hội
không thể làm ngơ là vấn đề bạo lực học đường. bạo lực học đường đã trở
thành vấn đề rất đáng quan tâm. Tình trạng bạo lực học đường đang tồn tại
nghiêm trọng hiện nay làm cho những người quan tâm đến thế hệ trẻ, đến
đạo đức con người phải suy ngẫm ở từng góc nhìn khác nhau. Từ vụ nữ sinh
đánh nhau cho đến việc nam sinh kết băng nhóm rượt chém nhau giữa
đường phố hay gần nhất là vụ việc một học sinh lớp 9 nhảy lầu, đều mang
đậm bóng dáng của bạo lực học đường.
Một vấn đề nữa đang rất được xã hội quan tâm trong thời gian gần
đây. Đó chính là hiện tượng các bảo mẫu ngược đãi và có hành vi đối xử tàn
nhẫn với các em nhỏ. Điều đó thể hiện văn hóa học đường trong các trường
học của chúng ta hiện nay đã bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân của những vấn đề này là rất vô chừng. Chỉ cần tranh
cãi nhau một chút cũng đánh nhau, chỉ cần mâu thuẫn về hình ảnh cũng có
thể đánh nhau, chỉ cần tranh luận về thần tượng cũng đánh nhau, chỉ cần hai
nhóm chơi đối lập, nảy sinh mâu thuẫn cũng đánh nhau...
Ngay trong môi trường học đường, việc dạy làm người còn bị xem
nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt ra như một yêu cầu tối quan
trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách thức giáo dục, thiếu đầu
tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Khơng ít thầy cơ giáo vẫn cho
rằng mình là bậc "bề trên", thời gian đâu để lắng nghe, điều kiện đâu để tìm
hiểu hồn cảnh. Sự đầu tư cho cơng tác giáo dục đạo đức cịn bị xem nhẹ

như thế như thế thì thử hỏi bạo lực - một hành vi bột phát sao khơng có cơ
hội nảy sinh?
11


Nếu cho rằng gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên thì
liệu có bao nhiêu bậc phụ huynh quan tâm đến con cái mình một cách đúng
nghĩa? Thời gian dành cho việc trò chuyện với con cịn khơng có thì
lấy đâu ra điều kiện để uốn nắn con cái. Nhiều bậc phụ huynh rơi vào vịng
xốy của chuyện kim tiền, chỉ lo kiếm tiền, ăn chơi và cũng bạo lực như ai
thì thử hỏi làm sao mọi chuyện có thể giải quyết được.
Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động phong trào xây dựng môi trường
học đường thân thiện. Thế nhưng, thế nào là môi trường thân thiện, mơi
trường này có những tiêu chuẩn nào cần đảm bảo. Khi mọi yếu tố chưa quy
về thành những tiêu chí có thể đo lường thì vấn đề sẽ khó được giải quyết.
Tại hội thảo khoa học tâm lý giáo dục tồn quốc về "Văn hóa học đường Lý luận và thực tiễn", vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục những hành vi
trong nếp sống - trong quan hệ đối xử trở thành vấn đề trọng tâm trong văn
hóa học đường. Thiết nghĩ đây chính là một trong những vấn đề cần đáng
được quan tâm trong việc phòng chống bạo lực học đường hiện nay.
Thực chất của việc giáo dục đạo đức phải bắt nguồn từ việc tác động
về mặt nhận thức, xây dựng những rung cảm đạo đức, hình thành nhu cầu và
niềm tin hướng đến các chuẩn mực đạo đức cũng như các yêu cầu có liên
quan mới có thể hình thành một hành vi đạo đức mang tính chất tâm lý chứ
khơng phải kỹ thuật. Thực chất của việc định hướng ứng xử trong những
mối quan hệ khác nhau phải dựa trên nền tảng của việc thiết lập những
nguyên tắc ứng xử căn cứ trên thang giá trị chuẩn mực của văn hóa ứng xử giao tiếp trong học đường.
Mặt khác, đó cịn là việc huấn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng ứng
xử - giao tiếp cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh một số kỹ năng giao

12



tiếp - ứng xử chuẩn mực hướng đến việc xây dựng văn hóa học đường theo
hướng tích cực.
Xây dựng ý thức và thói quen của giáo viên trong việc ứng xử giao
tiếp một cách có văn hóa, xem đó là một nhiệm vụ của người giáo viên nơi
trường học. Coi trọng những tác động về mặt nhận thức của học sinh để có
sự ứng xử chuẩn mực và định hướng những giá trị của con người một cách
đích thực. Đó là những nhiệm vụ thực sự cấp bách.
Những phân môn chuyên sâu về nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ giáo
dục như: tìm hiểu tâm lý học sinh, cách thức tiếp cận học sinh, công tác giáo
viên chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt... bị tiếp tục cắt giảm về thời
lượng và thay vào đó là những nội dung chưa chạm đến nghiệp vụ sư phạm
đúng nghĩa thì rõ ràng là bài toán này cần đến những lời giải ở tầm vĩ mơ.
4. Phát triển văn hóa tổ chức:
Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách
quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, chỉ có điều
bản chất của thứ văn hóa đó là gì? các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó
được hình thành tự phát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ
đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng như sự thống nhât của tập thể sư
phạm? Còn nữa, nhà trường đó có ý thức rõ những điểm mạnh để phát huy
và điểm chưa mạnh để khắc phục hay khơng?
Phát triển văn hóa nhà trường khơng phải chuyện ngày một ngày hai mà cần
có những bước đi phù hợp. Có nhiều mơ hình được các nhà nghiên cứu đề
xuất. Dưới đây, chúng tơi xin đề xuất mơ hình xây dựng văn hóa nhà trường

13


dựa trên cơ sở mơ hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước cụ thể do hai

tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất.
1) Tìm hiểu mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới hiến lược phát triển
của nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làm
thay đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;
Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bước cơ
bản nhất. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị khơng phai nhịa theo thời gian
và là trái tim và linh hồn của nhà trường;
3) Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhà
trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng văn hóa nhà trường,
thâm chí có thể tạo lập một nền văn hóa tường lai cho nhà trường khác hẳn
trạng thái hiện tại;
4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào
cần thay đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực kỳ
khó khăn, dẽ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hịa mình vào nền
văn hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những
hạn chế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi;
5) Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để
thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai
của nhà trường;
6) Xác định vai trị của lãnh đạo trong việc dẫn dăt thay đổi và phát
triển văn hóa nhà trường. Lãnh đạo phải thực hiện vai trò người đề xướng,
14


người hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo lại có vai trị hoạch định tầm
nhìn, truyền bá cho mọi thành viên nhận thức đúng tầm nhìn đó, có sự tin
tưởng và cũng nỗ lực thực hiện; cũng như chính lãnh đạo là người coa vai
trị xua đi những đám mây ngờ vực, lo âu của các thành viên trong tổ chức
nhà trường;
7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tới

từng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực
khác để có thể thực thi được kế hoạch đó;
8)Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng
chia sẻ, từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo
viên trong nhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trị, vị trí, quyền lợi và
trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển văn
hóa mới cho nhà trường;
9) Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thay
đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ
thói quen cũ khơng tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn;
10) Thể chế hóa , mơ hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổi
văn hóa; coi trọng việc xây dựng và động viên mọi người noi theo các hình
mẫu lý tưởng phù hợp với mơ hình văn hóa nhà trường đang hướng tới. Sự
khích lệ kèm theo một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực là rất
cần thiết;

15


11) Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn
mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tập
không ngừng và thay đổi thường xuyên. Việc truyền bá các giá trị mới cho
mọi thành viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy
trì những giá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được là lọc bỏ những chuẩn
mực, giá trị cũ lỗi thời hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cưc cho tiến trình phát
triển của văn hóa nhà trường.
5. Sự thay đổi văn hóa tổ chức.
Trong điều kiện môi trường luôn biến đổi, văn hóa tổ chức cũng ln
chịu tác động của biến đổi đó, địi hỏi tác phong làm việc, cấu trúc tổ chức
hay các đặc trưng khác của văn hóa tổ chức cũng phải thay đổi để phù hợp

với yêu cầu của mơi trường. Có như vậy tổ chức mới dễ dàng tồn tại.
Ví dụ: Từ xưa đến nay, chúng ta đã quá quen thuộc với kiểu văn hóa
trường học thể hiện dưới hình thức truyền thống như: đọc – chép, đào tạo
theo niên chế, hoc sinh, sinh viên ít chủ động trong học tập, kiến thức chỉ bó
gọn trong những gì thầy cô dạy… nhưng trong điều kiện môi trường dần
thay đổi, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, liên kết đào tạo,… văn hóa
trường học cũng bị thay đổi và thể hiện khác hơn như: đào tạo tín chỉ, sv tự
tìm hiểu bài, giáo vien chỉ có vai trị hướng dẫn nghiên cứu, rèn luyện kĩ
năng… .Đây mới chỉ là một ví dụ về thay đổi cách học, ngồi ra cịn rất
nhiều những thay đổi khác về văn hóa tổ chức trong quá trình tổ chức duy trì
và phát triển dưới tác động của môi trường.

16


Nhưng dù thay đổi thì những vấn đề cốt lõi, những đặc trưng cơ bản
nhất của văn hóa đều được tổ chức mình giữ lại. Trong mỗi hồn cảnh, mỗi
giai đoạn, văn hóa tổ chức ấy đều có thể được mơ hình hóa và nhận dạng
một cách rõ ràng:
Mơ hình văn hóa học tập
ĐẠT ĐƯỢC
Kiến thức mới cơ
bản, dữ kiện, kĩ
năng, quy trình, khái
niệm, giá trị và niềm
tin.

KIỂM TRA
Các gợi ý của khái
niệm trong tình

huống mới

GHI NHỚ
Kiến thức mới qua
phản ánh và thực
hành
TÍCH HỢP
Dữ kiện mới vào các
khái niệm hiện có và
khái quát hóa

Mỗi một tổ chức trường học đều chọn cho mình một phong trào thi đua
trong mỗi thời kì thể hiện đặc điểm văn hóa của trường mình như:
+ Hai khơng: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”, “Nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và ngồi nhầm lớp”
+ Hai tốt: dạy tốt, học tốt.
+ 5 không ở trương THPT Lê Văn Tám – Hạ Long – Quảng Ninh.
+ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
6. Kết luận:

17


Văn hóa trường học đang là vấn đề quan tâm đặc biệt của không chỉ
cán bộ quản lý mà các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Hiệu
trưởng, cán bộ, cơng chức nhà trường cần có những biện pháp giáo dục văn
hóa trường học để mơi trường văn hóa giáo dục ln lành mạnh vì đó là nơi
dạy chúng ta làm người.

18



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM 1

Đề tài thảo luận: Đặc điểm văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý trong trường
học.
STT Họ và tên
1
Nguyễn Thị Chín
(nhóm trưởng)

Nhiệm vụ được phân công
- Phân công công việc cho
các thành viên
- Làm phần: Văn hoá nhà
trường là văn hoá của một
tổ chức
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm
- Bổ sung và chỉnh sửa bài
làm
- Thuyết trình
- Làm phần định q trình
hình thành văn hóa tổ chức
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm

Mức độ hồn thành cơng việc
- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm

- Hồn thành tốt cơng việc.

2

Bùi Thị Thêu

3

Trịnh Thị Ngọc Huệ

- Làm phần: đặc điểm và - Tích cực tham gia q trình
cấp độ thể hiện của văn hóa làm việc nhóm
trường học.
- Hồn thành cơng việc
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm

4

Trần Thị Vĩnh Vường

5

Đỗ Viết Thấu

- Làm phần: đặc điểm và
cấp độ thể hiện của văn hóa
trường học.
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm

- Làm phần: bạo lực học
đường
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm

19

- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành cơng việc

- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành cơng việc
- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành cơng việc


6

Hoàng Thị Kiều

7

Trịnh Thị Phượng

8

Bùi Thị Xuân


- Làm phần: văn hóa giao
tiếp trong trường học
- Tổng hợp và trình bày
bản Word
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm
- Làm phần: Bạo lực học
đường
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm
- Làm phần: văn hóa giao
tiếp trong trường học
- Tổng hợp và trình bày
bản Word
- Đóng góp ý kiến với các
thành viên trong nhóm

- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành tốt cơng việc

- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành cơng việc
- Tích cực tham gia q trình
làm việc nhóm
- Hồn thành cơng việc

Q trình thảo luận nhóm:

- Số lượng buổi làm việc: 2 buổi
+ Sáng thứ 2 ngày 28.2.2011:
• Thời gian: sau giờ học
• Số thành viên tham gia thảo luận: 8 người (đủ)
• Trong q trình thảo luận, các thành viên thảo luận sôi nổi, đưa ra
nhiều ý kiến đóng góp cho vấn đề thảo luận.
+ Chiều thứ 3 ngày 1.3.2011:

Thời gian: từ 3h – 5h30

Số thành viên tham gia thảo luận: 3 người (vắng Đỗ Viết Thấu,
Hoàng Thị Kiều, Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Thêu, Trịnh Thị Phượng – lý
do: trùng giờ học môn Quản lý biến đổi)
• Trong q trình thảo luận, các thành viên tích cực tham gia bổ sung,
đóng góp ý kiến cho các thành viên khác, có nhiều sáng tạo trong cách
thể hiện bài làm để bài làm hoàn chỉnh hơn.

20


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
-----------

Bài tập nhóm mơn:
VĂN HĨA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ
Đề bài: Đặc điểm của văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý trong trường
học.
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh

Sinh viên :
1. Nguyễn Thị Chín
2. Trịnh Thị Ngọc Huệ
3. Trần Thị Vĩnh Hường
4. Hoàng Thị Kiều
5. Đỗ Viết Thấu
21


6. Bùi Thị Thêu
7. Trịnh Thị Phượng
8. Bùi Thị Xuân
9. Ninh Văn Tường
Hà Nội – 03/2011

22



×