Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nghiên cứu kinh tế học hành vi về thái độ của con người với rủi ro trong kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.54 KB, 17 trang )

[Type text]

[Type text]

[Type text]

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế

Chủ đề: Nghiên

cứu kinh tế học

hành vi về thái độ của con người
với rủi ro trong kinh tế.

Thành Phố HCM, ngày 2 tháng 10 năm 2015.


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề.........................................................................................................................3
II. Định nghĩa rủi ro.............................................................................................................3
III. Thái độ của con người với rủi ro...................................................................................4
IV. Giảm thiểu rủi ro............................................................................................................6
Đa dạng hóa.....................................................................................................................6
Bảo hiểm.........................................................................................................................8
Thu thập thông tin ...........................................................................................................9
V. Cầu với tài sản rủi ro.......................................................................................................9
VI. Nhà đầu tư đứng trước Rủi ro......................................................................................12
Đối xung rủi ro (Hedging).............................................................................................12
Rủi Ro Đạo Đức.............................................................................................................14


VII. Kết luận......................................................................................................................16

2


I. Đặt vấn đề.
Rủi ro là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên phần lớn rủi ro
lại đe doạ cuộc sống con người. Do vậy, con người luôn phải tìm cách đối phó và
giảm thiểu rủi ro. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của loài người luôn gắn
liền với sự đấu tranh, ngăn ngừa rủi ro, song khi một rủi ro được dập tắt sẽ lại có
một loại rủi ro mới sinh ra. Cùng với quá trình đi lên của xã hội, rủi ro ngày càng
đa dạng và phức tạp hơn. Rủi ro được ví như những vật cản của một cỗ xe lao trên
đường dài, đôi khi những vật cản này xuất hiện ngay trước mắt và chúng sẽ được
xử lý triệt để, nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn mà không thể lường trước
được khiến cỗ xe có thể trật bánh khỏi con đường. Vì vậy, để giảm thiểu những
kết quả không đáng có, nghiên cứu và tìm hiểu về rủi ro là một vấn đề cần thiết
trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế luôn tiềm tàng rất nhiều
rủi ro.
II. Định nghĩa rủi ro.

Cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Theo trường
phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố
liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho
con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến
những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích,
những cơ hội. Định nghĩa về rủi ro cũng được thể hiện rất đa dạng trong từng lĩnh
vực khác nhau :
-


Rủi ro trong đầu tư: tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên ( bất trắc) có thể đo

lường bằng xác xuất , là những bất trắc gây nên những mất mát thiệt hại.
-

Rủi ro trong quản trị dự án: là đại lượng có thể đo lường được bằng phép

tính.
3


Rủi ro = Xác xuất xuất hiện * Mức thu thiệt / Kết quả
-

Rủi ro tín dụng: là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm hàng vay vốn

nhưng không trả được nợ cho Ngân Hàng. Trong kinh doanh Ngân Hàng , rủi ro
tín dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề, có khi
dẫn đến phá sản Ngân Hàng.
Nếu nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết
quả tốt đẹp cho tương lai .
Rủi ro cũng phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người không có khái niệm hoặc
không liên quan đến thì họ không có rủi ro. Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro với người đi
đường nhưng người ở trong phòng đóng kín cửa, không bị ảnh hưởng thì không có
rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năng ảnh hưởng đến đối
tượng và thời lượng ảnh hưởng. Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn , nếu chắc
chắc (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.
III. Thái độ của con người với rủi ro.
Một người ra quyết định hợp lý sẽ chọn quyết định đạt được lợi ích kỳ vọng

lớn nhất. Hàm lợi ích của người ra quyết định cho biết lợi ích mà người ấy đạt
được ứng với mỗi kết quả có thể. Lợi ích kỳ vọng được tính theo công thức tương
tự như lợi nhuận kỳ vọng nhưng thay vì lợi nhuận thì đưa vào công thức giá trị của
lợi ích mà người ấy đạt được ứng với mỗi quyết định. Giá trị của lợi ích là bao
nhiêu tuỳ vào ước lượng chủ quan của người ra quyết định nhưng lợi ích của kết
quả thuận lợi phải cao hơn lợi ích của kết quả kém thuận lợi hơn. Dạng của hàm
lợi ích rất đa dạng tùy theo sở thích của người ra quyết định chứ không nhất thiết
là lợi ích tăng theo lợi nhuận tăng.

4


Đồ thị 1: Đường lợi ích của người sợ rủi ro
Đồ thị 1 cho thấy lợi ích tăng theo lợi nhuận nhưng nhịp độ tăng giảm dần.
Đây là dạng đường lợi ích của những người sợ rủi ro. Khi phải lựa chọn trong các
phương án có lợi nhuận kỳ vọng bằng nhau, họ thích chọn phương án có kết quả
chắc chắn hơn. Ngược lại đường lợi ích trên đồ thị 2 cho thấy lợi ích tăng theo lợi
nhuận với mức độ tăng tăng dần. Những người chấp nhận rủi ro có đường lợi ích
dạng này, họ thích chọn phương án có kết quả kém chắc chắn hơn trong các
phương án có lợi nhuận kỳ vọng bằng nhau.

Đồ thị 2: Đường lợi ích của người thích rủi ro

5


Đồ thị 3: Đường lợi ích của người bàng quan với rủi ro
Những người bàng quan với rủi ro tối đa hoá lợi ích kỳ vọng dù cho rủi ro
như thế nào. Đường lợi ích của những người này có dạng như đồ thị 3.
IV. Giảm thiểu rủi ro.

Như đã định nghĩa từ những phần trước, bản chất của rủi ro thể hiện sự
không chắc chắn, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Là một nhà đầu
tư, hay thực tế hơn, là một người tiêu dùng chúng ta không bao giờ mong muốn sự
không chắc chắn, cho dù nó tích cực. Vậy làm thế nào để giảm thiểu được những
rủi trong đầu tư??? Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu ba cách thường dùng
trong đầu tư: Đa dạng hóa, mua bảo hiểm cho rủi ro và thu thập thông tin về các
lựa chọn và phần thưởng.
Đa dạng hóa.
Định nghĩa: là phương pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách phân bổ các nguồn
lực cho hiệu quả hoạt động mà kết quả mang lại không có liên quan chặt chẽ. Nói
ngắn gọn là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau.
• Phương pháp này dựa trên câu ngạn ngữ “Đừng bỏ tất cả trứng vào một
giỏ”, hãy thử tưởng tượng, bạn có 10 quả trứng, bạn cất chúng vào cùng một chiếc
giỏ, chiếc giỏ rách và cuối cùng tất cả số trứng bạn có đều bị vỡ. Bằng cách đầu tư
vào nhiều loại tài sản – như là cổ phiếu, thu nhập cố định, tiền mặt và hàng hóa,
bạn có thể giảm tác động tổng thể nếu kết quả hoạt động của bất kỳ loại đầu tư nào
6


đó kém. Các cách khác để đa dạng hóa. Bạn có thể đa dạng hóa trong cùng một
loại tài sản, các loại tài sản và thậm chí trên toàn cầu:
• Đa dạng hóa trong một loại tài sản: Bằng cách đa dạng hóa, bạn có thể
giảm độ ảnh hưởng khi một chứng khoán có hiệu suất thấp. Bạn có thể làm điều
này bằng cách mua nhiều trái phiếu, ví dụ nhiều hơn một hoặc hai. Tuy nhiên, sẽ
có một giới hạn cho sự đa dạng hóa của bạn nếu những trái phiếu này là trái phiếu
địa phương. Bạn có thể tăng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng mua nhiều
loại trái phiếu - dài hạn, ngắn hạn, chính phủ, công ty, và lợi tức cao.
• Đa dạng hóa với nhiều loại tài sản: Bạn có thể chọn các khoản đầu tư từ
nhiều loại tài sản - cổ phiếu, thu nhập cố định, tiền mặt và hàng hóa. Loại đa dạng
hóa này còn được gọi là phân bổ tài sản.

• Phân bổ tài sản có nghĩa duy trì tỷ lệ nhất định trong danh mục của bạn cho
những loại tài sản lớn ví dụ như cổ phiếu, thu nhập cố định, hàng hóa và tiền mặt
để đạt được mục tiêu tài chính và quản lý rủi ro.
• Chiến lược này có thể có tác dụng bởi vì các loại tài sản khác nhau có phản
ứng khác nhau. Ví dụ, cổ phiếu có tiềm năng cho sự tăng trưởng và thu nhập,
trong khi thu nhập cố định thường đem lại sự ổn định và đảm bảo thu nhập. Những
lợi ích của các loại tài sản khác nhau có thể được kết hợp thành một danh mục đầu
tư với mức rủi ro bạn có thể chịu đựng được.


Quỹ tương hỗ - cách dễ nhất để đa dạng hóa ( là tổ chức tập hợp vốn của

các nhà đầu tư để mua một số lượng lớn các cổ phiếu khác nhau hoặc các tài sản
tài chính khác nhau) Phần lớn mọi người không có đủ tiền để đầu tư vào nhiều cổ
phiếu, thu nhập cố định và các tài sản khác, và cũng ít thời gian và năng lực để
nghiên cứu và theo dõi chúng. Đối với những nhà đầu tư này, các quỹ tương hỗ có
thể là lựa chọn hợp lý nhất. Một quỹ có thể giữ chứng khoán từ hàng trăm nhà
phát hành. Quỹ tương hỗ cung cấp một cách dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí để
đa dạng hóa trong cùng một loại tài sản, nhiều loại tài sản và toàn cầu.
7


Nguyên tắc chung của đa dạng hóa đầu tư: phân bổ các nguồn lực của mình
cho những hoạt động khác nhau mà kết quả của những hoạt động này không có
mối liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau.
Bảo hiểm
Định nghĩa: Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số
một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại;
bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ
chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không

may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
Tâm lý sợ hãi rủi ro là nền tảng của bảo hiểm, đối mặt với rủi ro về tài sản…
người ta sẵn sàng chi trả một khoản để chắc chắn rằng tài sản của họ vẫn được
đảm bảo bất kể kết cục như thế nào, điều đó mang lại mức hữu dụng cao hơn khi
không có bảo hiểm.
Bảo hiểm hoạt động dựa trên hai nguyên lý: Luật số lớn và Định phí bảo
hiểm công bằng
Luật số lớn theo nguyên tắc số học: khi chọn ngẫu nhiên các giá trị (mẫu
thử) trong một dãy các giá trị (tổng thể ta thấy kích thước mẫu càng lớn thì các
đặc trưng thống kê của mẫu thử càng “gần” với các đặc trưng của tổng thể. Nếu
thực hiện nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn sẽ có xác suất xảy ra một biến cố
nào đó ở mức độ đủ chính xác và có thể làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó.
• Luật số lớn tập hợp số lớn các rủi ro đồng nhất:
• Tập hợp số lớn các rủi ro
• Phải tập hợp số lớn để không xảy ra rủi ro khi tính toán.
• Phải tập hợp số lượng tối đa người tham gia bảo hiểm, phải thường xuyên
tìm khác hàng mới, vì khách hàng cũ sẽ không tồn tại vĩnh viễn.

8


• Lựa chọn rủi ro là lựa chọn và sắp xếp các rủi ro có chung một đặc tính vào
cùng một nhóm bao gồm rủi ro có cùng một bản chất hay rủi ro gắn liền với cùng
một đối tượng cuối cùng là rủi ro có cùng một mức trầm trọng
• Để đảm bảo đồng nhất rửi ro nhà bảo hiểm thực hiện:
• Sắp xếp các rủi ro theo nhóm phí tương ứng.
• Tăng phí cho rủi ro xấu hơn mức bình.
• Giảm phí cho rủi ro tốt hơn mức bình thường.
• Từ chối bảo đảm rủi ro mà khả năng xảy ra tổn thất gần như chắc chắn.
Định phí bảo hiểm công bằng : là tình huống trong đó phí bảo hiểm bằng

giá trị bồi thường kỳ vọng, nhưng trên thực thế bảo hiểm sẽ thu trên mức tổn thức
dự kiến.
Thu thập thông tin
Thực tế, thông tin để nhà đầu tư đưa ra quyết định là hạn chế nên khả năng
gặp rủi ro là khá cao, nhà đầu tư sẽ sẳn sàng trả tiền để có được thông tin đầy đủ
để đưa ra dự đoán tốt hơn và giảm thiểu rủi ro.
Thông tin được mua bán như một loại hàng hóa, giá trị của thông tin đầy đủ
là sự chênh lệch giá trị kỳ vọng của lựa chọn khi có đầy đủ thông tin và giá trị kỳ
vọng khi thông tin không đầy đủ.
V. Cầu với tài sản rủi ro.
Phần lớn mọi người đều không thích rủi ro, tuy nhiên trong đó một số người
vẫn đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu hay các tài sản rủi ro khác bằng
một hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm của mình? Người ta quyết định mức độ rủi ro có
thể chấp nhận như thế nào?
Tài sản là thứ mang lại dòng tiền hoặc dịch vụ cho người sở hữu nó bao
gồm: trái phiếu, cổ phiếu, nội tệ, ngoại tệ, vàng, bất động sản… Dòng tiền mà trái

9


phiếu mang lại là lãi suất, mua cổ phiếu nhận được cổ tức hay đơn giản cho thuê
phòng sẽ mang lại thu nhập từ tiền thuê cho chủ nhà.
Đôi khi dòng tiền từ quyền sở hữu tài sản có dạng ẩn: dưới dạng tăng hoặc
giảm giá trị của tài sản, ví dụ điển hình là vàng và bất động sản.
Tài sản rủi ro: là tài sản mang lại dòng tiền hoặc dịch vụ không chắc chắn
cho người sở hữu nó. Tài sản có rủi ro càng cao thì mang lại giá trị dòng tiền càng
lớn ví dụ như bất động sản có mức độ rủi ro cao nhất nhưng cũng mang lại lợi
nhuận cao nhất trong các loại tài sản.
Trái với tài sản rủi ro là tài sản phi rủi ro, là loại tài sản mang lại dòng tiền
hoặc dịch vụ chắc chắn cho chủ sở hữu, tín phiếu là một ví dụ điển hình.

Lợi tức: là tổng dòng tiền cảu tài sản tương tự một phần của tài sản đó, lợi
tức có thể làm tăng hoặc giảm vốn của tài sản.
• Kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và tài sản rủi ro trong DMĐT ( danh
mục đầu tư):
Xét DMĐT gồm tài sản A (rủi ro) và tài sản F (phi rủi ro). TSSL của DMĐT
gồm 2 tài sản này là:
Độ lệch chuẩn của DMĐT:
Theo định nghĩa:
được gọi là tỷ số Sharpe (Sharpe ratio). Tỷ số này phải dương. Vậy
DMĐT kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro nằm trên đường thẳng có độ
dốc dương đi qua các tài sản đó.
• Đường phân bổ vốn đầu tư (CAL – Capital Allocation Line)

10


DMĐT kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và tài sản rủi ro nằm trên đường thẳng
biểu diễn mối quan hệ giữa TSSL bình quân và độ lệch chuẩn (CAL). Trường hợp
này nhà đầu tư có thể đi vay và cho vay ở cùng mức lãi suất phi rủi ro.
• DMĐT tối ưu

Không có DMĐT nào nằm phía bên trên đường

-G (theo định nghĩa)

G là DMĐT tối ưu, là điểm tiếp tuyến giữa đường biên hiệu quả và tia nối
từ
Nhà đầu tư thông thường sẽ đầu tư tại DMĐT hiệu quả G
Nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ đầu tư DMĐT nằm trên đường
mức lãi suất


-G, cho vay tại

và đầu tư vào DMĐT hiệu quả G

Nhà đầu tư chịu rủi ro sẽ đầu tư DMĐT nằm trên G-H, đi vay tại mức lãi
suất

và đầu tư vào DMĐT hiệu quả G
11


4/ DMĐT tối ưu khi lãi vay cao hơn lãi cho vay

Trong thực tế, nhà đầu tư phải đi vay với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay
: lãi suất đi vay
: lãi suất cho vay
Đường biên hiệu quả là

-G-H-I.

VI. Nhà đầu tư đứng trước Rủi ro
Ta có thể dùng những biện pháp giảm thiểu rủi ro ở trên để áp dụng vào thực tế.
Qua đó nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận và yên tâm hơn trong những quyết
định đầu tư của mình.
Đối xung rủi ro (Hedging)
Nghiệp vụ đối xung rủi ro hay tự bảo hiểm (Hedging): là biện pháp kỹ thuật
thường được các nhà sản xuất công thương, các nhà buôn bán nguyên vật liệu, các
hãng kinh doanh hay các hãng xuất nhập khẩu sử dụng nhằm giảm thiểu những rủi
ro do sự biến động về giá cả có khả năng ảnh hưởng đến các hoạch định về chi

phí, lợi nhuận của công ty. Họ làm điều đó bằng cách lợi dụng giao dịch mua bán
khống tại Sở giao dịch hàng hóa. Hiện nay, biện pháp hạn chế rủi ro này chưa
12


được áp dụng tại Việt Nam nhưng ở Mỹ, đây là một trong những biện pháp phổ
biến tích cực giúp hạn chế các rủi ro về giá cho các bên mua bán, thường gặp nhất
là các sản phẩm nông sản.
Ví dụ: Một công ty cà phê Mỹ có nhu cầu sử dụng một lượng nguyên liệu cà
phê vào 3 tháng tới. Công ty đứng trước lựa chọn là nên mua tại thời điểm hiện tại
hay là mua vào 3 tháng sau và lúc này công ty đang đứng trước rủi ro về biến động
giá cà phê. Để giảm thiểu rủi ro về giá và dự tính được chi phí cho hoạt động kinh
doanh của mình, công ty có thể thực hiện biện pháp đối xung rủi ro bằng cách:
Mua ngay số cà phê vào thời điểm hiện tại, ví dụ ở mức giá 110 USD/tấn và
đến Sở giao dịch hàng hoá đăng kí quyền bán trước lượng cà phê này ở mức giá
110 USD/tấn, giao hàng vào 3 tháng sau.
Sau 3 tháng, nếu giá cà phê ở thời điểm đó giảm (ví dụ còn 100 USD/tấn) có
nghĩa là công ty đã lỗ trong giao dịch thực tế (vì lúc mua giá cao hơn bây giờ)
nhưng lãi trong giao dịch bán trước (vì công ty được quyền bán ra với giá 110
USD đã đăng kí vào 3 tháng trước). Để dễ hiểu, có thể nói rằng: việc mua cà phê
vào 3 tháng trước tính ra là lỗ 10 USD/tấn so với mua vào ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, công ty sẽ bù cho khoản lổ này bằng cách mua 1 lượng cà phê giá 100
USD trên thị trường lúc hiện tại rồi thực hiện quyền bán với giá 110 USD như đã
đăng kí trước đó.
Nghĩa là trong giao dịch hàng hoá thật sự công ty lỗ 10 USD/tấn nhưng trong
giao dịch bán trước công ty lời 10 USD/tấn.
Ngược lại nếu giá cà phê ở thời điểm sau 3 tháng tăng (ví dụ là 120 USD/tấn)
thì công ty lãi trong giao dịch thực tế ngoài thị trường nhưng lỗ trong giao dịch
bán khống ở Sở giao dịch hàng hóa. Lãi ở hợp đồng này bù cho lỗ ở hợp đồng kia
khiến cho công ty này có thể hạn chế được rủi ro về việc biến động giá cũng như

hoạch định được trước chi phí kinh doanh và chỉ chịu một khoản phí nhỏ.

13


Hai khoảng lời lỗ này bằng nhau và do đó công ty này đã đảm bảo không bị
lỗ cho dù giá có giảm, nhưng bù lại cũng sẽ không lời cho dù giá có tăng. Nghiệp
vụ tự bảo hiểm hay đối xung rủi ro này chỉ mang tính chất bảo hiểm về giá cho các
hoạt động kinh doanh trước sự biến động của giá cả thị trường chứ không mang
tính đầu cơ, kiếm lời.
Rủi Ro Đạo Đức.
Bên cạnh việc giảm thiểu rủi ro khách quan, rủi ro mang tính chủ quan trong
đó rủi ro đạo đức là tình hình bất cập với thế giới và Việt Nam nhất trong hoạt
động ngân hàng.
Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng được hiểu là “trường hợp khi một
bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia
phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại” (Paul Krugman, 2009).
Trong những tháng đầu năm đã có 3 ngân hàng Việt Nam đã được Ngân
hàng nhà nước thu mua với giá 0 đồng. Nhưng có thực chất là mua với giá 0 đồng,
khi vốn các ngân hàng điều bị âm GPBank: Âm vốn hơn 9.000 tỷ gấp 3 lần vốn
điều lệ, nợ xấu lên đến 45%. Nhà nước phải mua lại các Ngân hàng này để bảo
đảm quyền lợi cho người gửi tiền, tránh sự bất ổn thị trường.
Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP
Xây dựng, nguyên Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, “đã chỉ đạo cấp dưới rút
18.414 tỉ đồng của ngân hàng để sử dụng cá nhân” gấp 3 lần vốn điều lệ ngân
hàng.
Trước khi phát hiện ngân hàng TMCP Xây dựng thua lỗ, làm trái các quy
định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lập hồ sơ khống để vay
của VNCB hơn 5.000 tỉ đồng và chính Ngân hàng này đã có nhiều sai phạm liên

quan đến quá trình thuê trụ sở ở số 286 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận
10, TP HCM), quá trình cho vay một số doanh nghiệp thua lỗ gây nguy cơ nợ xấu,
14


ủy thác đầu tư và đầu tư cơ sở vật chất khi chưa được Ngân Hàng Nhà Nước cho
phép.
Tháng 2-2013, một tổ giám sát từ bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng,
được đặt ở Ngân hàng Xây dựng. Mọi hoạt động của ngân hàng này từ thu hồi nợ,
cho vay, các khoản tiền chuyển ra, chuyển vào (kể cả huy động và chi trả cho
người gửi tiền) đều phải thông qua tổ giám sát. Làm sao số tiền lớn trên lại có thể
qua mặt tổ giám sát để cho ông Danh sử dụng cá nhân.
Ông Danh nắm quá rõ các nghiệp vụ ngân hàng, thông thạo đến mức chỉ đạo
cấp dưới thực hiện các nghiệp vụ để rút tiền ra hoặc trình độ của tổ giám sát quá
non yếu đến mức không phát hiện ra sai phạm kéo dài. Số tiền trên không thể nào
chỉ được rút ra một lần.
Có một khả năng khác là tổ giám sát đủ trình độ giám sát, nhưng vì một lý do
nào đó đã bỏ qua, không ngăn chặn sai phạm. Ở đây khó mà đồng ý với khả năng
ông Danh thông thạo nghiệp vụ của tổ chức tín dụng vì ông không hề làm ở ngân
hàng nào trước khi về Ngân hàng Xây dựng. Trong các cuộc họp của hệ thống tổ
chức tín dụng, nhiều ngân hàng không biết ông là ai, từ đâu tới.
Vấn đề trên chính là rủi ro đạo đức.
Người ta thường nói “Dột từ trên nóc dột xuống”. Rủi ro đạo đức phát sinh
từ chính người quản lý và cán bộ làm việc trong ngân hàng gây ra. Điều kiện
khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện để được
vay vốn, nhưng vì lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhóm cán bộ, nhân viên
của ngân hàng đã bằng mọi cách, hợp thức hoá hồ sơ để được vay vốn của ngân
hàng. Hậu quả là khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, thậm chí có thể
bị chiếm đoạt và không trả được ngân hàng.
Chính cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của ngân hàng hàng bằng

các thủ đoạn tinh vi như: lập hồ sơ khống, giả mạo tên người khác để lập hồ sơ
vay vốn, thông đồng với khách hàng để vay ké, thậm chí còn rút quỹ của ngân
15


hàng để chiếm đoạt. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo và nhân viên cũng như
công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng kịp thời và đồng bộ dẫn đến khoản đầu tư này
gặp rủi ro, mức độ rủi ro.
Những hậu quả từ rủi ro này gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Vì vậy ngân
hàng nhà nước phải bước vào để giải quyết. Đứng trước rủi ro đạo đức cần làm gì
để hạn chế:
Xử lý kịp thời, dứt khoát và nghiêm minh các hành vi vi phạm trong tổ chức
tín dụng, ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền của tổ chức để răn đe, phòng ngừa và
ngăn chặn các hành vi tiêu cực này. Suy cho cùng mối chấu vẫn là vấn đề con
người nếu các quy định về quản trị rủi ro dù có ưu việt đến đâu nếu việc bố trí, sắp
xếp và giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên và
người quản lý không tốt thì rủi ro đạo đức vẫn phát sinh. Thực tế xảy ra ở một số
ngân hàng và Qũy Tín Dụng Nhân Dân thời gian vừa qua đã chứng minh điều đó.
VII. Kết luận.
Như vậy có thể thấy rằng nghiên cứu kinh tế học hành vi về thái độ của
con người với rủi ro là một yếu tố cơ bản trong việc vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn cùng với những kinh nghiệm thu được trong thực tiễn giúp cho doanh nhiệp
có thể lựa chọn những bước đi đúng đắn, phát huy hiệu quả của năng lực cạnh
tranh. Tuy vậy đây mới chỉ là những lý thuyết cơ bản. Việc nghiên cứu và vận
dụng nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và được hoàn thiện dần qua những trải
nghiệm từ thực tiễn. Có như thế, việc nhận thức những lý luận mới được hiểu
đúng và vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể.
Chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro bằng các cách như đa dạng hóa, bảo
hiểm và thu thập thông tin về lĩnh vực muốn đầu tư…Rủi ro đạo đức là loại rủi ro
thưởng xuyên xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, những hậu quả từ rủi

ro này gây ảnh hưởng lớn đến xã hội Nghiên cứu về rủi ro không chỉ đơn thuần
tránh cho nhà đầu tư khỏi các rắc rối và khó khăn, mà còn giúp cho các hoạt động
kinh doanh tốt hơn, hiệu quả hơn.
Quản lý rủi ro hiệu quả không chỉ dừng ở các rủi ro cần bảo hiểm rủi ro
vật chất, mà phải báo trùm tất cả các loại hình rủi ro khác nhau có ảnh hưởng đến
mọi phương diện của hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu về rủi ro trong các hoạt
động kinh tế là một việc làm hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu này sẽ cho ta thấy
rõ được các loại rủi ro, nguyên nhân xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó, và để từ
16


đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiểu tổn
thất cho con người.

17



×