Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kĩ thuật chọn điểm rơi trong bđt 1 số chú ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.89 KB, 12 trang )

CÁC CÂU HOI THI HSG PHẦN VI SINH
1 : Có 3 ống nghiệm A, B, C chứa dung dịch H2O2. Nhỏ vào mỗi ống một giọt huyền
phù vi sinh vật lấy từ các nguồn khác nhau, sau một thời gian thấy ở ống A sủi bọt
nhiều, ống B sủi bọt ít, ống C không có bọt.
Hãy xác định các dạng vi sinh vật trên và đặc điểm nào liên quan đến hiện tượng tạo
bọt khí.
Nêu ví dụ về các loại vi sinh vật đó.
Trả lời
+ Ở ống A có mặt vi sinh vật hiếu khí; chúng có enzim catalaza và superoxide dismutaza,
nên có khả năng phân huỷ H2O2 thành O2 và H2O.
+ Ở ống B có vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc, chúng có enzim superoxide dismutaza,
phân giải H2O2 yếu hơn.
+ Ở ống C có vi sinh vật kỵ khí, chúng không có enzim phân huỷ H2O2, nên trong ống C
không có bọt khí.
+ Ví dụ: - ống A: tảo, E.coli. . . - ống B: nấm men . . . – ống C: VK sinh mêtan. . .
Câu 2 : 1) Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn.
2/ Cơ chế kháng khuẩn của Lizôzim và penicillin khác nhau như thế nào?
3) Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram
+
dương (G ) và nhóm Gram âm (G-)?
Trả lời
1/ Thành phần hoá học: Màng nhầy vi khuẩn có thành phần trên 90% là nước, pôlisaccarit,
ở một số vi khuẩn có thêm một ít lipôprôtêin.
+ Tác dụng: Bảo vệ vi khuẩn, tăng khả năng kết dính, tăng độc lực, hạn chế thực bào.
2/ - Lizôzim làm tan màng vi khuẩn.
- Penicillin ức chế quá trình xây dựng thành tế bào của vi khuẩn
3/ + Để phân biệt vi khuẩn G— và vi khuẩn G+ người ta dùng phương pháp nhuộm màu.
Nhóm G+ bắt màu tím (màu Gram) , nhóm G- bị mất màu Gram khi tẩy rửa và mang màu đỏ
của thuốc nhuộm bổ sung.
Câu 3: Trong tự nhiên tồn tại nhiều nhóm vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng khác
nhau.


1, Hãy nêu các phương thức thu nhận năng lượng ở vi sinh vật dị dưỡng mà em biết.
2) Nêu tên các nhóm vi sinh vật tự dưỡng. Căn cứ vào đâu người ta gọi tên như vậy?
3) Giữa lên men lactic và lên men êtylic có điểm gì chung và những điểm gì khác biệt?
Trả lời
Các phương thức thu nhận năng lượng ở vi sinh vật dị dưỡng:
+ Hô hấp hiếu khí: Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử.
+ Hô hấp kị khí: Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi liên kết.
+ Lên men: Chất nhận điện tử cuối cùng là một chất hữu cơ.
Các nhóm vi sinh vật tự dưỡng:
+ Gồm 2 nhóm: - Quang tự dưỡng (quang dưỡng vô cơ)
- Hoá tự dưỡng (hoá dưỡng vô cơ)
+ Gọi tên như vậy vì: Căn cứ vào nguồn cung cấp cácbon và nguồn năng lượng.
+ Điểm chung: Chất hữu cơ không được phân giải hoàn toàn, đều trải qua sản phẩm trung
gian là axit piruvic.
+ Điểm khác:
- Lên men êtylic: axit piruvic bị loại CO2 thành axêtalđêhit sau đó được ôxi hoá thành rượu
êtylic.
Lên men rượu: Nấm men và một số vi khuẩn khác có thể chuyển hóa pyruvate thành
ethanol và CO2. Quá trình trải qua 2 bước

1


Trong bước 1, pyruvate bị khử cacboxyl-hóa vốn được xúc tác bởi enzyme pyruvate
decarboxylase, enzyme này cần Mg2+ và có coenzyme là TPP. Bước 2, acetaldehyde bị khử
thành ethanol với NADH+H+ được tạo ra từ sự oxy hóa khử 3 P glyceraldehyde.
- Lên men lắctic: axit piruvic bị khử ngay thành axit lăctic là chủ yếu.
Dưới tác dụng của lactate dehydrogenase, pyruvate bị khử thành lactic acid. Phản ứng này
xảy ra trong mô cơ động vật sẽ tạo thành L-lactic acid, còn trong quá trình lên men do vi
sinh vật gây ra (lên men sữa chua, muối dưa, cà …) sẽ tạo thành D-lactic acid.


Câu 4;) Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn. Có
phải mọi tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ.
2) Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram dương (G +)
và nhóm Gram âm (G-)?
3) Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng người ta
thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không?
Vì sao?
+ Thành phần hoá học: Màng nhầy vi khuẩn có thành phần trên 90% là nước, pôlisaccarit, ở
một số vi khuẩn có thêm một ít lipôprôtêin.
+ Tác dụng: Bảo vệ vi khuẩn, tăng khả năng kết dính, tăng độc lực, hạn chế thực bào.
+ Không phải mọi vi khuẩn đều có màng nhầy.
+ Ví dụ: Vi khuẩn nhiệt thán hình thành màng nhầy khi có prôtêin động vật. Vi khuẩn gây
bệnh viêm màng phổi chỉ hình thành màng nhầy khi xâm nhập vào cơ thể động vật, khi ở
ngoài không có màng nhầy.
Chia (G+) và (G-): Gram là tên nhà khoa học người Đan mạch tìm ra phương pháp nhuộm
màu vi khuẩn và phân biệt: Nhóm G + bắt màu tím (màu Gram) , nhóm G - bị mất màu Gram
khi tẩy rửa và mang màu đỏ của thuốc nhuộm bổ sung. Nguyên nhân bắt màu khác nhau là
do sự khác nhau về thành phần và cấu trúc của thành tế bào.
Vi khuẩn không tiếp tục sinh sản vì: Lizôzim làm tan thành tế bào của vi khuẩn. Vi khuẩn trở
thành tế bào trần không có khả năng phân chia. Mặt khác dễ bị phá huỷ do các tác nhân.
Câu 5 :
a/ Các vi sinh vật hoại sinh sử dụng các chất hữu cơ phức tạp kích thước lớn bằng
cách nào?
b/ Mêzôxôm đóng vai trò như thế nào đối với sinh vật chưa có nhân chính thức
(procaryotae).

2



a/ (0,75điểm)
+ Các vi sinh vật hoại sinh sử dụng các chất hữu cơ phức tạp kích thước lớn bằng cách
phân giải ngoại bào
+ Các vi sinh vật hoại sinh tiết vào môi trường các enzim (proteaza, amilaza, xenlulaza,..)
tương ứng với các cơ chất hữu cơ phức tạp kích thước lớn (như Protein, tinh bột, kitin,
xenluloza,...). Các enzim đó gọi là enzim ngoại bào.
+ Nhờ sự phân giải ngoại bào, các cơ chất trên biến đổi thành các chất đơn giản, kích
thước nhỏ (axit amin, glucoza, ...), sau đó được vi sinh vật hấp thụ qua màng tế bào.
b/ (0,75điểm)
Mêzôxôm đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật chưa có nhân chính thức:
- Mêzôxôm là nơi định vị ADN của tế bào nhân sơ -> đánh dấu điểm khởi đầu tái bản để
bước vào quá trình nhân đôi ADN của vi khuẩn.
- Tham gia sự hình thành vách ngăn của sự phân bào vô tơ để tạo thành 2 tế bào con.
- Ở một số sinh vật khác, Mêzôxôm là nơi định vị nhiều sắc tố loại Bacterio rhodopxin là
sắc tố đặc trưng, sắc tố này tạo ra 1 građien vận chuyển các prôtêin qua màng nhờ tác động
ánh sáng.
Câu 6: a) Phân biệt các hình thức: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men ở vi sinh
vật.
b) Quá trình sản xuất giấm ăn bằng sử dụng vi khuẩn axêtic giống và khác với
sự hô hấp hiếu khí thông thường như thế nào?
c) Vi khuẩn lactic có 2 chi chủ yếu: Streptococcus và Lactobacillus. Chúng có
sử dụng trực tiếp saccharoza được không? Nhiều loài Streptococcus lên men đồng
hình, còn nhiều loài Lactobacillus lên men dị hình. Vậy hai loại lên men đó khác nhau
thế nào?
a) Phân biệt
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men
. Chất nhận điện tử cuối
. Chất nhận điện tử cuối . Chất nhận điện tử cuối

cùng là ôxi phân tử.
cùng là ôxi liên kết.
cùng là một chất hữu cơ.
. Ô xi hoá hoàn toàn, tạo
. Ô xi hoá không hoàn
. Sinh ra sản phẩm trung
sản phẩm CO2 và H2O.
toàn, tạo sản phẩm trung gian.
gian.
. Năng lượng tạo ra nhiều . Năng lượng tạo ra ít
. Năng lượng tạo ra ít.
nhất
b) So sánh:
+ Giống nhau: đều xẩy ra sự hô hấp hiếu khí, cần có O2 .
+ Khác: Trong sản xuất giấm ăn, cơ chất là rượu êtilic chỉ được ôxi hoá đến axit axeetic,
chứ không ôxi hoá đến cùng như hô hấp hiếu khí thông thường.
c) + Vi khuẩn lactic không sử dụng trực tiếp saccharoza được, vì đó là đường kép, vi khuẩn
lactic sử dụng đường đơn glucoza.
+ Lên men đồng hình là loại lên men sinh ra axit lactic là chủ yếu; còn lên men dị hình là
loại lên men tạo ra axit lactic và một số hợp chất khác, trong đó có CO2.
Câu 7(1,0 điểm)
a. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan ở virut. Tại sao virut HIV chỉ
ký sinh trong tế bào bạch cầu limpho T- CD4 ở người?
b. Cho biết nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?
Chu trình tiềm tan: Virut xâm nhập vào tế bào vật chủ, gắn gen vào NST tế bào chủ và chưa
hoạt động và ở trạng thái nghỉ.
Chu trình sinh tan: Virut xâm nhập vào tế bào vật chủ nhân lên và phá vỡ tế bào chủ, phóng
thích ra ngoài.

3



HIV chỉ xâm nhập vào tế bào limpho T-CD4.
+ Tương tác giữa virut với tế bào chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ virut với thụ quan
màng tế bào.
+ Chỉ có limphoT-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích với HIV
Nguồn gốc lớp vỏ trong và ngoài và lớp vỏ trong của HIV
+ Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy sinh
tổng hợp protein của tế bào chủ
+ Vỏ ngoài: Có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai glicoprotein do
virut qui định tổng hợp.
Câu 8 Hãy hoàn thành nội dung ở bảng sau về các loại bào tử của vi khuẩn
Đặc điểm
Nội bào tử Ngoại bào tử Bào tử túi
Vỏ bào tử có chất
dipiconinat
Khả năng chịu nhiệt
Là 1 hình thức sinh sản của
VSV
Đặc điểm
Vỏ bào tử có chất
dipiconinat
Khả năng chịu nhiệt
Là 1 hình thức sinh
sản của VSV

..................

..................


Bào tử
đính
.................. ..................

..................
..................

..................
..................

.................. ..................
.................. ..................

Nội bào tử

Ngoại bào tử

Bào tử túi

Bào tử đính



Không

Không

Không

Rất cao


Cao

Thấp

Cao

Không







Câu 9:
a. Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng
của chúng là gì?
b Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không
có oxy không khí?
c. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
aVi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO 2.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3).
b. Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản
phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
c.. Ứng dụng:
- Xử lý nước thải, rác thải.
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..)
- Làm thuốc.
- Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc.

- Cung cấp O2.
Câu 10. (1,5 điểm)
Hãy trình bày hoặc vẽ sơ đồ minh họa các bước chính (6 – 8 bước) sử dụng kỹ thuật
cấy gen ở E.coli để sản xuất vacxin tái tổ hợp phòng chống virút gây bệnh lở mồm long
móng ở động vật móng guốc. Biết rằng, hệ gen virút gây bệnh lở mồm long móng có
bản chất ARN và vacxin phòng chống bệnh là prôtêin kháng nguyên vỏ (ký hiệu là
VP1) do chính hệ gen virút mã hóa.
Hướng dẫn chấm:
- Các bước đó là:
a. Tách ARN của virut mang gen kháng nguyên VP1.

4


b. Phiên mã ngược, tạo ra cADN VP1.
c. Tách plazmit (plasmid) từ E. coli.
d. Dùng enzym giới hạn cắt plazmit và cắt cADN mang gen VP1.
e. Nối plazmit của E. coli với đoạn cADN có gen VP1, tạo ra plazmit tái tổ hợp.
f. Biến nạp plazmit tái tổ hợp vào E. coli và nhân plazmit trong vi khuẩn.
g. Nuôi E. coli có plazmit tái tổ hợp để vi khuẩn sản xuất ra kháng nguyên VP1 làm
vacxin.
- Thí sinh có thể mô tả các bước trên đây rút gọn lại (ít bước hơn) hoặc chi tiết hơn (nhiều
bước hơn) nhưng đúng, vẫn cho điểm như biểu điểm.
Câu 11. (0,5 điểm)
Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong
thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và
thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây
có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
Giải thích:

+ Vì lên men là hô hấp kỵ khí, trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Khi
không có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men, tạo cồn êtilic. (0,25 điểm)
+ Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà
không lên men. Do đó quá trình này không phải là lên men. (0,25 điểm)
Câu 12. (1 điểm)
Đáp án: 1-B, 2-A, 3-C, 4-D, 5-D.
Mỗi câu đúng = 0,20 điểm
1. Câu nào sau đây đúng?
A. Vi khuẩn Gram âm có nhiều peptidoglycan trong thành tế bào hơn vi khuẩn Gram
dương, và cấu trúc thành tế bào phức tạp hơn.
B. Vi khuẩn Gram âm có ít peptitdoglycan trong thành tế bào hơn vi khuẩn Gram dương,
và cấu trúc thành tế bào phức tạp hơn.
C. Vi khuẩn Gram âm có nhiều peptidoglycan trong thành tế bào hơn vi khuẩn Gram
dương, và cấu trúc thành tế bào ít phức tạp hơn.
D. Vi khuẩn Gram âm có ít peptidoglycan trong thành tế bào hơn vi khuẩn Gram dương,
và có cấu trúc thành tế bào ít phức tạp hơn.
2. Chọn phương án đúng với xạ khuẩn (Actinomycetes)
A. Là nhóm vi sinh vật quan trọng tạo ra nhiều chất kháng sinh.
B. Chúng thuộc về một loại nấm cộng bào.
C. Là vi sinh vật gây bệnh trên người.
D. Là những vi sinh vật Gram âm.
3. Enzim giới hạn của vi khuẩn không cắt ADN của chính nó, bởi vì _______
A. enzim giới hạn có mặt trong một bào quan ngăn cách với ADN vi khuẩn.
B. trình tự nhận biết của enzim giới hạn không có trong ADN vi khuẩn.
C. ADN vi khuẩn được bảo vệ nhờ sự biến đổi ở một số nucleotit.
D. enzim giới hạn chỉ có hoạt tính khi tiết ra ngoài tế bào vi khuẩn.
4. Người ta nuôi một chủng vi khuẩn với mật độ ban đầu là 10 2 tế bào trong 1ml môi
trường. Sau 7 giờ, số tế bào thu được là 10 5/ml, vi khuẩn có thời gian thế hệ (vòng đời) là
40 phút. Hãy cho biết kết luận nào dưới đây đúng?
A. Vi khuẩn không phải trải qua pha tiềm phát (pha lag).

B. Vi khuẩn đang ở pha tăng trưởng cấp số mũ.
C. Vi khuẩn trải qua pha tiềm phát dài, khoảng 40 phút.
D. Vi khuẩn trải qua pha tiềm phát ngắn, khoảng 20 phút.
5. Câu nào dưới đây mô tả đúng về plazmit (plasmid) ở vi khuẩn?
A. Plazmit có thể có nhiều bản sao trong cùng một tế bào, và có thể nhân lên độc lập với
nhiễm sắc thể.

5


B. Plazmit thường mang các gen kháng chất kháng sinh.
C. Plazmit có thể chuyển từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua con đường tiếp hợp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Ghi chú:
Trắc nghiệm 4 có D đúng vì: Số lần phân chia là 10 lần
Thời gian vi khuẩn phân chia là (10x40ph)= 400 phút
Thời gian nuôi vi khuẩn là 7 x 60phút = 420 phút
Từ đó 20phút là thời gian tiềm phát của vi khuẩn.
Câu 13 (1,5 điểm)
Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn
nitrat hóa. Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng. (0,25 đ)
- Vi khuẩn nitrat hoá gồm 2 nhóm quan trọng nhất là: vi khuẩn nitrit hoá (nitrat hoá giai
đoạn 1) gồm Nitrosomonas và Nitrosococcus; và vi khuẩn nitrat hoá (nitrat hoá giai đoạn 2)
gồm Nitrobacter và Nitrococcus. (0,25 đ)
- Nguồn năng lượng: ôxy hoá NH3+→ NO2- → NO3- + năng lượng. (0,25 đ)
- Nguồn carbon: tổng hợp cacbohydrat từ CO2 và H2O. (0,25 đ)
- Kiểu hô hấp: hiếu khí (0,25 đ)
- Vai trò đối với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng (0,25

đ)
Câu 14 (1 điểm)
Etanol (nồng độ 70%) và pênixilin đều thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế.
Hãy giải thích vì sao vi khuẩn khó biến đổi chống được etanol, nhưng lại có thể biến
đổi chống được pênixilin.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
- Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtêin; kiểu tác động là không chọn lọc
và không cho sống sót. (0,50 đ)
- Pênixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen
kháng kháng sinh (thường trên plazmit) mã hoá enzym penicilinaza cắt vòng beta-lactam của
pênixilin và bất hoạt chất kháng sinh này (0,50 đ)
- Thí sinh có thể nói thêm: nồng độ > 70% làm kết tủa prôtêin trên bề mặt tế bào vi khuẩn
một cách nhanh chóng, giảm khả năng thẩm thấu vào trong tế bào của etanol → hiệu suất
diệt khuẩn lại giảm (nhưng không cho điểm; hoặc cho điểm thưởng khi các ý khác không
hoàn chỉnh).
Câu 15. (0,5 điểm) Hãy chọn cặp tương ứng.
1. Chọn loài vi khuẩn là tác nhân gây bệnh tương ứng:
1. Bệnh tả
A. Treponema pallidum
2. Bệnh lậu
B. Salmonella typhi
3. Bệnh thương hàn
C. Neisseria gonorrhoeae
4. Bệnh giang mai
D. Vibrio cholerae
5. Loét dạ dày, ống tiêu hoá E. Heliobacter pylori
2. Hãy chọn các sắc tố quang hợp chủ yếu phù hợp với sinh vật quang hợp dưới đây:
1. Diệp lục a và phycobilin
A. Tảo lục đơn bào (Chlorophyta)
2. Khuẩn diệp lục

B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu đỏ
(Chromatium)
3. Diệp lục a, b.
C. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria)
ĐÁP ÁN CÁC CÂU 6 (TRẮC NGHIỆM): 1) 1-D, 2-C, 3-B, 4-A, 5-E
2-B, 3-A.

6

2) 1-C,


Câu 17.
Đề chọn ĐT Tiền Giang
Vì những lý do gì mà trong điều kiện trên thế giới đang thiếu thức ăn như hiện nay
người ta rất chú ý đến phương hướng sản xuất các loại sinh khối vi sinh vật để làm
thức ăn trong chăn nuôi và cho cả con người ?
* (0,25) Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh  tăng số lượng sinh khối trong một thời
gian ngắn.
(Thời gian để thể trọng tăng gấp đôi : ở gà con là 200giờ, heo con là 600giờ, bê, nghé là
1.500giờ, nấm men là 1 – 2giờ, nấm sợi là 4 – 12giờ, tảo là 2 – 6giờ, vi khuẩn là 20 –
60phút)
* (0,25) Sinh khối vi sinh vật rất giàu chất dinh dưỡng : chứa 30 – 70% prôtêin với nhiều
axit amin không thay thế, nhiều vitamin, men.
* (0,25) Vi sinh vật rất dễ gây đột biến  dễ biến đổi các đặc điểm sinh học theo hướng có
lợi nhất trong việc sản xuất sinh khối giàu dinh dưỡng.
* (0,25) Việc sản xuất ít tốn diện tích ; không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai, sâu bệnh ;
bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm được ổn định.
Câu 18.
2.1. Cho các bước trong quá trình tái bản của một loại virút như sau :

1/ Sự tổng hợp prôtêin virút.
2/ Sự hợp nhất của phần vỏ virút với màng tế bào chủ.
3/ Sự lắp ráp các prôtêin virút.
4/ Sự cắt bỏ phần vỏ virút.
5/ Sự phóng thích virút ra khỏi tế bào chủ.
6/ Sự tái bản của axit nuclêic virút.
Trình tự đúng của các bước trong quá trình trên là :
A.
4–2–1–6–3–5
B.
2–4–6–1–3–5
C.
3–2–4–6–1–5
D.
2–6–4–5–1–3
E.
6–4–1–3–5–2
Chọn câu đúng. Câu B (2 – 4 – 6 – 1 – 3 – 5).
2.2. Nếu quá trình trên được diễn ra liên tục thì loại virút nói ở câu 2.1. trên đây là
virút ôn hòa hay virút độc ? Trình bày khái niệm về hai loại virút này.
* (0,25) Trả lời : Là VR độc.
* (0,5) VR độc : Là loại VR khi xâm nhập vào tế bào chủ  lập tức chủ động nhân
lên một cách độc lập  rất nhiều VR  phá vỡ tế bào chủ để phóng thích ra ngoài.
* (0,5) VR ôn hòa : là loại VR khi xâm nhập vào tế bào chủ sẽ gắn bộ gen của mình
vào genome của tế bào chủ  không làm tan mà tồn tại song song với tế bào chủ một thời
gian (dài) (ở dạng tiền VR). Chỉ khi có các tác nhân kích ứng (UV, X, peroxit hữu cơ,
etylen imin, cơ thể suy dinh dưỡng hay bị suy giảm miễn dịch...) chúng mới hoạt động (trở
thành VR độc) và lúc đó mới làm tan tế bào chủ.
HD : Thang điểm như nêu trên chỉ có ý nghĩa khi bài làm chưa hoàn chỉnh.
Câu 19. Dịch chiết nấm men chứa tất cả các loại enzym cần thiết cho việc sản sinh ra

cồn. Dịch chiết nấm men được ủ trong điều kiện kị khí trong 1 lít môi trường chứa 200
mM glucoza, 20 mM ADP, 40 mM ATP, 2 mM NADH, 2 mM NAD+ và 20 mM Pi
(phosphate vô cơ).
C6H12O6
2 C2H5OH + 2 CO2 + 2ATP
Lượng cồn tối đa có thể được tạo ra trong điều kiện này là bao nhiêu?

7


Hãy chỉ ra các sự kiện chiếm ưu thế trong
mỗi pha tăng trưởng (từ I tới III) của vi
khuẩn bằng việc điền dấu (√) vào ô tương
ứng.

Mật độ vi khuẩn (số tế bào /
mL)

A. 2 mM
B. 20 mM
C. 40 mM
D. 200 mM
E. 400 mM.
1. Khi nuôi một thời gian dài các tế bào E. coli
trong môi trường chứa glucôzơ và lactôzơ,
đường cong tăng trưởng thu được như sau.

I

II


III

Lactôzơ được enzym β-galactozidaza phân giải
Ái lực liên kết của chất ức chế lac vào trình tự chỉ huy
lac operator giảm
Phức hệ CAP-cAMP liên kết vào trình tự khởi động lac
promoter
Tiêu thụ glucôzơ
Câu 20: (2 điểm)
a) Nêu các điểm khác biệt giữa vi rút, prion,
viroit, vi khuẩn bằng cách điền chữ có (+) hay
không (-) vào bảng dưới đây :
Tính chất
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN hoặc
ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chỉ chứa ARN
Chỉ chứa prôtêin
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập

Virut

Thời gian
(giờ)

Prion


Viroit

Vi khuẩn

b) Trình bày cách sinh sôi nảy nở của vi rút chứa ADN trong tế bào vật chủ ?
c) Nêu phương thức thu nhận năng lượng ở các vi khuẩn dùng trong sản xuất axit
axetic. Đây có phải là quá trình lên men không ? Vì sao ?
d) Trong công nghiệp sản xuất dược phẩm tạo chất kháng sinh trong đó có 2 chất kháng
sinh là penicillin và streptomycin. Hãy phân biệt 2 loài sinh vật tổng hợp 2 loại sản phẩm
trên ?

21.Trong những năm gần đây các phương tiện thông tin đại chúng thông báo nhiều
bệnh mới lạ ở người và động vật, gây nên bởi các loại virut. Hãy giải thích 2 nguyên
nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các bệnh virut mới lạ này.
Trả lời
- Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều loại virut rất dễ
bị đột biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau.

8


- Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Câu 22. Rượu vang nếu không được thanh trùng đúng cách rất dễ bị vi khuẩn lactic
dị hình làm chua, do đó không để được lâu. Hãy giải thích vì sao.
Trả lời:
Trong quá trình lên men, rượu vang rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lactic dị hình ( Leuconostoc
oenos). Nếu rượu vang không được thanh trùng đúng cách, vi khuẩn này còn trong rượu
vang sẽ biến đổi phần dư glucôzơ thành axit lactic, CO 2, etanol, axit axetic... do đó rượu
vang có bọt và bị chua.
Câu 23

Thế nào là sự tiếp hợp ở vi khuẩn ? nó diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
- Tiếp hợp là hình thức trao đổi vật chất di truyền, hình thức sơ khai của sinh sản hữu
tính.
- Có hai “giới” vi khuẩn do có yếu tố F (F+) hay không có yếu tố F (F-).
- Yếu tố F mã hoá việc hình thành cầu sinh chất (lông tơ) giữa 2 cá thể.
- Yếu tố F theo cầu sinh chất truyền từ cá thể này sang cá thể kia.
- yếu tố F có thể cài vào nhiễm sắc thể và khi đi sang cá thể kia có thể kéo theo cả một
số gen khác.
Câu 24. (1,5 điểm)
Hãy trình bày hoặc vẽ sơ đồ minh họa các bước chính (6 – 8 bước) sử dụng kỹ
thuật cấy gen ở E.coli để sản xuất vacxin tái tổ hợp phòng chống virút gây bệnh
lở mồm long móng ở động vật móng guốc. Biết rằng, hệ gen virút gây bệnh lở
mồm long móng có bản chất ARN và vacxin phòng chống bệnh là prôtêin kháng
nguyên vỏ (ký hiệu là VP1) do chính hệ gen virút mã hóa.
Hướng dẫn chấm:
- Các bước đó là:
h. Tách ARN của virut mang gen kháng nguyên VP1.
i. Phiên mã ngược, tạo ra cADN VP1.
j. Tách plazmit (plasmid) từ E. coli.
k. Dùng enzym giới hạn cắt plazmit và cắt cADN mang gen VP1.
l. Nối plazmit của E. coli với đoạn cADN có gen VP1, tạo ra plazmit tái tổ hợp.
m. Biến nạp plazmit tái tổ hợp vào E. coli và nhân plazmit trong vi khuẩn.
n. Nuôi E. coli có plazmit tái tổ hợp để vi khuẩn sản xuất ra kháng nguyên VP1 làm
vacxin.
- Thí sinh có thể mô tả các bước trên đây rút gọn lại (ít bước hơn) hoặc chi tiết hơn (nhiều
bước hơn) nhưng đúng, vẫn cho điểm như biểu điểm.
Câu 25. (0,5 điểm)
Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men
trong thùng với các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất

dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm
khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
Giải thích:
+ Vì lên men là hô hấp kỵ khí, trong đó chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Khi
không có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men, tạo cồn êtilic. (0,25 điểm)
+ Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) chúng chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà
không lên men. Do đó quá trình này không phải là lên men. (0,25 điểm)
Câu 26. (1,5 điểm)
Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn
nitrat hóa. Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng.

9


HƯỚNG DẪN CHẤM:
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng. (0,25 đ)
- Vi khuẩn nitrat hoá gồm 2 nhóm quan trọng nhất là: vi khuẩn nitrit hoá (nitrat hoá
giai đoạn 1) gồm Nitrosomonas và Nitrosococcus; và vi khuẩn nitrat hoá (nitrat hoá
giai đoạn 2) gồm Nitrobacter và Nitrococcus. (0,25 đ)
- Nguồn năng lượng: ôxy hoá NH3+→ NO2- → NO3- + năng lượng. (0,25 đ)
- Nguồn carbon: tổng hợp cacbohydrat từ CO2 và H2O. (0,25 đ)
- Kiểu hô hấp: hiếu khí (0,25 đ)
- Vai trò đối với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng
(0,25 đ)
Câu 27. (1 điểm)
Etanol (nồng độ 70%) và pênixilin đều thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế.
Hãy giải thích vì sao vi khuẩn khó biến đổi chống được etanol, nhưng lại có thể biến
đổi chống được pênixilin.
HƯỚNG DẪN CHẤM:

- Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtêin; kiểu tác động là không
chọn lọc và không cho sống sót. (0,50 đ)
- Pênixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang
gen kháng kháng sinh (thường trên plazmit) mã hoá enzym penicilinaza cắt vòng
beta-lactam của pênixilin và bất hoạt chất kháng sinh này (0,50 đ)
- Thí sinh có thể nói thêm: nồng độ > 70% làm kết tủa prôtêin trên bề mặt tế bào vi
khuẩn một cách nhanh chóng, giảm khả năng thẩm thấu vào trong tế bào của etanol
→ hiệu suất diệt khuẩn lại giảm (nhưng không cho điểm; hoặc cho điểm thưởng
khi các ý khác không hoàn chỉnh).
Câu 28 : ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
a.Nhóm biến đổi SO42– thành H2S
b. Nhóm biến đổi NO3– thành N2
c. Nhóm biến đổi CO2 thành CH4
d.Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit
amin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon, hãy nêu kiểu dinh dưỡng tương ứng của mỗi nhóm vi sinh vật
nêu trên.
- Nhóm 1 là các vi khuẩn khử sunphat (SO4 2-  H2S). Chất cho electron là H2, chất nhận
electron là SO4. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng (chemoautotroph). (Nếu thí
sinh nói là hoá dưỡng vô cơ - chemolithotroph – cũng được chấp nhận.)
- Nhóm 2 là các vi khuẩn phản nitrat hoá (NO3  N2). Chất cho electron là H2 (cũng có thể
là H2S,), chất nhận electron là ôxi của nitrat. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
(Nếu thí sinh nói là hoá dưỡng vô cơ cũng được chấp nhận.)
- Nhóm 3 là những vi khuẩn và Archaea sinh mêtan (CO2  CH4). Chất cho electron là H2
(cũng có thể là H2O), chất nhận electron là ôxi của CO2. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá
tự dưỡng. (Nếu thí sinh nói là hoá dưỡng vô cơ cũng được chấp nhận.)
- Nhóm 4 gồm các vi khuẩn lên men (biến cacbôhidrat thành axit hữu cơ) và các vi khuẩn
amôn hoá kị khí prôtêin (thành axit amin, NH3). Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá dị
dưỡng (chemoheterotroph). (Nếu thí sinh nói là hoá dưỡng hữu cơ -chemoorganotroph cũng được chấp nhận.)
29 Một cốc rượu nhạt (khoảng 5-6% độ êtanol) hoặc bia, có thể cho thêm một ít chuối,

đậy cốc bằng vải màn, để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi
trường. Rượu đã biến thành giấm.

10


a) Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau :
CH3CH2OH + O2 ----> ...................... + H2 O + Q
(rượu êtylíc)
(năng lượng).
b) Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? vì
sao?
c) Nhỏ một giọt nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt
H2O2 vào giọt trên sẽ thấy hiện tượng gì?
d) Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần,
vì sao?
Trả lời
a) Chất được hình thành là giấm (axít axêtic)
CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q
b) Váng trắng do các đám vi khuẩn axêtíc liên kết với nhau tạo ra. ở đáy cốc không có
loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
c) Khi nhỏ một giọt H2O2 bổ sung vào một giọt dung dịch nuôi cấy vi khuẩn axêtíc sẽ
thấy bọt nhỏ li ti hình thành, đó là ôxi thoát ra do:
2H2O2 Catalaza
2H2O + O2
enzim Catalaza có ở các sinh vật hiếu khí bắt buộc
d) Vi khuẩn axêtíc biến rượu thành giấm gồm 2 giống chủ yếu:
Acetobacter và Gluconobacter.
Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng tiếp tục biến axít axêtíc thành CO 2
và H2O, làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua.

Câu 30.
Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích!
a) Một sinh vật hiếu khí không thể thực hiện hô hấp kị khí khi không có ôxi phân
tử.
b) Phân tử ATP là hợp chất dự trữ năng lượng duy nhất mà vi khuẩn có thể sử
dụng trực tiếp.
c) Bào tử của vi khuẩn rất bền với nhiệt, vì trong vỏ của nó có chứa hợp chất
canxidipicolinat.
d) Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phagơ đến giai đoạn tổng hợp tất cả các
thành phần của phagơ, người ta không tìm thấy phagơ trong tế bào vi khuẩn.
trả lời
a) Sai, có thể hô hấp nitrat, NO3- là chất nhận e.
b) Sai, còn có gradien hoá electon – prôton ở màng và các phân tử khác có mối liên kết
giàu năng lượng (GTP, A xêtyl- ColA, PEP...)
c) Sai, vì chỉ đúng với nội bào tử, còn các loại bào tử khác như ngoại bào tử (exospore
ở vi khuẩn dinh dưỡng mê tan), bào tử đốt (ở xạ khuẩn)... thì không có vỏ (cortex) và
không có hợp chất canxi dipicolinat.
d) Đúng, chỉ nhìn thấy “ phage non” khi lắp ráp các thành phần của phage và phage
trưởng thành khi tế bào bị phân huỷ.
Câu 31. Để nghiên cứu tác động của tryptophan lên sinh trưởng của vi trùng thương
hàn, người ta cấy song song dịch huyền phù vi sinh vật này lên môi trường dinh dưỡng
không chứa tryptophan và môi trường dinh dưỡng có chứa 30mg/l tryptophan. Sau 24
giờ nuôi ở nhiệt độ phù hợp, người ta chỉ thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên môi
trường có chứa tryptophan.
a) Tryptophan là loại hợp chất gì đối với vi trùng thương hàn?

11


b) Từ vi trùng thương hàn chủng số 1 bằng cách chiếu tia tử ngoại với liều

lượng hạn chế người ta thu được chủng số 2 có khả năng tự tổng hợp được
tryptophan. Vì sao?
c) Để xác định nhu cầu tryptophan đối với vi trùng thương hàn có ý kiến cho
rằng nên sử dụng chủng số 2 có đúng không?
trả lời
a) Tryptophan là nhân tố sinh trưởng của vi trùng thương hàn, vì thiếu hợp chất này
chúng không phát triển được.
b) Đã tạo ra chủng đột biến số 2 có khả năng tự tổng hợp được tryptophan (HS nói
thêm vì tạo ra dimetimin, do đó trong ADN cặp AT đã bị thay bằng cặp khác trong
lần nhân đôi sau thì càng tốt).
c) Không nên chỉ sử dụng chủng số 2 mà phải dùng chủng số 1 là chủng khuyết dưỡng
với tryptophan.
Câu 32 .Chọn phương án đúng trong các phương án trả lời sau:
Chức năng của thành tế bào vi khuẩn:
a) Tham gia vào quá trình phân bào.
b) Thực hiện quá trình hô hấp.
c) Giữ hình dạng tế bào ổn định.
d) Giữ vai trò quan trọng trong nhuộm Gram.
e) Tham gia vào việc duy trì áp suất thẩm thấu.
Câu 33. Quá trình tự nhân đôi ADN của sinh vật có cấu trúc tế bào và vi rút diễn ra
theo những nguyên tắc nào?
NT khuôn mẫu, NT bổ sung, NT ngược chiều, NT bán bảo toàn...riêng ADN 1 sợi
Câu 34. Nêu sự khác biệt giữa điều hoà hoạt động gen theo kiểu điều hoà âm tính và
điều hoà dương tính.
Điều hoà âm tính là kiểu điều hoà trong đó khi chất ức chế liên kết với Operator (vùng khởi
động của gen) thì gen đó không có khả năng phiên mã.
Ngược lại, trong điều hoà dương tính, protein hoạt hoá khi liên kết với vùng nhất định gần
vùng promoter thì gen sẽ được phiên mã.
Câu 35 Cấu trúc của prôtêin có thể bị biến đổi do những nguyên nhân nào?
Do đột biến phát sinh trong cơ chế tự sao, do phiên mã nhầm, dịch mã nhầm,do các tác

nhân vật lí, hoá học bất thường gây biến tính.
Câu 36. Trước kia người ta hay chuyển gen của người vào tế bào vi khuẩn để sản sinh
ra những protein nhất định của người với số lượng lớn. Tuy nhiên, các nhà sinh học
phân tử hiện nay lại ưa dùng tế bào nấm men làm tế bào để chuyển gen của người vào
hơn là dùng tế bào vi khuẩn. Giải thích tại sao?
Vì tế bào nấm men là tế bào nhân chuẩn nên có enzim để loại bỏ intron khỏi ARN trong
quá trình tinh chế để tạo mARNcòn tế bào nhân sơ như vi khuẩn do chúng không có gen
phân mảnh nên không có enzim cắt intron.

12



×