Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆVÀ HIỆU CHỈNH CHƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.31 KB, 5 trang )

Tin học:
SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU:

- Biết thủ rục vào / ra chuẩn để nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình.
- Viết được một số lệnh vào ra đơn giản.
- Biết được các bước để hoàn thành một chương trình.
- Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể (Turbo Pascal 7.0).
- Biết khởi động và thoát hệ soạn thảo Turbo Pascal 7.0
-Sử dụng chương trình dịch để phát hiện lỗi cú pháp trong một chương trình đơn
giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, phòng máy (hoặc các tranh chứa các thủ
tục vào ra đơn giản, các tổ hợp phím thường dùng khi lập chương trình và chức
năng của nó ).
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập và các kiến thức đã học.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Bài cũ(7p):
Dựa vào ý nghĩa của câu lệnh gán hãy thực hiện đoạn chương trình sau:
Cho x= 2 và y= 7;
Tg:= x;
X:= y;
Y:= tg;
Sau khi thực hiện các lệnh trên x và y nhận giá trị bằng bao nhiêu?
Trả lời:
B1: TG = 2;


B2
x= 7;
B3
y= 2;
Vậy giá trị của x= 7 và y= 2
2.Nội dung bài mới:


Hoạt động 1(18p): Tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím và
thủtục đưa dữ liệu ra màn hình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Nêu vấn đề: Khi giải quyết 1 bài toán, việc đưa dữ liệu
vào bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình đó chỉ có tác
dụng với một bộ giá trị cụ thể, nghĩa là chương trình đó
chỉ giải quyết được một bài toán duy nhất. Để chương
trình giải quyết được một lớp bài toán có chung một
dạng tổng quát thì ta phải sử dụng thủ tục nhập dữ liệu
vào từ bàn phím.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho
biết cấu trúc chung của thủ tục nhập dữ liệu trong ngôn
ngữ lập trình Pascal.
Chú ý: Danh sách biến vào là một hoặc nhiều biến đơn
(không phải là biến có kiểu logic), các biến trong danh
sách ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên

- Nghiên cứu sách giáo khoa và suy nghĩ để trả lời
Read(<Danh sách biến vào>);

Readln(<Danh sách biến vào>);

Khi dich đến thủ tục nhập dữ liệu thì máy tính sẽ dừng
lại để người lập trình nhập dữ liệu cho các biến trong
danh sách, các dữ liệu nhập vào được cách nhau bởi một
hoặc nhiều dấu cách hoặc dấu Enter.
Chú ý: Sự khác nhau giữa
Read(<Danh sách biến vào>);(1)
Readln(<Danh sách biến vào>);(2)
Ở câu lệnh (2) sau khi nhập xong giá trị cho các biến
trong danh sách con trỏ xuống dòng còn ở câu lệnh (1)
thì không.(nếu có máy tính thì minh hoạ trên chương
trình để học sinh hiểu).

Ví dụ: Readln(a,b,c)
5
6 9
Sauk hi nhập xong : a= 5, b= 6, c=9.

Ví dụ: khi viết chương trình giải phương trình ax+b=0,
ta phải nhập vào các đại lượng nào? viết lệnh nhập?
Dẫn dắt: sau khi xử lí xong, kết quả tìm được đang lưu
trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử
dụng thủ tục xuất dữ liệu ra màn hình.

- Phải nhập giá trị cho 2 biến: a, b.
- Viết lệnh: Readln(a,b);

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho
biết cấu trúc chung của thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình

trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Chú ý lắng nghe dẫn dắt của giáo viên.
? Ở ví dụ trên muốn đưa giá trị của các hệ số a, x và
nghiệm x ra màn hình ta làm thế nào?
Chú ý : trong danh sách kết quả ra có thể là tên biến
đơn, biểu thức, hoặc hằng và được viết cách nhau bởi
dấu phẩy.
Sự khác nhau giữa
Write(<Danh sách kết quả ra>) và
Writeln(<Danh sách kết quả ra>) là ở câu lệnh thứ 2
sau khi in các kết quả ra màn hình con trỏ sẽ xuống

- Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời
Write(<Danh sách kết quả ra>);
Writeln(<Danh sách kết quả ra>);
- Viết lệnh: Writeln(a,b,x);


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

dòng còn ở câu lệnh thứ nhất thì không.
? Lấy tinh thần xung phòng mời một học sinh lên bảng
xây dựng lại chương trình của ví dụ trên với giá trị các
hệ số được nhập từ bàn phím.

Lắng nghe, ghi bài.

Xây dựng chương trình của ví dụ trên


Hoạt động 2(15P) :Làm quen với Turbo Pascal 7.0 và Tập soạn thảo
chương trình và dịch lỗi cú pháp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Đặt vấn đề: Để sử dụng được Turbo Pascal, trên
máy phải có các file chương trình cần thiết. Tham
khảo sách giáo khoa và cho biết tên các file chương
trình đó?
Trình diễn cách khởi động Turbo Pascal thông qua
maý chiếu (nếu có).
Nháy đúp vào biểu tượng Turbo Pascal trên màn
hình.
- Giới thiệu màn hình soạn thảo chương trình: Bảng
chọn, con trỏ, vùng soạn thảo,..

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tham khảo sách giáo khoa và trả lời
Turbo.exe
Turbo.tpl
Graph.tpu
Egavga.bgi và các file *.chr

Học sinh quan sát và ghi nhớ.

Sọan một chương trình làm ví dụ, lưu chương trình,
dịch lỗi.
Program vd1
Var x:integer;
Bigen
Write(‘Nhap mot so nguyen duong);

Readln(x); y:=sqr(x);
Write(y);
End.
Hỏi: Nhóm phím dùng để lưu và dịch lỗi chương
trình?

Lắng nghe, ghi bài
Học sinh quan sát và ghi nhớ.

- Lưu: F2
- Dịch lỗi: ALT_F9
Hỏi : Tìm các lỗi cú pháp trong chương trình trên,
gọi học sinh dịch lỗi và sửa.

Quan sát và phát hiện lỗi để sửa lỗi cho chương trình.
Program vd1;
Var x,y:integer;
Begin
Write(‘Nhap mot so nguyen duong’);


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Readln(x); y:=sqrt(x);
Write(y);
End.

Hỏi: Nhóm phím dùng để thực hiện chương trình?
CTRL_F9

Dùng máy chiếu (nếu có) hoặc dùng bảng để minh
hoạ thao tác thực hiện chương trình trên.
Quan sát yêu cầu của giáo viên và độc lập suy nghĩ để
tìm bộ test
X
2
3

y
4
9

IV.TỔNG KẾT(5P):

Câu hỏi và bài tập về nhà:
- Viết chương trình nhập vào một số và tính bình phương của số đó.
- Viết chương trình nhập vào độ dài và tính chu vi diện tích hình chữ nhật.
- Xem trước các bài tập trong sách giáo khoa để chuẩn bị tốt cho tiết học sau.
- Xem phụ lục B sách giáo khoa trang 122, 136.




×