Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

câu hỏi và đáp án địa lí 12 theo ma trận cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.87 KB, 70 trang )

PHẦN I – CÂU HỎI
CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên nước ta.
Câu 2. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh
tế - xã hội.
Câu 3. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với phát triển
kinh tế - xã hội.
Câu 4. Nêu những tài nguyên thiên nhiên và thiên tai vùng biển ở nước ta.
Câu 5. Tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế
nào ?
Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện qua các thành phần
địa hình và sông ngòi như thế nào ?
Câu 7. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trình bày đặc điểm vùng núi Tây Bắc. Hãy kể tên
một số ngọn núi có độ cao trên 2000m.
Câu 8. Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái
vùng ven biển nước ta.
Câu 9. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tự nhiên nước ta được chia thành
mấy miền, đó là những miền nào? Đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu.
Câu 10. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm
chung của địa hình nước ta.
Câu 11. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định các cách cung núi và nêu nhận xét
về đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc.
Câu 12. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy nêu đặc điểm địa hình của vùng núi Tây
Bắc.
Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển
miền Trung.
Câu 14. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, kể tên và cho biết ranh giới các miền địa lí tự
nhiên.
Câu 15. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy xác định các dãy núi lớn đi từ Bắc vào Nam.


 Mức độ thông hiểu
Câu 16. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự giống và khác
nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác nhau giữa
vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
1


Câu 18. Dựa vào Atlat, nhận xét về hướng di chuyển và tần suất bão vào nước ta. Vùng
nào chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất ?
Câu 19. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông
nghiệp ở nước ta ?
Câu 20. Vì sao tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa làm cho địa hình nước ta bị xâm thực
mạnh, sông nhiều nước giàu phù sa và chế độ nước theo mùa ?
Câu 21. Tại sao nói quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất của yếu
của nước ta?
Câu 22. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các thế mạnh
và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 23. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm chung
của địa hình nước ta.
Câu 24. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển
của Việt Nam.
Câu 25. Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi
sinh vật biển.
Câu 26. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ý nghĩa của vị
trí địa lí nước ta về kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng.

 Mức độ vận dụng
Câu 27. Giải thích tại sao khí hậu nước ta lại có tính chất nhiệt đới ?
Câu 28. Giải thích tại sao khí hậu nước ta lại có tính chất ẩm và tính chất gió mùa

Câu 29. Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng nước ta qua các năm (Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1995
2005
2010
Tổng diện tích rừng
14,3
9,3
12,7
13,4
a. Tính độ che phủ của nước ta trong giai đoạn trên (lấy diện tích nước ta làm tròn
33,1 triệu ha).
b. Nhận xét và giải thích về sự biến động độ che phủ rừng ở nước ta.
Câu 30. Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm (Đơn vị: mm)
Địa điểm
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP Hồ Chí Minh

1931
1686
+ 245
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà
Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh.
2


b. Qua biểu đồ, nhận xét sự khác nhau về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm
của ba địa điểm trên.
c. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trên.
Câu 31. Cho bảng số liệu:
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối từ Bắc vào Nam
Biên độ nhiệt
Nhiệt độ TB
TB (0C)
tháng 1 (0C)
Hà Nội
23,5
16,4
Huế
25,1
19,7
TP Hồ Chí Minh
27,1
25,8
a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
b. Giải thích nguyên nhân

Nhiệt độ TB

tháng 7 (0C)
28,9
29,4
27,1

Địa điểm

Câu 32. Cho bảng số liệu:
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối từ Bắc vào Nam
Biên độ nhiệt
TB (0C)

Địa điểm

Nhiệt độ TB
tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TB
tháng 7 (0C)

Hà Nội
23,5
16,4
28,9
(vĩ độ 21001’B)
Huế
25,1
19,7
29,4
(vĩ độ 16024’B)

TP. Hồ Chí Minh
27,1
25,8
27,1
(vĩ độ 10049’B)
Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, chứng minh nguyên nhân chủ yếu thay
đổi nhiệt độ theo vĩ độ nước ta chủ yếu là do gió mùa Đông Bắc.
Câu 33. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng (0C) của Lạng Sơn và Lai Châu
Tháng
Địa điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Biên
độ
năm

Lạng sơn
(độ cao: 285m; 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27 26,6 25,2 22,2 18,3 14,3
vĩ độ: 21051’B)

13,7

Lai Châu
(độ cao: 244m; 17,1
vĩ độ: 21051’B)

18 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7

9,4

a. Nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc.
b. Giải thích sự khác nhau này.
3


Câu 34. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ (0C), lượng mưa (mm) trung bình tháng và năm ở Quy Nhơn và Plâyku
Tháng
Địa điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả
năm


Quy
(0C) 23,0 23,8 25,3 27,2 28,8 29,6 29,7 29,8 28,2 26,6 25,3 23,7 26,8
Nhơn
(Độ cao: (mm
65 32 24 32 63 62 55 59 245 463 423 170 1693
)
5m)
Plâyku (0C) 19,0 20,7 22,7 24,0 24,0 23,0 22,4 22,2 22,3 21,7 20,7 19,3 21,8
(Độ cao:
800m) (mm) 3
7
28 95 226 357 453 493 360 181 57 14 2274

a. Nhận xét sự phân hóa khí hậu giữa Đông và Tây Trường Sơn.
b. Giải thích nguyên nhân.
Câu 35. Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược
hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như
trong tương lai.
Câu 36. Hãy chọn và phân tích một hoạt động của việc khai thác tổng hợp các tài
nguyên biển mà em cho là tiêu biểu.

4


CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Trình bày đặc điểm của đô thị hóa.
Câu 2. Trình bày mạng lưới đô thị nước ta. Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại đô
thị nước ta ?

Câu 3. Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Việt Nam
là một nước đông dân.
Câu 4. Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 15, hãy chứng minh dân số nước ta còn
tăng nhanh.
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các giai đoạn (Đơn vị: %)
Giai đoạn
Tỷ lệ gia tăng
tự nhiên

1954- 1960- 1965- 1970- 1976- 1979- 1989- 1999- 20021960 1965 1970 1976 1979 1989 1999 2002 2005
3.93
2.93
3.24
3.0
2.16
2.1
1.7
1.32
1.32

Hãy nhận xét tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các giai đoạn.

 Mức độ thông hiểu
Câu 6. Tại sao phải quan tâm đến cơ cấu dân số theo độ tuổi và cơ cấu giới tính ?
Câu 7. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta? Trình bày các
phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:
a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100000 người trở lên ở nước ta và
giải thích nguyên nhân.

b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tên các đô thị có quy dân số từ
500000 người trở lên.
Câu 9.
“Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra nhiều cơ hội;
song chất lượng, trình độ, kỹ năng và chuyên môn của người lao động còn khá thấp. Do
vậy, nhiều chuyên gia khuyến nghị, thời gian tới, cần tích cực chuẩn bị xây dựng nguồn
nhân lực mạnh về cả chất và lượng, tạo tiền đề cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động,
giải quyết việc làm và sẵn sàng cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn…”.
(Nguồn ILO-2013)
Dựa vào nội dung đánh giá trên và kiến thức đã học:
a) Hãy cho biết vì sao nói việc làm là vấn đề lớn của nước ta hiện nay?
b) Chúng ta đã và đang có những giải pháp nào để sử dụng hợp lí nguồn lao động,
giải quyết việc làm ?
5


 Mức độ vận dụng thấp
Câu 10. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm dân
số nước ta.
Câu 11.
a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
b. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển
kinh tế - xã hội ?
c. Nêu biện pháp giải quyết đối với cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.
Câu 12.
a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát
triển kinh tế - xã hội ?
b. Nêu mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo nhóm
tuổi ở nước ta.
Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố dân

cư nước ta. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
Câu 14. Đọc đoạn trích sau: “Trong tình hình kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển,
tình trạng đói nghèo còn cao, quy mô dân số khá lớn với hơn 90 triệu người (năm 2014),
chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể… Do đó, việc dân số tăng nhanh trở lại
trong thời gian gần đây sẽ phá vỡ những thành quả đạt được, cản trở sự phát triển kinh
tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm hạn chế tốc độ phát
triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho Việt Nam đứng
trước nguy cơ tụt hậu” (Địa lí 12 – nhà xuất bản Giáo dục).
Từ các thông tin trên kết hợp với kiến thức đã học hãy phân tích tác động của đặc
điểm dân số đông và tăng nhanh đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Câu 15. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 (Đơn vị: %)
Năm

1999

2005

Độ tuổi
Từ 0 đến 14 tuổi
33.5
27
Từ 15 đến 59 tuổi
58.4
64
Từ 60 tuổi trở lên
8.1
9
a. Qua bảng số liệu trên và Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 15, hãy nhận xét sự biến
động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

b. Cơ cấu dân số trẻ sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ?

6


Câu 16. Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số một số vùng của nước ta, năm 2006 (đơn vị: người/km2)
Vùng

Mật độ dân số

Đồng bằng sông Hồng

1225

Đông Bắc

148

Tây Bắc

69

Bắc Trung Bộ

207

Duyên hải Nam Trung Bộ


200

Tây Nguyên

89

Đông Nam Bộ

551

Đồng bằng sông Cửu Long

429

Từ bảng số liệu trên, kết hợp Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 15, hãy so sánh mật độ
dân số giữa các vùng và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.
Câu 17. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)
Năm
Thành thị Nông thôn
1990
19.5
80.5
1995
20.8
79.2
2000
24.2
75.8
2003

25.8
74.2
2005
26.9
73.1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn
qua các năm. Nêu nhận xét.
Câu 18. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Nguồn lao động trẻ và
dồi dào đã mở ra cho nước ta nhiều cơ hội; song, chất lượng, trình độ, kỹ năng và
chuyên môn của người lao động còn khá thấp…”.
Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên, hãy phân tích ngắn gọn những mặt
mạnh và tồn tại của nguồn lao động nước ta trong điều kiện hiện nay.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế thời kì 2000 - 2012 (Đơn vị: %)
Khu vực
Nông – lâm – thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Tổng số

2000
2005
2010
2012
62,2
55,1
49,5
47,4
13,0
17,6

21,0
21,2
24,8
27,3
29,5
31,4
100
100
100
100
(Niên giám thống kê 2012 – NXB Thống kê)
7


a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu dân số phân theo khu vực kinh tế nước ta
giai năm 2000 -2012.
b. Qua biểu đồ hãy nhận xét sự thay đổi đó.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế 2000 - 2012 (Đơn vị: %)
Khu vực

2000
2009
2010
2012
Nhà nước
9,3
10,0
10,4
10,4

Ngoài nhà nước
90,1
87,1
86,5
86,3
Có vốn đầu tư nước ngoài
0,6
2,9
3,1
3,3
(Niên giám thống kê 2012 – NXB Thống kê)
Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở
nước ta và giải thích.
Câu 21. Cho bảng số liệu
Cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta (Nghìn người)
Năm

2000
2009
Tổng số
37609,6
47743,6
Trong đó khu vực I
24480,6
24788,5
(Niên giám thống kê 2008, 2009 – NXB Thống kê)
a. Tính tỉ trong khu vực I (nông – lâm – thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc
làm cả nước năm 2000 và năm 2009.
b. Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm
cả nước năm 2000 và năm 2009 ?

Câu 22. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo thành thị và nông thôn (đơn vị: %)
Năm
Tổng
Nông thôn
Thành thị
1996
100
79,9
20,1
2012
100
69,7
30,3
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn ở nước ta
năm 1996, 2012.
b. Nhận xét và giải thích.

 Mức độ vận dụng cao
Câu 23. Phân tích vai trò của dân cư - lao động, thị trường và tiến bộ khoa học - kĩ thuật
tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 24. Tại sao vùng đồi núi Tây Bắc nước ta có mật độ dân cư thấp nhất nước ?
8


Câu 25. Quan sát bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ dân thành thị của cả nước và các vùng trong các năm 2000 và 2007 (Đơn vị: %)
Vùng

Tỉ lệ dân thành thị

Năm 2000
Năm 2007
24,1
27,4
20,2
25,1
18,1
19,1
12,4
14,1
12,9
13,9
27,5
30,6
26,7
27,8
52,1
54,8
17,6
21,2

Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu

Long
Hãy nêu nhận xét và giải thích đặc điểm đô thị hóa ở nước ta trong thời kì trên.
Câu 26. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của đô thị hóa đến kinh tế-xã
hội nước ta.
Câu 27. Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 16, hãy chứng minh Việt Nam là một
nước có nhiều thành phần dân tộc. Ở địa phương em (hoặc qua tìm hiểu của bản thân) có
dân tộc thiểu số nào sinh sống hay không? Hãy kể một số nét văn hóa riêng của dân tộc
mà em biết.
Câu 28. Cho biết diện tích tự nhiên của nước ta là 331212 km2. Tổng số dân năm 2014 là
90 triệu người.
a. Hãy tính mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014.
b. Từ đó em có nhận xét gì về mật độ dân số trung bình của nước ta.
c. Nêu biện pháp giải quyết.
Câu 29. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)
Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
19.5
80.5
1995
20.8
79.2
2000
24.2
75.8
2003
25.8
74.2

2005
26.9
73.1
Qua bảng số liệu trên hãy nhận xét tỉ lệ dân số thành thị, nông thôn của nước ta
qua các năm. Giải thích sự thay đổi đó.
Câu 30. Đọc đoạn trích sau: “Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát
hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã
9


hội. Trước đây khi con người mới xuất hiện trên Trái đất thì sự sắp xếp đó chủ yếu theo
tính tự phát, con người tìm những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sinh sống ví dụ
như gần sông, gần biển, địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi… Và lâu dần những khu
vực đó trở thành những nơi dân cư tập trung đông đúc. Khi nguồn lợi tự nhiên sẵn có đã
bị khai thác hết, mật độ dân số quá cao, con người nghĩ đến việc tìm kiếm những vùng
đất mới để sinh sống và vì vậy những tân lục địa mới được tìm ra như châu Mĩ là một ví
dụ. Những luồng chuyển cư ồ ạt từ châu Âu, châu Á, Châu Phi qua châu Mĩ đã góp phần
làm thay đổi sự phân bố dân cư trên thế giới. Ngày nay chúng ta thấy dân cư không chỉ
phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn sinh sống ở cả những nơi có
điều kiện hết sức khó khăn. Các thành phố, thị trấn đã được xây dựng trên những vùng
núi cao, ngoài đảo xa và thậm chí là trên các hoang mạc. Những thay đổi đó là kết quả
của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, của sự phát triển lực lượng sản xuất…”
a. Từ những thông tin trên em hãy cho biết có những nhân tố nào tác động tới sự
phân bố dân cư. Nhân tố nào đóng vai trò quyết định?
b. Từ đó hãy giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả
nước?
Câu 31.
a. Phân tích những tác động của việc phân bố dân cư chưa hợp lí đến sự phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường.
b. Ở địa phương em sự phân bố dân cư đã hợp lí chưa? Điều đó có những tác động

gì không? Địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào để góp phần phân bố dân cư
hợp lí?
Câu 32. Từ thực tế ở địa phương, em hãy cho biết ở địa phương em đã có những biện
pháp gì để góp phần làm giảm mức gia tăng dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động ?

10


CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
Câu 2. Trong quá trình phát triển nông nghiệp “Việt Nam từ một nước đói về lượng thực
từ sau đổi mới nước ta đã tự túc mà còn trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu
thế giới...“. Bằng kiến thức đã học, em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của sản xuất
lương thực ở nước ta trong những năm vừa qua.
Câu 3. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của
nước ta.
Câu 4. Trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 5. Dựa vào các thông tin sau: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
trong giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống của các
ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta bao gồm các ngành như:
công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt
- may, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí,…
Hãy chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
Nêu các xu hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.

 Mức độ thông hiểu
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta.

Câu 7.
“Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Thiên nhiên phân hóa đa
dạng. Đặc điểm tự nhiên đó vừa tạo điều kiện cơ hội cho nước ta có thế mạnh phát triển
một nền nông nhiệp đa dạng đồng thời lại mang năng tính bấp bênh trong sản xuất...’’.
Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên hãy phân tích những thuận lợi và khó
khăn cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Câu 8.
“Từ một nước thiếu đói, nước ta không những tự túc được lương thực cho nhu cầu
hơn 80 triệu dân mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Điều đó
chứng tỏ rằng chúng ta đang từng bước khai thác được những thế mạnh và khắc phục
những khó khăn của nên nông nghiệp nhiệt đới ...’’
Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên hãy nêu những biểu hiện cho thấy
nước ta đang từng bước khai thác có hiệu quả thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới
Câu 9. So sánh sự khác nhau giữa 2 nền nông nghiệp cổ truyền và hàng hóa.
Câu 10. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang nông nghiệp) và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày sự phân bố của các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
b. Vì sao trong những năm qua diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh ?
11


Câu 11. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn
nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phát triển và
phân bố ngành thủy sản nước ta.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21) và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
b. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta và
giải thích.
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2
trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại sao hoạt động công nghiệp lại

tập trung ở 2 trung tâm này ?
Câu 15. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? So sánh hai hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp ở nước ta: khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.
Câu 16. Chứng minh tính đa dạng về các loại hình giao thông vận tải ở nước ta và ý nghĩa
của chúng trong việc tạo ra các mối liên hệ giữa các vùng trong nước.
Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy:
a. Kể tên các tỉnh thành phố có đường quốc lộ 1 chạy qua.
b. Phân tích ý nghĩa của tuyến quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt.
Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh rằng hoạt động ngoại thương của
nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

 Mức độ vận dụng thấp
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %)
Năm

2000

2005

2010

Nhà nước

38,5

38,4

31,2


Kinh tế tập thể và tư nhân

48,2

45,6

49,7

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
13,3
16,0
19,1
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta giai
đoạn 2000 – 2010.
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta.
Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?
Câu 20. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất ở khu vực I (Đơn vị: %)
Bảng 1.
Năm
Nông nghiệp

2000
79,1

2005
75,5

2011
71,1

12


Lâm nghiệp
Thủy sản
Bảng 2.

4,7
16,2

3,7
24,8

3,2
25,5

Năm

2000
2005
2011
Trồng trọt
78,2
73,5
73,4
Chăn nuôi
19,3
24,7
25,3
Dịch vụ nông nghiệp

2,5
1,8
2.3
Dựa vào bảng 1, bảng 2, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành của khu vực I.
Câu 21. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao 2 vùng này có sự khác nhau về sản
phẩm chuyên môn hóa ?
Câu 22.
“Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển dần trở thành nước có thu nhập vào
nhóm trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể…”
Từ những kiến thức đã học và nhận định trên, hãy chứng minh rằng từ sau đổi cơ
cấu ngành kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực.
Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu tên các vùng có cây cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa.
b. Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở vùng này ?
Câu 24. Cho bảng số liệu:
Sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 – 2007 (Đơn vị: triệu tấn)
Năm

1980

1985

1989

1995

1997


2000

2003

2007

Sản lượng
11,6
15,9
19,0
25,0
27,5
32,6
34,6
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 -2007.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

35,9

Câu 25. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá giá trị sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %)
Ngành

2000

2010

Trồng trọt

78,2


69,2

Chăn nuôi

19,3

28,1

Dịch vụ nông nghiệp
2,5
2,7
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2000
và năm 2010.
b. So sánh và nhận xét.
13


Câu 26. Cho bảng số liệu:
Sản lượng cà phê nhân và khối lương cà phê xuất khẩu qua các năm
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

1980

1985

1990

1995


2000

2007

Sản lượng cà phê nhân

8,4

12,3

92

218

802,5

836,5

Khối lượng xuất khẩu
4,0
9,2
89,6
248,1
733,9
928,6
a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất
khẩu từ năm 1980 – 2007.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các vùng nông

nghiệp của nước ta. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền
núi Bắc Bộ.
Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa cơ cấu công nghiệp
theo lãnh thổ. Giải thích tại sao có sự phân hoá đó?
Câu 29. Dựa vào Atlat Địa lí Viêt Nam, hãy xác định các nhà máy thủy điện có công suất
trên 1000 MW ở nước ta. Giải thích sự phân bố của chúng.
Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung) và kiến thức đã học,
hãy kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và cơ cấu ngành công
nghiệp ở mỗi trung tâm.
Câu 31. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải năm 1999 và 2009
(Đơn vị: %)
Năm

Tổng số

Đường sắt Đường bộ

Đường sông

Đường biển

1999
100
2.5
64.2
26.8
6.5
2009
100

1.2
71.8
19.2
7.8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo các
ngành vận tải năm 1999 và 2009
b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo các
ngành vận tải năm 1999 và 2009.

 Mức độ vận dụng cao
Câu 32.
“Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển dần trở thành nước có thu nhập vào
nhóm trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa. Tuy nhiên hiện tại cũng như trong những năm tiếp theo nông nghiệp, nông thôn có
vai trò đáng kể…”.
Từ những kiến thức đã học và nhận định trên, hãy:
14


a. Nêu vai trò của sản xuất lương thực nước ta.
b. Kể tên các vùng trồng lúa trên 90% diện tích. Giải thích.
Câu 33. Dựa vào bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1975
210,1

172,8
1980
371,7
256,0
1985
600,7
470,3
1995
716,7
902,3
2000
778,1
1451,3
2005
861,5
1633,6
2010
967,3
1823,4
a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm
và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 – 2010.
b. So sánh và nhận xét.
Câu 34. Dựa vào bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị:%)
Năm

2005
2006
2008
2010

Nhà nước
25,1
22,4
18,5
16,1
Ngoài Nhà nước
31,2
33,4
37,1
39,3
Có vôn đầu tư nước ngoài
43,7
44,2
44,4
44,6
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
b) Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế nước ta năm 2005 đến 2010.
Câu 35. Dựa vào bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá nước ta giai đoạn 1999-2009 (Đơn vị: Triệu USD)
1999

2003

2005

2007

2009


Tổng số
23283.5
45405.1
69208.2
111326.1
127045.1
Giá trị xuất khẩu
11541.4
20149.3
32447.1
48561.4
57096.3
Giá trị nhập khẩu
11742.1
25255.8
36761.1
62764.7
69948.8
a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1999-2009.
b. Nhận xét về tình hình xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999-2009.

15


CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
(Nội dung 1 – 4)
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nêu vị trí địa lí và kể tên các tỉnh của Trung du
và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định qui mô và cơ

cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày các hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế – xã hội của Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trình bày vị trí địa lí – lãnh thổ và kể tên các tỉnh
của Bắc Trung Bộ.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày hiện trạng phát triển
công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 7. Dựa vào Atlat địa Lí Việt Nam, kể tên các điểm du lịch biển và cảng biển lớn ở
duyên hải Nam Trung Bộ.

 Mức độ thông hiểu
Câu 8. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích những thế mạnh và
hạn chế trong khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ.
Câu 9. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của vị trí
địa lí đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 10. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao nói "việc phát huy các thế mạnh của
Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và chính trị, xã hội sâu sắc" ?
Câu 11. Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Việc chuyển dịch theo định hướng đó có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng ?
Câu 12. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích các thế mạnh về vị trí địa lí, tự nhiên và
kinh tế – xã hội đối với việc phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết Đồng bằng sông Hồng có những điều
kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
Câu 14. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm
công nghiệp lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 15. Dựa vào hình dưới đây, phân tích các điều kiện để hình cơ cấu kinh tế nông –
lâm – ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
16


Câu 16. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao nói "phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế vùng Bắc
Trung Bộ" ?
Câu 17. “Biển miền trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm,
bãi cá, nhưng các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường
Hoàng Sa – Trường Sa. Sản lượng thủy sản của vùng năm 2005 đã vượt 624 nghìn tấn.
Trong đó, riêng sản lượng cá biển đã là 420 nghìn tấn với nhiều loài cá quý như cá thu,
cá ngừ, cá trích, cá nục, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực… Bờ biển có nhiều vụng,
đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát
triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng
đa dạng, phong phú, trong đó nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng. Trong tương lai,
ngành thủy sản sẽ có vai trò lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản có ý nghĩa rất cấp bách”. (Theo SGK Địa Lí 12)
a. Qua đoạn văn trên, kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy nêu tiềm năng và
thực trạng phát triển nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ?
b. Biến đổi khí hậu hiện nay đã tác động như thế nào đến việc phát triển nghề cá ở
duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 18. "Mùa hè vừa qua tôi có dịp du lịch Quảng Nam- Đà Nẵng. Cảnh quan, kiến
trúc và di tích nơi đây thật đẹp. Đến đây, cảm giác đầu tiên đối với tôi là cái nóng oi
bức. Gió vẫn thổi nhưng sao nóng đến lạ kì! Theo bạn bè tôi sống và lớn lên ở vùng này
cho biết: mùa hè nóng thế, nhưng đến mùa mưa và bão thì cảnh tượng còn thật khủng
khiếp: nước ngập, mùa vụ nông dân mất trắng, nhà cửa gần như bị phá hủy gần hết...".
Qua đoạn văn trên em hãy cho biết :
a. Tại sao vào mùa hạ ở Quảng Nam- Đà Nẵng nóng bức đến như vậy ?

b. Mùa mưa lũ ở hai tỉnh này xảy ra vào lúc nào? Tại sao ?
Câu 19. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao nói "việc tăng cường kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ" ?

17


Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết vấn đề lương
thực thực phẩm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết bằng cách nào ?
Khả năng giải quyết vấn đề này ?

 Mức độ vận dụng thấp
Câu 21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng và hiện
trạng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích khả năng và hiện
trạng phát triển chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 23. Cho bảng số liệu sau:
Số lượng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ thời kì 1995 – 2010
(Đơn vị: nghìn con)
Năm

Trâu



Lợn

1995

1529,9
547,6
3597,4
2010
1618,2
993,7
6602,1
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ thời kì 1995 – 2010.
b. Nhận xét và giải thích về sự phát triển ngành chăn nuôi của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ trong thời kì 1995 – 2010 và cho biết trên cơ sở nào vùng đạt được
thành tựu trên ?
Câu 24. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %)
Năm
1986
1990
1995
2000
2005
Nông – lâm – ngư nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
Công nghiệp – xây dựng
21,5
22,7
25,4

27,5
29,9
Dịch vụ
29,0
31,7
42,0
43,4
45,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 1986 – 2005.
b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?
Câu 25. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %)
Năm
1990
2010

Nông, lâm, ngư nghiệp
45,6
12,6

Công nghiệp và xây dựng
22,7
43,8

Dịch vụ
31,7
43,6
18



a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
trong hai năm 1990 và 2010.
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng.
Câu 26. Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng
và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)
Đồng Bằng
Đồng Bằng
Sông Hồng
Sông Cửu Long
1995
363
331
832
2000
445
403
1025
2005
476
362
1125
2010
460
366
1263
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của

cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
b. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu
người của các khu vực trên.
Năm

Cả nước

Câu 27. Cho bảng số liệu sau:
Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng và cả nước (Đơn vị: tạ/ha)
Năm

1995
2000
2010
Cả nước
36,9
42,4
50,3
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
58,1
a. Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng qua các
năm 1995, 2000, 2010.
b. Nhận xét và giải thích.
Câu 28. Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở
Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm


1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 - 2002.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn trên.
Câu 29. Cho bảng số liệu sau:
19


Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2009 (Đơn vị: nghìn ha)
Loại đất
Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất khác
Tổng

Đồng bằng
sông Hồng
742
130
378
246
1496

Trung du và
miền núi Bắc Bộ
1479
5551
426
2688
10144

Cả nước
9599
14758
2263
6485
33105

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thống kê, 2010)


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc
Bộ so với cả nước.
b. Nêu sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có
sự khác biệt đó.
Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tiềm năng,
hiện trạng khai thác rừng và ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển vốn rừng ở Bắc Trung
Bộ.
Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu tiềm năng, hiện
trạng khai thác thủy hải sản ở Bắc Trung Bộ. Nêu các giải pháp khai thác và sử dụng
nguồn lợi này một cách hợp lí.
Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Kinh tế Bắc Trung Bộ), xác định các trung
tâm công nghiệp của vùng và các ngành chuyên môn hóa của mỗi trung tâm.
Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh duyên hải
Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết các nguồn tài
nguyên thiên nhiên chính để phát triển công nghiệp ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

 Mức độ vận dụng cao
Câu 35. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy xác định quy mô cơ cấu ngành công nghiệp
của trung tâm công nghiệp Hà Nội, Hải Phòng ở Đồng bằng sông Hồng. Giải thích tại sao
Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước ta ?
Câu 36. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao đồng bằng sông Hồng có mật độ
dân số cao nhất cả nước và dân cư phân bố rất không đều giữa các địa phương ở đồng
bằng này ?
Câu 37. Dựa vào kiến thức đã học, hãy tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng.

20



CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ
(Nội dung 5 – 8)
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
Câu 2. Dựa vào lược đồ vùng Tây Nguyên, xác định giới hạn, phạm vi, vị trí địa lí của
vùng.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học hãy nêu qui mô và ý nghĩa vị trí địa
lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý VN, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở
vùng Đông Nam Bộ.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lý VN hãy trình bày qui mô và các ngành công nghiệp chuyên
môn hóa của các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí VN, đọc tên các nhà máy điện ở Đông Nam Bộ.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí VN (trang 29), hãy:
a) Xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Đọc tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí VN, kể tên các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL.
Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí VN, xác định các ngư trường trọng điểm của nước ta.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí VN, xác định các huyện đảo thuộc tỉnh, thành phố - vùng.

 Mức độ thông hiểu
Câu 11. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao khai thác rừng ở Tây Nguyên cần
hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng ?
Câu 12. "Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là
động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng".
Dựa vào kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 13. Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ ? Nêu hướng
phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.
Câu 14. "Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, tập trung nhiều TTCN có

quy mô lớn, có ngành công nghiệp phát triển mạnh, đứng đầu cả nước về giá trị sản
xuất công nghiệp". Dựa vào A1tlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao
ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ ?
Câu 15. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao thủy lợi là một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ?

21


Câu 16. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao Đông Nam Bộ phát triển công
nghiệp theo chiều sâu ? Trình bày hướng khai thác công nghiệp theo chiều sâu ở Đông
Nam Bộ.
Câu 17. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta với cơ cấu
cây trồng đa đạng: cao su, cà phê, điều... So với các vùng khác, Đông Nam Bộ có những
ưu thế nào để phát triển?
Câu 18. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý VN, hãy phân tích các thế mạnh của
Đồng bằng Sông Cửu Long đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Câu 19. Đọc đoạn văn sau và cho biết ảnh hưởng của các nhóm đất chính đến phát triển
nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long:
"Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng
2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%.
Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu
đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày
khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự
nhiên.
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha
đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ
che phủ rừng chỉ còn 5% ..."
(Trích Nguồn tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long - Ths. Nguyễn Xuân Hiền)

Câu 20. Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích các điều kiện để phát triển tổng hợp
kinh tế biển.
Câu 21. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?

 Mức độ vận dụng thấp
Câu 22. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006
Vùng

Đồng bằng sông
Hồng
18208

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số (Nghìn
4869
12068
người)
Diện tích (Km 2)
14863
54660
23608
a. Tính mật độ dân số trung bình của các vùng.
b. Giải thích tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp ?
Câu 23. Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ
(Đơn vị: tỉ đồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp
Khu vực nhà nước

1995
19607

2005
48058
22


Khu vực ngoài nhà nước
9942
46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20959
104826
Tổng số
50508
199622
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế cùa vùng Đông Nam Bộ qua hai năm 1995 và 2005.
b. Qua biểu đồ đã vẽ em có nhận xét như thế nào ?
Câu 24. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1985-2008
(Đơn vị: nghìn ha )
Năm
1985
1990
1995

2000
2008
Cả nước
180.2
221.5
278.4
413.8
631.5
Đông Nam Bộ
56.8
72.0
213.2
272.5
395.0
a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước giai
đoạn 1985-2008.
b. Nhận xét về vai trò của Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả
nước.
Câu 25. Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp kiến thức đã
học, hãy:
a. Trình bày sự phân bố các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn đất mặn và đất
phèn?

Câu 26. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 1985-2008
(Đơn vị: nghìn ha )
Năm
Cả nước
Đông Nam Bộ


1985
180.2
56.8

1990
221.5
72.0

1995
278.4
213.2

2000
413.8
272.5

2008
631.5
395.0
23


a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và
diện tích gieo trồng cao su của nước ta giai đoạn 1985-2008.
b. Qua biểu đồ đã vẽ em có nhận xét như thế nào ?
Câu 27. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích tại sao nói việc bảo vệ chủ quyền của một
hòn đảo dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn ?
Câu 28. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến
lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển ?


 Mức độ vận dụng cao
Câu 29. Việc khai thác tài nguyên rừng không hợp lí sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự
phát triển kinh tế-xã hội, tài nguyên và môi trường của vùng Tây Nguyên. Giải pháp.
Câu 30. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước (sau
Đông Nam Bộ). Để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên một cách bền vững cần có
những giải pháp nào?
Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học hãy phân tích các thế mạnh và hạn
chế chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ .
Câu 32.
"Khó khăn lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long là ngập lũ trên diện rộng,
mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn". Bằng những hiểu
biết của mình, em hãy trình bày một số biện pháp nhằm sử dụng hợp lý và cải tạo tự
nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 33. Dựa vào hình dưới đây và kết hợp kiến thức đã học, hãy cho biết những vấn đề
về môi trường cần quan tâm Đồng bằng Sông Cửu Long ?

Câu 34. Dựa vào bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NĂM 2011 (Đơn vị: tấn)
LOẠI

Cả nước

Đồng bằng
Sông Cửu Long
24


Tổng sản lượng thủy sản

5447418
3169715
Sản lượng thủy sản khai thác
2514335
1040759
Sản lượng cá nuôi
2255564
1662399
Sản lượng tôm nuôi
478694
366196
a. Nhận xét về vai trò của Đồng bằng Sông Cửu Long trong việc sản xuất thủy sản
ở nước ta.
b. Giải thích vì sao ngành thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Câu 35. Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao Việt Nam phải tăng cường hợp tác
với các nước láng giềng trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông?
Câu 36. Dựa vào atlat địa lý VN và kiến thức đã học, xác định các tỉnh có tiềm năng phát
triển kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

PHẦN II - GỢI Ý TRẢ LỜI
CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Các đặc điểm chung của tự nhiên nước ta:
- Đất nước nhiều đồi núi;
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển;
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa;
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Câu 2. Những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi:
- Thế mạnh :
+ Tập trung nhiều khoáng sản, là nguyên - nhiên liệu cho công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng để phát triển nông – lâm nghiệp nhiệt đới.
+ Các con sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch : tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...
- Hạn chế :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây khó khăn cho
giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh giữa các vùng.
+ Thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, mưa đá,...
Câu 3. Những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng:
- Thuận lợi:
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản;
+ Cung cấp nhiều nguồn lợi thiên nhiên như: khoáng sản, thủy sản, lâm sản;
+ Thuận lợi cho việc giao thông, hình thành các đô thị, khu công nghiệp, các trung
tâm thương mại;...
- Hạn chế:
+ Thường xuyên có nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán,…
+ Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Câu 4. Những tài nguyên thiên nhiên và thiên tai vùng biển ở nước ta:
25


×