Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHUYÊN đề bồi DƯỠNG học SINH GIỎI QUỐC GIA môn LỊCH sử tìm HIỂU về BA tổ CHỨC CÁCH MẠNG ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm 20 của THẾ kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.01 KB, 12 trang )

SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG THPT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN VII

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
NỘI DUNG

TÌM HIỂU VỀ BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM 20 CỦA THẾ KỈ XX
1. Tiền đề của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới có những chuyển biến
mới. Các nước đế quốc thắng trận đã họp để phân chia lại thế giới, thiết lập một
trật tự hòa bình, an ninh mới theo hệ thống hoà ước Véc xai-Oasinh tơn. Tháng
11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên
nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành
hiện thực. Tháng 2/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) thành lập. Dưới sự
lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh
chóng. Giai cấp vô sản trẻ tuổi ở nhiều quốc gia đang bước lên vũ đài chính trị
nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng với sự ra đời của các Đảng cộng sản. Tháng
12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập. Năm 1921, Đảng cộng sản Trung
Quốc ra đời…
Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đã
được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp,
Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam
yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc.
Trong khi đó, nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị tổn thất nặng


nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất
công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng. Để nhanh chóng khắc
phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế-xã hội, chính quyền Pháp đã ra
1


sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư
khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên
đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).
Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế
Việt Nam. Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong
kiến. Các ngành kinh tế-kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn
trước. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc
vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.
Bên cạnh đó, công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho
xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Cùng với những giai cấp cũ (Địa chủ phong kiến và nông dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và
công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX,
Việt Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục. Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu
sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai,
đẩy tinh thần cách mạng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lên một độ cao
mới.
Do tác động của những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội…sau chiến tranh
thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển theo hai
khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Qúa trình phát triển của hai khuynh
hướng cứu nước đưa đến sự ra đời, hoạt động của ba tổ chức cách mạng: Hội


2


Việt Nam cách mạng thanh niên tháng 6/1925; Tân Việt cách mạng đảng tháng
7/1928 và Việt Nam quốc dân đảng tháng 12/1927.
2. Ba tổ chức cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX
2.1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 6/1925
Sau khi trở về Quảng Châu - Trung Quốc (11/11/1924), Nguyễn Ái Quốc
đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng với một số thanh niên
Việt Nam hăng hái mới từ trong nước sang. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn một số thanh niên Việt Nam tích cực để tuyên truyền giác ngộ họ và
lập ra tổ chức “Cộng sản đoàn”. Trên cơ sở đó, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc
đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, trong đó tổ chức “Cộng
sản đoàn” là nòng cốt. Hội ra tuần báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận.
Tháng 7 năm đó, cùng với các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Nam
Dương quần đảo, Mã Lai, Ấn Độ…Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông do ông Liêu Trọng Khải - người Trung Quốc là Hội
trưởng. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có mối quan hệ mật thiết với tổ
chức này.
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đề ra mục đích: “Làm cách mạng
dân tộc rồi sau đó là cách mạng thế giới lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện
chủ nghĩa cộng sản”. Trên cơ sở của đường lối chung, Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên đã đề ra chương trình hành động gồm 20 điểm, trong đó gắn
liền hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và cải tạo xã hội. Mặc dù chưa phải là một
tổ chức cộng sản, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thể hiện khá rõ quan
điểm, lập trường của giai cấp công nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản của cách mạng Việt Nam.
Ngoài những ưu việt nổi bật trên, so với các tổ chức chính trị khác ở Việt
Nam lúc đó (về đường lối, chiến lược, sách lược tranh đấu, tổ chức và kỉ luật…)


3


Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên còn tỏ ra là một tổ chức chính trị có tính
chiến đấu rất cao và tính quần chúng sâu sắc.
Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rất chú ý
đến huấn luyện học viên, đào tạo cán bộ. Từ năm 1925 đến 1927, Hội đã tổ
chức 10 khóa huấn luyện cho trên 200 học viên, mỗi khóa khoảng 2 đến 3
tháng, giảng viên là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Duy Điếm, Hồ
Tùng Mậu…Sau các khóa học này, một số học viên được cử sang học tiếp ở
trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva, hay trường Quân sự ở Hoàng Phố,
số còn lại được đưa về nước hoạt động trong phong trào công nhân, nông dân,
tri thức.
Ngoài các lớp huấn luyện, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên còn chú ý
đến tuyên truyền, giáo dục thông qua báo chí, sách vở. Cơ quan ngôn luận của
Hội là báo “Thanh niên”. Báo được xuất bản từ tháng 6 năm 1925 đến tháng 4
năm 1927, tất cả có 88 số. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên được xuất bản
bằng tiếng Việt, báo viết trên giấy sáp, in bằng tay, mỗi kì phát hành được mấy
trăm tờ và bí mật chuyển về trong nước. Thông qua báo “Thanh niên”, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đã phá mọi âm mưu chia
rẽ của đế quốc, hướng dẫn việc tổ chức các Hội, đoàn thể quần chúng, chính
đảng. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn cho xuất bản một số sách như:
“Xã hội chủ nghĩa”, “Chủ nghĩa Mã Khác Tư”. “Phê bình Tam dân chủ nghĩa
Tôn Dật Tiên”, “Phê bình chủ nghĩa Găng di”, “Phê bình chủ nghĩa vô chính
phủ”, “Vấn đề tổ chức cách mạng”. Tác phẩm có ảnh hường lớn nhất là
“Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. “Đường Kách Mệnh” là cuốn sách
tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các khóa huấn luyện của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tác phẩm do bộ tuyên truyền của Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927.“Đường Kách


4


Mệnh” biểu hiện rất tập trung các quan điểm vô sản về vấn đề giải phóng dân
tộc:
- Cách mạng phải triệt để.
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Công nông là gốc cách mạng.
- Cách mạng phải do Đảng của giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận
Mác - Lênin lãnh đạo.
- Cách mạng Việt Nam là bộ phận cách mạng thế giới.
Sau “Bản án của chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách Mệnh” là tác
phẩm đầu tiên vận dụng lí luận Mác-Lê nin giải quyết những vấn đề thực tiễn ở
Việt Nam. Nó có một giá trị lịch sử rất lớn và góp phần quyết định vào sự thắng
thế của học thuyết Mác-Lê nin ở Việt Nam khi Đảng của giai cấp vô sản ở Việt
Nam chưa ra đời.
Sự ra đời, hoạt đông của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là bước
chuẩn bị về chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng CSVN, là tiền thân của
chính Đảng vô sản.
2.2. Tân Việt cách mạng đảng 7/1928
Do tác động của cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư sản và vô sản ở
Việt Nam nửa sau những năm 20, trong nội bộ nhóm tiểu tư sản yêu nước đã
diễn ra quá trình phân hóa về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Tiền thân của Tân Việt cách mạng đảng là Hội Phục Việt, được thành lập
tháng 7 năm 1925; về sau Hội Phục Việt đổi thành Hội Hưng Nam nhưng chưa
có tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh rõ ràng. Tháng 6 năm 1925 Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên ra đời và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân
dân. Đầu năm 1926, Hưng Nam cử người sang Quảng Châu bắt liên lạc với
Tổng bộ Thanh niên.
Tháng 4 năm 1926 đại diện của Hưng Nam về nước đem theo đề nghị của

Thanh niên về việc thống nhất các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước.
5


Tháng 7 năm 1926, Hưng Nam tổ chức đại hội đại biểu bàn việc hợp nhất với
Thanh niên. Đại hội quyết định đổi Hưng Nam thành lập Việt Nam cách mạng
đảng, thời gian sau đó lại đổi thành Việt Nam cách mạng đồng chí hội.
Từ năm 1926 đến giữa năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và
Việt Nam cách mạng đồng chí hội cử đại biểu gặp gỡ 5 – 6 lần bàn về việc hợp
nhất hai tổ chức nhưng không thành. Ngày 14/7/1928 Việt Nam cách mạng
đồng chí hội họp thường kì ở Huế quyết định tổ chức một đảng “tự lập” lấy tên
Tân Việt cách mạng đảng.
Hệ thống tổ chức của Tân Việt gồm các cấp: Tổng bộ, kì bộ, liên tỉnh bộ,
tỉnh bộ, đại bộ ở huyện và tiểu bộ ở cơ sở. Các bộ và liên minh bộ đều gọi theo
bí danh: “Nhân kì”; “Trí kì”… địa bàn hoạt động của đảng chủ yếu ở Trung kì.
Thành phần tham gia đảng bao gồm: Trí thức, thanh niên, tiểu tư sản yêu
nước có trình độ nhận thức khác nhau nên Tân Việt cách mạng đảng chưa bao
giờ trở thành một khối thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Chủ trương, đường
lối: Liên hợp các lực lượng trong và ngoài nước nhằm đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa, nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.
Những hoạt động chính của đảng Tân Việt: Giáo dục huấn luyện đảng
viên; Tuyên truyền phổ biến sách báo Mác xít. Từ cuối 1928 đảng chủ trương
thực hiện phong trào “ vô sản hoá” nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh của
quần chúng. Bên cạnh đó, đảng Tân Việt tổ chức lãnh đạo một số cuộc đấu
tranh của học sinh, tiêu thương và công nhân.
Do tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng,
Tân Việt bị phân hóa: một bộ phận gia nhập Hội việt Nam Cách mạng Thanh
niên, số còn lại chuẩn bị thành lập một đảng riêng theo học thuyết Mác–Lênin.
Lịch sử của Tân Việt là cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư sản và vô sản
trong một tổ chức chính trị của tiểu tư sản yêu nước. Kết quả cuối cùng khuynh

hướng cách mạng vô sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lê nin đã thắng
6


thế. Điều này phản ánh đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam trong những
năm 20–Hai khuynh hướng cách mạng tồn tại song song đua chen để giành bá
quyền lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời và hoạt động của đảng Tân Việt đã góp
phần khơi dậy tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.
2.3. Việt Nam quốc dân Đảng 12/1927
Cuối năm 1926 tại phố Trúc Bạch, Hà Nội, hiệu sách Nam Đồng Thư xã
do Phạm Tuấn Tài làm chủ nhiệm được thành lập. Nam Đồng thư xã xuất bản
những sách yêu nước, nêu gương đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, bàn về
cách mạng thế giới và chủ nghĩa quốc gia. Với cơ sơ hạt nhân là Nam đồng thư
xã, Việt Nam quốc dân đảng ra đời vào ngày 25-12-1927 do Nguyễn Thái Học,
Phó Đức Chính....thành lập. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Hoạt động của đảng nhằm mục đích đoàn kết các lực lượng cả nam và nữ
để đẩy mạng cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các
dân tộc bị áp bức. Tổ chức đảng gồm 4 cấp: Chi bộ, tỉnh bộ, kì bộ và tổng bộ.
Mỗi chi bộ không quá 19 người.
Tuy vậy, thành phần tham gia đảng phức tạp: Trí thức, học sinh, giáo viên,
một số người làm nghề tự do, thân hào, thân sĩ ở nông thôn, một số binh lính
việt trong quân đội Pháp.... hình thức kết nạp lỏng lẻo. Địa bàn hoạt động của
đảng có ở cả 3 kì trong cả nước nhưng phát triển mạnh nhất ở Bắc Kì. Tiêu biểu
ở các địa phương: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Yên Bái...Đà
Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết...Gia Định, Chợ Lớn, Mĩ Tho, Trà Vinh, Bến Tre,
Biên Hòa...
Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam quốc dân đảng: Lúc mới thành lập chưa
có đường lối rõ ràng. Năm 1928, nêu chủ nghĩa của Đảng là “chủ nghĩa xã hội
dân chủ”. Đến năm 1929 đảng nêu nguyên tắc “tự do- bình đẳng – bác ái”.


7


Phương thức đấu tranh: Đảng ít chú ý đến tuyên truyền huấn luyện đảng
viên và quần chúng, lí luận nghèo nàn...Mặt khác, Việt Nam quốc dân đảng chủ
trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng dựa vào lực lượng
binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Cơ quan ngôn luận của đảng có tờ “Hồn cách mạng”. Tuy nhiên, đảng
mới ra được 1 số báo thì bị lộ. Sự nghèo nàn về lí luận là khuyết điểm nghiêm
trọng khiến cho đảng thiếu cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết nhất trí
trong đảng. Ngoài những yếu kém do hàng ngũ phức tạp, bị kẻ địch lũng
đoạn...Việt Nam quốc dân đảng còn non yếu do nội bộ bị chia rẽ. Một bên là
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và bên kia là Nguyễn Thế Nghiệp...
Hoạt động của đảng chủ yếu tập trung các cuộc khủng bố, ám sát cá nhân
nhưng không mang lại kết quả. Cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái là hoạt động nổi bật
nhất của Việt Nam quốc dân đảng nhưng kết cục thất bại.
Việt Nam quốc dân đảng là tổ chức cách mạng có nhiều hạn chế: Cương
lĩnh chính trị không rõ ràng; thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, kết nạp
thiếu thận trọng nên đã để cho bọn mật thám, tay sai chui được vào tổ chức; coi
nhẹ công tác tuyên truyền nên cơ sở bị hạn chế; coi trọng bạo động vũ trang. Sự
bế tắc của tổ chức Việt Nam quốc dân đảng phản ánh khuynh hướng cứu nước
tư sản ở Việt Nam đang đi vào con đường thoái trào và không đáp ứng được
yêu cầu cách mạng.
3. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt
cách mạng đảng và sự giải thể của Việt Nam quốc dân đảng
3.1. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và
Tân Việt cách mạng đảng
Do tác động của tình hình thế giới, đặc biệt sau các Nghị quyết quan trọng
về phong trào giải phóng dân tộc của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924);


8


công xã Quảng Châu (1927)…đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20.
Từ năm 1928-1929 phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát
triển mạnh trên quy mô lớn, giai cấp công nhân đã trưởng thành, đặt ra yêu cầu
phải gấp rút có một đảng cộng sản để kịp thời đưa cách mạng tiến lên. Hoàn
cảnh trên dẫn đến sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên và
Tân Việt để hình thành 3 tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
- Đông Dương Cộng sản đảng
Tháng 3/1929: Một số hội viên tiến tiến của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm
Long (Hà Nội). Tháng 5/1929 tại Đại hội I của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên họp ở Hương Cảng, đại biểu Thanh niên Bắc Kỳ đề nghị thành lập
Đảng Cộng sản nhưng không được Đại hội chấp nhận, họ bỏ Đại hội về nước.
Ngày 17/ 6/1929 Nhóm trung kiên Cộng sản Bắc kỳ họp đại hội quyết định
thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại số nhà 312 phố Khâm Thiên- Hà
Nội. Đảng đã thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo “Búa liềm” làm cơ
quan ngôn luận. Tuy mới ra đời nhưng Đông Dương Cộng sản Đảng được quần
chúng nhân dân ủng hộ, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ.
Những sự kiện đó đánh dấu sự thắng lợi của quan điểm vô sản đối với
quan điểm tư sản trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. Điều đó
đã đáp ứng được yêu cầu của cách mạng.
- An Nam Cộng sản Đảng.
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, các hội viên tiên tiến của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ và ở Trung Quốc quyết định
thành lập An Nam Cộng sản Đảng (8/1929).


9


- Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
Sự ra đời của hai tổ chức ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ đã tác động mạnh tới Tân
Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh
hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng tách ra để thành lập
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929).
Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là sự
chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự giải thể của Việt Nam quốc dân
đảng
Ngày 9-2-1929 Việt Nam quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ
phu đồn điền Badanh ở Hà Nội. Sau đó, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khủng
bố dã man. Hàng loạt đảng viên và quần chúng cảm tình với Đảng bị bắt. Việt
Nam quốc dân đảng bị khủng bố nặng nề. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân
đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu .. bị truy lùng ráo riết, nội bộ
lãnh đạo bị chia rẽ.
Bị động trước tình thế, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn lại quyết định
khởi nghĩa với ý tưởng: “Không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi
nghĩa bùng nổ đêm 9-2-1930 tại Yên Bái. Cùng đêm, khởi nghĩa nổ ra ở Phú
Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình .... Ở Hà Nội có cuộc đánh bom
của quân khởi nghĩa để phối hợp. Cuộc khởi nghĩa cũng giành được những
thắng lợi nhất định, nhưng cuối cùng bị thất bại nhanh chóng và bị đàn áp dã
man. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí khi lên máy chém đã hiên ngang hô to:
“Việt Nam vạn tuế”
Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái kéo theo sự giải thể của tổ chức Việt
Nam quốc dân đảng. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
chủ quan.


10


Nguyên nhân khách quan: Lúc này Pháp còn mạnh đủ sức để đàn áp một
cuộc khởi nghĩa vừa đơn độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái.
Nguyên nhân chủ quan: Việt Nam quốc dân đảng chưa có cương lĩnh rõ
ràng, thành phần ô hợp, không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia. Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng.
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại thể hiện tính non yếu của một tổ chức chính
trị, đại diện cho xu hướng dân tộc tư sản cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái
đã cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp,
nối tiếp tuyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc việt Nam.
3.3. Nguyên nhân quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng và sự giải thể của Việt Nam quốc
dân đảng
Từ nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã diễn ra một thực
tế lịch sử. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Nguyễn
Ái Quốc về đường lối cách mạng chủ yếu đều do Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên tiến hành đã trở thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan
rộng. Hội đã phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng
và An Nam Cộng sản Đảng.
Tương tự, Tân Việt Cách mạng Đảng cũng có sự phân hóa: 1 bộ phận gia
nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, bộ phận còn lại trở thành Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn.
Do đường lối cách mạng không đáp ứng yêu cầu của dân tộc, Việt Nam
Quốc dân Đảng chưa được đại đa số quần chúng ủng hộ. Vì vậy, thất bại của
cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 cũng như sự tan rã của Việt Nam
Quốc dân Đảng là không thể tránh khỏi.


11


Từ thực tế đó, nguyên nhân chung dẫn đến quá trình trên: Quá trình truyền
bá của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam cũng là quá trình tuyên truyền
những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc trên
lập trường vô sản ở Việt Nam...con đường này đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản
của dân tộc. Do đó, các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản ngày
càng chiếm ưu thế và đã giữ vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng Việt
Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã đánh dấu bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chứng tỏ giai
cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức đễ lãnh đạo cách mạng. Nó
chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, tổ chức và lãnh đạo cách mạng kể
từ cuối thế kỉ XIX.

12



×