Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bàn về câu "Ngọc bất trác, bất thành khi. Nhân bất học, bất tri lý"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.61 KB, 2 trang )

I. Mở bài:
Sống trong xã hội, con người cần có quá trình học tập để nhận thức về xã hội và ý thức về bản thân mình,
nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách sống của mỗi con người trong cộng đồng. Ngày nay con người sống
trong xã hội hiện đại nhưng con người cũng mang bản năng tự nhiên. Bản năng tự nhiên thì ít mang tính
xã hội mà nó mang tính cá nhân. Vì thế cũng như ngọc phải mài giũa mới thể hiện được hết vẻ đẹp và giá
trị của nó thì con người cũng phải học tập, thực hành trong lao động sáng tạo.. sẽ thể hiện được những vẻ
đẹp và giá trị của mình trong xã hội. Chính vì thế Ngạn ngữ có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân
bất học bất tri lí”
II. GQVĐ
1. Giải thích.
- “Ngọc bất trác bất thành khí”: có nghĩa là viên ngọc, đá quý... nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì
không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Từ một viên đá quý, một viên ngọc lấy trong
tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức
đẹp, quý giá được.
- “Nhân bất học bất tri lí”: có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ (học cả ở trường lớp
và trường đời) thì không biết đến những lí luận, hiểu biết... về mọi sự vật hiện tượng được. Người không
có học thì làm sao có những hiểu biết, không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận... về
mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội.
Vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Con người
cũng như ngọc phải được học tập đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hội thì mới trở thành người
hoàn thiện về nhân cách, về những hiểu biết và vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống bản thân và
xã hội.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận
- Phân tích: Ngọc là đáng quý! Con người là đáng quý! Nhưng nếu không có sự học tập, mài giũa, rèn
luyện thì không trở thành hữu ích cho cuộc sống của chính họ và cho xã họi. Cho nên đã là ngọc thì phải
mài giũa, đã là người thì phải học tập.
Ta có thể ví người tài là một viên ngọc quý, cần phải học tập nhiều, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện trí tuệ
nhiều thì viên ngọc ấy ngày càng thành công, càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình đối
với xã hội. Nếu con người sinh ra đã là thông minh nhưng nếu không học tập, mài giũa tu dưỡng nhân
cách, phẩm chất và tài năng thì không trở thành thiên tài được.
- Chứng minh:


+ Hồ Chí Minh có bài thơ “Giã gạo” đã thể hiện rất đúng tinh thần ấy:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
+ D/c bằng chính bản thân và những người xung quanh


- Bình luận.
Chúng ta là những viên ngọc quý, nhưng viên ngọc ấy có thể hiện hết vẻ đẹp và giá trị của mình hay
không ấy là do gọt đẽo mài giũa, học tập và tu dưỡng đạo đức, trí tuệ. Có nhiều người đã “thành khí”, đã
rất “tri lí” nhờ học tập, tu dưỡng thường xuyên. Nhưng cũng có nhiều người đã thất bại, không thể hiện
được vẻ đẹp và giá trị của mình do không thường xuyên mài giũa, học tập.
3. Mở rộng
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ, ý nghĩa giáo dục, tác động đến mọi người.
- Bài học cho bản thân
Bài khác
Người xưa có câu :
“Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý”
Nghĩa là ngọc mà không được mài dũa thì không thể trở thành món đồ có giá trị, cũng như người mà
không học thì không biết được lý lẽ. Câu nói đó đã nói lên tầm quan trọng của việc học. Và ngày nay, để
xác định một lần nữa mục đích của học tập, UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình.” Học là trau dồi kiến thức tổng quát, là tiếp thu những cái hay, cái mới,
cái tiến bộ sáng tạo... là nâng cao khả năng chuyên môn và các kĩ năng khác, đồng thời là hoàn thiện nhân
cách của bản thân. Trước hết là chúng ta “học để biết”, để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ
được các vấn đề. Quả thật là nếu không có học gì cà thì bản thân chúng ta sẽ không có hiểu biết để đánh
giá, nhận định đúng một sự việc, vấn đề. Điều quan trọng hơn là sau khi hiểu được, biết được thì ta phải
“làm”, phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Có như vậy ta mới biết biết được

thành quả của việc học đã đem lại, đồng thời thông qua đó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các
hoạt động chung của xã hội. Mặt khác chúng ta còn “học để chung sống” để tạo dựng các mối quan hệ
giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những qui tắc giao tiếp, cách ứng
xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hòa hợp
và có ích với cộng đồng. Hơn thế nữa là chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân
mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó.
Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi bản thân người học sự siêng năng, chăm chỉ, sự kiên trì, bền bỉ tới
cùng. Tất nhiên thành quả của quá trình “học và làm”như vậy sẽ đem lại nhiều lới ích và xứng đáng với
công sức mà ta đã bỏ ra. Như vậy câu nói của UNESCO khẳng định rằng học tập là bước cơ bản cung cấp
cho ta tri thức đồng thời hướng dẫn ta sử dụng tri thức vào các mục đích tốt đẹp. Câu nói của UNESCO
đã mở ra cho ta hai khía cạnh chính của việc học: thứ nhất là học phải thông qua việc tiếp thu kiến thức
trên lý thuyết; thứ hai là học phải ứng dụng thực hành trong thực tế. Hai phạm trù này luôn sóng đôi với
nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời được. Đây cũng là một trong những bước chính yếu để việc
học của một người đạt được kết quả cao. Từ đó tạo cho nền tảng phát triển vững chắc, có năng lực trong
công việc chuyên môn, rèn luyện nhân cách bản thân tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội văn minh,
hiện đại, tiến bộ hơn về cả “bộ mặt” lẫn con người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người học với mục đích đối phó, qua loa cho có. Do vậy mà họ
nắm kiến thức một cách hời hợt, không sâu không chắc. Những dạng người này cho dù có đạt được thành
tích cao trong học tập thì cũng rất khó thành công một cách bền vững cho sau này được.
Tóm lại mỗi người trong chúng ta cần ý thức rõ việc học tập, xác định mục tiêu cụ thể, đúng đắn cho bản
thân và nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu để tạo lập cho bản thân sự tự tin bản lĩnh mạnh
mẽ về năng lực của bản thân, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách cao đẹp.



×