Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghị luận "Điều chúng ta biết là một giọt nước. Điều chúng ta không biết là cả một đại dương"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.78 KB, 2 trang )

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”
(Newton)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bàn luận về vấn đề trên?
I. GTVĐ.
Kho tri thức về tự nhiên, xã hội của con người ngày nay là một đại dương bao la. Nhưng những gì mà con
người chưa khám phá ra còn nhiều hơn gấp ngàn lần những điều ta biết. Cho dù chúng ta học trong nhà
trường và ngoài xã hội có nhiều đến đâu thì những điều ta biết vẫn là bé nhỏ so với biển trời kiến thức mà
nhân loại đã có được và chưa có được. Chính vì thế mà nhà bác học nổi tiếng I.Newton đã phát biểu thật
đúng rằng: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại
dương”.
II. GQVĐ.
1. Giải thích câu nói.
- “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những hiểu biết của
chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên, xã hội loài người cũng chỉ bằng
một giọt nước trong đại dương bao la. Một giọt nước là quá nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông bao
la. Vậy những điều mà chúng ta biết là vô cùng hạn chế, ít ỏi so với những điều ta chưa biết.
- “Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”: có nghĩa là, muốn nhấn mạnh đến những gì mà
chúng ta chưa biết, không biết về vũ trụ, trái đất, tự nhiên và xã hội còn rất nhiều như là cả một đại dương
mênh mông bao la. So với một giọt nước thì đại dương là quá to lớn. Vậy những điều mà chúng ta chưa
biết, không biết còn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết.
- Sự đối lập giữa điều đã biết chỉ là 1 giọt nước còn những điều chưa biết là cả một đại dương bao la đã là
một động lực rất lớn để thôi thúc chúng ta khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Đây là một
vấn đề lớn mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng và để có những hành động cụ thể như học tập,
nghiên cứu, tìm hiểu trong các ngành khoa học tự nhiên cũng như xã hội.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Bằng thực tiễn trong học tập, nghiên cứu và công tác của chúng ta. Khi ta càng học tập, khám phá ra
những điều mới mẻ trong đại dương bao la kiến thức của nhân loại thì ta lại càng thấy những điều ấy còn
quá nhỏ bé, ít ỏi và hạn chế biết chừng nào,...
- Dẫn chứng: trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những vấn đề văn hoá xã hội khác,...
- Tác động của câu nói đó với việc học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng


đường đại học là rất tích cực, nó giúp cho mọi người nhìn nhận lại chính mình, về những hiểu biết của
mình còn hạn chế. Để từ đó có hành động cụ thể để luôn luôn nâng cao những hiểu biết của mình và
những người khác.
b. Chứng minh.
- Bằng chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu...
- Bằng kinh nghiệm của những người lớn tuổi,...
c. Bình luận.


- Khi ta học càng cao thì ta càng phải khiêm tốn vì cho dù những hiểu biết của ta có nhiều đến đâu cũng là
quá bé nhỏ so với những điều mà chúng ta chưa biết.
- Để từ đó tránh thái độ tự mãn, tự kiêu tự đại cho rằng mình đã hiểu biết nhiều, đã giỏi rồi mà không học
tập, nghiên cứu, tìm hiểu nữa...
- Vì thế V.Lênin cũng có phát biểu rằng: Học, học nữa, học mãi!
3. Mở rộng.
III. KTVĐ.
- Khẳng định sự đúng đắn lời phát biểu của I.Newton. ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với chúng ta – đặc
biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học,...
- Bài học cho bản thân, bạn bè,...
(Sưu tầm)



×