Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.54 KB, 4 trang )

KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

BÀI 7.1. Do công ty dịch vụ X chỉ có 10 nhân viên, giám đốc quyết định không trừ lương nhân viên phần
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp mà họ đáng lẽ phải chịu (9,5%). Số tiền này
phát sinh trong năm 20x0 là 24 trđ. Kế toán phải xử lý số tiền trên như thế nào?

BÀI 7.2. Kế toán công ty Y sẽ xác định doanh thu như thế nào (về kế toán và thuế) trong các trường
hợp sau:
1. Công ty Y đã phát hành hóa đơn với giá chưa thuế GTGT 400 trđ, thuế suất thuế GTGT 10%,
kèm theo phiếu xuất kho gửi hàng ra Hà Nội theo hợp đồng đã ký kết. Giá xuất kho của lô
hàng là 320 trđ. Đến ngày 31.12.20x0, khách hàng vẫn chưa nhận được hàng.
2. Công ty Y phát hành hóa đơn GTGT có giá chưa thuế là 110 trđ, thuế suất thuế GTGT 5% để
nhận tiền đặt cọc của hợp đồng dịch vụ sẽ thực hiện vào năm sau.

BÀI 7.3. Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty CP K năm 20x1 là 1.000 trđ. Trong năm có một số
khác biệt giữa thuế và kế toán như sau:
-

Chi phí quảng cáo không có hóa đơn chứng từ: 50 trđ

-

Lợi nhuận nhận được từ liên doanh: 100 trđ

-

Một tài sản cố định đưa vào sử dụng từ ngày 2/1/20x1 có nguyên giá là 800 trđ, khấu hao trong
4 năm. Theo quy định của thuế, khung thời gian tối thiểu của sản phẩm này là 5 năm.

-


Khoản phạt vi phạm hành chính về thuế 10 trđ.
Yêu cầu: Xác định thuế TNDN phải nộp năm 20x1, biết thuế suất thuế TNDN là 25%.

BÀI 7.4. Công ty TNHH THT có số liệu kế toán năm 20x0 như sau:
Quý

Doanh thu

Chi phí

1

1.200

1.130

2

1.500

1.392

3

1.327

1.311

4


1.020

1.223

TC

5.047

5.056

Trong năm THT tạm nộp thuế TNDN theo số liệu trên. Khi thực hiện quyết toán thuế TNDN, kế toán đã
bốc tách được một số trường hợp khác biệt sau:
1. Chi phí tiếp khách không có chứng từ 10 trđ
2. Bị phạt vi phạm hành chính về thuế do hành vi kê khai thuế TNDN khi quyết toán các năm trước
130 trđ.
3. Công ty liên doanh thực chia lợi nhuận bằng tiền 20 trđ.
4. Khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ khó được cơ quan thuế chấp nhận 20 trđ.
Yêu cầu:
a) Xác định thuế TNDN tạm nộp quý theo dữ liệu trên. Định khoản kế toán. Biết THT nộp thuế
TNDN tạm nộp bằng TGNH và thuế suất thuế TNDN 25%

Page 1


b) Xác định số thuế TNDN phải nộp cả năm 20x0 và định khoản các nghiệp vụ liên quan đến thuế
TNDN còn phải nộp (hoặc nộp thừa).

BÀI 7.5. Ngày 2/1/20x0, công ty KLC đưa vào sử dụng một TSCĐ hữu hình, nguyên giá tài sản cố định
đã được xác định là 1.000 trđ. Thời gian khấu hao theo kế toán là 6 năm. Thời gian khấu hao theo
quy định của thuế là 10 năm (TT 45). Hãy lập Bảng xác định chênh lệch thuế và kế toán theo 02

hướng tiếp cận: Tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán và Tiếp cận dựa trên BCKQ kinh doanh.

BÀI 7.6. Ngày 2/1/20x0, công ty DPM đưa vào sử dụng một TSCĐ hữu hình, nguyên giá tài sản cố định
đã được xác định là 1.000 trđ. Thời gian khấu hao theo kế toán là 5 năm. Thời gian khấu hao theo
quy định của thuế là 4 năm (TT 45). Hãy lập Bảng xác định chênh lệch thuế và kế toán theo 02
hướng tiếp cận: Tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán và Tiếp cận dựa trên BCKQ kinh doanh.

BÀI 7.7. Ngày 2/1/20x0, công ty KDC đưa vào sử dụng một TSCĐ hữu hình, nguyên giá tài sản cố định
đã được xác định là 2.000 trđ. Thời gian khấu hao theo kế toán là 5 năm, phù hợp với quy định của
thuế về thời gian. Tuy nhiên, kế toán chọn phương pháp khấu hao phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh với hệ số điều chỉnh là 2, trong khi qui định của thuế chỉ chấp nhận áp dụng phương pháp
đường thẳng cho tài sản này. Hãy lập Bảng xác định chênh lệch thuế và kế toán theo 02 hướng tiếp
cận: Tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán và Tiếp cận dựa trên BCKQ kinh doanh.

BÀI 7.8. Ngày 30/6/20x0, công ty LBM mua một xe 4 chỗ với tổng giá trị đầu tư là 2.200 trđ. Kế toán
công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao là 10 năm. Theo
quy định của thuế thì DN chỉ được đầu tư phương tiện này với giá trị cao nhất là 1.600 trđ. Hãy lập
Bảng xác định chênh lệch thuế và kế toán theo 02 hướng tiếp cận: Tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế
toán và Tiếp cận dựa trên BCKQ kinh doanh.

BÀI 7.9. Công ty LCM đang trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, có số liệu về khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ của công ty này tại ngày 31/12/20x0 như sau:
Tài khoản
TK 1122
TK 131
TK 331
TK 315
TK 341
Yêu cầu:


Nguyên tệ USD
20.000
40.000
5.000
20.000
100.000

Tỷ giá ghi sổ
20.000
19.800
19.900
20.300
20.300

Tỷ giá cuối kỳ
20.500
20.500
20.500
20.500
20.500

Chênh lệch

a) Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày 31/12/20x0
b) Xác định chênh lệch giữa thuế và kế toán phát sinh
BÀI 7.10. Công ty KSS có số liệu chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng tại ngày 31/12/20x0 như
sau:
Tên khách
hàng
A


Nợ phải thu
200.000

Thời gian quá
hạn
7 tháng

% Trích lập
dự phòng (*)
20%

Ghi chú

Page 2


B
400.000
8 tháng
C
500.000
13 tháng
D
1.200.000
26 tháng
Tổng cộng
2.300.000
(*) Mức trích luỹ kế đến cuối năm 20x0


20%
50%
100%

Năm trước đã trích 30%
Năm trước đã trích 80%

Yêu cầu:
a) Xác định mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi bổ sung tại ngày 31/12/20x0.
b) Xác định mức trích lập dự phòng lũy kế đến thời điểm cuối năm 20x0 theo qui định của thuế.
c) Xác định chênh lệch thuế phát sinh ở nghiệp vụ trên.

BÀI 7.11. Năm 20x1, tại Công ty CP Đầu tư và Xây Dựng CTD, có số liệu như sau:
-

Tổng doanh thu xây dựng đã bàn giao cho khách hàng: 10.000 trđ

-

Tổng giá vốn hàng bán đủ chứng từ hợp lệ: 8.000 trđ, chưa bao gồm khoản trích lập dự phòng
bảo hành xây lắp.

-

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 7.000

-

Dự phòng bảo hành xây lắp trích 3% doanh thu thực hiện.


Do khoản dự phòng chưa thực chi trong năm 20x1 nên sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận.
Yêu cầu:
a) Xác định lợi nhuận kế toán năm 20x1
b) Xác định chênh lệch thuế và kế toán phát sinh

BÀI 7.12. Công ty CP HBC trong năm 20x0 có số liệu như sau:
-

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 3.000 trđ

-

Số dư đầu kỳ tài khoản 243 và TK 347 đều bằng 0.

-

Trong năm 20x0 có một số nghiệp vụ tạo ra khác biệt thuế và kế toán như sau:
1. Ngày 1/7/20x0, đưa vào sử dụng một tài sản cố định có nguyên giá là 800, khấu hao trong 5
năm, phương pháp đường thẳng. Theo qui định của thuế tài sản này phải được khấu hao tối
thiểu là 8 năm.
2. Nhận góp vốn liên doanh bằng tiền 50 trđ.
3. Hóa đơn dịch vụ đã phát hành có giá trị 110 trđ, trong đó có thuế GTGT 10 trđ bị đánh thuế
trong năm 20x0. Theo chuẩn mực 14, khoản tiền này chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh
thu.
4. Chênh lệch đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ là 10 trđ (chênh lệch khoản mục
tiền và phải thu khách hàng do đánh giá lại theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ).
5. Chi phí phát sinh không có chứng từ hợp lệ 30 trđ.
6. Tính đến thời điểm 31/12/20x0, tổng số thuế TNDN tạm nộp là 200 trđ, bằng chuyển khoản.

Yêu cầu:

a) Xác định chi phí thuế TNDN hiện hành năm 20x0
b) Xác định chênh lệch phát sinh trong năm 20x0
c) Xác định chi phí thuế TNDN hoãn lại, tài sản thuế TNDN HL và thuế TNDNHL phải trả phát sinh
năm 20x0.

Page 3


d) Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí thuế TNDN.
Thông tin bổ sung:
-

Công ty HBC kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

-

Năm 20x0 có mức thuế suất phổ thông là 25%.

Page 4



×