Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chương VIII phương pháp lập báo cáo tài chính đh kinh tế huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.22 KB, 6 trang )

Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
Chương VIII: PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Khái niệm:
- Báo cáo tài chính là báo cáo cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của 1 doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thông tin cho
việc ra quyết định kinh tế.
- Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin của 1 doanh nghiệp về:
+ Tài sản.
+ Nợ phải trả
+ Vốn chủ sở hữu
+ Doanh thu, thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ
+ Các luồng tiền.
II. Một số nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định
là doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường
trong tương lai gần.
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: theo cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính
của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh
thu, chi phí phải được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Doanh nghiệp phải lập báo
cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng
tiền.
- Nguyên tắc bù trừ: các khoản nợ phải trả, tài sản trình bày trên báo cáo tài chính
không được bù trừ mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và
công nợ trên báo cáo tài chính.
VD: TK 131 dư Nợ thì bỏ vào mục Tài sản. Nhưng TK 131 dư Có thì bỏ vào mục
Nợ phải trả chứ không được bù trừ với nhau.
III. Phương pháp lập ba báo cáo tài chính:
1. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:
a. Khái niệm và mục đích:
Bảng cân đối kế toán trình bày thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh


nghiệp và nguồn hình thành các nguồn lực này. Mục đích của bảng cân đối kế toán
là cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12.

1


Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán giúp những người sử dụng báo cáo tài chính trả lời được các
câu hỏi sau:
+ Sức mạnh tài chính tổng thể của doanh nghiệp như thế nào?
+ Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ những nguồn vốn nào?
+ Tính thanh khoản của doanh nghiệp ra sao?
+ Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ không?
+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong cùng
một ngành là như thế nào?
b. Kết cấu bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần lớn: Phần tài sản và Phần nguồn vốn.
- Trong đó: phần tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (sắp xếp theo
tính thanh khoản giảm dần).Phần nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trả nợ.
c. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán:
- Hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (tức là đã khóa sổ).
- Phân loại tài sản và nợp phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.
- Không bù trừ các khoản mục tài sản với nợ phải trả (ví dụ không được bù trừ nợ
và có của các tài khoản 131, 331)
- Căn cứ vào nội dung cụ thể của chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán để thu thập số
liệu phù hợp:
+ 1 chỉ tiêu cần thông tin trên 1 sổ cái:
VD: chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ thì chỉ cần nhìn vào số dự Nợ của 1 sổ cái.

+ 1 chỉ tiêu cần thông tin trên nhiều sổ cái:
VD: chỉ tiêu hàng tồn kho cần phải nhìn vào nhiều sổ cái như NVL, công cụ dụng
cụ, hàng hóa v.v
- Số dư nợ của TK được ghi trên mục tài sản, số dư Có của TK ghi bên mục nguồn
vốn trừ 1 số ngoại lệ như những TK:
+ TK 214, 129, 139, 159, 229.
+ TK 412, 413, 421  3 tài khoản loại 4 này được bù trừ với nhau, nếu bù trừ mà
ra âm thì ghi âm, nếu dương thì ghi bình thường.
VD: Tại một doanh nghiệp ngày 31/12/N có tình hình số dư của các TK như sau:
Tên tài khoản
Số hiệu
Số dư Nợ
Số dư Có
Tiền mặt
111
30.000.000
TGNH
112
200.000.000
Phải thu khách hàng (ngắn hạn)
131
50.000.000
2

Đã bù trừ 90 tr – 40 tr = 50 tr


Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
Tạm ứng
Nguyên liệu, vật liệu

Chi phí SXKD dở dang
Thành phẩm
TSCĐ HH
Hao mòn TSCĐ
Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán (ngắn hạn)
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Lãi chưa phân phối
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nguồn vốn kinh doanh
Tổng cộng

141
152
154
155
211
214
311
331
414
415
421
353
411

5.000.000
65.000.000
20.000.000

160.000.000
600.000.000
50.000.000
1.180.000.000

40.000.000
80.000.000
60.000.000
26.000.000
14.000.000
10.000.000
950.000.000
1.180.000.00
0

Tài liệu bổ sung:
1. Số dư chi tiết tài khoản 131 bao gồm:
+ TK 131 (X) dư Nợ 90.000.000 (công ty X mua hàng chưa trả tiền)
+ TK 131 (Y) dư Có 40.000.000 (công ty Y ứng trước tiền hàng cho DN)
2. Số dư chi tiết của TK 331 bao gồm:
+ TK 331 (K) dư Có 80.000.000 (DN mua hàng của K chưa trả tiền);
+ TK 331 (H) dư Nợ 20.000.000 (DN ứng tiền trước để mua hàng).
3. Số dư chi tiết TK 421 bao gồm:
+ TK 4211: dư Có 20.000.000
+ TK 4212: dư Nợ 70.000.000
Yêu cầu: lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của doanh nghiệp (số cuối năm).
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
STT

A. TSNH
A. NPT
1. Tiền mặt
30.000.000 1. Khách hàng đặt
40.000.000
2. Tiền gửi NH
200.000.000 tiền trước
3. Phải thu khách hàng 90.000.000 2. Phải trả người
80.000.000
(ngắn hạn)
bán
4. Tạm ứng
5.000.000
3. Vay ngắn hạn
80.000.000
5. Nguyên liệu, vật liệu
65.000.000 4. Quỹ khen
10.000.000
6. Chi phí SXKD dở dang
20.000.000 thưởng, phúc lợi
7. Thành phẩm
160.000.000
8. Tiền đặt trước cho 20.000.000
3


Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
người bán
B. TSDH
1. TSCĐ HH

2. Hao mòn TSCĐ

600.000.000
(40.000.000)

Bù trừ rồi mới ghi vào

Tổng

B. VCSH
1. Quỹ đầu tư
phát triển
2. Quỹ dự phòng
tài chính
3. Lãi chưa phân
phối (TK 421)
4. Nguồn vốn
kinh doanh

26.000.000
14.000.000
(50.000.000)
950.000.000

1.150.000.00
1.150.000.000
0
Dạng có thể ra thi: để có chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định thì phải làm sao, nêu ý
nghĩa của con số đó?
 Phải lấy từ số cái. Ý nghĩa: phản ánh nguyên giá vào thời điểm lập báo cáo.

2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
a. Khái niệm:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về việc hình
thành và sử dụng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Khái niệm tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
b. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- BCLCTT được lập theo nguyên tắc kế toán tiền (khác nguyên tắc cơ sở dồn tích)
tức là khi nào có dòng tiền thực vào và thực ra mới ghi nhận ở báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
c. Kết cấu bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Luồng tiền trên BCLCTT được phân loại thành 3 hoạt động:
+ Luồng tiền hoạt động kinh doanh: là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động
tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp (thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ,
trả tiền cho nhà cung cấp, trả tiền cho người lao động, trả lãi vay v.v)
+ Luồng tiền hoạt động đầu tư: là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây
dựng, thanh lý, nhượng bán tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác (thu từ thanh
lý, nhượng bán TSCĐ, thu hồi các khoản đã cho vay, xây dựng TSCĐ, chi cho vay,
đầu tư vào đơn vị khác).

4


Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
+ Luồng tiền hoạt động tài chính: là luồng tiền làm thay đổi quy mô và cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp (thu nhập vốn góp, phát hành cổ phiếu, đi vay, chi trả
vốn góp, trả nợ vay…)
d. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Phương pháp trực tiếp: để tính ra lưu chuyển tiền thuần của các hoạt động dựa
trên các dòng tiền vào và dòng tiền ra tương ứng.

Dòng tiền thuần = Dòng tiền thu – Dòng tiền chi
- Phương pháp gián tiếp.
VD: xác định các nghiệp vụ dưới đây thuộc dòng tiền của hoạt động nào:
1. Tổng hợp chi phí NVL phát sinh trong kỳ:
- NVL xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm 500.000, dùng chung cho
phân xưởng 10.000.
- NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm với giá mua chưa thuế
300.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Tiền chưa thanh toán.
 Nghiệp vụ 1 không có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
2. Xuất kho 2.000 sản phẩm trực tiếp cho công ty P với giá vốn đơn vị 100, giá bán
đơn vị chưa thuế 160, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng chưa thanh toán.
 Nghiệp vụ 2 không có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Do người
bán chưa thanh toán tiền.
3. Nhượng bán một số chứng khoán ngắn hạn (chứng khoán thương mại) đã thu
bằng chuyển khoản 50.000. Biết giá gốc của số chứng khoán này là 25.000.
 Nghiệp vụ 3: hoạt động khác của hoạt động kinh doanh số tiền 50.000 (chỉ khi
nào đầu tư dài hạn thì mới là hoạt động đầu tư).
4. Nhượng bán 1 thiết bị sản xuất với giá bán chưa thuế 100.000, thuế suất thuế
GTGT 10%, đã thu bằng chuyển khoản. Nguyên giá của thiết bị 350.000, khấu hao
lũy kế 240.000
 Nghiệp vụ 4 là dòng tiền vào của hoạt động đầu tư =110.000 (cả thuế)
5. Đại lý Y thông báo đã bán được toàn bộ 2.000 sản phẩm doanh nghiệp gửi bán
kỳ trước. Đồng thời đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng cho doanh
nghiệp sau khi trừ hoa hồng đại lý được hưởng. Biết rằng: giá bán đơn vị chưa thuế
của số sản phẩm này là 150, thuế suất thuế GTGT 10%, hoa hồng đại lý (gồm cả
thuế GTGT 10%) là 5,5%, tính trên giá bán chưa thuế.
 Nghiệp vụ 5 là dòng tiền của hoạt động kinh doanh = Tổng thu – Tổng chi cho
đại lý = 2.000*150*1,1 – 5,5%*2.000*150 - 5,5%*2.000*150*10%
5



Chương VIII: Phương pháp lập báo cáo tài chính
6. Tính lương phải trả cho nhân viên doanh nghiệp: công nhân trực tiếp sản xuất:
200.000, quản lý phân xưởng: 45.000, nhân viên bán hàng: 35.000, QLDN: 90.000
 Nghiệp vụ 6 chỉ mới tính lương nên không phải là dòng tiền.
7. Tập hợp các chi phí khác phát sinh trong kỳ:
- Trích khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất 35.000, bán hàng 5.000, phục vụ
QLDN 15.000
- Chuyển khoản thanh toán tiền điện trong kỳ với tổng giá thanh toán (cả thuế
GTGT 10%) là 22.000, trong đó phân bổ cho sản xuất 60%, bán hàng 10%, QLDN
30%.
 Khấu hao không phải là dòng tiền.
 Chuyển khoản thanh toán tiền điện là thuộc dòng tiền hoạt động sản xuất kinh
doanh.
8. Phân xưởng hoàn thành 10.000 SP (không có dở dang cuối kỳ), trong đó nhập
kho 7.000 sản phẩm, còn lại gửi bán cho công ty M với giá bán đơn vị chưa thuế
180, thuế suất thuế GTGT 10%. Đến cuối quý, công ty M vẫn chưa nhận được
hàng và chưa chấp nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển hàng gửi bán đã chi bằng
tiền mặt 6.600 (gồm cả thuế GTGT 10%).
 chi phí vận chuyển 6.600 là dòng tiền ra của hoạt động sản xuất kinh doanh.
9. Xuất kho 5.000 sản phẩm bán trực tiếp cho công ty N với giá vốn đơn vị 100,
giá bán đơn vị chưa thuế GTGT 10% là 185. Toàn bộ tiền hàng khách hàng đã
thanh toán bằng chuyển khoản.
 nghiệp vụ 9 thuộc dòng tiền vào của hoạt động sản xuất kinh doanh.
10. Chuyển khoản trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng số tiền gốc 200.000 và tiền lãi
30.000
 phần lãi 30.000 là dòng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh
 phần gốc 200.000 làm giảm nợ phải trả  dòng tiền ra của hoạt động tài chính
(xem lại đ/n của luồng tiền hoạt động tài chính ở trang 4).


6



×