Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm bài ca ngắn đi trên bãi cát và bài ca ngất ngưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.97 KB, 2 trang )

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng
xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi toả
sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với”bài ca ngắn đi trên bãi cát”
của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuă Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ
đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.
Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan
điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau
về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:
“Bãi cát dài bãi cát dài ơi
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khấch trên đường nước mắt rơi”
Phẳi chăng do quá lận đạn với dường danh lợi nên ông đx không mấy khất khao khi nhắc đến
nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói diều ấy
không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên
thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái
cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình,
và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự
mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến
nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự
vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn
nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với
Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
May mắn hưon Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình,
nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng
nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt thấy bị gò bó, ép
buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống
trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là
để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy


nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu nhue không đi theo con đường ấy, họ
sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.
Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua
Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân
chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.
Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay
đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có
làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng,
không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố
sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có
một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh
phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi.
Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với
các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ
thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.
... “Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng


Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi
Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”
Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác
thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông
còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác.
Hơn thế nữa, Nguyễn công trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả
những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng
với cho\ính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình
ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục. Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công

cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân
trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt
lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước
thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.
Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “ Bài ca ngăn đi trên bãi cát”
và “ Bài ca ngất ngưỡng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng
nhưng nó đều đã trỏ thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người
đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.



×