Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO DƯỢC LIỆU Ở THỰC VẬT CÂY RAU DIẾP CÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.88 KB, 16 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO DƯỢC LIỆU Ở THỰC VẬT
CÂY RAU DIẾP CÁ


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN
1. Tên gọi
2. Đặc điểm
3. Phân loại
4. Ý nghĩa tên gọi
5. Tính vị
6. Tác dụng công dụng
7. Vi Phẩu
a. Đặc điểm Vi phẫu thân
b. Đặc điểm Vi phẫu lá
8. Đặc điểm bột dược liệu
II. THÀNH PHẦN HỢP CHẤT
III. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
1. Tro toàn phần
2. Tạp chất
3.Tỷ lệ vụn nát
4. Độ ẩm
5. Các chất chiết được trong dược liệu
IV. PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Định tính
2. Định lượng


I.TỔNG QUAN
1. Tên gọi:


Rau diếp cá: còn gọi với tên khác rau giấp, Giấp cá hay dấp cá, Tập thái, Ngư
tinh thảo, Co vảy mèo (Thái), Rau vẹn, Phjắc hoảy (Tày), Cù mua mía (Dao)
Danh pháp khoa học: Houttuynia cordata thunb
2. Đặc điểm:

Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới
đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi
nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15–
50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông.
Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ
màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một
cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa
tháng 5-8, quả tháng 7-10.
3. Phân bố và thu hoạch:
Lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các
nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.
Có thể thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hái lá vào mùa hạ, khi cây
xanh tốt có nhiều cụm quả. Lúc trời khô ráo cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ
gốc rễ, phơi hoặc sấy khô nhẹ.


4. Ý nghĩa tên gọi:
Cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra
trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp,
trấp thảo. Từ chữ trấp, người Việt đã đọc trại đi thành giấp như luật biến âm tr
thành gi
5. Tính vị:
Theo đông y, giấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh), tán khí, tán
ứ, cay vào phế kinh.
6. Tác dụng công dụng:

- Tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn
bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira.
- Tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc
protein của virus.
- Diệt ký sinh trùng và nấm.
- Lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể. Cụ
thể:
+Decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh.
+Quercitrin giúp lợi tiểu.
+Dioxy-flavonon làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ
+Tác dụng chống ôxy-hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết
xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh
nhất.
Dưới đây là một số công thức giúp trị bệnh của cây diếp cá: (tham khảo)
Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá
nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.
Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống
thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.
Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát
nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp
vào thái dương.
Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống
dần trong ngày……………


Những công dụng làm đẹp khác của rau diếp cá (tham khảm)
Làm da mềm mịn, săn chắc, điều tiết chất nhờn, đồng thời ngăn ngừa mụn
hiệu quả, lỗ chân lông được thu nhỏ,…..vd như:
Diếp cá + muối hạt:
Dùng 10-15 lá diếp cá, đem giã nhỏ với một chút muối. Bạn dùng hỗn hợp

này đắp lên da mặt. Muối kết hợp với diếp cá giúp kháng khuẩn , làm săn
chắc da, điều tiết chất nhờn, đồng thời ngăn ngừa mụn hiệu quả nữa bạn nha.
Diếp cá + lô hội:
Bạn có thể cho 10 lá diếp cá vào máy xay, lấy nước trộn đều với phần thịt của
lô hội. Dùng hỗn hợp này làm mặt nạ sẽ giúp bạn được thưởng thức tinh chất
hòa quyện của 2 loại thần dược này. Da bạn sẽ mềm mại, dịu nhẹ hơn, lỗ chân
lông được thu nhỏ, các đốm mụn sẽ giảm sưng và xẹp xuống đấy nhé.
Một số thuốc, thực phẩm chức năng từ cây nhiếp cá
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải
thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi
trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ
(sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…).
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón.
- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng
cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
CÔNG DỤNG:
Giúp giải nhiệt, thông tiểu, mát gan,
giải độc, chống táo bón

CÔNG DỤNG:
- Trị táo bón, trĩ.
- Giải nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải độc.


7. Vi phẫu
a. Đặc điểm Vi phẫu thân [hình 1]
Vi phẫu hình đa giác. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, cutin răng cưa, rải rác có
lỗ khí và tế bào biểu bì tiết [hình 2] màu vàng sậm, lỗ khí nằm ngang với tế bào
biểu bì. Trên tế bào biểu bì có rất ít lông che chở [hình 3] đa bào 1 dãy (2- 4 tế

bào). Hạ bì là một lớp tế bào hình đa giác kích thước lớn gấp 3 lần tế bào biểu
bì. Mô mềm vỏ khuyết, 5 – 6 lớp tế bào hơi đa giác hay bầu dục kích thước
không đều nhau. Nội bì khung caspary, 1 lớp tế bào hình chữ nhật. Trụ bì hóa
mô cứng thành 1 vòng liên tục, 1 – 4 lớp tế bào hình đa giác. Hệ thống dẫn
gồm 1 vòng bó libe gỗ cấu tạo cấp 1 với libe ở trên, gỗ ở dưới. Vùng mô mềm
xung quanh bó libe gỗ thường hóa mô cứng, vách mỏng. Mô mềm tủy khuyết
với những khuyết nhỏ hơn so với mô mềm vỏ, tế bào tròn hay hơi đa giác,
kích thước gấp 3-4 lần tế bào mô mềm vỏ. Trong mô mềm vỏ và mô mềm tủy
rải rác có hạt tinh bột.
b. Đặc điểm Vi phẫu lá [hình 4]
Gân giữa: mặt dưới lồi, mặt trên hơi lõm hay phẳng. Biểu bì tế bào hình chữ
nhật xếp đều đặn, lớp cutin có răng cưa, rất ít lông che chở đa bào (2 – 4 tế
bào), bề mặt lông có những vân dọc, rất ít tế bào biểu bì tiết. Mô dày góc tế
bào hơi đa giác, lớn gấp 2-4 lần tế bào biểu bì, nhiều ở biểu bì dưới. Mô mềm
khuyết, 1 – 3 lớp tế bào hình tròn, bầu dục hay hơi đa giác, kích thước nhỏ
hơn tế bào mô dày 2 -3 lần. Cụm libe gỗ với gỗ ở trên, libe ở dưới. Phía trên
gỗ và dưới libe có những cụm mô dày góc, tế bào đa giác kích thước khoảng
1/3 -1/4 tế bào mô mềm khuyết.
Phiến lá [hình 5]: rải rác ở biểu bì trên và biểu bì dưới có tế bào biểu bì tiết màu
vàng, lỗ khí chỉ có ở biểu bì dưới. Hạ bì có ở 2 lớp biểu bì, tế bào hình đa
giác, kích thước lớn gấp 4 -5 lần tế bào biểu bì. Mô mềm giậu, 1 lớp tế bào
thuôn dài. Mô mềm khuyết tế bào gần tròn hay bầu dục. Trong mô mềm
khuyết có các bó gân phụ với gỗ ở trên, libe ở dưới.
Ở vi phẫu thân và lá hiếm khi gặp lông tiết chân đơn bào, đầu đơn bào.
Vi phẫu cuống lá [hình 6]: vi phẫu lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, mặt dưới có 4
cạnh. Biểu bì tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, cutin có răng cưa; rải rác có
lỗ khí, mặt dưới nhiều hơn mặt trên, rất ít tế bào biểu bì tiết. Hạ bì tế bào hình
đa giác, kích thước lớn gấp 5-6 lần tế bào biểu bì. Mô mềm khuyết, tế bào gần
tròn, bầu dục, hay đa giác, kích thước không đều nhau, 1-2 lớp tế bào bên
dưới hạ bì có kích thước nhỏ và chứa lục lạp, có ít tế bào tiết. Có khoảng 10

cụm libe gỗ giống như ở lá. Trong mô mềm khuyết có nhiều hạt tinh bột hình
tròn hay bầu dục, kích thước 5-12,5 µm.


Hình 1. Thân

Hình 3. Lông trên biểu bì

Hình 5. Phiến lá

Hình 2. Lỗ khí

Hình 4. Lá

Hình 6. Cuống lá


8. Đặc điểm bột dược liệu:

Bột toàn cây màu vàng lục, có ít xơ, vị hơi mặn, hơi cay, mùi tanh.
Mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới gồm tế bào hình nhiều cạnh thành hơi dày,
mang tế bào tiết.
Mảnh mô mềm [hình 7], tế bào hình đa giác vách mỏng. Biểu bì dưới có lỗ khí,
tế bào tiết tròn, chứa tinh dầu màu vàng nhạt hay vàng nâu, bề mặt có vân,
xung quanh có 5-6 tế bào xếp toả ra. Lỗ khí có 4-5 tế bào kèm nhỏ hơn. Lông
che chở[hình 9] đa bào và tế bào tiết. Hạt tinh bột[hình 8] hình trứng, có khi tròn
hay hình chuông dài 40 µm, rộng chừng 36 µm. Mảnh thân gồm tế bào hình
chữ nhật thành mỏng và tế bào tiết. Mảnh mạch xoắn[hình 10].

Hình 7. Mô


Hình 9. Lông che chở

Hình 8. Hạt tinh bột

Hình 10. Mạch xoắn


II. Thành phần hợp chất
-Toàn thân cây diếp cá chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu là :
+ Nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như
* Methyl-n-nonyl ceton, 1-decanal, 1-dodecanal là những chất
không có tác dụng kháng khuẩn.
* Chất có tác dụng kháng khuẩn là 3-oxododecanal.
+ Nhóm terpen bao gồm các chất : alpha-pinen, camphen, myrcen
limonen, linalol, bornyl acetat, geraniol và caryophylen.
+ Ngoài ra, tinh dầu còn chứa acid caprinic, laurinaldehyd, benzamid,
acid hexadecanoic, acid decanoic, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, acid
Stearic, aldehyd capric, acid clorogenic, lipid và vitamin K
- Lá diếp cá phân lập được: β-sitosterol, một alcaloid gọi là cordalin và các
fIavonoid như afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin.
- Trong hoa, quả có isoquercitrin.
Công thức một số hoạt chất có tính sinh học cao:

Hình 1. Quecritrin


Hình 2. Isoquecritrin

Hình 3. β sitosterol


Hình 4. 3 – oxododecanal


Kết quả HPLC của một số chất trong rau nhiếp cá

Bảng sơ lượt về các chất trong rau nhiếp cá


III. Một số tiêu chuẩn chất lượng:
1. Tro toàn phần: Không quá 14%
Tro toàn phần: trong chén nung bằng sứ, đường kinh 35mm, sơ bộ đã đem
nung đỏ, để nguội và cân bì, đặt mẫu dược liệu đã cắt hoặc tán nhỏ (1-5gram)
đã được cân chính xác. Lúc đầu đốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ để dược liệu
cháy hết. Cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ để tránh than không bị thoát ra
khỏi miệng chén. Đốt xong cho chén vào lò nung ở nhiệt độ 500 0C cho đến
khi thu được khối lượng không đổi. Để tránh các dược liệu hóa gỗ tạo ra than
khó đốt cháy, có thể ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất hoặc acid nitric
đậm đặc rồi đem nung lại. Sau khi tro không còn màu đen, tính % tro toàn
phần theo dược liệu đả làm khô không khí
2. Tạp chất: Thân rễ và tạp chất khác không quá 2,0%
Tạp chất lẫn trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược
liệu đó như: đất, đá, rơm rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không quy
định làm dược liệu, xác côn trùng, …
Cân một lượng mẫu vừa đủ đã được chỉ dẫn trong chuyên luận, dàn mỏng
trên tờ giấy, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp, khi cần có thể dùng rây
để phân tách tạp chất và dược liệu.
Cân phần tạp chất và tính phần trăm tỷ lệ tạp chất (X%) theo công thức sau:
a: khối lượng tạp chất tính bằng gam;
p: khối lượng mẫu thử tính bằng gam.

Ghi chú:
Trong một số trường hợp nếu tạp chất rất giống với thuốc, có thể phải làm
các phản ứng định tính hóa học, phương pháp vật lý hoặc dùng kính hiển vi
để phát hiện tạp chất. Tỷ lệ tạp chất được tính bao gồm cả tạp chất được phát
hiện bằng phương pháp này.
Lượng mẫu lấy để thử nếu chuyên luận riêng không quy định thì lấy như
sau:
Hạt và quả rất nhỏ (như hạt Mã đề):
10g
Hạt và quả nhỏ:
20g
Dược liệu thành lát
50g


3. Tỷ lệ vụn nát:
Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 5%
Cân một lượng dược liệu nhất định (p gam) đã được loại tạp chất. Rây qua
rây có số quy định theo chuyên luận riêng. Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a
gam). Tính tỷ lệ vụn nát (X%) theo công thức:

Ghi chú:
Lượng dược liệu lấy thử (tuỳ theo bản chất của dược liệu) từ 100 đến 200g.
Ðối với dược liệu mỏng manh thì phải nhẹ nhàng tránh làm nát vụn thêm.
Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng mắt thường được tính vào
mục tạp chất.

4. Độ ẩm
Không quá 13% (Phụ lục 12.13)
Phương pháp sấy

Dược liệu là lá, rễ, thân cần được chia nhỏ trước khi xác định độ ẩm. Dược
liệu là nụ hoa, hạt nhỏ có thể tiến hành xác định trực tiếp mà không cần chia
nhỏ.
Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân bì trước 510g dược liệu. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp dược liệu cho vào
không dày quá 5 mm. Cho chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy ở
nhiệt độ 100- 1050C trong 1 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội.
Ðậy nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không
vượt quá 0,5 mg. Độ ẩm (x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:
P: số gram mẫu thử trước khi sấy
a: số gram mẫu thử sau khi sấy


5. Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung
môi.
Phương pháp chiết nóng: Nếu không có chỉ dẫn đặc biệt trong chuyên luận
riêng, cân chính xác khoảng 2,000 - 4,000g bột dược liệu có cỡ bột nửa thô
cho vào bình nón 100ml hoặc 250ml. Thêm chính xác 50,0ml hoặc 100,0ml
ethanol, đậy kín, cân xác định khối lượng, để yên 1 giờ, sau đó đun hồi lưu
trong cách thủy 1 giờ, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín, cân để xác định lại
khối lượng, dùng nước để bổ sung phần khối lượng bị giảm, lọc qua phễu lọc
khô vào một bình hứng khô thích hợp. Lấy chính xác 25,0ml dịch lọc vào một
cốc thủy tinh đã cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô, cắn thu được
sấy ở 1050C trong 3 giờ, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh
để xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước
theo dược liệu khô

IV. PHƯƠNG PHÁP THỬ:
1. Định tính:

Thu mẫu: Thu bộ phận trên mặt đất của cây Diếp cá phơi hay sấy khô , sau đó
nghiền thành bột
A. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, thân và bột lá phát quang màu nâu hung.
B. Cho 1 g bột dược liệu vào ống nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh ấn chặt xuống,
thêm vài giọt dung dịch fuchsin đã khử màu (TT) để làm ướt bột ở phía trên,
để yên một lúc. Nhìn qua ống nghiệm thấy bột ướt có màu hồng hoặc màu tím
đỏ.
C. Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ
10 phút, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, thêm ít bột magnesi (TT) và 3 giọt acid
hydrocloric (TT), đun nóng trên cách thuỷ, sẽ xuất hiện màu đỏ.
D. Ngoài ra, do lá diếp cá giàu sterol, nên ta sẽ định tính sterol


-Mẫu được hòa tan trong CHCl3
-Phản ứng Liebermann-Burchard: Cho vào cốc 1 ml anhydrid acetic, 1 ml
CHCl3 để lạnh ở 00C, thêm vài giọt H2SO4 đậm đặc rồi cho mẫu thử đã được
hòa tan trong CHCl3 vào để yên trong vài phút thấy dung dịch chuyển từ màu
xanh nhạt sang màu xanh lục là phản ứng dương tính.
2. ĐỊNH LƯỢNG:
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dược liệu
phải chứa ít nhất 0,08% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.
Dụng cụ định lượng tinh dầu(ĐLTD):
-Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi
nước.
-Sử dụng dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi nước theo kiểu cải tiến Dean-Stark
Hàm lượng phần trăm tinh dầu được tính bằng công thức:

X =

a.100

b

X: Hàm lượng phần trăm tinh dầu (TT/TL)
a: Thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (tính theo mililit).
b: Khối lượng dược liệu (đã trừ độ ẩm) (tính theo gram).




×