Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN XUÂN LONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG CÂY THANH LONG
Ở HUYỆN BA CHẼ - QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Chí Thiện

THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn
trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Long



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức các thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
Phó giáo sư,Tiến sỹ Trần Chí Thiện – Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế và
Quản trị kinh doanh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại
học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ
của Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện Ba Chẽ, các phòng ban chức năng và
cán bộ, bà con nông dân xã Nam Sơn những người đã cung cấp số liệu, tư
liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi
và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
.
Thái Nguyên, năm 2013


Nguyễn Xuân Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2
4. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG ........................................... 4
1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế ........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 4
1.1.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá ................................................. 7
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ....................................................................... 8
1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây
Thanh long....................................................................................................... 11

1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long ......................................... 11
1.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Thanh Long ............................. 11
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh long .................................. 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iv
2.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 26
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 26
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 27
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 28
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 28
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất Thanhlong ............................ 28
2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 30
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ SẢN XUẤT THANH LONG Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH
QUẢNG NINH ............................................................................................... 31
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 31
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ .............................................. 36
3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2005-2010 .................... 39
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã
hội ở huyện Ba Chẽ ......................................................................................... 42
3.1.4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế .............................................................. 42
3.2. Thực trạng phát triển trồng thanh long huyện Ba Chẽ ............................. 43
3.2.1. Tình hình chung về trồng Thanh long của huyện Ba Chẽ .................... 43

3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu đã có thu hoạch quả .......... 48
3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế cây Thanh long với cây trồng khác: ............. 52
3.2.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển trồng Thanh long của hộ
nông dân .......................................................................................................... 53
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRỒNG THANH
LONG CHO HUYỆN BA CHẼ .................................................................... 55
4.1. Phương hướng phát triển thanh long huyện Ba Chẽ .................................... 55
4.1.1. Một số quan điểm phát triển ................................................................. 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

v
4.1.1.1. Phát triển sản xuất Thanh long trên cơ sở phát huy thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương ............................................................................ 55
4.1.1.2. Phát triển Thanh long trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ............................. 56
4.1.1.3. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội ..................... 57
4.1.1.4. Phát triển sản xuất Thanh long theo hướng kinh tế trang trại ............ 57
4.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất Thanh long ở huyện Ba Chẽ .......... 57
4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
thanh long cho huyện Ba Chẽ ......................................................................... 58
4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ................................. 58
4.2.1.1. Giải pháp về giống ............................................................................. 58
4.2.1.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 59
4.2.1.3. Giải pháp về chế biến ......................................................................... 59
4.2.1.4. Giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm.................................. 59
4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................... 59
4.2.1.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ................................................... 60
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ........................................................... 61

4.2.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư cho cây Thanh long .................................... 61
4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................... 62
4.2.2.3. Giải pháp về thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm ...................... 63
4.3. Một số kiến nghị........................................................................................ 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

ĐVT

Đơn vị tính

2

PTNT


Phát triển nông thôn

3

QLĐA

Quản lý đề án

4

TNBQ

Thu nhập bình quân

5

GO/ha

Tổng giá trị sản xuất/héc ta

6

VA/ha

Giá trị gia tăng/héc ta

7

GO/IC


Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

8

VA/IC

Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

9

GO/lđ

Tổng giá trị sản xuất/lao động

10

VA/lđ

Giá trị gia tăng/lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu ............ 39
Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích trồng cây thanh long huyện Ba Chẽ ................ 44
Bảng 3.3: Thống kê diện tích trồng Thanh long các xã thị trấn Trong
huyện Ba Chẽ tính đến tháng 12/2012 ............................................ 48

Bảng 3.4: Thống kê năng suất, doanh số, chi phí và lợi nhuận ...................... 49
Bảng 3.5: Thống kê chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận ................ 50
Bảng 3.6: Thống kê chi phí cố định trung bình cho 1ha Thanh long ............. 50
Bảng 3.7: Thống kê chi phí biến đổi trung bình cho 1ha Thanh long ............ 51
Bảng 3.8: Bảng so sánh hiệu quả kinh tế 1ha Trồng Thanh long với trồng
cây Keo ........................................................................................... 52
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển Thanh long ở huyện Ba Chẽ đến
năm 2020 ......................................................................................... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây Thanh long thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc
thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở
Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập
niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước ở Đông Nam Á có trồng Thanh long
tương đối tập trung trên quy mô thương mại, tập trung tại Bình Thuận 19.085
ha (năm 2012), phần còn lại là Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Khánh Hòa
và rải rác ở một số nơi khác. Hiện nay, nước ta đã xuất khẩu Thanh long qua nhiều
nước dưới dạng quả tươi.
Ba Chẽ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là
60.855 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 57.719 ha chiếm tỷ lệ
94,84%. Cây Thanh long được trồng đầu tiên ở huyện Ba Chẽ từ năm 1987.
Từ năm 2008 đến nay đã có hàng chục hộ trồng Thanh long, chủ yếu tập
trung nhiều nhất tại xã Nam Sơn. Cây sinh trưởng phát triển tốt, thích hợp với
điều kiện khí hậu địa phương. Qua nghiên cứu đặc điểm thực vật học của cây

Thanh long, điều kiện tự nhiên của địa bàn huyện cùng thực tiễn sản xuất đã
khẳng định Cây Thanh long phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương.
Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện thì cây Thanh Long là cây
cho thu nhập tương đối cao và ổn định so với các cây trồng khác ( lợi nhuận
sản xuất bình quân 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, 15-20 năm mới phải trồng
lại giống…) Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực
trạng, thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển mạnh sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây Thanh long, coi đó là một trong những cây
trồng chủ lực của chương trình giảm hộ nghèo bền vững, hướng tới làm giàu
của huyện.


2
Do đó việc thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
trồng cây Thanh long tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh” sẽ góp phần giải
quyết vấn đề nêu trên.
2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá hiệu quả canh tác Thanh long của các hộ nông dân huyện Ba
Chẽ, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác loại cây trồng này,
nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nông dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và hiệu
quả kinh tế cây Thanh long.
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trồng cây Thanh long
ở huyện Ba Chẽ.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cây Thanh long ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến hiệu

quả trồng cây Thanh long của các hộ nông dân ở các xã, thị trấn của huyện Ba
Chẽ, trong đó xã Nam Sơn thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
(Chủ yếu tại xã Nam Sơn, nơi có diện tích Thanh long tập trung nhiều
nhất huyện )


3
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong
năm 2012, các số liệu thứ cấp là số liệu giai đoạn 2008 - 2011.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế trồng
cây Thanh long.
.

Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh

long tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng Thanh
Long Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.


4
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY THANH LONG
1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết
quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn
phù hợp, bởi vì nếu cùng một kết quả xuất nhưng hai mức chi phí khác nhau
thì theo quan điểm này chúng có cùng một hiệu quả.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp
độ tăng của các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng
tăng nhanh vì sao? Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm
trước, yếu tố bên trong và bên ngoài của nền kinh tế có những ảnh hưởng
cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chưa được thoả đáng.


5
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản
xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị.
+ Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết
quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm

tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại
hàng hoá mà không cắt sản lượng một loại hàng hoá nào khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả nằm trên đường khả năng giới hạn sản xuất của nó. Giới hạn
khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm
năng (Potential Gross National Produst) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất
có thể đạt được, đó là mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế với tổng sản phẩm quốc dân
tiềm năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng
tiềm năng và sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội không
sử dụng được phần lãng phí. Tuy nhiên, khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào
lao động tiềm năng là lao động ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sản lượng
tiềm năng cũng phải ứng với một tỷ lệ huy động tài sản cố định nào đó thì
mới hợp lý.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định khái
niệm hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm triết học Mác xít và những luận
điểm của lý thuyết hệ thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.
- Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả
kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình
độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng, quy luật tiết kiệm thời


6
gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức
sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy
định động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát
minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
- Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội

bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục
đời sống xã hội.
Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu
cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định
của con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật chất,
năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế
hoạch, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn
nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi
phí nhỏ nhất. Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua
các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra
và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và
việc tạo ra lợi ích nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu
quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý.
Hơn nữa việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý
luận và cả thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất
và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật


7
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn đề
tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ
môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được
đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan
trực tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật
kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án
đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh
tế, đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy
nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm
lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời
kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng


8
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng,
thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào
sản xuất... Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có
khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa
trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất
sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá
thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ

chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa
tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây Thanh long tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải
đứng trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào
đồng thời tính toán được đầu ra từ đó.
Xác định mối tương quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được
và đó chính là lợi nhuận.
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn


9
việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã
hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho
nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu
đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này
tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh
tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan
so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt
được các kết quả đó.


10
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và
nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm
rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định
từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...
trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện...
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì

doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả sử dụng lao động


11
- Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
- Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng...
- Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý
1.2. Ý nghĩa của phát triển sản xuất Thanh long và hiệu quả kinh tế cây
Thanh long
1.2.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây Thanh long
Đối với nước ta sản phẩm Thanh long không chỉ để tiêu dùng nội địa
mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây
dựng đất nước.
Đối với người dân thì cây Thanh long đã mang lại nguồn thu nhập cao và
ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho
bộ phận lao động ở các vùng nông thôn.
1.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất Thanh Long
1.2.2.1. Yêu cầu sinh thái
1.2.2.1.1. Nhiệt độ
Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa
mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp
cho thanh lo ng tăng trưởng và phát triển là 14-26oC và tối đa 38 - 40oC.

Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ
cho thanh long.
1.2 2.1.2. ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện
ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu


12
ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng
quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long.
1.2.2.1.3. Nước
Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không
thuận lợi như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao.
Do vậy, để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước,
nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng
mưa cho cây là 800 - 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng
hoa và thối quả.
1.2.2.1.4. Đất đai
Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất
xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy
nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng,
thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
1.2.2.2. Thiết kế vườn
1.2.2.2.1. Chuẩn bị đất trồng
Vùng đất thấp cần đào mương lên luống nhằm xả phèn, mặn và nâng
cao tầng canh tác: mương rộng 1-2 m, luống rộng 6-7 m. Sau đó trồng cây trụ,
lên mô và bón lót. Kích thước mô: 80 x 30 cm. Luống nên thiết kế theo hướng
Bắc – Nam và trồng cây theo kiểu so le (giữa các hàng thì cây của hàng kế
tiếp phải trồng so le) nhằm tận dụng cao nhất ánh sáng mặt trời của hướng
Đông – Tây giúp tăng năng suất thanh long.

Vùng đất cao nên đào hố, kích thước hố 80 x 30 cm. Chọn nơi có
nguồn nước suối hoặc nước ngầm để tưới cho cây vào mùa nắng.


13
1.2.2.2.2. Trồng cây chắn gió
Đối với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây
chắn gió, có thể trồng các loại cây như: mít, dừa,... trồng thẳng góc với hướng
gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long.
1.2.2.2.3. Trồng cây trụ
Cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng
trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại
gỗ tốt, chịu được nắng mưa, lâu mục. Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới
hiện tượng phá rừng, vì vậy, trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được
khuyến cáo hiện nay, trụ có cạnh ngang hay đường kính 12- 20cm, trụ cao
cách mặt đất 1,5-1,6m, đối với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất
khoảng 0,5m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 30-40 cm được bẻ cong theo
4 hướng dùng làm giá đỡ cho thanh long.
Cần chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp
thụ nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá
chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ
nhiệt của trụ.
1.2.2.2.4. Chuẩn bị hom giống để trồng
Cành được chọn làm giống cần chọn trên cây mẹ tốt, khỏe, và phải đạt
các tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi cành từ 6 - 24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu
hóa gỗ để hạn chế thối cành.
+ Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50 cm.
+ Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.



14
+ Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
Sau khi chọn cành xong, phần gốc cành 2-4 cm được cắt bỏ phần vỏ
cành chỉ để lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được
giâm nơi thoáng mát khoảng 10-15 ngày cho ra rễ hoặc có thể đem trồng
thẳng không qua giai đoạn giâm cành.
1.2.2.2.5. Mật độ - Khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng 3,0 m x 3,5m hay 3,0m x 3,0m. Mật độ trồng 70100 trụ/1000m2. Có thể trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, cần bảo
đảm cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng.
1.2.3. Giống trồng
Thanh long ở Việt Nam hiện có rất nhiều giống/ dòng, tuy nhiên giống
hiện trồng phổ biến và đang xuất khẩu trên thị trường là thanh long ruột trắng,
chúng có khả sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ở Việt Nam, cho
năng suất cao, hình dạng quả đẹp, thịt quả màu trắng, thời điểm ra hoa từ
tháng 4-9dl, thời gian từ đậu quả đến thu hoạch 28- 35 ngày.
1.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.2.4.1. Thời vụ trồng
Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp:
- Tháng 10-11dl: thời gian này có thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào
vì đây là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này
tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ nước tưới cho
cây vào mùa nắng.
- Tháng 5-6 dl: Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa
(tháng 5-6dl) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc.


15
1.2.4.2. Cách đặt hom
+ Đặt hom cạn 2-4cm, đặt phần lỏi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống

đất để tránh thối gốc.
+ Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho
cành ra rễ và bám sát vào cây trụ.
+ Cột hom sát vào cây trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
+ Mỗi trụ đặt 3-4 hom.
1.2.4.3. Tưới nước
Tuy thanh long là cây chịu hạn tốt, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm
giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất. Biểu hiện
của sự thiếu nước là: cành mới hình thành ít, cành phát triển rất chậm, cành bị
teo lại và chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao
>80%, quả bé. Do đó, cần tưới nước thường xuyên cho cây, tùy theo ẩm độ
đất mà chu kỳ tưới cho cây có thể thay đổi 1-7 ngày/lần.
1.2.4.4. Tủ gốc giữ ẩm
Tủ gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng bằng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, rễ
lục bình,.. tủ cách gốc 5 - 10 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát
triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh
dưỡng đáng kể.
1.2.4.5. Tỉa cành và tạo tán
1.2.4.5.1. Tạo tán
Mục đích là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát
triển các cành nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít


16
bị sâu bệnh tấn công. Cây có dạng hình tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn
định lâu dài.
1.2.4.5.2. Tỉa cành
Tỉa cành nhằm tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh
dinh dưỡng.
- Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành

phát triển tốt, áp sát cây trụ.
- Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con,
chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm
yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm
khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt
cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả.
- Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2
năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán.
1.2.4.6. Cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của
sâu bệnh, trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc
thanh long. Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các
loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị trường).
1.2.4.7. Mực nước trong mương (áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long)
Mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ thanh
long. Vì vậy, nên để mực nước trong mương cách mặt luống 30-40 cm, vào
mùa nắng nên để nước vào ra tự nhiên để rửa phèn, mặn.


17
1.2.4.8. Vét bùn bồi luống (áp dụng cho vùng ĐBSCL)
Vét bùn bồi luống đưa phù sa lắng tụ trong vườn lên mặt luống nhằm
cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Tháng vét bùn thường từ 2-3 dương lịch
hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2- 3 cm là tốt.
1.2.4.9. Phân bón
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho
cây khác nhau
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 1-2 năm đầu sau khi trồng.
Tùy theo sinh trưởng và phát triển của cây mà cung cấp phân cho cây
mục đích tạo điều kiện tối hảo cho cây khỏe, phát triển tốt và cho năng suất

cao sau này.
- Bón lót: 15-20kg phân chuồng hoai, 500g super lân hoặc lân Văn
Điển. Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế 15-20 kg
phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học từ 2-5kg.
- Một tháng sau khi trồng, tưới 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g
NPK 20-20-0/trụ, tưới xung quanh gốc cách gốc 5-10cm, 2 tuần/lần.
- Bón thúc 100g Urea + 100g 20-20-15/trụ vào các giai đoạn 3 tháng
sau khi trồng, sau đó cứ 3 tháng bón một lần. Khi cây ra hoa bón thêm 100g
20-20-15/trụ
- Cách bón: xới nhẹ, rãi xung quanh gốc, lắp phân lại bằng một lớp đất
mỏng, bón cách gốc 20-40cm theo tuổi cây.
+ Giai đoạn kinh doanh: từ năm thứ 3 trở đi


×