Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO CEFR CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH KHOA NGOẠI NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.82 KB, 66 trang )

KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO
CEFR CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
KHOA NGOẠI NGỮ
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU, CHỮ
VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

ALTE

The Association of Language Testers

CEFR

Common European Framework of Reference for
Languages

EF

Education First

IELTS

The international English language testing system

KNLNNVN


Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

TOEIC

Test of English for International Communication

TOEFL iBT

Test of English as a Foreign Language


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ xác định nhu cầu thông tin của nghiên cứu ............................................22
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mô tả của các cấp độ của CEFR ......................................................................12
Bảng 1.2 Số giờ học cần thiết để đạt các cấp bậc trên CEFR .........................................18
Bảng 2.1 Hiểu biết về CEFR của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ Đại học Sài Gòn.............24
Bảng 2.2 Hiểu biết về mức độ thành thạo Anh ngữ tương đương với bậc C1 trên CEFR
của các sinh viên cho rằng chuẩn đầu ra là bậc C1..........................................................27
Bảng 3.1 Tổng số câu trả lời đúng của mỗi câu trong bài kiểm tra.................................33
Bảng 3.2 Số giờ học cần thiết để đạt các cấp bậc trên CEFR .........................................36
Bảng 3.3 Khả năng đạt được chuẩn đầu ra mới theo CEFR của sinh viên Khoa Ngoại
ngữ ....................................................................................................................................37
Bảng 4.1 Các đề xuất cải thiện chương trình đào tạo của sinh viên ...............................41
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Hiểu biết về mức chuẩn đầu ra mới theo CEFR của sinh viên Khoa Ngoại
Ngữ Đại học Sài Gòn .......................................................................................................26
Biểu đồ 2.2 Tự đánh giá năng lực Anh ngữ của sinh viên dựa trên các bậc của CEFR .29
Biểu đồ 3.1 Năng lực Anh ngữ của sinh viên trên CEFR ...............................................32
Biểu đồ 3.2 Thang điểm và thang cấp độ CEFR tương ứng của bài kiểm tra ................34
Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả bài kiểm tra với các bậc tự đánh giá của sinh viên............35

3


Phần Mở Đầu
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I.

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo Khung tham
chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR) (trong phạm vi bài
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào yêu cầu chuẩn đầu ra về
Anh ngữ của sinh viên khoa Ngoại Ngữ hệ đại học trường Đại học Sài
Gòn)
 Vấn đề nghiên cứu: Trong giới hạn bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu
chỉ quan tâm đến những vấn đề sau đây:
1. Nhận thức của sinh viên về chuẩn đầu ra mới theo CEFR
2. Tự đánh giá của sinh viên về năng lực Anh ngữ theo CEFR của bản
3.
4.
5.
6.

thân

Năng lực Anh ngữ hiện tại của sinh viên so với cấp độ (C1) cần đạt
Thời gian học tập để đạt được cấp độ được yêu cầu
Khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo CEFR
Các đề xuất cải thiện chương trình đào tạo hiện nay để giúp sinh viên

đạt được chuẩn đầu ra mới dễ dàng hơn
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên hệ đại học ngành Ngôn ngữ Anh khoa
Ngoại Ngữ trường Đại học Sài Gòn (Nhóm nghiên cứu tập trung vào sinh
viên năm cuối – khóa 11 - vì họ là đối tượng cần phải đạt được chuẩn đầu
ra trong thời gian ngắn sắp tới, do đó sự hiểu biết về chuẩn đầu ra mới và
khả năng Anh ngữ của họ cho việc đáp ứng chuẩn đầu ra sẽ được thể hiện
rõ ràng và chính xác hơn)
 Không gian: Trường Đại học Sài Gòn
 Thời gian: năm 2014

4


II.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng như
hiện nay, không thể phủ nhận rằng Tiếng Anh chính là công cụ quyền năng cho
sự phát triển về mọi mặt đồng thời góp phần khẳng định vị thế trên trường quốc tế
của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ số sử dụng thành thạo tiếng Anh của người lớn xếp
hạng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ của tổ chức tư nhân EF (Education First) năm
2013, Việt Nam chỉ đứng thứ 28 và được xếp vào nhóm các nước có chỉ số vừa
phải, mặc dù mức độ sử dụng Tiếng Anh thành thạo đã được cải thiện đáng kể
trong 6 năm vừa qua. Trong khi đó, các nước láng giềng của chúng ta trong khu

vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Malaysia hơn Việt Nam đến 17 bậc, xếp thứ 11 và
thuộc nhóm các nước có chỉ số cao.1
Từ đó cho thấy, nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ quốc dân là một nhiệm vụ
cần thiết của Việt Nam hiện nay. Ngày 30 tháng 9 năm 2008 trong Quyết định số
1400/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Ngày 24 tháng 01 năm
2014, bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành thông tư số 01/2014/TTBGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN)
từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 theo Khung tham
chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR) (thông tư này có hiệu lực từ
ngày 16 tháng 3 năm 2014).

1 Education First, 2013. Báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ. />
5


Do vậy, một số trường đại học trên cả nước đã điều chỉnh chuẩn đầu ra của các
ngành cho phù hợp với yêu cầu năng lực về ngoại ngữ của Việt Nam trong giai
đoạn mới cũng như bắt kịp xu thế phát triển ngoại ngữ của thế giới. Trong đó
trường Đại học Sài Gòn cũng đã thay đổi chuẩn đầu ra dựa trên Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) và CEFR, trước mắt áp dụng
cho các ngành đào tạo chuyên Anh ngữ.
Mặt khác, nhóm nghiên cứu lại đặt ra nhiều vấn đề về khả năng thực sự của sinh
viên chuyên Anh trường Đại học Sài Gòn so với yêu cầu chuẩn đầu ra mới, và
chương trình đào tạo hiện nay của ngành đã tập trung vào mục tiêu giúp sinh viên
đạt được chuẩn đầu ra mới hay chưa.
Để có câu trả lời xác đáng cho các vấn đề trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực
hiện nghiên cứu về đề tài “KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO
CEFR CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN VÀ”. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu mong
muốn bài viết này có thể góp phần đáng kể trong việc định hướng và cải tiến

phương pháp đào tạo và học tập để sinh viên có thể tự tin đạt được chuẩn đầu ra
theo yêu cầu của Bộ Giáo dục – Đào tạo và đó cũng là yêu cầu năng lực ngoại
ngữ của quốc tế hiện nay.

III.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Cung cấp cái nhìn khách quan về năng lực Anh ngữ thực tế của sinh viên năm
cuối ngành Ngôn ngữ Anh khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sài Gòn so với
chuẩn đầu ra mới dựa trên CEFR

6


IV.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu nhận thức chủ quan về chuẩn đầu ra mới dựa theo CEFR và về năng
lực Anh ngữ thực tế dựa trên các bậc của CEFR của sinh viên.
 Khảo sát năng lực hiện tại của sinh viên qua bài kiểm tra ngắn về năng lực
ngoại ngữ theo CEFR.
 Xác định khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo CEFR theo đúng thời hạn xét
tốt nghiệp của trường quy định.
 Đề xuất phương án cải thiện chương trình đạo tạo nhằm giúp sinh viên đạt
được chuẩn đầu ra mới dễ dàng hơn.

V.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Với việc công bố gần đây của Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của

Châu Âu (CEFR) và việc áp dụng ngày càng rộng rãi của nó trên toàn cầu, nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh các vấn đề về CEFR. Tuy nhiên, đa số
các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc áp dụng CEFR vào phương pháp đào tạo và
đánh giá năng lực ngoại ngữ ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới (phần lớn là
ở các nước Châu Âu) chứ chưa thật sự tìm hiểu và đánh giá về khả năng của
người học để đạt được các cấp độ (từ A1 đến C2) của Khung tham chiếu này, đặc
biệt là đối với sinh viên đại học ở các nước không sử dụng Tiếng Anh là ngôn
ngữ chính.
Tác giả Wander Lowie thuộc Đại học Groningen trong bài nghiên cứu "The
CEFR and the Dynamics of Second Language Learning: Trends and Challenges",
tạm dịch “Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu và các động
lực của việc học ngôn ngữ thứ hai: những xu hướng và thách thức” đặt câu hỏi về
việc liệu có thể xác định được cấp độ hiệu quả của người học một cách đơn giản
và rõ ràng hay không, và nếu được thì CEFR có thể xác định được như vậy
7


không. Bài viết kết luận rằng quá trình học ngôn ngữ thứ hai là một quá trình lặp
đi lặp lại và phải có khoảng thời gian phù hợp để hoàn thành mỗi giai đoạn từ cấp
độ A1 đến C2 trên Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến việc Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ
chung của Châu Âu giúp người học theo dõi tiến độ cũng như những tiến bộ trong
học tập và giúp giáo viên trong việc hướng dẫn người học đạt được mục tiêu. 2
Tuy nhiên, bài viết lại chưa đề cập đến việc phải cải thiện chương trình học ở các
trường đại học như thế nào để giúp sinh viên đạt được mục tiêu của mình (các cấp
độ mong muốn theo CEFR), cụ thể là đạt được chuẩn đầu ra trong một khoảng
thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu "The CEFR and Language Teaching/Learning", tạm
dịch " Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu về việc giảng dạy
và học tập ngôn ngữ" của tác giả David Little đã đưa ra hướng giải quyết cho

những vấn đề chính là: những điều CEFR đề cập về việc giảng dạy và học tập
ngôn ngữ; những phương pháp tiếp cận và định hướng hành động của CEFR ngụ
ý gì về việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ; thử thách mà CEFR đặt ra cho những
hệ thống giáo dục quốc dân; và những hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng lại
chuẩn CEFR như thế nào và triển vọng trong tương lai 3. Tuy bài nghiên cứu này
đề cập đến rất nhiều khía cạnh, từ lý thuyết nhìn nhận về vấn đề ngôn ngữ của
CEFR và từ đó đặt ra những thách thức cho đến những phương pháp mà các hệ
thống giáo dục quốc gia đưa ra để vượt qua những thách thức đó, nhưng phạm vi
2 Lowie, W., 2012. The CEFR and the dynamics of second language learning: trends and challenges.
/>cond_language_learning_trends_and_challenges/links/0c960516753d6511d0000000.pdf.
3 Little, D., 2012.The CEFR and Language Teaching/Learning. />
8


được đề cập đến trong bài nghiên cứu hầu như chỉ trong khu vực các nước Châu
Âu, nơi mà họ dễ dàng tiếp cận với Tiếng Anh hơn là những nước phương Đông,
nên có những sự khác biệt trong phương thức giáo dục giữa 2 bên. Do đó, cần có
thêm những nghiên cứu cụ thể hơn ở quốc gia phương Đông như Việt Nam và
điển hình là ở bậc giáo dục đại học về thực trạng cũng như đề xuất những phương
pháp khả thi sao cho phù hợp với môi trường dạy và học ở Việt Nam.
Cụ thể như trong bài nghiên cứu “The Implementation of the Common European
Framework for languages in European Education Systems”, tạm dịch “Vận dụng
Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu vào việc đánh giá năng
lực ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Châu Âu”, được thực hiện vào năm 2003,
tác giả Simon Broek, Inge van den Ende đã định nghĩa và giải thích CEFR là gì,
và nghiên cứu xoay quanh về việc vận dụng CEFR vào trong hệ thống giáo dục
châu Âu, chủ yếu là áp dụng khung CEFR vào trong thi cử, chương trình giảng
dạy, sách giáo khoa và đào tạo bồi dưỡng giáo viên bậc trung học cơ sở. 4 Tuy
nhiên, bài viết lại không đề cập gì đến việc áp dụng CEFR vào hệ thống giáo dục
đại học ở châu Âu.

David Little cũng đã báo cáo về một dự án dựa trên CEFR để xác định một
chương trình giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học sử dụng tiếng Anh là
ngôn ngữ thứ 2 ở Ireland, và hiện đang xây dựng các đánh giá, đồng thời báo cáo
các tiến trình mà trong đó phương pháp người học tự đánh giá đóng vai trò trung
tâm. Báo cáo này được nêu rõ trong bài nghiên cứu ‘The Common European
Framework and the European Language Portfolio: Involving Learners and Their
4 Broek, S. and I. V. D. Ende, 2013. The Implementation of the Common European Framework for languages in
European Education Systems. />
9


Judgements in the Assessment Process’, tạm dịch " Khung tham chiếu trình độ
ngôn ngữ chung của Châu Âu: Người học ngôn ngữ và tiến trình đánh giá năng
lực”5. Như vậy, nghiên cứu này cũng chưa tìm hiểu về việc áp dụng khung tham
chiếu CEFR vào chương trình đào tạo bậc đại học, nhất là áp dụng như là yêu cầu
về chuẩn đầu ra về ngôn ngữ ở các nước có ngôn ngữ chính thức không phải là
tiếng Anh.
Ở Việt Nam, nhóm cũng đã tìm hiểu được một nghiên cứu của các thầy cô trong
của tổ tiếng Anh trường THPT chuyên Tiền Giang, “CEFR khung tham chiếu
năng lực ngoại ngữ- chuẩn Châu Âu”. Bài viết tìm hiểu việc triển khai khung
tham chiếu CEFR ở Việt Nam; nêu rõ thực trạng việc dạy và học ngoại ngữ ở bậc
Phổ thông hiện nay, chương trình đào tạo quá nặng và không hiệu quả; và cuối
cùng đề xuất một số giải pháp cải cách việc dạy và học ngoại ngữ để đáp ứng
năng lực ngoại ngữ theo CEFR6. Tuy nhiên, vì đây là bài nghiên cứu của các thầy
cô giảng dạy trong trường Phổ thông nên đã không tiếp cận và tiến hành nghiên
cứu trong môi trường đại học- môi trường cần được tìm hiểu nhiều hơn cả- nơi có
những đối tượng cần được làm quen và nắm rõ hơn về CEFR đó là sinh viên, đặc
biệt là các sinh viên sắp tốt nghiệp.
Tóm lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng có rất ít bài nghiên cứu đề cập và khai
thác vấn đề về khả năng đạt được các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo CEFR

của sinh viên đại học ở Việt Nam nói chung và sinh viên trường đại học Sài Gòn
nói riêng. Vì vậy, trong khuôn khổ có giới hạn của bài nghiên cứu này, nhóm
5 Little, D., 2005. The Common European Framework and the European Language Portfolio: involving learners
and their judgements in the assessment process. />6 Tổ tiếng Anh trường THPT chuyên Tiền Giang, 2014. CEFR khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ- chuẩn
Châu Âu />
10


nghiên cứu sẽ tìm hiểu về khả năng đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên ngành
Ngôn ngữ Anh khoa Ngoại Ngữ trường đại học Sài Gòn và đưa ra một số đề xuất
cải thiện chương trình đào tạo hiện nay.

VI.

CÁI MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trước đây đã đề cập đến việc dạy và học xoay
quanh Khung tham chiếu CEFR của các giáo viên và học sinh ở các quốc gia
khác nhau, các bậc học khác nhau, trong đó có các quốc gia không sử dụng tiếng
Anh là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên hầu hết các bài nghiên cứu chủ yếu chỉ tiến hành
nghiên cứu ở các quốc gia Châu Âu, nơi có điều kiện giáo dục rất hiệu quả, khác
với môi trường giáo dục ở Việt Nam, và chỉ tập trung vào các bậc học trước đại
học mà ít quan tâm tới đối tượng nghiên cứu là các sinh viên đại học. Vì vậy
nhóm nghiên cứu quyết định sẽ chọn đề tài “KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CHUẨN
ĐẦU RA THEO CEFR CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ NGÀNH
NGÔN NGỮ ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN” để nghiên cứu về năng lực
Anh ngữ theo khung tham chiếu CEFR của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh
viên chuyên ngữ trường Đại học Sài Gòn nói riêng.

VII.


Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
 Kết quả bài nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo cho khoa Ngoại
ngữ trường Đại học Sài Gòn nhằm biết được trình độ thực tế của sinh viên và
những đề xuất của nhóm nghiên cứu để cải thiện phương pháp dạy học dựa
trên những mong muốn của sinh viên.
 Thông qua bài nghiên cứu sinh viên năm cuối khoa Ngoại ngữ cũng có cơ hội
bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình trong quá trình học tập suốt hơn 3
năm qua.
11


 Sinh viên còn được thử sức mình qua một bài kiểm tra ngắn năng lực dựa
theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu, giúp họ nắm
khái quát về trình độ Anh ngữ của mình đang ở mức nào, từ đó có kế hoạch
học tập đúng đắn nhằm đạt được mức chuẩn đầu ra dành cho sinh viên chuyên
ngữ trường Đại học Sài Gòn là mức C1 trở lên.

12


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỀN TẢNG PHƯƠNG PHÁP
LUẬN
Quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin 7 đưa ra:
2 nguyên lý:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
- Nguyên lý về sự phát triển.
3 quy luật:
- Quy luật mâu thuẫn: đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập, chỉ ra
nguồn gốc của sự phát triển.
- Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển

- Quy luật lượng đổi chất đổi: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
6 cặp phạm trù: bản chất – hiện tượng, cái chung – cái riêng, tất nhiên – ngẫu
nhiên, nội dung – hình thức, khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả.
Dựa vào đó, nhóm đã đưa ra những giả thuyết (luận đề) qua quá trình suy luận,
tiếp theo vận dụng các qui tắc logic và các phương pháp thu thập và xử lý thông
tin (luận chứng), sau đó nhóm dựa vào các cơ sở lý thuyết và thực nghiệm khảo
sát (luận cứ) để khẳng định tính đúng đắn hay sai luận của giả thuyết như sau.

I

LUẬN ĐỀ
- Đa số sinh viên chỉ biết khái quát chứ không hiểu đầy đủ về chuẩn đầu ra
mới theo CEFR và họ có thể nhận thức gần đúng năng lực Anh ngữ thực tế
của mình dựa trên các bậc của CEFR.
7 Trần Văn Sơn, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Trường Đại học Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí
Minh. Trang 14-15

13


- Phần lớn sinh viên chỉ đạt trình độ từ B1 đến B2 theo CEFR.
- Hầu hết sinh viên có thể đạt được chuẩn đầu ra theo đúng thời hạn xét tốt
nghiệp của trường quy định.
- Các phương án về tăng số lượng các môn học chuyên ngành, kết hợp việc
ôn luyện cho các bài thi Anh ngữ quốc tế được đề xuất.

VIII.

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG
- Thông tin thu được sẽ là thông tin sơ cấp, tức điều tra bằng bảng câu hỏi

gồm các câu hỏi đóng và mở. Câu hỏi đóng cho biết nhận thức và trình độ
Anh ngữ thực tế của sinh viên theo thang đo CEFR. Câu hỏi mở cho biết
thời gian sinh viên dành cho việc ôn luyện để đáp ứng chuẩn đầu ra và ý
kiến của họ về cách thức cải thiện chương trình đào tạo của ngành nhằm
giúp sinh viên dễ dàng đạt được chuẩn đầu ra mới theo đúng thời hạn tốt
nghiệp.
- Mẫu khảo sát là các sinh viên năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại
học Sài Gòn, được chọn bằng cách chọn mẫu phi xác suất và chọn theo sự
thuận tiện của người nghiên cứu. Kích thước mẫu là 110 trên tổng số 118.
Tiến độ khảo sát dự kiến là một tuần.
1. Các loại thông tin
- Cơ sở lý luận liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu:
• CEFR – Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu
CEFR là viết tắt của cụm từ Common European Framework of Reference for
Languages – Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu - được
Hội đồng Châu Âu thiết lập nhằm cung cấp “một nền tảng chung cho việc xây
dựng giáo trình ngôn ngữ, hướng dẫn chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo
khoa,… trên khắp châu Âu. CEFR mô tả một cách toàn diện những gì người học
14


ngôn ngữ phải học về kiến thức, kỹ năng để sử dụng một ngôn ngữ một cách hiệu
quả”8. CEFR cung cấp các tiêu chí khách quan để mô tả trình độ thông thạo ngôn
ngữ thông qua 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), từ đó thiết lập thành 6 cấp độ từ
A1 đến C2 (A1 là mức độ sử dụng ngôn ngữ rất cơ bản đến C2 là mức độ rất
thành thạo). Điều này “sẽ tạo thuận lợi cho việc công nhận lẫn nhau về trình độ
ngôn ngữ đạt được trong bối cảnh học tập khác nhau”9 không chỉ ở châu Âu mà
trên khắp thế giới.
Bảng 1.1 Mô tả của các cấp độ của CEFR10


C2

Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin
đọc và nghe được. Tóm tắt thông tin từ các nguồn nói
và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả
thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn
ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân
lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình
huống phức tạp.

C1

Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp,
nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn
ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải
nhiều khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu
quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay
công việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt
chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt
các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức
năng.

Sử dụng
thành thạo

8 Council of Europe, 2001. Common European Framework of Reference for: Learning, Teaching, Assessment.
/>9 Council of Europe, 2001. Common European Framework of Reference for: Learning, Teaching, Assessment.
/>10 Council of Europe, 2001. Common European Framework of Reference for: Learning, Teaching, Assessment.
và Bộ Giáo Dục – Đào tạo, 2014. Thông tư 01/2014/TTBGDĐT về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam


15


B2

Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp
về các chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, bao gồm
những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật về chuyên
ngành của người học. Giao tiếp một cách tự nhiên và
lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm
giữa đôi bên. Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ
ràng trong nhiều chủ đề khác nhau, bày tỏ quan điểm
về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược
điểm của từng đề tài trong các bối cảnh khác nhau.

B1

Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ
thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong
công việc, ở trường học hay khu vui chơi…Có thể xử
lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp.
Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong
các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan
đến sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các sự kiện, các
trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình
và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý
kiến và dự định đó.

A2


Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong
những hầu hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thông tin
cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa
phương, vấn đề việc làm). Có thể giao tiếp đơn giản,
thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông
tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc. Có thể
dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý lịch cá nhân, bối
cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp
bách.

A1

Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn
giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác,
có thể hỏi và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi
sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng
sở hữu. Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm
rãi, rõ ràng và sẵn lòng nhận trợ giúp.

Sử dụng
độc lập

Sử dụng
căn bản

16


Ngày nay CEFR ngày một phổ biến trên toàn thế giới, được xuất bản thành 39

ngôn ngữ. Mọi người trên toàn cầu từ học viên, giáo viên, các trường đại học, các
nhà tuyển dụng và cả chính phủ đang sử dụng CEFR để xác định mức độ thành
thạo ngôn ngữ hiện tại và mức độ nào họ cần hướng tới của chính họ hoặc của các
đối tượng mà họ quan tâm.
• Việc áp dụng CEFR vào hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và
chuẩn ra mới cho các sinh viên đại học chuyên ngữ tiếng Anh
Căn cứ vào Quyết định số1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"; Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt
Nam có hiệu lực kể từ ngày16 tháng 3 năm 2014. Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT
nêu rõ:
 Mục đích ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
1. Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được
giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình,
sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác
và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ởtừng cấp học, trình
độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp
học và trình độ đào tạo.

17


3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung,
cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu
của chương trình đào tạo.
4. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng
lực ngoại ngữvà tự đánh giá năng lực của mình.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận

văn bằng, chứng chỉvới các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu trình
độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)
 Đối tượng áp dụng
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (viết tắt là KNLNNVN)
được áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại
ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
 Mức độ tương thích giữa Khung năng lực ngoại ngữViệt Nam và Khung
tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (viết tắt là KNLNNVN)
được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ
tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử
dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp
và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến
C2 trong CEFR)
Nội dung mô tả các bậc từ 1 đến 6 cũng tương thích và giống với mô tả các cấp
độ từ A1 đến C2 của CEFR.

18


Trước đó, trong Công văn số 7274/BGDDT-GDDH của Bộ Giáo dục – Đào tạo
ngày 31 tháng 10 năm 2012 gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc Hướng dẫn
thực hiện kế hoạch triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong các cơ sở giáo
dục đại học, Điều 8 ghi rõ: theo mục tiêu của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” trong Quyết định số 1400/QĐTTg của Thủ Tướng Chính Phủ, năm học 2012-2013, sinh viên tốt nghiệp các
trường đại học chuyên ngữ tiếng Anh phải đạt được bậc 5 theo KNLNNVN (tức
là cấp độ C1 trên CEFR) để được cấp bằng tốt nghiệp.
• Thời gian học cần thiết để đạt được các cấp độ của CEFR
Nghiên cứu của The Association of Language Testers - ALTE (Hiệp hội các tổ
chức khảo thí ngôn ngữ) và Cambridge English Language Assessment (Tổ chức

đánh giá Anh ngữ Cambridge) cho thấy rằng phải mất khoảng 200 giờ học tập
cho một người học ngôn ngữ để tiến bộ từ một mức trên CEFR đến mức tiếp theo
tiếp theo. Do mỗi cấp độ CEFR bao hàm một loạt các khả năng ngôn ngữ khác
nhau, thời gian cần để đạt được cho mỗi cấp độ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, gồm động cơ, năng lực ngôn ngữ cá nhân, độ tuổi, cường độ học, phương
pháp giảng dạy và học tập, ….11
Dù vậy, họ cũng đã đưa ra ước tính thời gian cần thiết để đạt được các cấp độ trên
thang CEFR như bảng sau

Bảng 1.2 Số giờ học cần thiết để đạt các cấp bậc trên CEFR 12
11 Cambridge University Press, 2013.Introductory Guide to the Common European Framework of Reference
(CEFR) for English Language Teachers. . Trang 4

19


Các bậc của CEFR

Thời gian học ước tính (đơn vị: giờ)

C2

Khoảng 1,000–1,200

C1

Khoảng 700–800

B2


Khoảng 500–600

B1

Khoảng 350–400

A2

Khoảng 180–200

A1

Khoảng 90-100

Vì vậy, nhất thiết cần có sự tương đồng giữa số thời gian học và thứ bậc người
học muốn đạt được.
2. Phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin:
- Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phi thực nghiệm đó là điều tra
bằng bảng hỏi.

IX.

LUẬN CỨ
- Để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thiết được đưa ra trước đó, nhóm đã
tổng hợp lại các dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát và các cơ sở lý thuyết để
dựa vào đó có thể đưa ra các nhận định chính xác.

12 Cambridge University Press, 2013.Introductory Guide to the Common European Framework of Reference
(CEFR) for English Language Teachers. . Trang 4


20


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Nhóm nghiên cứu chọn cách nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng trong việc thống kê số câu trả lời đúng
trong bài kiểm tra năng lực Anh ngữ của sinh viên, từ đó kết luận năng lực
của họ ở mức nào; thống kê số giờ ôn luyện tiếng Anh của sinh viên để đạt
chuẩn đầu ra để xem với số giờ đươc đưa ra, họ có thể đạt được chuẩn đầu
ra đúng kỳ hạn hay không.
- Nghiên cứu định tính: Sử dụng trong các câu hỏi liên quan đến việc đánh
giá của sinh viên về năng lực Anh ngữ của bản thân; các ý kiến đóng góp
của sinh viên nhằm cải thiện chương trình đào tạo của nhà trường.

X. CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU
1. Cách chọn mẫu
- Mẫu được chọn theo cách chọn mẫu phi xác suất đó là chọn theo sự thuận tiện
của người nghiên cứu. Số lượng sinh viên năm cuối Ngành Ngôn ngữ Anh
trường Đại học Sài Gòn không nhiều, để lấy mẫu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
làm khảo sát với những sinh viên này chủ yếu vào giờ lên lớp, trong đó mỗi lớp
có khoảng 30 người. Vì quy mô của tổng thể nhỏ, nên số mẫu lấy được sẽ gần
bằng quy mô của tổng thể. Theo cách này, việc lấy mẫu vừa thuận tiện cho nhóm
nghiên cứu, vừa đảm bảo được tính khách quan, tổng số mẫu khảo sát lấy được
có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc
trưng và cơ cấu của tổng thể. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu có thể tập hợp mẫu
21



lại để hoàn thành bài khảo sát cách nhanh chóng và không mất quá nhiều chi phí
do sự thuận tiện và trùng khớp của thời khóa biểu các môn học.
- Địa điểm lấy mẫu khảo sát: Trường Đại học Sài Gòn
- Quá trình lấy mẫu diễn ra trong vòng 5 ngày
2. Kích thước mẫu
Vì giới hạn khách thể của nhóm tương đối nhỏ (118 sinh viên chỉ nằm ở khóa 11
(năm cuối) của ngành ngôn ngữ Anh) nên nhóm đã chọn công thức xác định kích
thước mẫu như sau:

Trong đó:
n: kích thước mẫu
N: quy mô tổng thể
p: ước tính phần trăm
q= 1-p
k: sai số
z: giá trị của phân bổ chuẩn tại mức độ tin cậy mong muốn
Với quy mô của tổng thể N=118, p=q=0,5, độ tin cậy 90% (z=1,65) và sai số cho
phép k=0,02
thì kết quả kích thước mẫu là:

22


3. Sơ đồ bong bóng – Xác định nhu cầu thông tin

Hình 1.1 Sơ đồ xác định nhu cầu thông tin của nghiên cứu
4. Các bước thu thập thông tin
Bước 1: Thu thập thông tin
- Tài liệu sơ cấp: Bảng khảo sát

- Tài liệu thứ cấp: tài liệu nghiên cứu khoa học trước đó
Bước 2: Xử lý thông tin
- Việc thu thập thông tin dựa trên các tài liệu nghiên cứu khoa học có liên
quan đến việc học CEFR đã được các tác giả khác thực hiện trước đó nhằm
tránh trùng lặp, tốn thời gian, công sức.

23


- Tiến hành thu thập thông tin bằng cách:
• Lập bảng khảo sát và theo phương pháp chọn mẫu theo sự thuận tiện thì
nhóm sẽ khảo sát các sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh năm 4 thông qua
các môn học có thời gian biểu giống nhau để dễ dàng thu thập được
thông tin, tìm hiểu mức độ hiểu biết về CEFR cũng như chuẩn đầu ra
mới của trường Đại học Sài Gòn và các đề xuất để cải thiện chương
trình học phần.
• Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CEFR thông qua
những tài liệu nghiên cứu khoa học trước đó.
- Lập bảng khảo sát
• Nhóm lập bảng khảo sát nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:
1. Sinh viên nhận thức như thế nào về chuẩn đầu ra mới dựa theo
CEFR và về năng lực Anh ngữ thực tế của mình dựa trên các bậc của
CEFR?
2. Năng lực Anh ngữ hiện tại của sinh viên đang ở mức nào theo kết
quả bài kiểm tra về năng lực ngoại ngữ theo CEFR?
3. Sinh viên có khả năng đạt được chuẩn đầu ra theo CEFR theo đúng
thời hạn xét tốt nghiệp của trường quy định hay không?
4. Những phương án nào giúp cải thiện chương trình đạo tạo nhằm giúp
sinh viên đạt được chuẩn đầu ra mới dễ dàng hơn?
• Sau khi nhận các phiếu khảo sát, nhóm sẽ loại bỏ những phiếu không hợp

lệ (nếu có). Căn cứ vào số liệu từ những phiếu hợp lệ, nhóm sẽ tiến hành
phân tích tổng hợp số liệu để kiểm định giả thuyết.
24


XI.

CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ các nguồn tài liệu thứ cấp thu được.
- Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được
nhóm chú trọng để có thể xử lý các số liệu cách dễ dàng kết hợp với Microsoft
Excel.

25


×