Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

cơ học và vật lý học newton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 9 trang )

I. SƠ LƯỢC VỀ CƠ HỌC VÀ VẬT LÝ HỌC NEWTON
1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Newton
a. Bối cảnh lịch sử.
Newton sống và làm việc trong thời đại thắng lợi của cuộc cách mạng tư
sản Anh (từ năm 1640 đến năm 1689). Sau cuộc nội chiến khốc liệt, chế độ
phong kiến bị lật đổ, chế độ tư sản được thành lập.Giai cấp tư sản mới được
thành lập, tuy chống lại giáo hội Công Giáo nhưng lại bắt tay với phái Calvin
của giáo hội Tin Lành vì phái này công nhận quyền tư hữu của giai cấp tư
sản. Mặc dù mới thành lập nhưng giai cấp tư sản Anh đã thấy được vai trò
quan trọng của khoa học, nên họ muốn làm dịu đi đối lập giữa khoa học và
tôn giáo, muốn gắn khoa học với tôn giáo.
Những hoàn cảnh trên đã ảnh hưởng tới thế giới quan và sự sáng tạo khoa
học của Newton.
b. Cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Newton.
Isaac Newton (1642-1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết
học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người
cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
 Newton sinh năm 1642 trong một gia đình trại chủ nghèo, lúc đầu học
ở trường làng, năm 1655 được cho ra tỉnh học.
 Năm 1661, ông vào đại học tổng hợp Cambridge và bắt đầu nghiên cứu
rộng rãi khoa học tự nhiên.
 Newton là một sinh viên xuất sắc, sau khi tốt nghiệp được phong học vị
phó tiến sĩ năm 1665, và năm 1669 được phong giáo sư.
 Năm 1671 Newton được bầu vào Hội khoa học Hoàng gia anh. Năm
1699 ông chuyển về làm việc tại Luân Đôn, vào năm 1703 được bầu làm chủ
tịch Hội Hoàng gia.
 Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn. Ông được mai táng
ở Đài kỷ niệm quốc gia Anh trong tu viện Westminster - nơi an nghỉ của các
vua chúa và các bậc vĩ nhân của nước Anh.
Newton cũng đã có những đóng góp thiên tài trong các lĩnh vực cơ học,
toán học, quang học và đã đặt những nền móng vững chắc cho vật lý học.


 Trong cơ học
• Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính).
• Newton giới thiệu các định nghĩa và các khái niệm cơ bản trong cơ học
một cách chặt chẽ và tương đối chính xác.
• Cống hiến lớn khiến tên tuổi ông trở thành bất tử là Ba định luật về
chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển, quan trọng nhất là
"Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh
vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ.


Trong quang học, Newton bắt đầu nghiên cứu quang học từ năm 1665,
dùng lăng kính để nghiên cứu tính chất của quang phổ và tìm ra các ánh sáng
đơn sắc không đổi màu khi phản xạ và khúc xạ. Opticks là một cuốn sách
bằng tiếng Anh của Isaac Newton xuất bản vào năm 1704. (Bản dịch tiếng
Latinh có mặt vào năm 1706.) Sách phân tích bản chất của ánh sáng qua các
phương thức về sự khúc xạ bằng thấu kính và lăng kính, sự nhiễu xạ nhờ các
tấm kính khép gần với nhau, và các biểu hiện hòa trộn màu sắc với quang phổ
hoặc bột nhuộm. Là tác phẩm chính thứ hai của Newton về khoa học vật lý,
Opticks được xem là một trong những công trình vĩ đại trong lịch sử khoa
học.

 Trong toán học, Newton phát minh ra toán học vi-tích phân dùng để
tính những số lượng chuyển biến như sự vận động của các vật thể, của sóng
và để giải những bài toán vật lý có liên quan tới mọi sự chuyển động “Toán
học vi-tích phân có thể nói đã mở được cửa kho tàng báu vật toán học, đã đặt
thế giới toán học dưới chân Newton và các học trò của ông”. Ông là người
đưa ra nhị thức Newton tổng quát.
2. Cơ học và vật lý học Newton
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất
và chuyển động của nó trong không gian và thời gian.

Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất trong
không gian và tương tác giữa chúng.

Năm 1687, Newton đã cho ra đời cuốn sách “Nguyên lí toán học của
triết học tự nhiên” bằng tiếng la tinh. Đây là cuốn sách đầu tiên trong đó cơ
học được trình bày một cách trọn vẹn, như một khoa học hoàn chỉnh.
- Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và
ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là định
luật Newton.
- Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay
thế cho triết lý Descartes.
- Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông,
trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt
Trăng.
Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày
phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy
tắc này được phát biểu trong quyển Nguyên lí toán học của triết học tự nhiên
như sau:
1.
Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối
giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.


2.
Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân
như nhau.
3.
Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
4.
Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng

cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.
Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một
cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy
tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và
giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông.
Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả
cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp
giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là
tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn
thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng
hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học.
 Newton mở đầu cuốn “Nguyên lí” bằng việc định nghĩa những khái
niệm cơ bản của cơ học. Những định nghĩa này được phát biểu lần đầu tiên
một cách chặt chẽ và hiện nay được chấp nhận trong khoa học. (vì hôm trước
nhóm bạn đã trình bày rất kỹ về những khái niệm cơ bản này rồi nên hôm nay
em chỉ muốn các bạn xem một đoạn video minh họa quán tính)
Lượng vật chất là số đo vật chất, nó tỉ lệ với mật độ và thể tích
của vật chất. Trong những phần sau, Newton gọi lượng vật chất là khối
lượng, nhưng không định nghĩa mật độ vật chất là gì.
Quán tính là khả năng vốn có của vật chất chống lại sự thay đổi
trạng thái chuyển động, quán tính luôn luôn tỉ lệ với khối lượng.
Động lượng là số đo chuyển động, nó tỉ lệ với khối lượng và vận
tốc. Newton thấy rõ tính vecto của vận tốc, và đã phát biểu quy tắc hình bình
hành.
Newton đã định nghĩa khái niệm lực một cách chính xác: lực là
tác dụng thực hiện lên một vật để thay đổi trạng thái đứng yên hoặc chuyển
động thẳng đều của nó. Tác dụng có thể thực hiện trực tiếp hoặc thực hiện từ
xa bởi một tâm lực nào đó và ông gọi đó là lực hướng tâm. Newton xác định
ba yếu tố của lực hướng tâm và nó trở thành đặc trưng cơ bản của trường
lực.

 Newton đã biết đến nguyên lý tương đối của Galileo, và chính ông đã
phát biểu nguyên lý đó như sau: “Chuyển động tương đối của vật này so với
vật khác trong bất kì không gian nào cũng là như nhau, dù không gian đó
đứng yên hay chuyển động thẳng đều mà không quay”.
Newton cho rằng trong thiên nhiên có sự đứng yên tuyệt đối, có hệ quy
chiếu tuyệt đối theo tinh thần của các nhà nguyên tử luận cổ đại và của


Euclic, và ông đã định nghĩa các khái niệm thời gian tương đối và tuyệt đối,
không gian tương đối và tuyệt đối.
- Thời gian tuyệt đối, thời gian thuần túy toán học, là sự lâu dài thuần
túy, là cái trống rỗng để chứa các biến cố.
- Thời gian tương đối hay thời gian biểu kiến, thời gian thông thường là
sự lâu dài cụ thể mà ta cảm giác được nhờ một quá trình cụ thể nào đó, dùng
để đo sự lâu dài trong đời sống.
- Không gian tuyệt đối là cái trống rỗng để chứa mọi vật. Nó có ba chiều,
liên tục, vô hạn đồng nhất, đẳng hướng và không chuyển động.
- Không gian tương đối là không gian cụ thể do các vật cụ thể chiếm chỗ.
- Vị trí của một vật là phần không gian mà vật đó chiếm chỗ.
- Chuyển động tuyệt đối là sự dời chỗ của một vật từ vị trí tuyệt đối này
đến vị trí tuyệt đối khác.
- Chuyển động tương đối là sự dời chỗ của một vật từ vị trí tương đối
này đến vị trí tương đối khác.
Quan điểm về không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối tách rời vật chất
và các quá trình vật chất là một quan niệm siêu hình. Newton có lúc còn giải
thích rằng không gian trống rỗng không chứa vật chất nhưng trong nó vẫn có
Chúa.
 Newton đã phát biểu những định luật cơ bản của cơ học dưới dạng ba
“tiên đề, hay định luật chuyển động”.
- Định luật I. Bất kì vật nào cũng tiếp tục giữ nguyên trạng thái đứng yên

hoặc chuyển động của nó, chừng nào nó còn không bị các lực bắt buộc phải
thay đổi trạng thái của nó.
- Định luật II. Sự biến thiên động lượng tỉ lệ với lực gây chuyển động và
diễn ra theo phương của đường thẳng theo đó lực tác dụng.
- Định luật III. Tác dụng bao giờ cũng bằng và ngược chiều với phản tác
dụng.
 Newton đã suy nghĩ và nghiên cứu về sự hấp dẫn từ cuối những năm
60, nhưng phải đến đầu những năm 80 mới hình thành được một lí thuyết chặt
chẽ để công bố.
Newton đã đi đến khái niệm về tính hấp dẫn là tính chất phổ biến trong vũ
trụ, và đã phát biểu định luật định lượng về sự hấp dẫn
F =G

m1m2
r2

Định luật vạn vật hấp dẫn: “Tương tác hấp dẫn giữa hai vật có thể biểu
diễn bởi một lực hút liên tâm tỉ lệ với khối lượng của hai vật và tỉ lệ nghịch
với bình phương khoảng cách giữa chúng”.
Quang học là một ngành của vật lý học nghiên cứu các tính chất của ánh
sáng, bao gồm tương tác của nó với vật chất và chế tạo ra các dụng cụ nhằm
sử dụng hoặc phát hiện nó. Phạm vi của quang học thường nghiên cứu ở bước
sóng khả kiến, tử ngoại, và hồng ngoại.


• Newton đã tiến bước đầu tiên với cách giải thích của ông cho bản chất
của ánh sáng. Ông đã chứng minh được rằng một chùm ánh sáng trắng, truyền
qua một lăng kính tam giác, tách thành một ngưỡng màu sắc từ đỏ tới tím
(quang phổ). Như vậy màu sắc là bản chất của ánh sáng, và ánh sáng trắng là
do sự trộn lẫn tất cả các màu sắc của quang phổ. Từ khám phá này, Newton

tiến đến việc chế tạo kiểu viễn kính phản chiếu đầu tiên, có thể đem ra sử
dụng một cách có hiệu quả. Bên cạnh phát hiện về tán sắc của ánh sáng mặt
trời, ông còn nhận thấy rằng ánh sáng đơn sắc không đổi màu khi phản xạ hay
khúc xạ.
• Ông còn chứng minh được nguyên lí thuận nghịch của ánh sáng. Khi
ánh sáng đi từ điểm A sang điểm B, thì hành trình ngược lại bắt đầu từ điểm
B, chắc chắn nó sẽ đến đúng điểm A. Hay ánh sáng truyền đi theo đường nào
thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
• Bằng kinh nghiệm, Newton biết được tiện lợi của các gương phản xạ so
với thấu kính dùng trong các thiết bị quang học: sự vắng mặt của sắc sai (các
vòng màu) mang lại hình ảnh rõ nét hơn.
• Ông cũng là người đầu tiên thiết lập một lí thuyết chính xác về sự
truyền ánh sáng. Ánh sáng là gồm những hạt rất nhỏ, truyền đi bởi các vật.
Đây là “lí thuyết hạt” hay “thuyết tiểu thể” của ánh sáng.
• “Đĩa Newton” là một đĩa bằng bìa cứng được chia thành nhiều hình
quạt nhỏ.Mỗi hình quạt được tô màu cầu vồng theo thứ tự. Quay đĩa Newton
quanh tâm, do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc,mắt sẽ nhìn thấy đĩa có màu
trắng.
• “Vành tròn Newton” cũng rất nổi tiếng. Vành tròn Newton là hệ gồm
một nêm không khí được tạo bởi một chỏm cầu (có bán kính chính khúc lớn)
đặt trên một tấm kính phẳng với bề lõm của chỏm cầu hướng lên trên,cả hai
được cố định với bộ khung bằng đồng. Thì khi chiếu theo phương thẳng đứng
từ trên xuống một chùm tia sáng song song đơn sắc, theo phương vuông góc
với bản thủy tinh. Khi ông quan sát bằng ánh sáng phản xạ thì ông thu được
kết quả: Hệ vân là những đường tròn đồng tâm sáng tối xen kẽ nhau, tại tâm
là một điểm tối.
II. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CƠ HỌC
NEWTON
1. Thành công
 Newton đã loại trừ khỏi cơ học mọi dạng chuyển động không phải cơ

học và quy nhiệm vụ của cơ học về việc tìm ra chuyển động khi biết lực tác
dụng và tìm ra lực tác dụng khi biết chuyển động, làm cho cơ học thực sự trở
thành khoa học của riêng hình thức chuyển động đơn giản nhất của vật chất,


không phải như Descartes quan niệm. “Ống Newton” là một thiết bị giáo khoa
rất nổi tiếng dùng trong nghiên cứu sự rơi tự do, Newton còn giải thích được
lí thuyết va chạm. “Độ biến thiên động lượng bằng với xung lực”.
 Newton đã đưa vào cơ học những khái niệm cơ bản: khối lượng, lực và
xung lượng và được chấp nhận trong khoa học. Newton đã hình dung được rõ
ràng hình ảnh của một trường lực, có những lực từ một tâm lực lan truyền ra
môi trường xung quanh và xác định được những đặc trưng của nó.
 Luận thuyết của ông về Nguyên lý Toán học triết lý tự nhiên xuất bản
năm 1687, đã mô tả về Định luật vạn vật hấp dẫn và Ba định luật Newton,
được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý,
khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo.
• Ba định luật Newton đã đặt cơ sở cho sự hình thành của vật lý học và
công trình học, làm nền tảng cơ bản hình thành nên khoa học vật lý. Các định
luật Newton đều được áp dụng cho các vật thể được lý tưởng hóa thành các
chất điểm với kích thước vô cùng nhỏ so với quỹ đạo của nó. Do vậy, các
định luật này có thể áp dụng được cả với các ngôi sao và các hành tinh, khi
mà kích thước của các vật thể rất lớn nhưng vẫn có thể coi là các chất điểm
nếu so sánh với quỹ đạo của chúng.
- Định luật I Newton chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản
gây ra chuyển động của các vật, mà đúng hơn là nguyên nhân gây ra sự thay
đổi trạng thái chuyển động (thay đổi vận tốc/động lượng của vật).
- Định luật II Newton được viết dướir dạng toán học như sau:
r dp
F=
dt


Phương trình toán học trên đưa ra một định nghĩa cụ thể và chính xác cho
khái niệm lực. Ngoài việc đưa ra định nghĩa cho lực, định luật II Newton còn
là nền tảng của Định luật bảo toàn động lượng và Định luật bảo toàn cơ
năng. Hai định luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn giản hóa nghiên
cứu về chuyển động và tương tác giữa các vật.
- Định luật III Newton chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất
hiện theo từng cặp động lực-phản lực. Nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có
sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau. Cặp lực này, định luật III
nói rõ thêm, là cặp lực trực đối, chúng có cùng độ lớn nhưng ngược chiều
nhau. Định luật III là thiết yếu cho việc tìm hiểu và phát triển xe hơi, máy
bay, tên lửa, tàu thuyền và nhiều công việc khác phục vụ cho đời sống của
con người.
• Định luật vạn vật hấp dẫn cùng công thức toán học của nó đã trở thành
nền tảng cơ sở của ngành vật lý học, là một trong những định luật khoa học
quan trọng nhất của nhân loại.
- Định luật này đã giúp các nhà khoa học hiểu thêm về chuyển động của
các hành tinh trong hệ Mặt Trời và Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Định luật
này giúp ông tính được khối lượng Mặt Trời, khối lượng của Trái Đất và của
các hành tinh.


- Giải thích tại sao Trái Đất lại dẹt ở hai cực, nguyên nhân của hiện
tượng thủy triều là kết quả sức hút tổng hợp của Mặt Trời và Mặt Trăng, tính
không điều hòa của chuyển động Mặt Trăng v.v…
- Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã
hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động
chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra
hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton.
- Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan

sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã
tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả
được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm
quay lại của sao chổi Halley.
- Năm 1687 ông công bố những khám phá của mình trong tác phẩm
chính những Nguyên lí toán học của triết học tự nhiên, công thức hóa ba
nguyên lí làm cơ sở của cơ học hiện đại. Với định luật vạn vật hấp dẫn,
Newton đã đánh đổ quan niệm của phái Aristoteles và xây dựng một cơ sở
động lực học vững vàng cho hệ nhật tâm của Copecnics và xây dựng cơ sở
cho cơ học thiên thể.
 Newton là người đã tiếp tục xây dựng phương pháp thực nghiệm do
Galileo đề xướng và áp dụng nó một cách thành công, mở ra một con đường
mới trong việc nghiên cứu khoa học. Tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn
được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học.
- Phương pháp thực nghiệm là sự thống nhất giữa thí nghiệm và lí thuyết,
nhằm mục đích nhận thức thiên nhiên. Phương pháp thực nghiệm cho phép
mở rộng sự hiểu biết thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên.
- Sự thành công của cơ học Newton đồng thời cũng là sự thành công của
phương pháp thực nghiệm trong vật lý học.
- Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng
phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể
và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng
giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá
mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng
quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý
mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay.
Ngoài những thành công của Newton trong lĩnh vực cơ học ông còn có
nhiều thành công trong các lĩnh vực khác. Trong quang học, ông khám phá ra
sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành
nhiều màu.

- Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi
phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.
Những cống hiến lớn lao của Newton như đưa ra ba định luật lớn về
chuyển động, phát hiện ra lực hút trái đất, sáng lập ra vi tích phân đã thực sự


khiến Newton trở thành nhà khoa học kiệt xuất nhất suốt thời gian 1000 năm
của lịch sử.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công của cơ học Newton thì cũng còn có một số hạn
chế nhất định.
 Trong cơ học cổ điển Newton, không gian và thời gian được định nghĩa
theo cách của nguyên lí tương đối Galileo.
- Theo đó mọi chuyển động đều có tính tương đối, phụ thuộc hệ quy
chiếu. Tức là không gian hoàn toàn có tính tương đối, trong khi đó thời gian
lại có tính tuyệt đối, tính đồng thời luôn xảy ra trên mọi hệ qui chiếu. Điều
này cũng coi như một hiển nhiên cho rằng vận tốc của ánh sáng là vô hạn (đó
cũng chính là quan điểm của Newton khi nghiên cứu lực hấp dẫn-ông cho
rằng hấp dẫn có tác dụng ngay tức thời, có nghĩa là không cần thời gian
truyền lực).
- Quan điểm về không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt đối tách rời vật
chất và các quá trình vật chất là một quan niệm siêu hình, trong nó vẫn còn có
chúa. Ảnh hưởng của nó trong khoa học đã cản trở sự phát triển của khoa học
trong các giai đoạn sau.
 Nếu không xét tới các lực quán tính, định luật I của Newton chỉ nghiệm
đúng trong các hệ quy chiếu quán tính, tức là hệ quy chiếu có vận tốc không
đổi so với nhau. Nói cách khác, định luật I tiên đoán sự tồn tại của ít nhất một
hệ quy chiếu quán tính, trong đó vật thể không thay đổi vận tốc nếu như tổng
các lực tác dụng lên nó bằng 0. Nếu áp dụng định luật này đối với các hệ quy
chiếu phi quán tính, chúng ta phải thêm vào lực quán tính. Khi đó, tổng lực

bằng lực cơ bản cộng lực quán tính.
 Newton đã đưa vào cơ học những khái niệm cơ bản: khối lượng, lực và
xung lượng. Nhưng để xây dựng được cơ học, còn cần đến một khái niệm
quan trọng nữa là hệ quy chiếu, vì nếu không chỉ ra được hệ quy chiếu thì nói
đến chuyển động sẽ là vô nghĩa. Khái niệm này Newton vẫn chưa xây dựng
được.
 Định luật Newton chỉ trong những tình huống phi cân bằng nhất định
thì định luật III Newton vẫn có thể bị vi phạm.
 Newton cho rằng hệ Mặt trời không thể tự nó hình thành một cách tự
nhiên. Phải có bàn tay của Chúa truyền cho mỗi hành tinh một “cái hích ban
đầu” để tạo cho nó một chuyển động xung quanh Mặt trời, ông không tin rằng
thiên nhiên có sự bảo toàn chuyển động, luôn phải có sự can thiệp của Chúa
để cho nó bảo toàn. Điều này là hoàn toàn sai lệch
Tuy các phương pháp của Newton rất logic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của
Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm
của một Đấng Tạo hóa siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi
lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để
giữ gìn trật tự.




×