Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát tình hình và đặc điểm của bệnh lý thận tiết niệu ở người trưởng thành tại Phường Phú Hiệp, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.66 KB, 49 trang )

I HC HU
I HC Y KHOA HU



Khảo sát tình hình và đặc điểm
của bệnh lý thận tiết niệu ở ng-ời tr-ởng thành
tại Ph-ờng Phú Hiệp, thành phố Huế

LUN VN TT NGHIP BC S A KHOA


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

HA

:

Huyết áp

HATT

:

Huyết áp tâm thu



HATTr

:

Huyết áp tâm trương

HATB

:

Huyết áp trung bình

TB

:

Trung bình

THA

:

Tăng huyết áp

QNĐN

:

Quảng Nam – Đà Nẵng


TT

:

Thừa thiên

TP

:

Thành phố


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Giải phẫu và sinh lý thận............................................................................ 7
2.2. Dịch tễ học bệnh thận trong dân .............................................................. 10
2.3. Giá trị của giấy thử nước tiểu trong việc phát hiện bệnh lý thận tiết niệu12
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 16
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 16
2.5. Vài nét về đặc điểm địa lý, dân số, y tế của phường làm nghiên cứu ..... 16
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
3.1. Đặc điểm chung........................................................................................ 18
3.2. Khảo sát huyết áp và cân nặng ................................................................. 19

3.3. Kết quả khám lâm sàng ............................................................................ 23
3.4. Kết quả khám xét nước tiểu ..................................................................... 24
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 29
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu ........................................................... 29
4.2. Bàn luận về các triệu chứng lâm sàng...................................................... 30
4.3. Kết quả khám xét nước tiểu trong công tác phát hiện bệnh lý
thận tiết niệu ............................................................................................. 31
4.4. Kết quả bạch cầu niệu .............................................................................. 34
4.5.Về kết quả hồng cầu niệu ......................................................................... 34
4.6. Về kết quả tỷ trọng nước tiểu ................................................................... 35
4.7. Về kết quả glucose niệu ........................................................................... 35


4.8. Kết quả Keton, Bilirubin, Urobilirubin niệu ............................................ 35
4.9. Về yếu tố pH nước tiểu ............................................................................ 35
4.10. Tìm hiểu mối liên quan giữa tuổi, giới ở những người có
protein niệu dương tính .......................................................................... 36
4.11. Tìm hiểu mối liên quan giữa protein niệu dương tính và lâm sàng ....... 36
KẾT LUẬN .................................................................................................... 38
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân trong cộng
đồng là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu, điều tra cơ bản
về tình hình bệnh tật trong dân, trong từng nhóm tuổi khác nhau là một bước

quan trọng của ngành y tế Việt Nam hiện nay, nhằm phục vụ xây dựng các số
liệu về dịch tễ học của các bệnh lý trong nhân dân, các bệnh lý theo từng nhóm
tuổi đang là vấn đề cần thiết, cần phải giải quyết trước mắt.
Có nhiều yếu tố làm biến động những thông số chức năng sinh lý trong
quá trình phát triển cá thể con người và nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị
ảnh hưởng, trong đó có thận. Bởi vì thận đóng một vai trò rất quan trọng trong
cơ thể, tham gia vào cân bằng nội môi bởi cơ chế điều hoà nước điện giải,
toan kiềm, với vai trò nội tiết góp phần vào chế tạo máu, chuyển hoá canxi,
photpho... Việc đào thải các chất độc nội sinh, sản phẩm của quá trình giáng
hoá và đào thải đưa vào kể cả một số thuốc chữa bệnh điều đó phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng lọc của thận. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá và phát
hiện bệnh lý thận tiết niệu trong nhân dân là rất quan trọng và cần thiết. Ngày
nay, xét nghiệm nước tiểu bằng giấy thử là một trong những tiến bộ của
ngành sinh hoá giúp xác định một số thông số trong nước tiểu nhằm phục vụ
cho công tác khám, chẩn đoán các bệnh lý thận - tiết niệu ngày một tiện lợi,
chính xác hơn, nhất là trong các cuộc điều tra ở cộng đồng[21] phát hiện
những bất thường trong nước tiểu ở giai đoạn mà triệu chứng lâm sàng còn
nghèo nàn hoặc chưa có triệu chứng ,điều này rất có ý nghĩa trong vấn đề
phòng và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả cao [24], [26].
Vì vậy, khám xét nước tiểu qua giấy thử 10 thông số (URITEST) để
phát hiện các bệnh lý thận tiết niệu là việc làm vừa có giá trị khoa học, vừa
mang ý nghĩa thực tiễn trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.


2

Với lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tình
hình và đặc điểm của bệnh lý thận tiết niệu ở người trưởng thành tại
Phường Phú Hiệp, thành phố Huế" nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu các bất thường trong nước tiểu qua giấy thử 10 thông số

cho một số người trên 15 tuổi tại phường Phú Hiệp - Thành phố Huế.
2. Đánh giá sự liên quan giữa Protein niệu dương tính với tuổi, giới và
một số dấu hiệu lâm sàng.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THẬN
1.1.1. Giải phẫu thận [15]
Thận là một cơ quan chẵn có vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng
bằng nước điện giải trong cơ thể và thải một số chất độc đối với cơ thể ra
ngoài qua sự thành lập và bài tiết nước tiểu, do đó thận có thể được xem như
một tuyến ngoại tiết. Tuy nhiên, thận còn có vai trò nội tiết có ảnh hưởng đến
sự điều chỉnh huyết áp và tạo hồng huyết cầu.
1.1.1.1. Hình thể ngoài
Mỗi người có hai quả thận, hình hạt đậu, nằm dọc hai bên cột sống, sau
phúc mạc, vào khoảng từ đốt sống ngực 12 đến đốt sống thắt lưng 3.
- Kích thước: Thận cao khoảng 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm, cân nặng
khoảng 150 gram, ở nữ nhẹ hơn ở nam.
- Vị trí: Thận nằm sau phúc mạc, ở góc hợp bởi xương sườn XI và cột
sống thắt lưng, ngay phía trước cơ thắt lưng.
Trục lớn của thận chạy chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và
từ trước ra sau. Hơn nữa thận hơi xoay quanh trục này nên mặt trước vừa nhìn
ra trước vừa nhìn ra ngoài, mặt sau vừa nhìn ra sau vừa nhìn vào trong. Thận
phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm, có thể bên phải do gan đè lên.
1.1.1.2. Hình thể trong
Về


đại thể: Thận được bao bọc bởi một bao sợi (Capsula fibrosa) giữa là

xoang thận (sinusrenalis) có bó mạch, thần kinh và bể thận đi qua. Bao quanh
xoang thận là khối nhu mô thận hình bán nguyệt.


4

Về

vi thể: Về phương diện vi thể, nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu

bởi những đơn vị chức năng thận gọi là Nephron. Mỗi Nephron gồm: một tiểu
thể thận (corpuscula renis) và một hệ thống ống sinh niệu. Tiểu thể thận gồm
có một bao ở ngoài và bên trong là một cuộn mao mạch. Hệ thống ống sinh
niệu gồm: các tiểu quản lượn, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống
thu thập. Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn của
vỏ thận. Quai Henle, ống thẳng, ống thu thập nằm trong phần tia của vỏ thận
và tuỷ thận. Mỗi thận có khoảng 1,2 triệu Nephron. Mỗi Nephron dài khoảng
4-5 cm gồm có:
- Cầu thận: gồm cuộn mao quản cầu thận và nang Bowman.
- Ống thận: nối tiếp nang Bowman, bao gồm: ống lượn gần, quai Henle,
ống lượn xa, ống góp.

Hình 1.1. Cấu trúc của tiểu cầu thận


5


1.1.2. Sinh lý thận [2],[22],[28]
Thận là cơ quan tạo thành và bài xuất nước tiểu và đảm nhận nhiều
chức năng sinh lý quan trọng thông qua 3 cơ chế .
- Lọc máu ở cầu thận:
+ Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch xếp song song
và được bao bọc xung quanh bởi nang Bowman. Dịch được lọc từ trong nang
Bowman được gọi là dịch lọc cầu thận.
+ Quá trình lọc ở cầu thận cũng có cơ chế như sự trao đổi chất ở các
mao mạch có áp suất thủy tĩnh cao khác trong cơ thể. Đó là cơ chế thụ động,
phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất bên trong mao mạch cầu thận và
bao Bowman. Các áp suất đó gồm có :
* Áp suất thủy tĩnh của mao mạch thận (Ptt): bình thường có giá trị
khoảng 60 mmHg
* Áp suất keo trong mao mạch cầu thận (Pk): áp suất này có giá trị
khoảng 32 mmHg.
* Áp suất thuỷ tĩnh trong nang Bowman (Pb): bình thường có giá trị
khoảng 18 mmHg.
* Áp suất lọc hữu hiệu (Pl). Pl : Ptt- (Pk +Pb) = 60-(32+18) = 10 mmHg.
Quá trình lọc chỉ xảy ra khi Pl > 0 hay Ptt > Pk +Pb.
+ Tốc độ lọc cầu thận là lượng huyết tương được lọc trong 1 phút ở
toàn bộ cầu thận của cả 2 thận.Trung bình mỗi phút có khoảng 125ml huyết
tương được lọc qua màng lọc cầu thận vào nang Bowman.
- Tái hấp thu và bài tiết ở ống thận:
+ Sau khi lọc vào bao Bowman, dịch lọc cầu thận được chuyển liên tục
vào hệ thống ống thận của Néphron gồm ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn
xa và ống góp.


6


+ Khi dịch lọc đi qua ống thận, tại các tế bào biểu mô của ống thận sẽ
xảy ra quá trình tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến dịch lọc cầu thận
thành nước tiểu. Trong đó quá trình tái hấp thu có tính chọn lọc rất cao và
được thực hiện theo hai cơ chế tích cực và thụ động. Quá trình tái hấp thu và
bài tiết xảy ra khác nhau ở từng đoạn của ống thận.
* Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần: tái hấp thu Natri (khoảng
65%), tái hấp thu Glucose (hoàn toàn), tái hấp thu protein và acid amin, tái
hấp thu nước (65%), tái hấp thu Cl- (khoảng 65%) và U rê (khoảng 50%), tái
hấp thu Kali (65%).
* Tái hấp thu ở quai Henlé: sự hấp thu nước ở quai Henlé chỉ diễn ra ở
nhánh xuống, riêng Na+ và Cl- được tái hấp thu ở nhánh lên.
* Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa: tái hấp thu Na+ (khoảng 10%),
tái hấp thu nước, tái hấp thu Cl-, bài tiết K+, H+ và NH3.
* Tái hấp thu ở ống góp: chủ yếu là tái hấp thu nước. Ngoài ra thận còn
có chức năng về nội tiết vì thận có chức năng bài tiết và tham gia vào quá
trình hình thành một số chất trung gian như Renin, Erythropoietin, Calcitonin,
Prostaglandin. Những chức năng chính của thận là:
+ Duy trì sự hằng định của nội môi, quan trọng nhất là giữ cân bằng thể
tích và các thành phần lớn của dịch cơ thể.
+ Đào thải các sản phẩm giáng hoá trong cơ thể, quan trọng nhất là
giáng hoá protein như ure, acid uric, créatinine...
+ Đào thải các chất độc nội sinh và ngoại sinh.
+ Điều hòa huyết áp thông qua: Hệ thống Renin-AngiotensinAldosteron. Hệ thống Prostaglandin. Hệ thống Kalli-Krein-Kinin.
+ Điều hòa khối lượng hồng cầu thông qua sản xuất Erythropoietin.
+ Điều hòa chuyển hóa Calci thông qua sản xuất 1,25Dihydroxycholecalciferol.


7

+ Điều hòa các chuyển hóa khác thông qua phân giải và giáng hóa một số

chất như Insulin, Glucagon, Parathyroid, hormon Calcitonin, 2 microglobulin.
2.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH THẬN TRONG DÂN
2.2.1. Các kết quả protein niệu trong dân
Nghiên cứu về dịch tễ học bệnh thận trong dân là một vấn đề khó khăn,
nếu chỉ khám lâm sàng thì không thể nào phát hiện được nhất là bệnh lý thận
tiềm tàng. Vì vậy trong những năm gần đây, người ta sử dụng các hoá chất
như acide Sulfosalisylic và tốt nhất là dùng các giấy thử để xét nghiệm
protein niệu được xem là một test sàng lọc để xác nhận sự hiện diện hoặc loại
trừ bệnh lý Thận - Tiết niệu, với những thuận lợi đó, xét nghiệm này thường
được sử dụng nhất trong các cuộc điều tra cơ bản [26].
Năm 1976 Đinh Thế Bản và cộng sự đã tiến hành xét nghiệm protein
niệu bằng giấy thử Uristic và Albustic của hãng Ames cho 1898 người từ 6
tháng đến 90 tuổi tại xã Điện Hoà - Quảng Nam và Quận 1 TP Đà Nẵng đã
ghi nhận tỉ lệ protein niệu dương tính tăng theo tuổi [l].
Bảng 1.1. Tỷ lệ Protein niệu dương tính tăng theo tuổi
Tuổi

Số người xét nghiệm

Số người có protein niệu (+)

Tỷ lệ %

1-15

1205

09

0,74


16-60

564

13

2,3

61-90

129

05

3,87

Theo tài liệu của Lê Văn Bách, Nguyễn Sum và cộng sự qua điều tra cơ
bản sức khoẻ của 3783 người lớn ở xã Thủy Phù, Thừa Thiên Huế tháng 7
năm 1977, Protein niệu là 4,14% người đến khám [3].
Năm 1978 các tác giả Lương Tấn Thành, Phạm Khuê và cộng sự ở
khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai Hà Nội đã tiến hành xét nghiệm protein
hàng loạt cho 1275 người ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có xét nghiệm


8

Protein niệu bằng phương pháp dùng acide Sulfosalisylic thì tỉ lệ protein niệu
dương tính có khác nhau tuỳ theo nhóm tuổi nghiên cứu [9]. Dưới đây là kết
quả của Protein niệu ở một số đối tượng và vùng làm xét nghiệm.

Bảng 1.2. Tỷ lệ protein niệu (+) tuỳ theo nhóm tuổi nghiên cứu.
Độ tuổi

Số người
được khám

Tỷ lệ %
Pr (+)

Xã Phụng Công

60 - 93

267

7,86

Xã Phường Dục

5 - 57

439

3,25

Trại chăn nuôi Văn Điển

18 - 45

75


0

Cửa hàng bách hoá Giao Tế

19 - 67

137

2,92

Xí nghiệp Đúc Chữ

18 - 53

102

3,92

Nhà máy đường Vạn Điểm

2 - 56

741

4,59

Học sinh trường Trung học Y
tế Bạch Mai


18 - 26

191

0

Phòng khám đa khoa Việt
Nam - Cuba

11 - 61

241

5,88

Các tập thể (đối tượng)

Năm 1996 - 1997, các tác giả Võ Phụng, Lê Thị Dung, Võ Tam đã xét
nghiệm hàng loạt bằng giấy thử Uritest, Multistix 8SG cho 1.100 người lớn
trên 15 tuổi ở xã đồng bằng Quảng Thọ, Thừa Thiên Huế thì tỉ lệ protein niệu
dương tính là 5,27% và cho 1.300 người trên 15 tuổi ở xã trung du Phong Sơn
Thừa Thiên Huế thì tỉ lệ protein niệu dương tính là 5,07% [12].
Năm 1996, tác giả Hoàng Văn Ngoạn và cộng sự đã xét nghiệm bằng
giấy thử Multistix 10SG cho 400 người cao tuổi từ 60 - 90 tuổi ở Thành phố
Huế thì thấy tỉ lệ protein niệu dương tính tăng theo tuổi [10].
Bảng 1.3. Tỷ lệ Protein niệu dương tính tăng theo tuổi
Tuổi

Số người được khám


Số người có protein niệu (+)

Tỷ lệ %

60 - 74

200

16

8

75 - 90

200

30

15


9

Năm 2002, tác giả Võ Tam và cộng sự đã xét nghiệm bằng giấy thử
Uritest cho 100 người trên 15 tuổi tại phường Phú Hậu, thành phố Huế thì
thấy tỷ lệ protein niệu dương tính là 15%, ở đối tượng này tỷ protein niệu
dương tính giữa tuổi và giới có khác nhau, tỷ lệ dương tính cao chủ yếu ở lớp
tuổi 35 - 44 chiếm 46,7% [18].
Bảng 1.4. Tỷ lệ Protein niệu dương tính giữa tuổi và giới
Tuổi


15 - 24

25-34

Nam

0

0

06

1

Nữ

1

2

1

n

1

2

Tỷ lệ


6,7

13,3

Giới

35 - 44 45 - 54 55 - 64

Tỷ

> 64

n

1

0

8

53,3

0

1

2

7


46,7

7

1

2

2

15

100

46,7

6,7

13,3

13,3

100

lệ %

Năm 1999, các tác giả Lê Thị Dung-Võ Tam và cộng sự đã xét nghiệm
bằng giấy thử Multistix 8SG cho 120 người trên 15 tuổi trong 30 hộ gia đình
hành nghề đúc đồng tại Phường Đúc, thành phố Huế thì thấy tỷ lệ protein niệu

dương tính rất cao đến 64,17% [16].
Bảng 1.5. Tỷ lệ Protein niệu dương tính liên quan nghề nghiệp
Protein

n

Tỷ lệ %

43

35,83

+ (0,3g/l)

39

32,50

++ (1g/l)

26

21,67

+++ (3g/l)

10

8,33


++++(>20g/l)

2

1,67

Chung

77

64,17

Âm tính

Dương tính


10

2.2.2. Điều tra bệnh thận - Tiết niệu trong dân
Năm 1977 tác giả Võ Phụng và cộng sự đã thực hiện khám bệnh nội
khoa cho 1682 trẻ em và 1698 người lớn ở xã Điện Hoà - Quảng Nam đã
nhận thấy rằng tỉ lệ bệnh lý Thận - Tiết niệu trong dân là 1,11% đứng hàng
thứ 7 sau các nhóm bệnh tiêu hoá, thần kinh, bệnh nhiễm trùng - ký sinh trùng,
hô hấp rối loạn tâm thần, bệnh da và mô dưới da [13].
Năm 1977 các tác giả Võ Phụng và Chu Văn Ý đã khám bệnh Nội khoa
cho 1249 người lớn ở Quận 1 TP Đà Nẵng thì tỉ lệ người mắc bệnh lý Thận Tiết niệu là 1,6% đứng thứ tư sau các nhóm bệnh tiêu hoá, thần kinh, hô hấp [14].
Năm 1977, đoàn điều tra cơ bản của Bộ y tế do tác giả Phạm
Khuê ,Hoàng Cao Phong và cộng sự để thực hiện khám bệnh nội khoa cho
107.398 người từ 18 tuổi trở lên ở các tỉnh phía Bắc đã nhận thấy rằng bệnh

lý Thận - Tiết niệu trong dân là 1,9% đứng thứ 5 sau các nhóm bệnh tiêu hoá ,
cơ xương khớp, bướu giáp địa phương, bệnh hô hấp [8].
2.3. GIÁ TRỊ CỦA GIẤY THỬ NƢỚC TIỂU TRONG VIỆC PHÁT
HIỆN BỆNH LÝ THẬN TIẾT NIỆU
Thăm khám nước tiểu là một việc quan trọng cần thiết trước tất cả
những triệu chứng hay hội chứng các bệnh lý Thận - Tiết niệu khi bệnh nhân
nhập viện. Khám nước tiểu trong các cuộc điều tra dịch tễ học bệnh lý Thận Tiết niệu cũng không thể thiếu được vì một phần giúp cho người Thầy thuốc
biết được trong những người đến khám, người nào là có những bất thường về
nước tiểu để chú ý đến bệnh lý Thận - Tiết niệu (Test sàng lọc). Mặt khác xét
nghiệm nước tiểu còn là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh lý
Thận - Tiết niệu [22]. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu được coi là một trong
những xét nghiệm bắt buộc khi khám ở các đơn vị y tế cơ sở (trường học, y tế
lao động, quân đội...) ở một số nước.


11

Kể từ khi ra đời đến nay (hơn 20 năm nay), giấy thử nước tiểu ngày
càng được áp dụng một cách rộng rãi trong thực hành lâm sàng, nhất là trong
những lúc cần có kết quả nước tiểu một cách nhanh chóng với độ đặc hiệu, độ
nhạy cao, nên phương pháp thử nước tiểu bằng giấy thử là phương pháp thông
dụng trong việc khám phát hiện bệnh lý Thận - Tiết niệu ở phòng khám bệnh
cũng như các cuộc điều tra ở cộng đồng.
Tuỳ vào loại giấy thử để xác định bao nhiêu thông số và hãng sản xuất
mà giấy thử có tên gọi khác nhau như:
+ Uritest: phát hiện 3 thông số: protein, glucose, pH.
+ Multistix 8SG: phát hiện 8 thông số, ngoài 3 thông số giống Uritest
và thêm: hồng cầu, Nitrite, Keton, tỷ trọng và bạch cầu.
+ Multistix 10SG: phát hiện 10 thông số giống Multistix 8SG và thêm
Urobilinogen - Bilirubine.

+ Combustest: 9 thông số giống Multistix 10SG nhưng không có tỷ
trọng nước tiểu.
+ Ngoài ra còn có các loại giấy thử với các tên gọi khác nhau như
Albustix, Uristic của hãng Ames.
Đa số các loại giấy thử nước tiểu là do các hãng nước ngoài sản xuất,
phát hiện được nhiều thông số, độ đặc hiệu cao nhưng giá thành khá đắt. Hiện
nay, ngành sinh hoá Việt Nam phát triển đã sản xuất khá thành công các loại
giấy thử, mặc dù đánh giá ít thông số nhưng giá thành rẻ, đáp ứng được nhu
cầu người khám đó là giấy thử URITEST của xí nghiệp dược phẩm và sinh
học Y tế TP Hồ Chí Minh.
Đọc kết quả giấy thử nước tiểu đơn giản bằng mắt thường dựa vào
phương pháp so màu băng thử với một bảng màu chuẩn. Ngoài ra có thể đọc
kết quả qua máy tự động phân tích nước tiểu CLINITEK 100 do hãng Bayer
sản xuất.


12

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng
+ Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người lớn (từ 15 tuổi trở) lên
có hộ khẩu tại phường Phú Hiệp thành phố Huế.
2.1.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu :[6]
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỉ lệ
cho quần thể :
2 p(1  p)
Z

n 2
d2

Trong đó :
n : cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu ,: mức ý nghĩa, chọn = 5% (0,05)
z : độ tin cậy , với độ tin cậy 95% , z= 1,96
d : là mức chính xác của nghiên cứu. chọn d = 0,07
p : dự đoán tỉ lệ mắc bệnh lý thận tiết niệu ở đối tượng 15 tuổi trở lên
tại cộng đồng , p là 0,28 (28%) (theo điều tra thử 100 mẫu trong quần thể định
nghiên cứu ).
Thay P vào công thức trên ,ta có :
(1,96) 2 .0,28(1  0,28)
n
 158
(0,07) 2

Nhưng trên thực tế chúng tôi nghiên cứu 160 người .Vậy cỡ mẫu đạt
yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu.


13

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại
cộng đồng để khảo sát tỉ lệ bệnh lý thận tiết niệu ở đối tượng từ 15 tuổi trở lên.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Tiến hành thu thập số liệu bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị nội dung sẵn
và bao gồm khám xét lâm sàng, thử nước tiểu bằng que thử nước tiểu 10
thông số và các xét nghiệm cận lâm sàng khác tuỳ theo định hướng lâm sàng

và kết quả thử nước tiểu.
Để thực hiện đề tài được thuận lợi cần có sự chuẩn bị tốt về công tác tổ
chức và vận động :
* Về phía địa phương:
Cần thiết có sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của chính quyền, các tổ
dân cư, các cán bộ y tế thôn bản và cán bộ trạm y tế phường để thông báo
điều động các đối tượng đến khám đúng theo đối tượng mà chúng tôi nghiên
cứu. Chúng tôi đã làm việc trước với lãnh đạo các Ban ngành địa phương để
thống nhất, địa điểm và phân bố lịch khám.
* Về phía trạm y tế:
Được trạm y tế tạo điều kiện giúp đỡ, đặc biệt được sự quan tâm của
Tiến sĩ Bác sỹ Võ Tam là người chủ nhiệm hướng dẫn đề tài đã hướng dẫn
chúng tôi về chuyên môn và các giai đoạn tiến hành đề tài.
2.2.2.1. Tiến hành
Tổ chức 1 đoàn khám gồm: 1 Bác sĩ trạm y tế và 4 cán bộ của trạm
thực hiện phần khám, 4 sinh viên cùng lớp thực hiện đo huyết áp, thử nước
tiểu bằng giấy thử, các thành viên của đoàn khám đều thống nhất các phương
pháp tiến hành, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ...


14

2.2.2.2. Các khám xét về lâm sàng
Ghi nhận các biểu hiện bệnh lý của hệ thống thận tiết niệu bao gồm:
- Huyết áp
- Cân nặng
- Các triệu chứng cơ năng của thận tiết niệu: Tiểu rát, tiểu buốt, tiểu láu,
tiểu đục, tiểu đỏ, tiểu đêm ...
- Thăm khám thực thể tìm các triệu chứng liên quan đến bệnh thận tiết
niệu, gồm:

+ Phù
+ Thiếu máu trên lâm sàng
+ Cơn đau quặn thận
+ Thận lớn
+ Sỏi thận: đái ra sỏi tự nhiên, tiền sử mổ sỏi
2.2.2.3. Xét nghiệm nước tiểu
* Cách thức lấy bệnh phẩm:
- Lấy nước tiểu vào buổi sáng, sau khi bệnh nhân ngủ dậy
- Sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài. Bộ phận sinh dục nữ được rửa từ
trước ra sau, môi lớn phải được mở rộng.
- Lấy nước tiểu giữa dòng, số lượng khoảng 10ml cho vào lọ vô trùng.
* Kỹ thuật làm xét nghiệm 10 thông số nước tiểu:
- Dụng cụ:
Que thử nước tiểu URS-10 (Urine Reagent Strips for Urinalysis) do
hãng Teco Diagnostics, hợp chủng Quốc Hoa Kỳ sản xuất: dựa trên nguyên
tắc sự thay đổi màu sắc chỉ thị các thành phần hoá học cũng như đặc tính của
nước tiểu.
URS-10 là loại que thử 10 thông số trong nước tiểu, sự thay đổi màu
của các thông số theo một nguyên tắc sau:
+ Protein: Dựa trên nguyên tắc biến đổi màu sắc của Tetrabromophenolcitrate khi trong nước tiểu có Albumin.


15

+ Nitrite: Dựa trên nguyên tắc do vi khuẩn có trong nước tiểu chuyển
nitrat thành nitrite.
+ Bạch cầu niệu: Dựa trên sự chuyển thành màu tím do men Esterase
làm cho chất chỉ thị màu Indoxyl phản ứng với Diazonium.
+ Urobilinogene
+ Glucose

+ Bilirubine
+ Keton
+ Tỷ trọng
+ Hồng cầu niệu
+ pH
* Kỷ thuật thực hiện:
+ Que thử được nhúng toàn bộ phần có thuốc thử vào nước tiểu (nước
tiểu phải mới lấy) nhúng xong rồi được lấy ra ngay (khoảng 01 giây ). Khi rút
que thử, gạt cạnh que thử lên thành lọ để gạt bớt lượng nước tiểu thừa.
+ Đưa que thử so sánh với bảng màu mẫu chuẩn dán ở hộp đựng que
thử để đọc kết quả, theo từng thông số một.
+ Để có được kết quả bán định lượng bằng que thử nước tiểu này đúng
nhất nên đọc kết quả đúng thời gian quy định cho từng thông số. Que thử 10
thông số trong nước tiểu URS - 10 là loại que thử được sắp xếp theo thứ tự từ
dưới lên trên như sau:
 Glucose

:

Sau 30 giây

 Bilirubin

:

Sau 30 giây

 Ketone

:


Sau 40 giây

 Tỷ trọng

:

Sau 45 giây

 Hồng cầu niệu

:

Sau 50 giây

 pH

:

Sau 60 giây

 Protein

:

Sau 60 giây

 Urobilinogene

:


Sau 60 giây


16

 Nitrite

:

Sau 60 giây

 Bạch cầu niệu

:

Sau 1-2 phút

Kết quả xét nghiệm được biểu hiện theo bảng sau:
Bảng: Kết quả nước tiểu bình thường được đánh giá qua giấy thử 10
thông số :
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Thông số
Glucose
Bilirubin
Ketone
Tỷ trọng
pH
Protein
Urobilinogene
Nitrite
Hồng cầu
Bạch cầu

Bình thường
Xanh nhạt
Hồng nhạt
Đà nhạt
Xanh đậm
Gạch
Vàng nhạt
Gạch nhạt
Trắng
Vàng
Trắng ngà

Bệnh lý
Đà đậm
Đà đậm

Tím
Vàng đậm
Xanh đậm
Xanh
Hồng đậm
Hồng
Xanh đậm
Tía

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm : phường Phú Hiệp –Thành phố Huế.
- Thời gian : Từ tháng 7/2008 -5/2009 .
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Thống kê số liệu thu được, tổng hợp và phân tích số liệu: dựa trên kết
quả nghiên cứu đã đạt được và kết quả có liên quan khác.
- Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học [6] kèm với sự hổ trợ
của phần mềm Excel 2003 và Epi.Info 6.04d.
2.5. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN SỐ, Y TẾ CỦA PHƢỜNG
LÀM NGHIÊN CỨU
* Đặc điểm địa lý:
- Phường Phú Hiệp là một phường nằm ở phía Đông Bắc thành phố
Huế, có địa bàn thấp trũng dễ bị ngập lụt:
+ Phía Đông giáp với phường Phú Hậu.


17

+ Phía Tây giáp với phường Phú Cát.
+ Phía Nam giáp với phường Vỹ Dạ.
+ Phía Bắc giáp với phường Phú Bình.

* Về dân số:
Toàn phường có 2.649 hộ với 13.615 khẩu. Đa số là dân nghèo, buôn
bán nhỏ, lao động chân tay. Phường có một khu vực vạn đò gồm 210 hộ với
khoảng trên 1000 khẩu sống trôi nổi trên sông nước, không ổn định, 02 khu
vực định cư gồm 52 hộ ở tổ 6 và 40 hộ tái định cư ở tổ 1. Năm 2008 Phường
đã nhận thêm 224 hộ ở bờ sông Hương, Phú Cát chuyển về do giải toả, trình
độ văn hoá thấp, không đồng đều, còn hạn chế, nắm bắt thông tin kinh tế, xã
hội, nhận thức về vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ chưa cao nên vấn đề
chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
* Về tình hình y tế:
Phường có một trạm y tế phường nằm ở cách trung tâm y tế huyện
5km, cơ sở trạm hiện tại đang mượn tạm của UBND phường để hoạt động,
phòng làm việc sơ sài còn thiếu nhiều ảnh hưởng đến công tác tư vấn, khám
và điều trị bệnh. Trạm hiện tại có 04 cán bộ công nhân viên: 01 Bác sỹ, 01 Y
sĩ, 01 nữ hộ sinh, 01 Y sĩ y học cổ truyền đảm nhận công tác khám, chữa bệnh
và thực hiện các hoạt động y tế trong phường. Nguồn nước chủ yếu để người
dân sinh hoạt là nước máy.
Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng
với sự tiến bộ trong lĩnh vực y học. Nhìn chung nhân dân được hưởng thụ
những thành quả của y học trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhưng
không đều và rộng khắp.


18

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu bệnh lý thận tiết niệu bằng lâm sàng và 10 thông số
trong nước tiểu ở 160 người trưởng thành (trên 15 tuổi) tại Phường Phú HiệpThành phố Huế, chúng tôi ghi nhận các kết quả sau đây:

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới (n=160)
Tuổi

16 - 35

Giới

36 - 65

> 65

Chung

n

%

n

%

n

%

n

%


Nam

8

17,4

24

52,2

14

30,4

46

28,7

Nữ

19

16,7

55

48,2

40


35,1

114

71,3

Chung

27

16,9

79

49,4

54

33,8

160

100,0

Tuổi TB

29,22 ± 4,97

Tỷ lệ

%

48,29 ± 9,02

60

52,2

76,59 ± 5,07

54,62 ± 18,60

48,2

50
35,1

40

30,4

Nam
Nữ

30
17,4

16,7

20

Nhóm tuổi

10
0
16-35

36-65

>65

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi và giới
Đa số các đối tượng nghiên cứu ở nhóm tuổi 36-65, trong đó nam
chiếm 52,2%, nữ chiếm 48,2%. Nhóm tuổi 16-35 chiếm tỷ lệ thấp, trong đó
nam chiếm 17,4%, nữ chiếm 16,7%.
Tuổi trung bình X  SD : 54,62 ± 18,60, tuổi lớn nhất 89, nhỏ nhất 16.


19

3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp (n=160)
Nghề nghiệp

n

Tỷ lệ %

CBCNV

16


10,00

Lao động chân tay

42

26,25

Buôn bán

28

17,50

Nội trợ

21

13,13

Già yếu (hưu trí)

53

33,13

Tổng

160


100,00

Có 53 đối tượng già yếu (hưu trí) chiếm tỷ lệ cao nhất (33,13%), tiếp
đến lao động chân tay chiếm tỷ lệ 26,25%, thấp nhất là CBCNV với 16 đối
tượng chiếm 10,00%.
3.2. KHẢO SÁT HUYẾT ÁP VÀ CÂN NẶNG
3.2.1. Huyết áp trung bình theo giới
Bảng 3.3 Huyết áp trung bình theo giới
HA

HATT

HATTr

HATB

( X  SD )

( X  SD )

( X  SD )

Nam

130,11 ± 20,46

81,09 ± 11,51

97,43 ± 12,95


Nữ

125,94 ± 22,59

77,72 ± 11,77

93,79 ± 14,54

p

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Chung

127,14 ± 22,02

78,69 ± 11,66

94,84 ± 14,16

Giới

Huyết áp trung bình tâm thu và tâm trương của các đối tượng nam cao
hơn nữ. Có sự khác biệt thống kê của huyết áp trung bình ở 2 giới ( p < 0,01)



20

3.2.2. Huyết áp trung bình theo tuổi
Bảng 3.4. Huyết áp trung bình theo tuổi
HA

HATT

HATTr

HATB

( X  SD )

( X  SD )

( X  SD )

16-35

108,89 ± 11,87

70,74 ± 9,17

83,45 ± 9,63

35-65

124,58 ± 19,79


78,80 ± 12,74

94,05 ± 11,68

> 65

140,00 ± 21,48

82,50 ± 8,99

101,66 ± 14,16

p

< 0,01

< 0,01

< 0,01

Tuổi

Huyết áp trung bình tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình tăng
dần theo nhóm tuổi. Có sự khác biệt thống kê của huyết áp trung bình theo
nhóm tuổi.
3.2.3. Tỷ lệ tăng huyết áp
Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng huyết áp
Tỷ lệ THA


n

%

Tăng huyết áp (THA)

72

45,0

Không THA

88

55,0

Tổng

160

100%

p

> 0,05

45,0%

55,0%


THA (n=72)

Không THA (n=88)

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp
Trong 160 đối tượng nghiên cứu có 72 đối tượng tăng huyết áp chiếm
tỷ lệ 45,00%. Còn lại nhóm không THA có 88 đối tượng chiếm 55,0%.


21

3.2.4. Tỉ lệ tăng huyết áp theo tuổi và giới
Bảng 3.6. Tỉ lệ tăng huyết áp theo tuổi và giới
Giới
Tuổi

Nam

Nữ

Chung

n

%

n

%


n

%

16 - 35

1

4,8

0

0,0

1

1,4

35 - 65

10

47,6

20

39,2

30


41,7

> 65

10

47,6

31

60,8

41

56,9

Chung

21

100,0

51

100,0

72

100,0


Tỷ lệ %
70

60,8

Nam
Nữ

60
50

47,6

47,6
39,2

40
30
20
10

4,8
0

0
16-35

35-60

>65


Nhóm tuổi

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tăng huyết áp theo tuổi và giới
Tỷ lệ tăng huyết áp của 2 giới tăng dần theo nhóm tuổi, nhóm tuổi > 65
tuổi có 41 đối tượng chiếm 56,9%. Trong đó nữ chiếm 60,8%, nam chiếm
47,6%.


×