Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.46 KB, 2 trang )
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại
giam (trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cảnh
tượng xưa nay chưa từng có?
-------------Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940) của nhà văn Nguyễn
Tuân. Nội dung tác phẩm ca ngợi nhân vật Huấn Cao, một nhà Nho vì nghĩa lớn đã dũng cảm đứng về
phía nhân dân chống lại triều đình phong kiến thối nát đương thời. Huấn Cao không chỉ là kẻ chọc trời
khuấy nước, có cái hoài bão tung hoành mà còn là một nghệ sĩ có tài viết chữ Hán rất đẹp khiến nhiều
người ngày đêm mơ ước có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời.
Nhưng Huấn Cao lại là người không dễ dàng gì cho người khác chữ của mình: Ta nhất sinh không vì
vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Trong đời, ông mới chỉ cho chữ ba người
bạn thân của ông mà thôi. Người ta bảo ông khoảnh (khó tính, kênh kiệu) song thực ra không phải như
vậy. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp nhưng chỉ viết cho tri âm, tri kỉ, không phải ai muốn xin chữ ông cũng
cho. Ông tiếc công chăng? Không! Ông nghĩ chữ đẹp không phải ai cũng biết nó đẹp và quý. Bạn tri kỉ tà
bạn hiểu cái đẹp, quý cái đẹp ấy và quý những nét đẹp khác trong con người mình. Viết cho những người
ấy là san sẻ tâm hồn, tài năng, cái đẹp của mình cho bạn. Như vậy là biết trọng mình, trọng bạn, coi cái
đẹp là của quý trên đời, khônq được phung phí. Hoàn cảnh đẩy Huấn Cao vào vị thế éo le là thân phận
của kẻ tử tù. Con người ông, tài năng ông sắp bị hủy diệt. Đáng tiếc biết bao!
Trong những ngày bị giam tại nhà ngục tỉnh Sơn chờ ngày giải vào kinh (Huế) thọ tội, Huấn Cao đã bắt
gặp một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nghe tiếng tăm Huấn Cao đã lâu, nay lại có dịp
giam giữ ông trong tay, mơ ước có được chữ quý của ông treo trong nhà càng thêm thôi thúc, nung nấu
tâm can viên quản ngục. Nhưng làm cách nào để xin được chữ Huấn Cao? Điều đó quả khó vô cùng!
Thực sự cảm phục trước khí tiết và tài năng của Huấn Cao nên Viên quản ngục đã biệt đãi ông như một
thượng khách, luôn luôn hạ mình, tỏ thái độ cung kính. Nhưng không phải vì thế mà Huấn Cao xiêu lòng.
Chỉ qua lời người thư lại, ông Huấn mới vỡ lẽ rằng viên quản ngục là người biết thưởng thức, quý trọng
cái đẹp. Chính điều đó làm cho ông cảm kích mà vui lòng cho chữ.
Cảnh ông Huấn Cao cho chữ là tình huống kì lạ, góp phần làm nổi bật tính cách của các nhân vật lãng
mạn, những con người không chịu sự chi phối của yếu tố khách quan. Trong buồng giam tối tăm, chật
hẹp, đầy mạng nhện và phần chuột, phân gián, bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, đỏ rực như một đám
cháy nhà, soi tỏ ba bóng người đang hoạt động.
Một người ngồi xổm dưới đất, hai tay căng những vuông lụa trắng tinh trên tấm ván. Một người khác tay
run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ mang gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt