Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hãy giải thích bài ca dao: Rủ nhau đi hái mẫu đơn, . Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành, Rủ nhau đi hái dành dành, Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.02 KB, 1 trang )

Nói đến niềm vui của đôi lứa yêu nhau, nhất là ở buổi ban đầu, văn chương xưa nay chẳng thiếu lời hay, ý
đẹp. Trong ca dao, có niềm vui chi làm bằng cái giả đò ngó lơ im lặng, mặc dù thương em đứt ruột Nhưng
niềm vui sau đây mới thực sự lạ lùng:
Rủ nhau đi hái mẫu đơn,
Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành.
Rủ nhau đi hái dành dành,
Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn.
Hai người đang yêu rủ nhau đi chơi với mục đích rõ ràng là đi hái mẫu đơn, sao lại hái dành dành? Và lần
khác, mục đích cũng không kém rõ ràng là đi hái dành dành mà cuối cùng lại hái mẫu đơn? Sao có
chuyện kì lạ vậy?!
Có lẽ đây là lời của những trái tim đang yêu, đang say đắm trong hạnh phúc. Ta bắt gặp cái mô típ quen
thuộc của những bài ca dao cùng chung một chủ đề với nó: Rủ nhau xuống biển mò cua…, Rủ nhau lên
núi đốt than… Vậy đích thị từ nhau ở đây là để chỉ hai người: chàng trai và cô gái. Bao yêu thương ẩn
chứa đằng sau cái từ mộc mạc, dân dã ấy. Đã rủ nhau thì tất có hò, có hẹn.
Chúng ta hãy để cho trí tưởng tượng của mình chắp cánh bay bổng. Thử hình dung ra cảnh hội hè, tế lễ ở
đình làng hay ở hội đền này chùa nọ vào các dịp Tết Nguyên Đán, Thanh minh, tế xuân, tế thu, hát chèo,
hát bội… Đó là những cơ hội lí tưởng cho trai gái hò hẹn. Có điều , mọi người thì đến lễ hội chung, còn
các cặp trai gái yêu nhau thì đi đến lễ hội riêng của trái tim họ.
Thường thường, sân chùa, hiên đền, sau đình là nơi hò hẹn. Ồn ào ở nơi xa, đây vắng. Vắng người nhưng
có lá có hoa đủ loại. Nhưng sao cặp uyên ương này cứ quanh quẩn vậy? Rõ ràng là: Rủ nhau đi hái mẫu
đơn mà rốt cuộc lại hái dành dành và lẽ ra phải hái dành dành thì lại hái mẫu đơn.
Thử đọc những câu ca dao sau dây: Lá này gọi lá xoan đào, Tương tư gọi nó thế nào hở em? Lá khoai anh
ngỡ lá sen, Bóng trăng anh tưởng bóng đèn anh khêu. Hoặc: Thẩn thơ đứng gốc cây mai, Bóng mình lại
ngỡ bóng ai, mình lầm… Trăm sự lẫn lộn buồn cười ấy đều do tình yêu đã đến độ say mê.
Mẫu đơn là một loại hoa quý, dành dành là loại hoa thường. Mẫu đơn được trồng ở chốn cao sang, dành
dành đặt đâu sống đó. Có bao giờ hai loại hoa này mọc chung một chỗ đâu? Vậy thì làm sao lại có chuyện
nhầm lẫn giữa hoa nọ và hoa kia được? Hóa ra cả mẫu đơn lẫn dành dành chi là cái cớ để bộc bạch cung
bậc cao nhất của tình yêu: say sưa đến mê mẩn, đến thẩn thơ, nhìn bóng mình mà lầm là bóng ai; đến mất
trí, mất hổn: lá khoai nhìn ra lá sen, bóng trăng mà ngỡ bóng đèn định khêu lên cho tỏ…
Mê mẩn tạo ra ảo giác, bởi vậy mới có những nhầm lẫn đáng yêu như thế. Trước con mắt của người đang
yêu, cái gì mà chẳng đẹp? Cho nên mẫu đơn hay dành dành không phải là điều quan trọng. Quan trọng là


anh yêu em, em yêu anh, chúng ta yêu nhau.
Ngẫm kĩ hơn nữa thì trái tim đang yêu không chỉ thấy mọi vật xung quanh mình đều đẹp mà nó còn xem
nhẹ tất cả, quên khuấy tất cả. Vũ trụ chỉ còn có hai người, hai trái tim đang nồng cháy tình yêu ngoài ra
không còn gì khác. Rốt cuộc, mẫu đơn chẳng có mà dành dành cũng không. Chi có anh vả em, chi có tình
yêu của đôi ta mà thôi!
Bốn câu ca dao quẩn quanh, quanh quẩn bởi thế giới của anh và em đã đầy đủ, trọn vẹn, khép kín trong
hạnh phúc vô biên của tình yêu.
Nếu chỉ đọc qua bài ca dao trên vài lần, chúng ta sẽ không hiểu hết cái hay, cái đẹp của nó. Nhưng nếu
chịu khó đọc đi đọc lại và suy nghĩ, nghiền ngẫm, ta sẽ thấy sau lớp vỏ chữ nghĩa là cả một ý tứ sâu xa và
thấp thoáng đâu đây nụ cười bao dung, đôn hậu của người đời đối với những đôi lứa đang yêu.



×