Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài Cảm xúc mùa thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.38 KB, 2 trang )

Soạn bài cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
(Thu hứng)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?
Khi phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật, người ta thường phân tích theo kết cấu đề, thực, luận, kết.
Song không nhất thiết phải áp đặt theo cách phân chia này. Có nhiều bài thơ có kết cấu bốn câu đầu và bốn
câu cuối. Bài Cảm xúc mùa thu là một trong những bài như thế. Bài thơ được chia làm hai phần khá rõ. Bốn
câu đầu miêu tả khung cảnh thu, bốn câu sau nói về tình thu (tuy trong cảnh có ngụ tình và tinh thấm sâu
vào cảnh vật).
Câu 2. Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi
ấy?
Ở bốn câu thơ đầu, tầm nhìn của tác giả mở rộng, bao quát không gian từ rừng phong, Vu sơn, Vu giáp,
lưng trời, rồi đến dòng sông, mặt đất. Từ không gian tĩnh đến không gian động (miêu tả sương móc trắng
hóa, núi Vu núi Kẽm hiu hắt rồi đến hình ảnh sóng vọt lên tận trời và mây sà xuống mặt đất).
Bốn câu sau tầm nhìn của nhà thơ thu hẹp về không gian, cảnh vật trước mặt (khóm cúc và con thuyền lẻ
loi).
Sự thay đổi tầm nhìn ở bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả. Cảnh mùa thu hùng vĩ nhưng “điêu hương”
tạo nên nỗi buồn trong cảm thức của tác giả, tác giả trở về với tầm nhìn hẹp hơn là quay về với hiện thực
buồn bã của mình. Nhìn khóm trúc và con thuyền lẻ loi để cảm thấu hết nỗi cô đơn của thi nhân.
Câu 3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan
đề “Thu hứng”.
Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối là cả hai cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa
thu trầm hùng bi tráng, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả
cảnh thu ở một không gian hẹp. Nó cũng thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ là đi từ cảnh
đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu vào cảnh.
Bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu). Do đó toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh đến câu chữ đều
chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm
ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình
mà cảm cảnh tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh:
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.


II. Luyện tập
Câu 1. So sánh bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.
Gợi ý:
Để trả lời câu hỏi này HS cần đọc kĩ phần dịch nghĩa rồi so sánh với bản dịch thơ. Bản dịch của Nguyễn Công
Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Song thơ Đường, như đã nói, thường là “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài
lời), “ngôn tận nhi ý bất tận”, “ngôn đáo bút bất đáo” (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến
đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán. Căn cứ vào bản dịch Nguyễn Công
Trứ chúng ta dễ nhầm tưởng “lệ” là nước mắt của hoa cúc (chỉ một cách hiểu), nhưng trong nguyên tác chữ
Hán câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: hoa cúc nở hai lần (tác giả so sánh những cánh hoa cúc với
những giọt nước mắt, nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ), cũng có thể hiểu là hai lần hoa cúc nỏ cùng là hai lần
nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ xa cách quê hương đã hai năm).


Ngoài những điểm đã nói ở trên, HS có thể phát hiện thêm những chỗ dịch chưa sát của bản dịch thơ so với
bản phiên âm và dịch nghĩa.
Câu 2. Chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của “khóm cúc”.
Từ gợi ý trả lời của câu 1, HS hãy nêu lên ý kiến của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×